• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hai quả cầu nhỏ có điện tích 2.10-7 (C) và -2.10-7 (C), tương tác với nhau một lực 0,4 (N) trong chân không

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hai quả cầu nhỏ có điện tích 2.10-7 (C) và -2.10-7 (C), tương tác với nhau một lực 0,4 (N) trong chân không"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài tập trực tuyến Vật lí 11 -Tổ Vật lí – Năm học 2021.2022 Chương 1: ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG

BÀI TẬP ĐỊNH LUẬT CU LÔNG DẠNG 1: TƯƠNG TÁC GIỮA HAI ĐIỆN TÍCH ĐIỂM

Bài 1. Xác định lực tương tác giữa 2 điện tích q1 = +10-6 C và q2 = -10-6 C cách nhau một khoảng r

= 3 cm trong 2 trường hợp : a. Đặt trong chân không.

b. Đặt trong dầu hỏa (có hằng số điện môi là  = 2).

ĐS: a. 10N b. 5N Bài 2. Hai quả cầu nhỏ có điện tích 2.10-7 (C) và -2.10-7 (C), tương tác với nhau một lực 0,4 (N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng bao nhiêu?

ĐS: r = 3(cm).

Bài 3. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F = 1,6.10-4 (N). Tính độ lớn của hai điện tích.

ĐS: 2,67.10-9 (C).

Bài 4. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F1 = 1,6.10-4 (N). Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F2= 2,5.10-4 (N) Tính khoảng cách giữa hai điện tích khi đó.

ĐS: r2 = 1,6 (cm).

Bài 5. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau nhau một khoảng r1 = 3cm;

khi đó lực đẩy giữa chúng là F1 = 0,004 N.

a. Tìm độ lớn của các điện tích đó.

b. Khoảng cách r2 giữa chúng phải là bao nhiêu để lực đẩy giữa chúng là F2 = 0,016N?

ĐS: 2.10-8C ; 1,5cm.

Bài 6. Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại A và B có điện tích lần lượt bằng q1 = 8.10-8C và q2 = -1,2.10-7C đặt cách nhau một khoảng 3cm.

a. Xác định số electron thiếu và thừa của mỗi quả cầu.

b. Xác định lực tương tác Cu-lông giữa hai quả cầu.

c. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt về vị trí cũ .Xác định lực tương tác giữa hai quả cầu lúc đó.

ĐS: 5.1011; 7,5.1011; 0,096 N; 0,004 N.

Bài 7. Hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau tích điện q1=4.10-7C và q2 hút nhau một lực 0,5N trong chân không với khoảng cách giữa chúng là 3cm.

a. Tính điện tích q2.

b. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi lại đặt ra xa cách nhau 3cm. Tìm lực tương tác mới.

ĐS: a. q2=-1,25.10-7C; b. F=0,189N.

Bài 8. Hai điện tích điểm cách nhau một khoảng r =10cm trong không khí, đẩy nhau bằng một lực F = 5,4N. Điện tích tổng cộng của hai điện tích điểm là 5.10-6C. Tính điện tích của mỗi điện tích điểm

ĐS: 2.10-6C, 3.10-6C Bài 9. Hai quả cầu nhỏ mang điện đặt trong không khí cách nhau 1m, lực đẩy giữa chúng là 1,8N.

Điện tích tổng cộng của 2 quả cầu là 3.10-5C. Tính điện tích của mỗi quả cầu.

ĐS: q1 = 2.10-5C, q2 = 10-5C hoặc q1 = 10-5C, q2 = 2.10-5C

Dạng 2 : TƯƠNG TÁC GIỮA NHIỀU ĐIỆN TÍCH ĐIỂM

Bài 1. Cho 2 điện tích q1 = 8.10-8C, q2 = -8.10-8C đặt tại A và B trong không khí cách nhau 5cm.

Xác định lực điện tác dụng lên điện tích q3 = 8.10-8C đặt tại C trong các trường hợp:

(2)

Bài tập trực tuyến Vật lí 11 -Tổ Vật lí – Năm học 2021.2022 a. CA = 3cm, CB = 2cm

b. CA = 3cm, CB = 8cm c. CA = CB = 5cm d. CA=3cm, CB=4cm

ĐS: a. 208.10-3N b. 55.10-3N c.23,04.10-3N d.73,43.10-3N Bài 2. Cho hai điện tích điểm q1=16

 C

và q2 = -64

 C

lần lượt đặt tại hai điểm A và B trong chân không cách nhau AB = 100cm. Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích điểm q0=4

 C

đặt tại:

a. Điểm M: AM = 60cm, BM = 40cm.

b. Điểm N: AN = 60cm, BN = 80cm

ĐS: 16N ; 3,94N.

Bài 3. Ba điện tích điểm q1 = 4.10-8C, q2 = –4.10-8C, q3 = 5.10-8C đặt trong không khí tại ba đỉnh ABC của một tam giác đều, cạnh a = 2cm. Xác định vectơ lực tác dụng lên q3 .

ĐS:0,045N Bài 4. Hai điện tích điểm q1 = 2.10-2 (

C) và q2 = - 2.10-2 (C) đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn a = 30 (cm) trong không khí. Lực điện tác dụng lên điện tích q0 = 2.10-9 (C) đặt tại điểm M cách đều A và B một khoảng bằng a có độ lớn là bao nhiêu?

ĐS: F = 4.10-6 (N).

Bài 5. Đặt 3 điện tích q1 =2.10-8C , q2 = 10-8C , q3 =10-8C lần lượt tại 3 đỉnh A,B,C của tam giác vuông ABC có AB = 3cm, AC = 4cm. Tính lực điện tác dụng lên q1?

ĐS: 2,3.10-3 N.

Bài 6. Ba điện tích điểm q1 = -10-7 C, q2 = 5.10-8 C, q3 = 4.10-8 C lần lượt tại A, B, C trong không khí. Biết AB = 5 cm, BC = 1 cm, AC = 4 cm. Tính lực tác dụng lên mỗi điện tích?

ĐS: 0,0405 N; 0,162 N; 0,2025 N Bài 7. Có hai điện tích q1 = 3.10-6C và q2 = -3.10-6C đặt tại hai điểm A và B cách nhau một khoảng AB=12cm. Một điện tích dương qo=q1 đặt trên đường trung trực của AB cách AB một khoảng 8cm.Xác định lực điện tác dụng lên qo?

ĐS: 9,72N.

Dạng 3: SỰ CÂN BẰNG CỦA MỘT ĐIỆN TÍCH ĐIỂM

Bài 1. Cho hai điện tích dương q1 = 2 (nC) và q2 = 0,018 (

C) đặt cố định và cách nhau 10 (cm).

Đặt thêm điện tích thứ ba q0 tại một điểm trên đường nối hai điện tích q1, q2 sao cho q0 nằm cân bằng. Xác định vị trí của q0.

ĐS: cách q1 2,5 (cm) và cách q2 7,5 (cm).

Bài 2. Cho hai điện tích q1=

4 C 

, q2=-9

 C

đặt tại hai điểm A và B trong chân không AB=1m.

Xác định vị trí của điểm M để đặt tại M một điện tích q0, lực điện tổng hợp tác dụng lên q0 bằng 0.

ĐS: AM = 2m.

Bài 3. Có hai điện tích q1 = q và q2= 4q đặt cố định trong không khí cách nhau một khoảng a = 30 cm. Phải đặt một điện tích q0 như thế nào và ở đâu để nó cân bằng?

ĐS: CA = 10 cm và CB = 20 cm

BÀI TẬP ĐIỆN TRƯỜNG DẠNG 1: ĐIỆN TRƯỜNG CỦA MỘT ĐIỆN TÍCH ĐIỂM

Bài 1. Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10-4N. Hỏi độ lớn của điện tích đó là bao nhiêu?

ĐS: 125.10-5C.

(3)

Bài tập trực tuyến Vật lí 11 -Tổ Vật lí – Năm học 2021.2022

Bài 2. Có một điện tích Q = 5.10-9C đặt tại điểm A trong chân không. Cường độ điện trường tại điểm B cách A một khoảng r là 4500V/m. Xác định r.

ĐS: 10 cm.

Bài 3. Điện tích điểm q = -3.10-6C được đặt tại điểm mà tại đó cường độ điện trường có phương thẳng đứng , chiều từ trên xuống dưới và có cường độ E = 12000V/m. Hỏi phương chiều và độ lớn của lực tác dụng lên điện tích q?

ĐS: F = 0,036N Bài 4. Một điện tích điểm q được đặt trong điện môi đồng tính vô hạn. Tại điểm M cách q một đoạn 0,4m, điện trường có cường độ 900000V/m và hướng về điện tích q. Hỏi độ lớn và dấu của q? Chon biết hằng số điện môi  = 2,5.

ĐS: q = -10 C.

Bài 5. Một điện tích điểm q= 3.10-8C đặt trong điện trường của một điện tích điểm Q chịu tác dụng lực F = 3.10-4N.

a. Tính cường độ điện trường E tại điểm đặt điện tích q.

b. Tính độ lớn của điện tích Q, biết rằng 2 điện tích đặt cách nhau r = 30 cm trong chân không?

ĐS: 104V/m ; 10-7C.

Bài 6. Cho một điện tích Q = -10-8C đặt tại điểm A trong dầu hỏa có  = 2. Xác định cường độ điện trường tại điểm B cách A là 6 cm trong dầu hỏa và xác định lực điện trường tác dụng lên điện tích q

= -3.10-7C đặt tại B.

ĐS: 1,25.104V/m ; 3,75.10-3N.

Bài 7. Một electron có q = -1,6.10-19 C và khối lượng của nó bằng 9,1.10-31 kg. Xác định độ lớn gia tốc a mà electron thu được khi đặt trong điện trường đều E = 100 V/m

ĐS: 1,785.10-3 m/s2.

DẠNG 2: CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG DO NHIỀU ĐIỆN TÍCH ĐIỂM GÂY RA Bài 1. Có 2 điện tích q1 và q2 đặt cách nhau 10cm. Điện tích q1 = 5.10-9C, q2 = -5.10-9C. Xác định cường độ điện trường tại điểm M nằm trên đường thẳng đi qua 2 điện tích đó và :

a. Cách đều 2 điện tích.

b. Cách q1 một khoảng 5cm và cách q2 một khoảng 15cm.

ĐS: a. 36000V/m ,E hướng về phía q2; b. 16000V/m, E hướng ra xa q1. Bài 2. Hai điện tích q1 = q2 = 5.10-16C đặt cố định tại 2 đỉnh B,C của một tam giác đều cạnh là 8cm.

Các điện tích đặt trong không khí.

a. Xác định cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác nói trên.

b. Xác định cường độ điện trường tại đỉnh A nếu q1 = 5.10-16C và q2 = -5.10-16C .

ĐS: a. 1,2.10-3V/m , b. 0,7.10-3V/m Bài 3. Hai điện tích điểm q1 = 10-8C và q2 = - 10-8C đặt tại 2 điểm A và B cách nhau một đoạn a = 3cm trong không khí .

a. Xác định cường độ điện trường tại điểm M cách đều A và B một đoạn a.

b. Xác định lực điện trường tác dụng lên điện tích qo =10-9C đặt tại M.

ĐS: 105V/m ; 10-4N Bài 4. Cho 2 điện tích q1= 4.10-10 C ; q2 = - 4.10-10 C đặt ở A, B trong không khí. Cho AB = a = 2cm. Xác định vectơ cường độ điện trường E tại:

a. H, trung điểm AB.

b. M cách A 1cm, cách B 3cm.

c. N hợp với A, B thành tam giác đều.

(4)

Bài tập trực tuyến Vật lí 11 -Tổ Vật lí – Năm học 2021.2022

ĐS: a.72.103 V/m; b. 32.103 V/m; c. 9.103 V/m Bài 5. Hai điện tích điểm q1 = - 10-6 C ; q2 = 10-6 C đặt tại 2 điểm A, B cách nhau 40cm trong chân không. Xác định vectơ cường độ điện trường tại :

a. M là trung điểm AB.

b. N có AN = 20cm, BN = 60cm.

ĐS: 4,5.105 V/m ; 105 V/m Bài 6. Hai điện tích q1= 8.10-8 C ; q2= - 8.10-8 C đặt tại A, B trong không khí, AB = 4cm. Tìm vectơ cường độ điện trường tại C trên trung trực AB cách AB 2cm suy ra lực tác dụng lên q = 2.10-9 C đặt ở C.

ĐS: 9 2 .105 V/m ; 25,4.10-4 N Bài 7. Hai điện tích q1 = - 10-8 C; q2 = 10-8 C đặt tại A, B trong không khí. AB = 6cm. Xác định vectơ E tại M trên trung trực AB, cách AB 4cm.

ĐS: 0,432.105 V/m Bài 8. Cho 2 điện tích điểm q1 = - 4.10-6C và q2 = 10-6C đặt tại 2 điểm A và B cách nhau một đoạn 8cm. Xác định vị trí của điểm M mà tại đó cường độ điện trường bằng 0.

ĐS: M cách A là 16cm hoặc cách B là 8cm Bài 9. Cho 2 điện tích điểm q1= 8.10-8 C ; q2 = 2.10-8 C đặt tại 2 điểm cách nhau ℓ = 10cm. Xác định vị trí của điểm mà tại đó cường độ điện trường bằng 0.

ĐS: 10 cm Bài 10. Cho 2 điện tích q1, q2 đặt tại A, B với AB = 2 cm. Biết q1 + q2 = 7.10-8 C và điểm C cách q1

6 cm, cách q2 8 cm có cường độ điện trường E = 0. Tính q1, q2.

ĐS: - 9.10-8 C; 16.10-8 C BÀI TẬP CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN TRƯỜNG. HIỆU ĐIỆN THẾ.

Bài 1. Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích điểm q giữa 2 điểm có hiệu điện thế U = 2kV là 0,01J. Tính độ lớn của điện tích đó.

ĐS: q = 5.10-6C.

Bài 2. Hiệu điện thế giữa 2 điểm M, N là UMN = 1V. Một điện tích q= - 1 C di chuyển từ M đến N thì công của lực điện bằng bao nhiêu?

ĐS :-1J Bài 3. Một điện tích điểm q = 10-6C dịch chuyển dọc theo các cạnh của tam giác đều ABC cạnh 10cm đặt trong điện trường đều Ecó hướng song song với BC và có cường độ E = 6000V/m. Tính công thực hiện để dịch chuyển điện tích q dọc theo các cạnh AB, BC, CA và công tổng cộng khi di chuyển điện tích q từ A dọc theo các cạnh rồi trở về A.

ĐS: AAB = ACA = -3.10-4 J; ABC = 6.10-4 J ; Atc = 0J.

Bài 4. Một điện tích điểm q = 10-8C di chuyển dọc theo các cạnh của tam giác đều ABC cạnh 20cm đặt trong điện trường đều Ecó hướng song song với BC và có cường độ E = 3000V/m. Tính công thực hiện để dịch chuyển điện tích q dọc theo các cạnh AB, BC, CA . Suy ra hiệu điện thế UAB , UCA

và UBC?

ĐS: AAB = ACA = -3.10-6 J; ABC = 6.10-6 J ; UAB = UCA =-300V và UBC=600V.

Bài 5. Cho 3 điểm A,B,C tạo thành một tam giác vuông tại C, CA = 4cm, CB = 3cm và nằm trong một điện trường đều

E song song với AC hướng từ A đến C có độ lớn E = 5000V/m. Tính

A C

B

(5)

Bài tập trực tuyến Vật lí 11 -Tổ Vật lí – Năm học 2021.2022 a. UAC , UCB và UAB?

b. Công của một điện trường khi một electron di chuyển từ A đến B.

ĐS: UAC =200V, UCB = 0 và UAB = 200V ; AAB = -3,2.10-17J.

Bài 6. Một điện tích điểm q = 10C chuyển động từ đỉnh B đến đỉnh C của tam giác đều ABC.

Tam giác nằm trong điện trường đều có cường độ 5000V/m. Đường sức của điện trường song song với cạnh BC và có chiều từ C đến B. Cạnh của tam giác bằng 10cm. tính công của lực điện khi điện tích q chuyển động trong 2 trường hợp sau:

a. q chuyển động theo đoạn thẳng BC.

b. q chuyển động theo đường gấp khúc BAC. Tính công trên các đoạn BA, AC và coi công trên đoạn đường BC bằng tổng các công trên 2 đoạn đường trên.

ĐS: a. -5.10-3 J b. -2,5.10-3 J ; -2,5.10-3 J; -5.10-3 J.

Bài 7. Cho một điện trường đều có cường độ 4.103V/m. Vectơ cường độ điện trường song song với cạnh huyền BC của tam giác vuông ABC và có chiều từ B đến C.

a. Tính hiệu điện thế giữa 2 điểm BC, AB, AC. Cho biết AB = 6cm, AC = 8cm.

b. Gọi H là chân đường cao hạ từ đỉnh A xuống cạnh huyền . Tính hiệu điện thế giữa 2 điểm A và H.

ĐS: UBC = 400V, UAB = -144V và UAC = 256V; UAH = 0.

Bài 8. A,B,C là 3 đỉnh của tam giác vuông tại A đặt trong điện trường đều song song với cạnh BA. Cho góc  = 600; BC = 10cm và hiệu điện thế UBC = 400V.

a. Tính UAC , UBA, E.

b. Tính công thực hiện để dịch chuyển điện tích q = 10-9C từ A đến B, từ B đến C và từ A đến C.

c. Đặt thêm ở C một điện tích điểm q = 9.10-10 C. Tìm cường độ điện trường tổng hợp tại A ĐS: a/ UAC = 0, UBA = 400V , E = 8000V/m;

b/ AAB = -4.10-7 J; ABC = 4.10-7 J ; AAC =0; c/ 9,65.103 V/m

BÀI TẬP TỤ ĐIỆN.

Bài 1. Một tụ điện có điện dung 20 F được tích điện dưới hiệu điện thế 40V. Điện tích của tụ là bao nhiêu?

ĐS: 8.10-4 C Bài 2. Một tụ điện có điện dung C = 8 F được nối vào nguồn điện thì điện tích của nó là 8.10-4C . Hiệu điện thế của nguồn là bao nhiêu?

ĐS: 100V.

Bài 3. Trên tụ điện có ghi 20F – 200V. Nối hai bản tụ điện với hiệu điện thế 120V.

a. Tính điện tích của tụ điện.

b. Tính điện tích tối đa mà tụ điện tích được.

ĐS: a. 24.10-4C b. 4.10-3C Bài 4. Trên vỏ tụ điện có ghi 10F – 300V.

a. Hãy nêu ý nghĩa của các số đo.

(6)

Bài tập trực tuyến Vật lí 11 -Tổ Vật lí – Năm học 2021.2022 b. Tính điện tích cho tụ điện dưới hiệu điện thế 100V.

c. Tính điện tích tối đa mà tụ có thể tích được.

ĐS: a. 10F ; 300V; b. Q = 10-3C ; c. 3.10-3C

CHƯƠNG II: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI Chủ đề 1: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

Bài 1. Cường độ dòng điện không đổi chạy qua dây tóc của một bóng đèn là 0,64 A.

a) Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong thời gian một phút.

b) Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong khoảng thời gian nói trên.

ĐS:a. 38,4C ; b. 24.1019 hạt Bài 2. Một đoạn dây nicrôm, đường kính tiết diện bằng 0,4m có điện trở 200.

a. Tìm chiều dài đoạn dây đó, biết rằng điện trở suất của nicrôm là  = 1,1.10-6m.

b. Nối hai đầu dây vào một nguồn điện và thấy rằng trong 30s có điện lượng 60C chuyển qua tiết diện của dây. Tìm cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây và tính số êlectron đi qua tiết diện của đoạn dây trong 2s.

ĐS: a. 22,8m b. 2A ; 2,5.1019 êlectron Bài 3. Vật dẫn có điện trở R = 2 nối với một hiệu điện thế không đổi U = 12V. Hãy tính :

a. Cường độ dóng điện qua dây dẫn.

b. Điện lượng và số êlectron qua dây dẫn trong 10 phút.

ĐS: 6A ; 3600C ; 2,25.1022 êlectron.

Chủ đề 2: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT, ĐỊNH LUẬT JUN – LENXƠ

Bài 1. Một bóng đèn ( 100V- 50W) khi sử dụng vào mạng điện có U = 220V thì phải dùng thêm điện trở R.

a. Nêu cách mắc và tính R.

b. Tính tổng công suất tiêu thụ của đèn và của R.

ĐS: a. Nối tiếp; R = 240 b. 110W

Bài 2. Để bóng đèn loại 110V-100W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế 220V người ta mắc nối tiếp nó một điện trở phụ R. Tính điện trở phụ đó.

ĐS: r =121.

Bài 3. Có 2 bóng đèn 110V- 50W và 110V – 25W. Được mắc vào mạng điện có hiệu điện thế U = 220V theo sơ đồ dưới đây: ( H 1và H 2)

a. Tính điện trở và cường độ dòng điện định mức của mỗi bóng đèn.

b. Tính các điện trở R1 và R2 để 2 bóng đèn sáng bình thường.

A C

R2

Đ1 Đ2

Hình 2

A R1 C B

Đ1

Đ2 Hình 1 B

(7)

Bài tập trực tuyến Vật lí 11 -Tổ Vật lí – Năm học 2021.2022

ĐS: a. 0,45A ; 242 ; 0,23A; 484 b. R1 =161 ; R2 = 484.

. Bài 4. Cho mạch điện như hình vẽ: R1 = 1; R2 = 3, đèn Đ( 6V-6W).

a. Tính R.

b. Tính UAB để đèn sáng bình thường.

c. Đèn bị đứt dây tóc. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên mạch sau 1 giờ. ( UAB không đổi).

ĐS: R = 3 ;UAB = 9V ; Q = 72,9KJ.

Chủ đề 3: ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH.

Bài 1. Cho mạch điện như hình vẽ. Biết UMN = 18V, cường độ dòng điện qua R2 là I2 = 2A.

Tìm:

a) R1 nếu R2 = 6Ω, R3 = 3Ω.

b) R3 nếu R1 = 3Ω, R2 = 1Ω.

ĐS: a.1 ; b. 0,6.

Bài 2. Giữa 2 đầu A và B của một mạch điện có mắc song song 3 dây dẫn có 3 điện trở R1 = 2 , R2 = 2,5 và R3 = 10.

a. Tìm điện trở tương đương của 3 điện trở đó.

b. Tính hiệu điện thế giữa 2 đấu A, B của mạch điện và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở nếu cường độ dòng điện trong mạch chính là 2,5A.

ĐS: RAB=1 ;UAB= U1=U2=U3=2,5V ; I1 = 1,25A; I2= 1A; I3= 0,25A Bài 3. Cho đoạn mạch có sơ đồ hình vẽ: R1 = 1 , R2 = 1,5 , R3 = 2 và R4 = 3; UAB = 9V.

a. Tính RAB.

b. Tính cường độ dòng điện chạy qua các điện trở và hiệu điện thế trên mỗi điện trở.

A R1 B

R2

Đ

(8)

Bài tập trực tuyến Vật lí 11 -Tổ Vật lí – Năm học 2021.2022

ĐS: RAB = 1,8 ; I1 =3A ; I2 = 2A; I3 = 3A;

I4 = 2A; U1 = U2 = 3V; U3 = U4 = 6V.

Bài 4. Cho mạch điện như sơ đồ hình vẽ: Cho biết R1 =30 ; R2 =60 ; R3 =90; điện trở của

ampe kế nhỏ không đáng kể (RA 0). R4 là biến trở có điện trở thay đổi được; UAB = 75V.

a. R4 có giá trị R4 = 20. Tìm hiệu điện thế trên các điện trở, số chỉ của ampe kế và chiều dòng điện qua ampe kế.

b. Điều chỉnh R4 để ampe kế chỉ số không. Tính giá trị R4 khi đó và hiệu điện thế trên các điện trở.

ĐS: a. U1 =U3 = 45V; U2 = U4 = 30V; IA = 1A có chiều từ C đến D.

b. R4 = 180 ;U1 =U3 = 25V; U2 = U4 = 50V.

Bài 5. Cho mạch điện như hình vẽ: Cho biết R1 =1 ; R2 =5 ; R3 =3; RV =; UAB = 12V.

a. Vôn kế chỉ số 0, tính R4.

b. Điều chỉnh R4 để vôn kế chỉ 1V. Tính R4 khi đó. Cực dương của vôn kế mắc vào điểm nào?

ĐS: a. R4 =15 b. R4 = 9 cực dương mắc vào điểm C; R4 = 33 cực dương mắc vào điểm D.

R1

R2

R3

R4

A B C

A

R1 R2

R3 R4

A B C

D

V

R1 R2

R3 R4

A B C

D

(9)

Bài tập trực tuyến Vật lí 11 -Tổ Vật lí – Năm học 2021.2022 Chủ đề 4: ĐỊNH LUẬT ÔM CHO MẠCH KÍN

Bài 1. Bóng đèn 6V- 3W được mắc nối tiếp với bóng đèn 6V- 6W vào acquy có

= 12V, r = 1.

Tìm điện trở và hiệu điện thế trên mỗi bóng đèn, đèn nào sáng hơn. Mắc như vậy được không?

ĐS: 12 ; 6 ; 7,6V; 38V; không , Đ1 sáng hơn bình thường mau hỏng.

Bài 2. Một nguồn điện mắc với một biến trở. Khi điện trở của biến trở là 1,65  thì hiệu điện thế ở 2 cực của nguồn là 3,3V, còn khi điện trở của biến trở là 3,5  thì hiệu điện thế giữa 2 cực nguồn là 3,5V. Tìm E và r của nguồn.

ĐS: 3,7 V ; 0,2 .

Bài 3. Cho mạch điện như hình vẽ:

= 30V , r = 3, R1 =12; R2 = 27 ; R3 = 18; RV =  . a. Tính điện trở tương đương của mạch ngoài.

b. Xác định chỉ số của vôn kế.

ĐS: 57 ; 22,5V.

Bài 4. Cho mạch điện như hình vẽ:

= 12V , r = 0,1, R1 = R2 = 2, R3 =4 , R4 = 4,4.

a. Tìm các dòng điện.

b. Tìm UDA , UCD.

ĐS: I1 = 1,5A, I2 = 0,5A, I= 2A, UDA = 11,8V, UCD = 10,8V.

Bài 5. Cho mạch điện như hình vẽ:

= 14V , r = 1, R1 = 4 ;R2 = 3, R3 =6; RA =0; RV =.

Tìm chỉ số của (A) và của (V).

R2 R3

R1 R4

E

, r

A

D

C

R3

R2

R1

E

, r

A

V E,r

R3

R2

R1

(10)

Bài tập trực tuyến Vật lí 11 -Tổ Vật lí – Năm học 2021.2022

ĐS: 2/3A ; 12V Bài 6. Cho mạch điện như hình vẽ:

= 46V , r = 1, R1 = R3 = 10 ; R2 = R4 =20; RA =0; RV

=. Tìm chỉ số của (V) và (A) khi K mở và K đóng.

ĐS: 46V; 0A; 44V; 1,2A Bài 7. Cho mạch điện như hình vẽ: R1 = 6 ;R2 = 12 ;R3 = 6,2 ; Đ ( 6V-3W). Đèn sáng bình thường, RA=0.

a. Tính UAB và chỉ số của (A), (V).

b. Tính

biết r = 1.

ĐS: UAB = 27,5V ; I = 2,5A; (V) chỉ 21,5V;

= 30V.

Bài 8. Cho mạch điện như hình vẽ:

= 12V , r = 1, R1 = R2 = 4 ;R3 =R5 = 8; R4 =12; RA

=0. Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở, chỉ số ampe kế , chiều dòng điện qua ampe kế và hiệu điện thế của 2 cực nguồn điện.

ĐS: I1 =1A; I2= 0,75A; I3=0,5A; I4 =0,25A; I5= 0,5A; IA = 0,25A;U = 11V Bài 9. Cho mạch điện như hình vẽ:

= 6V, r = 0,5, R1 =1; R2 =R3 = 4 ; R4 = 6; RV =; RA =0. Tính : a. Cường độ dòng điện trong mạch chính .

b. Hiệu điện thế 2 đầu R3 và R4. c. Công suất và hiệu suất của nguồn.

R4

R2

R1

, r

A

V R3

K

X

R1 R3

R2

A B

M

N

 ,r

V A

(11)

Bài tập trực tuyến Vật lí 11 -Tổ Vật lí – Năm học 2021.2022

ĐS: a. 2,4A b. 3,2V; 4,8V c. 14,4W ; 80%

Bài 10. Cho mạch điện như hình vẽ:

= 6V , r = 0,5, R1 =2; R2 = R4 = 4 ; R3 = 6; RA = 0 .Tính cường độ dòng điện qua các điện trở ,chiều và cường độ dòng điện qua ampe kế,

hiệu điện thế ở 2 cực của nguồn.

ĐS: I = 1,5A; I1 = 1,125A; I3 = 0,375A; I2 = I4 = 0,75A; IA = 0,375A( MN); UAB = 5,25V.

Chủ đề 5: MẮC CÁC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ

Bài 1. Nếu ghép 3 pin giống nhau nối tiếp, mỗi pin có suất điện động 3V và có điện trở trong 1  thành một bộ nguồn thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là bao nhiêu?

ĐS: 9V và 3.

Bài 2. Nếu song song ghép 3 pin giống nhau, loại 9V - 1  .Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.

A

R2 R3

R4 R5

A B

C

D

E ,r

R1

R1

R2

R4

R3

M

N

A B

,r

A

R1 R2

R3 R4

A B

M

N

 ,r

(12)

Bài tập trực tuyến Vật lí 11 -Tổ Vật lí – Năm học 2021.2022

ĐS. 3V - 1/3.

Bài 3. Nếu ghép 3 pin giống nhau nối tiếp thu được bộ nguồn 7,5V – 3 thì khi mắc ba pin đó song song thu được bộ nguồn có suất điện động và điện trở trong là bao nhiêu.

ĐS. 2,5V – 1/3.

Bài 4. Người ta mắc một bộ ba pin giống nhau song song thì thu được một bộ nguồn có suất điện động 9V và điện trở trong 3. Tính suất điện động và điện trở trong mỗi pin.

ĐS. 9V - 9.

Bài 5. Hai nguồn điện có suất điện động như nhau E1=E2 = 2V và có điện trở trong tương ứng là r1 = 0,4 và r2 = 0,2 được mắc với điện trở R thành mạch kín có sơ đồ như hình vẽ. Biết rằng khi đó hiệu điện thế giữa 2 cực của một trong hai nguồn bằng 0. Tính trị số của điện trở R.

ĐS: R = 0,2 và hiệu điện thế giữa 2 cực E1 bằng không.

Bài 6. Hai nguồn điện có cùng suất điện động E và điện trở r được mắc thành bộ nguồn và được mắc với điện trở R = 11 như hình vẽ.Trong trường hợp hình a thì dòng điện chạy qua R có cường độ I1

= 0,4A ;còn trong trường hợp hình b thì dòng điện chạy qua R có cường độ I2 = 0,25A. Tính suất điện động E và điện trở trong r.

ĐS: 3V; 2.

Bài 7. Cho mạch điện như hình vẽ: Hai pin có cùng suất điện động E = 1,5V; r = 1. Hai bóng đèn giống nhau có cùng số ghi : 3V- 0,75W. Điện trở các bóng đèn không thay đổi theo nhiệt độ.

a. Các đèn có sáng bình thường không? Vì sao?

b. Tính hiệu suất của bộ nguồn.

c. Tính hiệu điện thế giữa 2 cực của mỗi pin.

d. Nếu tháo bớt một đèn thì đèn còn lại sáng mạnh hay yếu hơn so với trước đó ? Tại sao?

R E1,r1 E2, r2

E , r

R

E ,r E ,r

R

Hình a Hình b

E ,r E ,r

(13)

Bài tập trực tuyến Vật lí 11 -Tổ Vật lí – Năm học 2021.2022

ĐS: a. Các đèn yếu hơn bình thường vì U= 2,25V < UĐm; b. H = 75%; c. U1 = U2 = 1,125V;

d. Đèn còn lại sáng mạnh hơn trước vì U’ = 2,57V > U = 2,25V.

Câu 8. Bộ nguồn 6 pin mắc nối tiếp (E0 = 1,5V; ro = 0,1). Đ1 (6V-3W), Đ2 (3V-1,5W); biết các đèn sáng bình thường. Tính:

a. Cường độ dòng điện mạch chính và hiệu điện thế mạch ngoài.

b. Tìm R1 và R2 đang dùng.

c. Dịch chuyển con chạy về phía A thì độ sáng các đèn thay đổi như thế nào ?

ĐS: I = 1A; U = 8,4V; R1 = 2,4 ; R2 = 6; Đ1 giảm ; Đ2 tăng.

CHƯƠNG III: DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG Chủ đề 1: DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI

Bài 1 : Một dây đồng có điện trở R0 = 2 Ω ở 20oC. Sau một thời gian có dòng điện đi qua, nhiệt độ của dây đồng là 74oC. Tính điện trở R của dây đồng ở 74oC. Hệ số nhiệt điện trở của đồng α = 0,004 K-1

ĐS: 2,43Ω Bài 2: Đồng có điện trở suất ở 20oC là 1,69.10–8 Ω.m và có hệ số nhiệt điện trở là 4,3.10-3 (K -1).

a) Tính điện trở suất của đồng khi nhiệt độ tăng lên đến 1400 C.

b) Khi điện trở suất của đồng có giá trị 3,1434.10 -8 Ω.m thì đồng có nhiệt độ bằng bao nhiêu?

ĐS : a. 2,56.10-8(Ω.m), b. 220o C Bài 3 : Một mối hàn của cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động αT = 65 μV/K được đặt trong không khí ở 20oC, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 320oC. Tính suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện đó

ĐS: 0,0195V Chủ đề 2 : DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN

Bài 1. Hai bình điện phân dung dịch FeCl3 và CuSO4 được mắc nối tiếp. Biết rằng trong khoảng thời gian dòng điện chạy qua hai bình, ở bình đựng dung dịch FeCl3 có một lượng sắt là 2,8g được

A B

R1

Đ1 Đ2 R2

(14)

Bài tập trực tuyến Vật lí 11 -Tổ Vật lí – Năm học 2021.2022

giải phóng. Hãy tính khối lượng đồng đã được giải phóng ở bình thứ hai. Cho biết sắt và đồng có nguyên tử lượng A1 =56; A2 = 64 và có hóa trị n1 = 3, n2 = 2.

ĐS: m2 = 4,8g Bài 2. Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích tổng cộng 100cm2, người ta dùng nó làm catốt của một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 và anốt là một thanh đồng nguyên chất, rồi cho một dòng điện có cường độ I = 5A chạy qua bình trong thời gian t = 2 giờ 40 phút 50 giây. Tìm bề dày của lớp đồng bám trên mặt tấm sắt.

Cho biêt khối lượng riêng của đồng là D = 8,9.103 kg/m3.

ĐS: d = 0,18mm.

Bài 3. Chiều dài của lớp niken phủ lên một tấm kim loại d = 0,05mm sau thời gian điện phân trong 30 phút. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 30cm2. Xác định cường độ dòng điện qua bình điện phân. Cho biết niken có khối lượng riêng D = 8,9.103 kg/m3, A = 58 và n = 2.

ĐS: I = 2,47A.

Bài 4. Khi điện phân dung dịch ZnSO4 với anốt bằng Zn trong thời gian 1 giờ đã thu được ở catốt bình điện phân 2,448g Zn. Hiệu điện thế của mạng điện của mạng điện một chiều mà bình điện phân mắc vào lớn hơn so với hiệu điện thế cần thiết để bình điện phân làm việc ở điều kiện bình thường là 6V. Hỏi điện trở hạn chế R phải mắc vào mạch điện là bao nhiêu ? Cho biết Zn = 65, n= 2.

ĐS: R = 3.

Bài 5. Cho mạch điện như hình vẽ:

Bình 1 chứa (CuSO4/Cu) có r1 = 1.

Bình 2 chứa (AgNO3/Ag) có r2 = 2. Sau một thời gian điện phân khối lượng catốt của cả 2 bình tăng lên 2,8g.

a. Tính điện lượng qua mỗi bình điện phân và lượng kim loại thu được ở catốt mỗi bình.

b. Biết IA = 0,5A; R = 7; r = 2 ( Ag = 108; n= 1); (Cu = 64; n= 2). Tính thời gian điện phân và suất điện động của nguồn.

ĐS: 3142C ; m1 = 0,64g ; m2 = 2,16g; 6284(s) ; E = 6V.

Bài 6. Cho mạch điện như hình vẽ: E = 6V r = 1, R3 là đèn (4V- 4W), R2 là bình điện phân (AgNO3/Ag) có R2 = 3, R1 = 2, R4 = 7. Tính IA và lượng Ag thu được sau 32’10’’.

ĐS: IA = 0,6A ; m = 0,864g.

Bài 7. Cho mạch điện như hình vẽ: Bộ nguồn gồm 4 pin, mỗi pin có Eo = 1,5V; ro = 0,25. Bóng đèn loại ( 4V-4W) là R3. Bình điện phân dd CuSO4/ Cu có điện trở R4 = 3 ( Cu = 64, n= 2), R2 = 2 , R1 = 7.

a. Xác định chỉ số ampe (A).

A

E, r

R1

R2

R3 R4

A

E, r

R B1 B2

R1 R2 RX 3

R4

A

(15)

Bài tập trực tuyến Vật lí 11 -Tổ Vật lí – Năm học 2021.2022 b. Xác định khối lượng đồng bám vào catốt trong 32’10’’.

ĐS: IA = 0,6A ; 0,256g

. Bài 8. Cho mạch điện như hình vẽ: E = 30V; r = 2,1; R1 = 6; R2 = 2 là bình điện phân dd ZnSO4/Zn ; R3 = 12; R4 = 3. Bỏ qua điện trở của Ampe kế (A) và các dây nối.

a. Tính điện trở tương đương của mạch ngoài.

b. Cường độ dóng điện đi qua mỗi điện trở.

c. mZn = ? với t = 32’10’’.

d. Số chỉ ( A) ? Hiệu suất của nguồn?

ĐS: a. 3,9 b. 1,25A; 3,75A; 1A ; 4A c. 2,44g d. 0,25A ; 65%.

HẾT.

R1 R3

D R2

A C

E ,r

N M

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan