• Không có kết quả nào được tìm thấy

THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI 1.Đời sống

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI 1.Đời sống"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ: LỚP BÒ SÁT (2 TIẾT) ( BÀI 38, 40)

Tài liệu học tập SGK trang 126 - 133 NỘI DUNG BÀI HỌC

I.MỤC TIÊU

-Nêu được các đặc điểm cấu tạo phù hợp với sự di chuyển của bò sát trong môi trường sống trên cạn của thằn lằn bóng đuôi dài.

-Nêu được những đặc điểm cấu tạo thích nghi với điều kiện sống của đại diện (thằn lằn bóng đuôi dài). Biết tập tính di chuyển và bắt mồi của thằn lằn.

-Trình bày được tính đa dạng và thống nhất của bò sát.

-Phân biệt được ba bộ bò sát thường gặp (có vảy, rùa, cá sấu).

- Nêu được vai trò của bò sát trong tự nhiên và tác dụng của nó đối với con người (làm thuốc, đồ mỹ nghệ, thực phẩm,...).

II. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

Hoạt động 1: TIẾT 1: THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI I. THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI

1.Đời sống.

Học sinh đọc thông tin SGK/124, kết hợp kiến thức đã học hoàn thiện các yêu cầu sau:

Câu 1: So sánh đặc điểm đời sống giữa Ếch đồng và thằn lằn bóng đuôi dài.

Gợi ý: Điền vào bảng sau để hoàn thiện câu trả lời.

Đặc điểm đời sống Thằn lằn Êch đồng

1- Nơi sống và hoạt động

Sống và bắt mồi ở nơi ẩm ướt cạnh các khu vực nước 2- Thời gian kiếm mồi Bắt mồi về ban ngày

3- Tập tính - Thích ở nơi tối hoặc có

bóng râm.

- Trú đông trong các hốc đất ẩm bên vực nước hoặc trong bùn.

Câu 2: Nêu đặc điểm sinh sản của thằn lằn?

...

Câu 3: Vì sao số lượng trứng của thằn lằn lại ít?

...

Câu 4: Trứng thằn lằn có vỏ có ý nghĩa gì đối với đời sống ở cạn?

...

...

(2)

➔Kết luận.

- Môi trường sống: trên cạn.

- Đời sống:

+ Sống nơi khô ráo, thích phơi nắng.

+ Ăn sâu bọ.

+ Có tập tính trú đông.

- Sinh sản:

+ Thụ tinh trong.

+ Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng, phát triển trực tiếp.

2. Cấu tạo ngoài và sự di chuyển a.Cấu tạo ngoài:

HS quan sát tranh 36.1 kết hợp thông tin SGK/124-125 trả lời câu hỏi:

Câu 5: Mô tả cấu tạo ngoài của Thằn lằn bóng đuôi dài.

...

...

...

Câu 6: Hoàn thành bảng đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống trang 125/SGK.

Gợi ý đáp án: 1G, 2E, 3D, 4C, 5B, 6A.

Câu 7: So sánh cấu tạo ngoài của thằn lằn với ếch để thấy thằn lằn thích nghi hoàn toàn đời sống trên cạn ? (Gợi ý dựa vào đặc điểm da, chi,mắt, tai, cổ…so sánh)

...

...

➔Kết luận.

-TLBĐD có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:

+Da khô có vảy sừng ngăn sự mất nước của cơ thể +Cổ dài phát huy vai trò của các giác quan trên đầu +Mắt có mi cử động, có tuyến lệ bảo vệ mắt và màng mắt

+Màng nhĩ nằm trong hốc tai bảo vệ màng nhĩ và hướng âm thanh vào màng nhĩ +Thân và đuôi dài động lực chính cho sự di chuyển

+Chân ngắn, yếu, có vuốt sắc di chuyển trên cạn b. Di chuyển:

HS quan sát hình 38.2 đọc thông tin trong SGK trang 125 Câu 8: Mô tả cách di chuyển của thằn lằn?

...

...

...

(3)

➔Kết luận.

Khi di chuyển thân và đuôi tì vào đất, cử động uốn thân phối hợp các chi → tiến lên phía trước.

Hoạt động 2. ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP BÒ SÁT II/ ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP BÒ SÁT

1/. Sự đa dạng của bò sát

HS đọc thông tin trong SGK trang 130, trả lời câu hỏi sau:

Câu 1: Lớp bò sát có đa dạng không?

...

Câu 2: Sự đa dạng của lớp bò sát được thể hiện như thế nào?

...

...

Câu 3: Lớp bò sát được chia thành mấy bộ phổ biến ? Nêu ví dụ từng bộ ?

...

...

Câu 4: Hãy cho biết các bộ trên giống nhau ở đặc điểm cơ bản nào ?

...

...

Lưu ý: Ngoài 3 bộ phổ biến còn có 1 bộ gọi là bộ đầu mỏ, bộ này chỉ có một loài duy nhất là loài nhông tân tay lan sống ở Tân Tây Lang. Nên ít có nhất đến.

➔Kết luận.

- Lớp bò sát rất đa dạng, số loài lớn.

- Chia làm bộ: Bộ có vảy, Bộ cá sấu, Bộ rùa - Có lối sống và môi trường sống phong phú.

2/. Các loài khủng long

a.Sự ra đời và phồn thịnh của khủng long.

Học sinh đọc thông tin, quan sát hình 40.2 . Trả lời câu hỏi:

Câu 5: Tổ tiên của khủng Long xuất hiện vào thời gian nào?

...

...

Câu 6: Nguyên nhân phồn thịnh của khủng long ?

...

...

(4)

Câu 7: Nêu những đặc điểm thích nghi với đời sống của khủng long cá, khủng long cánh và khủng long bạo chúa ?

...

...

➔Kết luận.

- Bò sát cổ hình thành cách đây khoảng 280 – 230 triệu năm.

- Thời gian phồn thịnh nhất là thời đại khủng long b.Sự diệt vong của khủng long

HS đọc thông tin SGK/132, trả lời câu hỏi:

Câu 8: Giải thích vì sao khủng long bị tiêu diệt?

...

...

Câu 9: Giải thìch vì sao bò sát nhỏ vẩn tồn tại ?

...

...

➔Kết luận.

-Do xuất hiện chim và thú có sức sống cao -Do biến đổi khí hậu trên trái đất

=> Khủng long bị tiêu diệt 3. Vai trò của bò sát.

HS đọc thông tin SGK/132, trả lời câu hỏi:

Câu 10: Nêu ích lợi và tác hại của bò sát? Lấy ví dụ minh hoạ ?

...

...

Câu 11: Kể tên những loài thuộc lớp bò sát được đưa vào động vật quý hiếm ? ...

Câu 12: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ chúng ?

...

...

4. Đặc điểm chung của bò sát

Câu 13: HS dựa vào kiến thức đã học về đại diện Thằn lằn bóng đuôi dài nêu đặc điểm chung về Môi trường sống, da, chi, sinh sản, thân nhiệt. ( Những đặc điểm cấu tạo trong tự học nhé)

...

...

...

...

➔Kết luận.

Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn đời sống cạn.

- Da khô, có vảy sừng.

(5)

- Chi yếu có vuốt sắc.

- Thụ tinh trong, trứng có vỏ bao bọc, giàu noãn hoàng.

- Là động vật biến nhiệt.

III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TỰ HỌC.

Câu 1: Trình cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống hoàn toàn trên cạn.

Câu 2: Bò sát địa phương em có đa dạng hay không? Chứng minh.

Câu 3: Nêu vai trò của lớp bò sát.

Câu 4: Em cần làm gì để bảo vệ lớp bò sát.

Lưu ý:

-Nếu có thắc mắc gì các em có thể liên hệ trực tiếp GV 0902035554.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đọc, rà soát các phần, các đoạn của bài viết để chỉnh sửa theo yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến

- Thảo luận nhóm: Dựa vào 6 đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng nêu ở bảng trên, hãy so sánh với đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng để thấy thằn lằn bóng

+ Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể sinh vật (thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống trên

- Thaèn laèn xuaát hieän xöông söôøn - Ñoát soáng coå coù 8 ñoát. - Coät

Khi viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc, em cần lưu ý: triển khai cụ thể các ý đã nêu trong dàn ý; phân biệt các

- Lựa chọn vấn đề: Trong các vấn đề đời sống mà cuốn sách đã gợi lên, em hãy chọn một vấn đề mà mình có nhiều ý kiến muốn chia sẻ nhất để chuẩn bị bài nói. - Tìm ý: Để

Tầm quan trọng thực tiễn Tên các loài 1.. Có giá trị xuất

Động vật đẻ trứng luôn phải đối mặt với tình trạng trứng bị trộm mất hoặc do ảnh hưởng của môi trường mà trứng không kịp nở,… nên hình thức đẻ con ở các loài thú sẽ