• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ “NƯỚC”

Môn học/Hoạt động giáo dục: Hoá học; lớp: 8 Thời gian thực hiện: 3 tiết (Tiết 53,54,55)

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ 1. Kiến thức

+ Qua bài, học sinh biết và hiểu được:

- Thành phần định tính và định lượng của nước.

- Tính chất của nước: Nước hòa tan được nhiều chất, nước phản ứng được với nhiều chất ở điều kiện thường như kim loại (Na, Ca..), oxit bazơ (CaO, Na2O,...), oxit axit (P2O5, SO2,...) .

- Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch.

- Biết bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, và tài nguyên thiên nhiên.

- Giải thích được một số vấn đề liên quan đến nước trong thực tế cuộc sống 2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực sáng tạo, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (tìm những thông tin về Hiđro, ứng dụng, sản xuất Hiđro).

* Năng lực riêng

+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: biết được vai trò của nước cần thiết, vai trò quan trọng với môi trường.

+ Năng lực thực hành hóa học: HS biết làm thí nghiệm về tính chất của nước.

+ Năng lực sáng tạo, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).

+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (tìm những thông tin về sự phân bố nước ở Việt Nam và trên thế giới, vai trò của nước đối với cơ thể, có biện pháp bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước ngọt một cách hợp lý).

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

3. Phẩm chất:

- Chăm học, trách nhiệm, trung thực.

- Nhận thức được tầm quan trọng của Hóa học đối với đời sống và sản xuất.

* Giáo dục đạo đức

(2)

Có trách nhiệm tuyên truyền cho cộng đồng cùng bảo vệ nguồn nước sạch. Nhiều nguồn nước ngọt trên Trái đất đang bị ô nhiễm nặng do các chất thải sinh hoạt và công nghiệp gây ảnh hưởng sức khỏe → tránh ô nhiễm nước tạo môi trường sống thân thiện, hòa bình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên

- Dụng cụ điện phân nước bằng dòng điện.

- Thiết bị tổng hợp nước (hoặc tranh về thiết bị tổng hợp nước).

- Máy tính có kết nối mạng, máy chiếu.

- Chuẩn bị các phiếu học tập như phần IX. Phụ lục để hướng dẫn học sinh về nhà chuẩn bị tiết sau.

2. Học sinh

Nghiên cứu SGK, video clip, internet, làm thí nghiệm để hoàn thành nhiệm vụ học tập

Phiếu học tập :

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động cho chủ đề, kết nối kiến thức (7 phút) a. Mục tiêu

Định hướng cho học sinh phần nào tiếp nhận được những thông tin chính mà nội dung bài học sẽ hướng đến trong tiết học.

b. Nội dung: HS hoàn thành phiếu thu nhận thông tin

Những điều em đã biết (K)

Những điều em muốn biết (W)

Những điều em học được (L)

………

…...

………...

...

……….

...

c. Sản phẩm:

Phiếu thu nhận thông tin của HS d. Tổ chức thực hiện

- GV phát phiếu thu nhận thông tin cho HS, yêu cầu học sinh ghi nhận các thông tin và hoàn chỉnh phiếu sau khi kết thúc dự án.

- Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi đoạn video:

(3)

https://www.youtube.com/watch?v=45YC1oPWZ7o

- Giáo viên đặt câu hỏi: Thông qua đoạn video, các em hãy dự đoán xem ngày hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề gì?

Học sinh: tìm hiểu về nước, vai trò của nước.

? Vậy em đã biết gì về nước? ( HS viết câu trả lời vào cột K) Những điều em

đã biết (K)

Những điều em muốn biết (W)

Những điều em học được (L)

………

…...

………...

...

……….

...

HS: Nước là hợp chất của 2 nguyên tố H, và O có CTHH là H2O, nước hòa tan được nhiều chất, nước cần cho sự sống, hiện nay nhiều nơi trên thế giới nước đang bị ô nhiễm ảnh hưởng tới đời sống của các sinh vật trên trái đất...

? Nước phân bố như thế nào trên trái đất?

HS: Nước có ở khắp mọi nơi : trong ao, hồ, sông, suối, trong đất, nước, không khí và trong cơ thể mọi sinh vật…chiếm 3/4 diện tích bề mặt trên trái đất, tuy nhiên phân bố không đồng đều trên thế giới, chủ yếu là nước mặn tập trung ở các đại dương (chiếm > 70%), nước ngọt tập trung ở sông và hồ.

? Ở Việt Nam nước phân bố như thế nào?

HS: Hệ thống nước mặt Việt Nam phân bố không đồng đều với hơn 2.360 con sông, suối dài hơn 10km và hàng nghìn hồ, ao. Nguồn nước này là nơi cư trú và nguồn sống của các loài động, thực vật và hàng triệu người. Tuy nhiên, những nguồn nước này đang bị suy thoái và phá hủy nghiêm trọng do khai thác quá mức và bị ô nhiễm với mức độ khác nhau.

Giáo viên đặt vấn đề: Bằng những kiến thức đã biết các em đã đưa ra một số kiến thức liên quan đến nước,và hôm nay chúng ta sẽ đi nghiên cứu về chủ đề “Nước”.

? Vậy các em muốn biết gì về chủ đề này? (GV cho HS viết vào cột W) (Thành phần định tính và định lượng của nước, tính chất vật lý, hóa học của nước, vai trò của nước...)

(4)

Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức

GV giới thiệu: chủ đề “Nước” sẽ học trong 3 tiết trên lớp và 1 tiết các em sẽ nghiên cứu theo nhóm ở nhà và ngoài giờ lên lớp.

* GV đặt vấn đề:

? Những nguyên tố hoá học nào có trong thành phần của nước?

? Chúng hoá hợp với nhau như thế nào về thể tích và khối lượng?

? Để giải đáp câu hỏi này ta làm hai TN sau.

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu sự phân hủy nước (18 phút) a. Mục tiêu

- Qua thí nghiệm chứng minh được thành phần định tính của nước gồm H và O.

b. Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, quan sát, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành các câu hỏi

c. Sản phẩm: Học sinh kết luận về thành phần hóa học của nước d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên-HS Nội dung - GV giới thiệu dụng cụ điện phân nước, nêu

mục đích thí nghiệm.

* GV làm thí nghiệm: Lắp thiết bị phân huỷ nước (hình 5.10). Sau đó cho dòng điện một chiều đi qua nước (có pha thêm 1 ít dd H2SO4

để làm tăng độ dẫn điện của nước.

- Yêu cầu HS quan sát hiện tượng, nhận xét.

? Khi cho dòng điện 1 chiều đi qua nước, ta thấy có hiện tượng gì.

? Nhận xét tỉ lệ thể tích chất khí ở 2 ống A và B.

GV làm TN : Đưa que đóm còn tàn đỏ lần lượt vào 2 ống A và B?

- Đưa que đóm đang cháy vào ống B?

? Xác định chất khí trong 2 ống nghiệm A và B là khí gì.

- Từ đó yêu cầu HS rút ra kết luận về quá trình phân huỷ nước bằng dòng điện.

Viết PTPƯ.

I. Thành phần hoá học của nước:

1. Sự phân huỷ nước:

- Kết luận: Khi điện phân nước thu được:

+ Cực âm : Khí H2.

(5)

+ Cực dương: Khí O2. - VH2 2VO2.

- PTHH: 2H2O Dienphan 2H2

+ O2

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu sự tổng hợp nước (18 phút) a. Mục tiêu

- Qua quan sát tranh thí nghiệm chứng minh được thành phần định tính của nước gồm H và O.

b. Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, quan sát, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành các câu hỏi

c. Sản phẩm: Học sinh kết luận về sự tổng hợp nước d. Tổ chức thực hiện

+ GV chiếu hình 5.11 sgk/t122 và giới thiệu về sự tổng hợp nước, từ đó HS trả lời các câu hỏi liên quan đến thành phần của nước

+ GV cho HS thảo luận nhóm tính thành phần khối lượng của các nguyên tố hiđro và oxi trong nước, từ đó đưa ra kết luận về thành phần của nước.

- GV chiếu hình 5.11 Sgk trang 122.

Thiết bị tổng hợp nước.

Cho HS trả lời các câu hỏi.

? Thể tích khí H2 và thể tích khí O2 nạp vào ống thuỷ tinh hình trụ lúc đầu là bao nhiêu?

Khác nhau hay bằng nhau.

? Thể tích còn lại sau khi hỗn hợp nổ (do đốt bằng tia lửa điện) là bao nhiêu.

? Chất khí còn lại làm que đóm còn tàn đỏ bùng cháy, vậy đó là khí gì.

2. Sự tổng hợp nước:

(6)

? Cho biết tỉ lệ về thể tích giữa hiđro và khí oxi khi chúng hoá hợp với nhau tạo thành nước.

- Yêu cầu HS viết PTPƯ.

- GV nêu vấn đề: Có thể tính được thành phần khối lượng của các nguyên tố hiđro và oxi trong nước được không?

- Yêu cầu các nhóm thảo luận để tính:

+ Tỉ lệ hóa hợp (về khối lượng) giữa hiđro và oxi.

+ Thành phần phần trăm (về khối lượng) của hiđro và oxi trong nước.

- HS các nhóm hoạt động cá nhân trong vòng 2 phút.

- Sau đó thảo luận theo nhóm trong vòng 3 phút. Thống nhất kết quả và báo cáo:

a. Giả sử có 1mol oxi phản ứng -> số mol H2 p/ư là: 2 mol:

-Khối lượng oxi p/ư là:

m

O2

 1 . 32  32 g

- Khối lượng hiđro p/ư là: mH2 2.24g

Tỉ lệ hoá hợp (về khối lượng) giữa hiđro và oxi là: .

8 1 32

4

b. Thành phần % (về khối lượng):

. 1 . 11

% 100 8. 1

% 1 

 

H %

%.

9 , 88 1 , 11

% 100

%O   

- Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hiđro và oxi.

- Tỉ lệ thể tích: 2 phần khí khí H2 và 1 phần khí O2.

- Tỉ lệ khối lượng: 1 phần H và 8 phần oxi => tỉ lệ về số mol là: nH:nO = 2:1.

CTHH của nước: H2O.

Hoạt động 2.3: Giao nhiệm vụ tự học ở nhà cho HS ( 5 phút) Bước 1 : Chia nhóm

- Công bố kết quả sắp xếp nhóm theo sở thích, nhu cầu học tập của học sinh.

Bước 2: Giao nhiệm vụ:

- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn lập kế hoạch nhóm theo các phiếu định hướng học tập có các nội dung sau:

Nhóm 1: Tìm hiểu tính chất vật lý, tính chất hóa học của nước qua Internet và hóa chất có sẵn. Làm thí nghiệm tại PTN, ghi hình bằng camera hoặc điện thoại.

Sản phẩm báo cáo bằng Powerpoint, video.

(7)

Nhóm 2: Đóng vai nhà nghiên cứu: giải thích về vai trò của nước đối với các sinh vật trên trái đất, đối với việc cung cấp điện năng cho một số nơi trên thế giới và ở Việt Nam. Kể được tên các nhà máy thủy điện lớn ở Việt Nam (nộp bài báo cáo trước 1 ngày để thống nhất nội dung). Bài viết đánh máy tối đa không quá 1 trang.

Nhóm 3: Đóng vai nhà báo : Tìm hiểu về tình hình nước hiện nay đang bị ô nhiễm tới mức nào, đưa ra lời khuyên về các biện pháp bảo vệ nguồn nước, cách sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm. Sản phẩm nhóm 4 báo cáo bằng văn bản viết tay hoặc đánh máy phát biểu trong khoảng 10p.

Nhóm 4: Vẽ tranh tuyên truyền, cổ động về việc bảo vệ môi trường nước, sử dụng hợp lí tài nguyên nước.

Bước 3 : Định hướng cho học sinh thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn giúp học sinh để định hướng được nhiệm vụ HS cần thực hiện, các em sẽ trao đổi trực tiếp qua email, qua trang web:http://truonghocketnoi.edu.vn theo tài khoản nhà trường đã cung cấp.

- Hoạt động định hướng cho học sinh thực hiện nhiệm vụ bao gồm:

+ GV gợi ý cho học sinh một số nguồn tài liệu có thể tham khảo giúp hoàn thành nhiệm vụ.

+ GV giúp đỡ, định hướng cho học sinh và các nhóm trong quá trình làm việc.

+ GV dự kiến các nội dung kiến thức khó liên quan đến đến chủ đề mà học sinh cần giải đáp:

+ Riêng nhóm 1 áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột, các em tự nghiên cứu, thực hiện thí nghiệm và có quay lại video làm minh chứng. Tuy nhiên, các em cần được trao đổi trước, và nộp kế hoạch thực hiện nội dung cho cô giáo duyệt rồi sau đó mới tiến hành làm thí nghiệm để đảm bảo an toàn TN, khi làm phải có sự giám sát của nhân viên thiết bị có chuyên môn.

(8)

GIỚI THIỆU SẢN PHẨM VỀ TÍNH CHẤT, VAI TRÒ VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC.

Nhiệm vụ của GV Nhiệm vụ của HS

- Tổ chức chương trình.

- Quan sát, đánh giá - Hỗ trợ, cố vấn.

- Báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.

- Tham gia thảo luận, đóng vai… và chuẩn bị các câu hỏi các nhóm khác.

- Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.

Hoạt động 2.4: Báo cáo của nhóm 1: (20 p) Tính chất vật lý, tính chất hóa học của nước

a. Mục tiêu: HS kết luận được tính chất vật lý, tính chất hóa học của nước thông qua thí nghiệm thực hành

b. Nội dung: HS các nhóm báo cáo các nội dung theo chủ đề được phân công từ tiết học trước.

c. Sản phẩm: phiếu học tập

+ Nêu được hi n tệ ượng, k t qu TN theo b ng sauế ả ả  : Tên thí

nghiệm

Chuẩn bị Tiến hành Hiện tượng -

PTHH TN1: - Hóa chất:

……

- Dụng cụ:

…….

………..

………..

………

………..

TN2: ………. ……….. ………

…………. ………. ……….. ……….

+ Kết luận về TCVL và TCHH của nước

- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ

+ HS khó giải thích được hết các hiện tượng tỏa nhiệt, bốc khói trong TN1,2 ; quỳ tím chuyển đỏ nhạt trong TN3. GV có thể giải thích bổ sung

d. Tổ chức thực hiện

+ GV giới thiệu bài, sau đó cho HS cử đại diện lên báo cáo kết quả đã tìm hiểu ở nhà

+ HS nhóm khác ghi chép lại phương án thí nghiệm, ý kiến cá nhân, ý kiến nhóm

+ HS th o lu n gi i quy t các th c m c, GV nh n xét, b sung v ch t ki nả ậ ả ế ắ ắ ậ ổ à ố ế th cứ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(9)

GV giới thiệu bài:

- Như các em đã biết, nước có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Không có nước thì sự sống không tồn tại. Vậy nước có những tính chất hóa học gì? Cô và các em sẽ cùng giải đáp trong bài học ngày hôm nay.

- Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả của nhiệm vụ được giao.

- Bây giờ theo thứ tự các đội hãy cử đại diện lên báo cáo, cả lớp cùng chú ý lắng nghe để đưa ra ý kiến nhận xét nhé!

- Đầu tiên xin mời đại diện của nhóm 1.

Trước khi học sinh trình bày giáo viên yêu cầu học sinh đội đó đọc lại nhiệm vụ của đội được giao trên phiếu cho cả lớp nghe.

Giáo viên yêu cầu cả lớp lắng nghe để đưa ra nhận xét sau khi đại diện đội 1 hoàn tất việc báo cáo.

Trong hoạt động này giáo viên yêu cầu tất cả học sinh vẫn sử dụng vở thực hành của mình như những giờ học trước: Ghi chép lại phương án thí nghiệm, ý kiến cá nhân, ý kiến cả nhóm,…

GV hướng dẫn bạn HS đại diện nhóm 1 điều hành hoạt động nghiên cứu tính chất vật lý.

Giáo viên gợi ý để học sinh đưa ra nhận

- HS nghe

Nhóm 1:

- Đại diện nhóm lên bảng trình bày ( HS chiếu các thí nghiệm của nhóm đã làm tại PTN):

- Đại diện nhóm lên bảng trình bày.

Nhóm trưởng ( NT) Đặt vấn đề: ...

NT chiếu thí nghiệm mà nhóm đã nghiên cứu.

NT: ? Sau khi xem đoạn video bạn nào có thể trả lời câu hỏi của nhóm chúng tôi đặt ra?

: Trạng thái, màu sắc, mùi vị của nước ở điều kiện thường?

HS: Nước trạng thái lỏng, không màu, không mùi, không vị.

NT: ? Ngoài ra nước còn có tính chất nào khác? ( nhiệt độ sôi, nhiệt độ đông đặc, khả năng hòa tan...)?

HS: Nước sôi ở 100oC, đông đặc ở 0oC, ở 4oC nước có khối lượng riêng D = 1g/ml, hòa tan được nhiều chất như đường, muối, khí oxi...

(10)

xét:

+ Các em có muốn bổ sung thêm ý kiến cho đội bạn không?

+ Các đội khác hãy nhận xét phần trình bày vừa rồi của đội 1: về nội dung (đã giả quyết thỏa mãn nhiệm vụ được giao chưa), về hình thức (trình bày có rõ ràng, xúc tích? Thuyết trình mạch lạc, cuốn hút không?…)

GV bổ sung: Chính vì nước hòa tan được nhiều chất thu được hỗn hợp đồng nhất, ta gọi hỗn hợp đó là dung dịch trong đó nước là dung môi. Sang chương 6 ta sẽ tìm hiểu rõ hơn vấn đề này.

GV nhận xét quá trình và kết quả hoạt động của nhóm 1 thông qua sản phẩm báo cáo và biên bản hoạt động của nhóm, kết hợp với ý kiến bổ sung nhóm khác và chốt kiến thức, yêu cầu HS ghi vào vở

NT chốt lại, sau đó mời GV nhận xét kết quả các bạn vừa đưa ra.

* Tiểu kết:

II. Tính chất của nước:

1. Tính chất vật lý:

+ Chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100ºC, hoá rắn ở 0ºC, ở 4ºC nước có D = 1g/ml.

+ Hoà tan nhiều chất: rắn. lỏng, khí.

GV: Mời nhóm 1 tiếp tục điều hành để tìm hiểu tính chất hóa học của nước

NT: Kính mời quý thầy cô và các bạn theo dõi tiếp video thí nghiệm của nhóm em:

( Chiếu video thí nghiệm)

NT: Các bạn hãy nêu hiện tượng quan sát được?

HS:

- Cốc 1 viên Na chạy tròn trên mặt nước và tan nhanh, có khói bốc lên, quỳ tím chuyển màu xanh.

- Cốc 2 viên kẽm không có hiện tượng, quỳ không đổi màu.

NT: Qua hiện tượng trên chứng tỏ điều gì?

HS: Nước tác dụng với Na, không tác dụng

(11)

GV nhận xét, bổ sung: ở thí nghiệm trên, Na là kim loại rất mạnh nên nó phản ứng mãnh liệt với nước, tỏa nhiều nhiệt, ngoài hiện tượng khói bốc lên còn có khí hiđro sinh ra, ngoài ra hiện tượng quỳ tím chuyển màu xanh là do sản phẩm tạo thành là Natri hiđroxit ( NaOH), thuộc loại dung dịch bazơ.

GV: Ngoài Na, nước còn tác dụng với 1 số kim loại khác nữa như Ca, Ba, K tạo thành dung dịch bazơ và giải phóng khí H2.

GV nhận xét, bổ sung: CaO trong PTN là dạng bột, nếu là cục vôi sống ( vôi mới nung) thành phần cũng là CaO, thì phản ứng trên tỏa nhiệt mãnh liệt. Trước đây mọi người xây nhà bằng vôi, thì cần lượng vôi lớn, do đó nếu lại gần với những hố vôi đang tôi rất nguy hiểm vì dễ bị bỏng.

Ngoài CaO, nước còn tác dụng với một số oxit bazơ khác như:

Na2O, K2O, BaO...tạo thành dung dịch bazơ tương ứng làm cho quỳ tím chuyển sang màu xanh, do đó quỳ tím còn là thuốc thử để nhận biết dung dịch bazơ.

- GV gợi ý, yêu cầu HS viết PTHH minh họa trên bảng cho mỗi tính chất hóa học của nước.

với Zn ở điều kiện thường.

NT: bạn nào có ý kiến bổ sung?

NT: Vậy qua thí nghiệm trên cho thấy tính chất đầu tiên của nước là tác dụng với một số kim loại.

NT: mời GV nhận xét câu trả lời.

NT: sau khi được sự giúp đỡ của cô giáo, yêu cầu 1 bạn lên viết PTHH.

HS: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2

NT: Chiếu video thí nghiệm 2.

https://youtu.be/qsdWWnyTY9w NT: Các bạn hãy cho biết hiện tượng?

HS: CaO tan, dung dịch có màu trắng đục, quỳ tím chuyển sang màu xanh.

NT: Bạn nào có ý kiến bổ sung?

NT: Mời giáo viên nhận xét, bổ sung.

NT: Như vậy chúng ta rút ra được tính chất thứ 2 của nước là tác dụng với 1 số oxit bazơ.

NT: yêu cầu 1 HS lên viết PTHH.

NT: Ta tiếp tục đi nghiên cứu tính chất cuối cùng của nước qua đoạn video sau:

NT: Nêu hiện tượng bạn quan sát được?

(12)

GV nhận xét, bổ sung. Màu của quỳ tím ta thấy màu hồng, thực ra đó là màu đỏ nhạt. Tùy nồng độ axit mà quỳ có màu đỏ hay đỏ nhạt. Nên trong hóa học, ta nhận định đó là màu đỏ. Chất P2O5 sinh ra là oxit axit, và nó tác dụng với nước tạo thành axit H3PO4, chính axit này làm cho quỳ tím chuyển thành mà đỏ, nên quỳ cũng là thuốc thử nhận biết axit giống như bazơ ở trên.

GV: Nhận xét kết quả làm việc của nhóm 1 đồng thời chốt kiến thức rút ra kết luận về tính chất hóa học của nước, yêu cầu HS ghi vở.

HS:

- Khi đưa nhanh P đang cháy vào bình O2

có hiện tượng P cháy sáng tạo khành khói trắng.

- Khói trắng tan trong nước.

- Dung dịch tạo thành làm quỳ tím chuyển màu đỏ ( hoặc hồng).

NT: Mời GV nhận xét, bổ sung.

NT: Qua thí nghiệm chứng tỏ rằng nước tác dụng với oxit axit. Đó chính là tính chất thứ 3 của nước.

NT: yêu cầu 1 bạn lên viết PTHH.

NT: mời giáo viên nhận xét kết quả làm việc của nhóm 1 và sự hợp tác của các bạn trong lớp.

* Tiểu kết:

2. Tính chất hóa học của nước:

a. Tác dụng với một số kim loại:

2Na + 2H2O 2NaOH + H2

- Ngoài Na, nước còn tác dụng với 1 số kim loại khác như: Ca, Ba, K tạo thành dung dịch bazơ và giải phóng ra khí hiđro.

b. Tác dụng với oxit bazơ.

(13)

PTHH: CaO + H2O Ca(OH)2

- Nước tác dụng với 1 số oxit bazơ khác như: CaO, BaO, K2O tạo thành dung dịch bazơ, dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

c. Tác dụng với oxit axit.

PTHH: P2O5 + 3H2O 2 H3PO4

- Nước tác dụng với 1 số oxit axit tạo dung dịch axit, dung dịch axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Hoạt động 2.5: Báo cáo của nhóm 2 (10 p)

Vai trò của nước đối với sinh vật và đời sống con người.

a. Mục tiêu hoạt động: HS biết được vai trò của nước với sinh vật và đời sống con người từ đố có ý thức bảo vệ nguồn nước,tuyên truyền cho cộng đồng sử dụng và bảo vệ nguồn nước.

b. Nội dung

c. Sản phẩm: HS đưa ra được những vai trò của nước trong đời sống và sản xuất.

d. Tổ chức hoạt động

- GV cho HS cử đại diện nhóm lên trình bày về vai trò của nước đối với sự sống ( Nhóm trưởng)

- HS khác trong nhóm chiếu nội dung trên powerpoint minh họa cho bài nhóm mình trình bày.

- HS thảo luận giải quyết các thắc mắc, GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiếp theo là các phần báo cáo

của đội 2.

GV: nhận xét bài báo cáo của

- HS cử đại diện nhóm lên trình bày về vai trò của nước đối với sự sống ( Nhóm trưởng) - HS khác trong nhóm chiếu nội dung trên powerpoint minh họa cho bài nhóm mình trình bày.

1. Vai trò của nước đối với sinh vật.

...

...

...

2. Nước cung cấp điện năng.

………

………..

(14)

nhóm 2

Thông qua bài thuyết trình, giáo viên có thể yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi:

? Vì sao có thể nói nước là nguồn gốc của sự sống?

GV bổ sung thêm: sau này lên cấp học cao hơn các em sẽ thấy sinh vật sống đầu tiên là các hạt coaxecva ở dưới đáy đại dương.

? Hãy giải thích tại sao nước có vai trò quan trọng đối với mọi sinh vật trên trái đất.

GV chiếu video tự liệu cung cấp thêm thông tin cho HS:

https://www.youtube.com/

watch?v=UpfU9zYKlNQ GV chốt kiến thức, HS ghi bài.

HS: Những sinh vật dầu tiên xuất hiện dưới nước.

HS: mọi sinh vật đều cần đến nước, không có nước sự sống không tồn tại...

* Tiểu kết:

II. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất.

1. Vai trò của nước:

- Nước hòa tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống.

- Nước tham gia vào nhiều quá trình hóa học quan trọng trong cơ thể sinh vật.

- Nớc cần thiết cho đời sống hàng ngày, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thuỷ điện …

Hoạt động 2.6: Báo cáo sản phẩm nhóm 3 (12 p)

Tìm hiểu về tình hình nước hiện nay đang bị ô nhiễm tới mức nào, đưa ra lời khuyên về các biện pháp bảo vệ nguồn nước, cách sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm.

(15)

a. Mục tiêu: HS biết được tình hình ô nhiễm nguồn nước hiện nay. Đề xuất các phương pháp bảo vệ nguồn nước và cách sử dụng nước hợp lí

b. Nội dung: Báo cáo sản phẩm nhóm 3.

c. Sản phẩm:

- HS đưa ra được nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và thiếu nước sạch sinh hoạt, đề xuất một số biện pháp bảo vệ nguồn nước và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nước.

- HS liên hệ đến địa phương và bản thân d. Tổ chức hoạt động:

- GV cho HS cử đại diện nhóm lên trình bày về tình hình nước hiện nay, đưa ra các biện pháp bảo vệ nguồn nước, cách sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm (Nhóm trưởng)

- HS khác trong nhóm chiếu nội dung trên powerpoint minh họa cho bài nhóm mình trình bày.

- HS thảo luận giải quyết các thắc mắc, GV nhận xét, bổ sung, liên hệ thực tế địa phương và chốt kiến thức

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Từ xưa đến nay nước có vai trò to

lớn tới đời sống của mọi sinh vật kể cả con người, tuy nhiên hiện nay do nhiều nguyên nhân mà nguồn nước nhiều nơi bị ô nhiễm. Vậy chúng ta cùng nghe phóng sự mà các nhà báo của chúng ta điều tra được.

GV, HS các nhóm phát vấn nhóm 3 những câu hỏi xoay quanh bài phát biểu.

? Em hãy nhắc lại các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước?

? Em hãy cho biết đặc điểm về sông ngòi của Tỉnh Quảng Ninh chúng ta? Từ đó giúp phát triển ngành kinh tế nào?

Đại diện nhóm 3 lên trình bày NT: trình bày báo cáo.

Thư ký:

Chiếu nội dung trên powerpoint.

HS nhắc lại.

- Nguyên nhân:

+ Do rác thải sinh hoạt

+ Do chất thải của các nhà máy chưa qua xử lý.

+ Do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, quá liều, gây ảnh hưởng tới mạch nước ngầm.

HS: Quảng Ninh là 1 một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ

(16)

Tình hình nguồn nước ở đó như thế nào?

GV bổ sung: Đã có thời điểm Vịnh Hạ Long bị khách du lịch trong và ngoài nước thất vọng vì rác thải xả ra biển quá nhiều gây ô nhiễm.

Người dân và các nhà quản lý phải phát động các phong trào vì một môi trường biển không có rác, huy động mọi người dân làm sạch môi trường biển.

Và hiện nay không chỉ ở Quảng Ninh mà khắp cả nước, rất nhiều học sinh, sinh viên đều tham gia những hoạt động để bảo vệ môi trường, bảo vệ lá phổi xanh của của chúng ta. Đó cũng là những biện pháp tích cực góp phần làm giảm biến đổi khí hậu hiện nay.

? Tóm lại, từ những nguyên nhân, em hãy đưa ra những biện pháp để bảo vệ nguồn nước?

GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức.

? Khi sử dụng nước trong sinh hoạt em cần có lưu ý gì?

? Bản thân em đã làm những việc đó ở gia đình em chưa?

GV bổ sung: đa số các bạn chúng ta đều xa nhà, phải ở nội trú của nhà trường, vì vậy lượng nước cung cấp cho sinh hoạt của các em rất lớn, vì vậy trong quá trình sử dụng các em nên tiết kiệm để tránh làm cạn kiệt nguồn nước, ví dụ như chúng ta giặt xong quần áo có thể tận dụng nước đó để cọ rửa nhà vệ sinh, lau nhà...

Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo, thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, có cảng biển nên phát triển ngành vận tải đường biển...

HS: trả lời.

HS: Không vứt rác bừa bãi, không thải các chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ ra sông, suối.

HS: Cần sử dụng hợp lý, tiết kiệm, tắt nước khi không sử dụng.

HS: trả lời.

* Tiểu kết:

(17)

2. Các biện pháp bảo vệ nguồn nước.

a. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và thiếu nước sạch sinh hoạt:

+ Do rác thải sinh hoạt.

+ Do chất thải của các nhà máy chưa qua xử lý.

+ Do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, quá liều, gây ảnh hưởng tới mạch nước ngầm.

+ Sử dụng nước sạch một cách lãng phí.

b. Các biện pháp bảo vệ nguồn nước và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nước.

- Không vứt rác bừa bãi, các chất độc hại xuống ao, hồ, sông, suối, biển.

- Phải xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi cho chảy vào môi trường tự nhiên.

- Cần sử dụng hợp lý, tiết kiệm và tắt vòi nước khi không sử dụng.

Hoạt động 2.7: Báo cáo sản phẩm nhóm 4 (10 p) Trưng bày sản phẩm vẽ tranh về việc bảo vệ môi trường.

a. Mục tiêu hoạt động: HS tuyên truyền bảo vệ môi trường nước thông qua hình thức vẽ tranh

b. Nội dung: Báo cáo sản phẩm nhóm 4.

c. Sản phẩm, dự kiến khó khăn vướng mắc + Sản phẩm: Tranh vẽ về bảo vệ môi trường

+ Khó khăn: Có thể có một số bức tranh chưa thể hiện tính tuyên truyền tốt b. Tổ chức hoạt động

- GV y/c HS cả lớp đi tham quan các tranh vẽ của nhóm, tác giả của bức tranh sẽ thuyết minh về nội dung bức tranh. HS đánh giá bức tranh đó

- GV và ban cán sự lớp chọn ra bức tranh được nhiều người yêu thích nhất để trao phần thưởng cho tác giả

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Các bạn đã đưa ra nhiều biện

pháp để bảo vệ nguồn nước, vậy những biện pháp đó được thể hiện như thế nào qua sự sáng tạo của nhóm 4? Để thay đổi không khí, chúng ta cùng đi xem lễ hội triển lãm tranh mà các bạn nhóm 4 đã thực hiện về chủ đề mà chúng ta đang nghiên cứu hôm nay.

Bây giờ xin mời cả lớp đi tham quan trong 5 phút để chiêm ngưỡng các tác

HS đi tham quan tranh vẽ và làm theo yêu cầu

- HS các nhóm cùng đi xem, tranh được dán lên góc học tập của lớp, tác giả bức tranh thuyết minh về nội dung bức tranh mà mình vẽ.

Ban cán sự lớp và giáo viên chọn ra bức tranh được nhiều người thích nhất

(18)

phẩm của nhóm 4, mỗi người được tích vào 2 bức tranh mà mình tâm đắc nhất.

Cuối giờ chúng ta sẽ tổng kết, bức tranh nào được nhiều người chọn nhất sẽ được nhận quà.

và trao phần thưởng cho tác giả của bức tranh đó

T ng k t, ch t ki n th c chính c a ch ổ ế ố ế ứ ủ ủ đề.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tổng kết:

? Vậy thông qua dự án các em đã học được những gì?

(Lưu ý nhắc HS điền đầy đủ kiến thức em tiếp thu được sau khi học xong dự án vào cột L của phiếu ghi nhận thông tin)

- Sau khi quan sát tranh, HS trở về vị trí cũ.

- HS nhắc lại nội dung chính của bài:

+ Tính chất vật lý, tính chất hóa học

+ Viết được các PTHH minh họa cho mỗi tính chất.

+ Vai trò của nước, tình trạng ô nhiễm nước, sử dụng tiết kiệm nước.

+ Liên hệ bản thân có trách nhiệm trong việc bảo vệ truyền thống lịch sử, bảo vệ môi trường sống.

Hoạt động 2.9: Luyện tập (35 phút) a. Mục tiêu

- HS luyện tập nắm vững về tính chất của hidro, điều chế hidro, phản ứng thế, ứng dụng của hidro.

- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, nêu và giải quyết vấn đề thông qua môn học.

b. Nội dung: phiếu học tập trình bày các bài tập GV giao.

c. Sản phẩm, dự kiến khó khăn vướng mắc + Sản phẩm: Tranh vẽ về bảo vệ môi trường

+ Khó khăn: Có thể có một số bức tranh chưa thể hiện tính tuyên truyền tốt d. Tổ chức hoạt động

Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 1 (bài tập đã giao về nhà ở tiết học trước)

(19)

- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập.

HS gi i quy t m t s các câu h i/b i t p sau:ả ế ộ ố ỏ à ậ Câu 1. Cho các oxit:

CaO ; Al2O3 ; N2O5, CuO; Na2O; BaO;

MgO; P2O5 ; Fe3O4 ; K2O

a. Oxit tác dụng với nước tạo ra bazơ tương ứng?

b. Viết phương trình hóa học của phản ứng và gọi tên sản phẩm tạo thành?

Câu 1. Các oxit tác dụng được với nước tạo ra bazơ tương ứng là: CaO, Na2O, BaO, K2O.

Câu 2. Cho một số nguyên tố hoá học : Natri, đồng, photpho, magie, nhôm, cacbon, lưu huỳnh.

a) Viết công thức các oxit của những nguyên tố trên theo hoá trị cao nhất của chúng.

b) Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa các oxit trên (nếu có) với nước.

c) Dung dịch nào sau phản ứng làm đổi màu giấy quỳ tím

Câu 2

a. Công thức các oxit theo hoá trị cao nhất của natri, đồng, photpho, magie.

nhôm, cacbon, lưu huỳnh là : Na2O, CuO, P2O5 , MgO, Al2O3 , CO2, SO3. – Các oxit hoà tan vào

nước : Na2O, P2O5, CO2, SO3

– Các oxit không hoà tan vào nước : CuO, MgO,Al2O3 .

Dung dịch sau phản ứng làm đổi màu giấy quỳ tím thành xanh : (1).

Dung dịch sau phản ứng làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ : (2), (3), (4).

Câu 3. Cho một hỗn hợp chứa 4,6 g natri và 3,9 g kali tác dụng với nước.

a. Viết phương trình hoá.học.

b. Tính thể tích khí hiđro (đktc) thu được.

c. Dung dịch sau phản ứng làm đổi màu giấy quỳ tím như thế nào ?

Câu 3.

a. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

K + 2H2O → 2KOH + H2

b. = 4,6 : 23 = 0,2(mol);

=3,9 : 39=0,1(mol) x=0,2 : 2=0,1(mol) y = 0,1 : 2 = 0,05(mol)

sinh ra = (0,1+0,05) x 22,4 = 3,36(lít).

c. Dung dịch sau phản ứng là dung dịch bazơ nên làm đổi màu quỳ tím thành xanh

Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút) a. Mục tiêu hoạt động

HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS thamgia,

(20)

nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.

b. Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, quan sát, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành các câu hỏi

c. Sản phẩm: Bài viết/báo cáo, sản phẩm có tranh ảnh minh họa.

d. Tổ chức thự hiện: HS giải quyết một số các câu hỏi/bài tập sau:

Câu 1: Em hãy cho biết đặc điểm về sông ngòi của Tỉnh Quảng Ninh chúng ta? Từ đó giúp phát triển ngành kinh tế nào? Tình hình nguồn nước ở đó như thế nào?

Câu 2: Tình hình nước hiện nay đang bị ô nhiễm tới mức nào, đưa ra lời khuyên về các biện pháp bảo vệ nguồn nước, cách sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm

Câu 3: Khi sử dụng nước trong sinh hoạt em cần có lưu ý gì? Liên hệ bản thân em đã làm những việc đó ở gia đình em chưa?

Câu 4: Giải thích về vai trò của nước đối với các sinh vật trên trái đất, đối với việc cung cấp điện năng cho một số nơi trên thế giới và ở Việt Nam. Kể được tên các nhà máy thủy điện lớn ở Việt Nam

Câu 5: Vẽ tranh tuyên truyền, cổ động về việc bảo vệ môi trường nước, sử dụng hợp lí tài nguyên nước.

Tiết 1: GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, góc học tập của lớp...)

Gợi ý: Ở những nơi khó khăn, không có internet hoặc tài liệu tham khảo, GV có thể sưu tầm sẵn tài liệu và để ở thư viện nhà trường/góc học tập của lớp và hướng dẫn HS đọc. Như vậy, vừa giúp HS có tài liệu tham khảo, vừa góp phần tạo văn hóa đọc trong nhà trường.

Tiết 2: GV cho HS báo cáo, trưng bày sản phẩm, nhận xét, đánh giá.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống của các sinh vật nói chung và thực vật nói riêng: Nước là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật, là

Tóm tắt: Trung tâm Công nghệ phần mềm Thủy lợi (Trung tâm) đã kế thừa kết quả nghiên cứu từ các đề tài, dự án cấp Nhà nước, cấp Bộ về công nghệ thông tin, thiết bị tự

Kết quả nghiên cứu về đánh gía sự hài lòng của khách hàng đối với các website thương mại điện tử được thiết kế bởi công ty TNHH công nghệ truyền thông Tổng Lực ...33

Sepehrdoust [18] đã thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm bằng phương pháp GMM để điều tra tác động của phát triển CNTT và tài chính đối với tăng trưởng kinh tế của

Hiện nay, Bộ Tài chính đã xây dựng và đưa vào vận hành 04 CSDL về TSC gồm: (i) CSDL về tài sản nhà nước - tài sản nhà nước (TSNN) (quản lý tài sản là đất, nhà thuộc

Nghiên cứu này tìm hiểu ảnh hưởng của hiệu quả kinh doanh tới mức độ công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng

Phát triển nguồn vốn con người có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của các quốc gia. Trong xu thế đó, Việt Nam cũng đang ngày càng chú trọng

Vì chiều ngang của website được thiết lập bởi một con số cố định nên các trang web này không thay đổi kích thước theo độ phân giải màn hình mà vẫn giữ