• Không có kết quả nào được tìm thấy

Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài | Giải bài tập Sinh học 7

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài | Giải bài tập Sinh học 7"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi 1 trang 124 SGK Sinh học 7: So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng.

Lời giải: Đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng được so sánh ở bảng sau:

Bảng. So sánh đặc điểm sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng Đặc điểm đời sống Thằn lằn bóng đuôi dài Ếch đồng

Nơi sống Nơi khô ráo Nơi ẩm ướt, gần bờ nước

Thời gian hoạt động Ban ngày Chập tối hoặc ban đêm Tập tính

Trú đông Trong hốc đất khô ráo Trong hốc đất ẩm bên vực nước

Lối sống Thường phơi nắng Thường ở nơi tối, bóng râm

Sinh sản

Hình thức

thụ tinh Thụ tinh trong Thụ tinh ngoài Quá trình

phát triển

Đẻ ít trứng, trứng phát triển trực tiếp thành con.

Trứng có vỏ dai.

Đẻ nhiều trứng, trứng thành nòng nọc và phát triển có biến thái.

Trứng có màng.

(2)

Câu hỏi 2 trang 125 SGK Sinh học 7: - Quan sát hình 38.1, lựa chọn những câu trả lời thích hợp để điền vào bảng sau:

Bảng. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ở cạn

STT Đặc điểm cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi 1 Da khô, có vảy sừng bao bọc

2 Có cổ dài

3 Mắt có mi cử động, có nước mắt 4 Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ

bên đầu

5 Thân dài, đuôi rất dài

6 Bàn chân có năm ngón có vuốt Những câu lựa chọn

A. Tham gia di chuyển trên cạn; B. Động lực chính của sự di chuyển; C. Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ; D. Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô; E. Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng; G. Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể.

- Thảo luận nhóm: Dựa vào 6 đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng nêu ở bảng trên, hãy so sánh với đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng để thấy thằn lằn bóng thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn.

Lời giải:

- Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ở cạn STT Đặc điểm cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi

1 Da khô, có vảy sừng bao bọc Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể

2 Có cổ dài

Phát huy vai trò của giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng

3 Mắt có mi cử động, có nước mắt Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô

4 Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu

Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh

5 Thân dài, đuôi rất dài Động lực chính của sự di chuyển 6 Bàn chân có năm ngón có vuốt Tham gia di chuyển trên cạn

(3)

- So sánh đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn và của ếch đồng

STT Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng

1 Da khô, có vảy sừng bao bọc Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí

2 Có cổ dài

Đầu hẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước

=> không có cổ 3 Mắt có mí cử động, có nước mắt

Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu. Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra.

4 Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu

Tai có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng

5 Thân dài, đuôi rất dài Thân ngắn 6 Bàn chân có năm ngón, có vuốt

Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt. Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)

Từ kết quả bảng so sánh, ta có thể nhận xét thằn lằn thích nghi hoàn toàn với lối sống hoàn toàn trên cạn.

(4)

Câu hỏi cuối bài

Câu hỏi 1 trang 126 SGK Sinh học 7: Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng.

Lời giải

Ếch đồng cần sống ở các khu vực gần nguồn nước, hoạt động về đêm để trách cho cơ thể mất nước. Nhưng thằn lằn không cần phụ thuộc vào lượng nước của môi trường vẫn có thể duy trì hoạt động trên cạn bình thường.

Thằn lằn bóng đuôi dài (lớp bò sát) có các đặc điểm thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn so với ếch đồng như:

+ Da khô, có vảy sừng bao bọc: ngăn cản sự thoát hơi nước (mất nước) của cơ thể.

+ Có cổ dài, linh hoạt: phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.

+ Mắt có mí cử động, có nước mắt: bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.

+ Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu: bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.

+ Thân dài, đuôi rất dài: động lực chính của sự di chuyển, định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.

+ Bàn chân có năm ngón có vuốt: để bám vào nền khi di chuyển trên cạn.

Câu hỏi 2 trang 126 SGK Sinh học 7: Miêu tả thứ tự các động tác của thân và đuôi khi thằn lằn di chuyển, ứng với thứ tự cử động của chi trước và chi sau. Xác định vai trò của thân và đuôi.

(5)

Lời giải

- Hoạt động bò của thằn lằn:

+ Chân trước trái và chân sau phải cố định vào đất, đuôi uốn sang phải, thân uốn sang trái, chân trước phải và chân sau trái tiến 1 bước về phía trước.

+ Chân trước phải và chân sau trái cố định vào đất, đuôi uốn sang trái, thân uốn sang phải, chân trước trái và chân sau phải tiến 1 bước về phía trước.

+ Kết thúc 1 chu kì bò thằn lằn di chuyển được 2 bước.

- Vai trò của thân và đuôi: khi thân và đuôi uốn mình dựa sát vào đất, tạo nên một lực ma sát, thắng được sức cản của đất nên đẩy con vật tiến lên. Thân và đuôi càng dài thì sức đẩy của thân và đuôi lên mặt đất càng mạnh, con vật bò càng nhanh.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi 1 trang 130 SGK Sinh học 7: Quan sát hình 40.1, nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng phân biệt ba bộ thường gặp trong lớp Bò sát..

Câu hỏi 2 trang 158 SGK Sinh học 7: Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo và tập tính của thú mỏ vịt và kanguru thích nghi với đời sống của chúng.

Câu hỏi 2 trang 165 SGK Sinh học 7: Trình bày đặc điểm cấu tạo của chuột chũi thích nghi với đời sống đào hang trong đất...

Câu 3: Nêu những đặc điểm tiến hóa trong sinh sản của chim bồ câu so với thằn lằn.. Câu 4: Phân biệt kiểu bay vỗ cánh và kiểu

- Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các

Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí khi đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi

Nêu đặc điểm cấu tạo hệ tiêu hóa, sinh sản và phát triển của châu chấu?(1,5đ)... Nêu đặc điểm cấu tạo hệ tiêu hóa, sinh sản và phát triển

Nêu đặc điểm cấu tạo của hệ tiêu hóa, tuần hoàn , hô hấp, bài tiết và sinh dục của chim bồ câu.. Trình bày đặc điểm chung và vai trò của