• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 57 (mới 2022 + Bài Tập): Tuyến tụy, tuyến trên thận

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Sinh học 8 Bài 57 (mới 2022 + Bài Tập): Tuyến tụy, tuyến trên thận"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 57: TUYẾN TUỴ, TUYẾN TRÊN THẬN I. TUYẾN TUỴ

1. Vị trí

- Tuyến tụy nằm phía dưới dạ dày, cạnh tá tràng.

2. Chức năng

Tuyến tuỵ là tuyến pha vừa có chức năng ngoại tiết vừa có chức năng nội tiết:

a. Chức năng ngoại tiết của tuyến tụy

- Các tế bào tiết dịch tụy tiết dịch tụy theo ống dẫn đổ vào tá tràng, giúp cho sự biến đổi thức ăn về mặt hóa học tại ruột non.

b. Chức năng nội tiết của tuyến tụy

- Các tế bào đảo tụy có chức năng tiết hoocmôn tham gia điều hòa lượng đường huyết trong máu. Trong đó:

+ Tế bào α tiết glucagôn biến đổi glicôgen thành glucôzơ → làm tăng đường huyết.

+ Tế bào β tiết insulin biến đổi glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ → làm giảm đường huyết.

- Nhờ tác dụng đối lập của 2 loại hoocmôn mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định → đảm bảo hoạt động sinh lí của cơ thể diễn ra bình thường.

(2)

- Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường hoặc chứng hạ đường huyết.

II. TUYẾN TRÊN THẬN 1. Vị trí

- Tuyến trên thận gồm một đôi nằm trên đỉnh 2 quả thận.

2. Cấu tạo

- Mỗi tuyến trên thận được chia thành 2 miền: miền vỏ tuyến và miền tủy tuyến.

3. Chức năng

(3)

- Miền vỏ tuyền: gồm 3 lớp.

+ Lớp cầu: Nằm ở phía ngoài, tiết hoocmôn điều hòa các muối natri, kali trong máu.

+ Lớp sợi: Nằm ở giữa, tiết hoocmôn điều hòa đường huyết (tạo glucôzơ từ prôtêin và lipit).

+ Lớp lưới: Nằm ở phía trong, tiết các hoocmôn điều hòa sinh dục nam, gây những biến đổi đặc tính sinh dục ở nam.

- Phần tuỷ: Tiết hai loại hoocmôn là ađrênalin và noađrênalin tham gia điều hòa hoạt động tim mạch và hô hấp đồng thời cũng tham gia điều hòa đường huyết trong máu.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Nếu tuyến giáp hoạt động quá mạnh tiết nhiều TH làm tăng quá trình trao đổi chất quá mức sẽ gây bệnh bazơđô.. Người mắc bazơđô sẽ luôn trong trạng thái căng thẳng,

- Bước vào tuổi dậy thì, dưới tác dụng của hoocmôn FSH, ICSH do tuyến yên tiết ra làm cho các tế bào kẽ nằm giữa các ống sinh tinh trong tinh hoàn tiết

+ Khi lượng đường trong máu giảm sau các hoạt động mạnh hoặc đói kéo dài, không chỉ các tế bào α của đảo tụy hoạt động tiết glucagôn mà còn có sự phối hợp hoạt

+ Tinh trùng được sản sinh từ các tế bào mầm ở tinh hoàn, được ống dẫn tinh chuyển tới túi tinh và được nuôi dưỡng nhờ dịch thành túi tinh tiết ra. + Sau đó,

Có thai ở tuổi vị thành niên là nguyên nhân tăng nguy cơ tử vong và gây nhiều hậu quả xấu:.. - Đối với

Mẹ bị bệnh lậu con sinh ra có thể bị mù lòa - Con đường lây truyền: Thường lây qua quan hệ tình dục.. - Biện pháp

- Ngược lại khi lượng đường trong máu hạ thấp (xa bữa ăn, khi hoạt động cơ bắp) sẽ kích thích các tế bào anpha của đảo tụy tiết glucagôn, gây nên sự chuyển

- Phần tủy tiết 2 loại hoocmôn ađrênalin và norađrênalin có tác dụng điều hòa hoạt động tim mạch và hô hấp, góp phần cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường trong