• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHẾ TÀI XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG VẤN ĐỂ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN cứu HOÀN THIỆN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CHẾ TÀI XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG VẤN ĐỂ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN cứu HOÀN THIỆN "

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHẾ TÀI XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG VẤN ĐỂ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN cứu HOÀN THIỆN

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

BÙI HỮUTOÀN °

Tóm tắt: Bài viết phân tích vị trí, vai trò của xử lý vi phạm hành chính trong hệ thông chế tài xử lý vi phạm pháp luật. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả của xử lý vi phạm hành chính không chỉ phụ thuộc vào chất lượng pháp luật mà còn Hên quan đến hiệu quả triển khai thực thi pháp luật xử lý vi phạm hành chính cũng như ý thức pháp luật của người bị xử phạt. Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tê hiện nay, sử dụng hiệu quả chế tài xủ lý vi phạm hành chính không chỉ giúp thiết lập trật tự xã hội mà còn bảo đảm tốt hơn hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Từ khoá: xử lý vi phạm hành chính; chế tài hành chính; quản lý nhà nước.

Abstract: The article analyzed the role of administrative violation sanction in the legal violation sanctioning system. Results showed that the effectiveness of administrative violation sanction depended not only on the quality of the law but also on the effectiveness of law enforcement in administrative violation sanction, as well as legal awareness of violators. In the current stage of building a rule-by-law state and international integration, effective use of sanctions to handle administrative violations not only helps establish social order but also ensure effective and efficient state administration.

Keywords: Administrative violation sanction; administrative sanctions; state management.

Ngày nhận bài: 05/7/2021; Ngày sửa bài: 03/8/2021; Ngày duyệt đăng bài: 27/8/2021.

1. Đặt vân đề

Về bản chất, chế tài không chỉ là biện phápbắt buộc gắn liền với bất kỳ quy phạm pháp luật nào(cấuthành nên các tiêu chuẩn đặctrưng củapháp luật và đạo đức) mà còn là sự đáp trả sự vi phạm pháp luật (hình phạt, hủy bỏ, vô hiệu, hết thời hiệu,...) hoặc đáp trả sự vi phạm một nghĩa vụ. Trong hệ thống pháp luật Civil law và Common law không đồng nhất với nhau. Hệ thống Common law sử dụng thuật ngữ này đế chỉ đến các biện pháp mang tính hình phạt, trong khi hệ thống Civil law sử dụng thuật ngữ này để chỉ đến các biện pháp đáptrả sự vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nói riêng*(1). Xây dựng nội dung, các biện pháp tác động thông qua các

° TS., Trường Đại học Ngân hàng Thành phô'Hồ Chí Minh;

Email: toanbh@buh.edu.vn

(1) Bùi Thị Thanh Hằng (2017), “Trách nhiệm dân sự’,

“chế tài” hay “biện pháp khắc phục” đối với hành vi vi phạm hợp đồng?”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 3 (331), thang 2/2017, tr.35.

chế tài chính là tạo lập cơ chế điều chỉnh pháp luật một mặt giúp đình chỉ ngay các hành vivi phạm, mặt khác từng bước thiết lập trật tự xã hội lâu dài do hiệu quả giáo dục của chế tài mang lại khi áp dụng biện pháp xử lý đốỉvới người có hành vivi phạm.

Chế tài hành chính là một trong nhữngbiện pháp được áp dụng để xử lý vi phạm pháp luật hành chính và trách nhiệm pháp lý nhằm bảo vệ trật tự quảnlý nhà nưốc. Chế tài hành chính ngoài mục đích trừng phạt

O NHÀN LỤC KHOA HỌC XÃ HỘI SỐ 9-2021

(2)

BÙI HỮU TOÀN còn mang ý nghĩa như một biện pháp khôi

phục lại trật tự xã hội cũng như lợi ích (của nhà nước, tô chức, cá nhân) bị hành vi vi phạm phápluật xâm phạm, từ đó bảo vệtrật tự quản lý nhà nước trưởc các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần thiết lập hệ thống phòng ngừa viphạm hành chính phùhợpvới từng giai đoạn phát triển. Nghiên cứu chế tài hành chính như một biện pháp bảo vệtrậttự quản lý hành chính cần phải đặt trong mốì tương quan với sự phát triển, biến động của quan hệ hành chính cũng như yêu cầu bảo vệtrật tự quản lý.

2. VỊ trí, vai trò của xử lý vi phạm hành chính trongthiết lậptrật tự xã hội trêntấtcả các mặt của đời sống xã hội

Xửlývi phạm hành chính là sự phản ánh cách đánhgiá của nhà nước đối vối cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nưóc mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp iluật phảibị xử phạt vi phạm hành chính(2) *. Về lýluận, xửlývi phạm hành chính là công Cụ quan trọng của quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương, trật tự an toàn xã hội. Pháp luật vềxử lý vi phạm hành chính iạo lập công cụ pháp lýchođấutranh, phòng chống vi phạm hành chính trong tình hình mới. Ó Cộng hoà Pháp, chế tài hành chính hànhchính là biện pháp trừngphạt được áp dung bởi cơ quan hành chính, thể hiện các ưu quyền hành chính, nhằm phục vụ các nniệm vụ của cơquan hành chính và bảo vệ cạc quyền và tự do hiến định, và được quy định chặt chẽ trong luật<3).vềthực tiễn, xử lý vi phạm hành chính là một trong nhữngbiện pháp nâng cao vai trò của pháp luật trong đời í

vi

<2) Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

<3) Dẫn theo: Nguyễn Hoàng Anh (2011), xử phạt hành chính trong pháp luật Cộng hoà Pháp, in trong “Văn hoá pháp luật những vấn đê' lý luận cơ bản và ứng dụng chuyên ngànli’ do GS. Hoàng Thị Kim Quế và TS. Ngô Huy Cương đồng chủ biên, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, tr.618.

<4) Xem: Nguyễn Minh Đoan (2008), Vai trò của của pháp luật trong đời sông xã hội, sách tham khảo, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

<5) Nguyễn Minh Đoan (2012), Hiệu quả pháp luật những vấn đề lý luận và thực tiễn, tái bản lần thứ nhất có sửa chữa, bổ sung, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

(6) Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo luật kinh tế, chương trình sau đại học, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.7-8.

(7) Phan Trung Hiền, Huỳnh Tuấn Kiệt (2020), “Bảo đảm tính thống nhất trong các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 10/2020, tr.25-30.

(8) Xem cụ thể:

- Nguyễn Nhật Khanh (2019), “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế - một số bất cập cần hoàn thiện”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số3/2019, tr.3-11.

- Nguyễn Nhật Khanh (20190, “Biện pháp khắc phục hậu quả trong pháp luật xử lý vi phạm hành chính về đất đai - một sô' bất cập và kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 9/2019, tr.14-21.

sống xã hội, nhất là nhận diện các hành phạm pháp luật, xửlý vi phạm cũng như hoạn thiện pháp luật dựa trên nhữngđòihỏi

thực tiễn xã hội,(4) là phương tiện quan cu;

trọng đến bảo đảm hiệu quả của pháp luật trong thiết lập, duytrì trật tự xãhội, trật tự quản lý nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhântrong xã hội(5).

Khi ghi nhận biện pháp chế tài như một côngcụđếthựcthi pháp luật trong thực tiễn

“không thể tách khỏi cung cách sông và truyền thống của dân tộcvà càngkhông nên đơn giản hóa nó chỉlà biểu hiện choýchícủa một giaicấp thốngtrị nhất định nào”(6) hoặc chỉ thuần tuý bảo vệ trật tự quản lý nhà nưốc mà quên đi quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu tác động bởi chê tài hành chính. Bảo đảm tính thống nhất,(7) khả thi của các biện pháp xử lý vi phạmhành chính là điều kiệnbảo đảmhiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước trongtừng lĩnh vực(8).

NHÂN Lực KHOA HỌC XÃ HỘI Q

2021

(3)

Việc nhận diện chế tài hành chính không chỉ được thực hiệnthông qua các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đôì với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật vềxử phạt vi phạm hành chính mà còn các biệnpháp xử lý hành chính nhưgiáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sởcai nghiện bắt buộc(9) cũng như biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thếcho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xửlýhànhchính đốivới người chưa thành niên viphạm hành chính, bao gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp quảnlý tại giađình(10) (ll). Nhưvậy, chế tài hành chính thôngqua các biện pháp xửlý vi phạm hành chính “là công cụ để đấu tranh phòng ngừa và chốhg vi phạm hành chính, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nưởc, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổchức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nưốc”(11). Có thể khẳng định, chế tài hành chính có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thốhg chê tài, được nhà nưốc áp dụng để thiết lập trật tự xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sốngxã hội. Điều này được thể hiện trên các khía cạnh:

(9) Khoản 3 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

(10) Khoản 3 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

(ll) Uỷ ban thường Vụ Quốc hội, Lời mở đầu Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02/07/2002 quy đỊnh về xử lý vi phạm hành chính.

<12) Khoản 1 Điều 4 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi 2020.

(13) Khoản 2 Điều 4 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi 2020.

(14) Khoản 3 Điều 4 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi 2020.

Thứ nhất, chế tài hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật quản lý nhà nước - một lĩnh vực rất rộng từ chính trị, kinh tê đến văn hoáxã hội... Độ“rộng” của kháiniệmquản lý nhà nưốc có thể được nhận diện thông qua quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ (trong Luật Tổ chức Chính phủ), các bộ (trongcác Nghị địnhquy định cơ cấu tổ chức, nhiệmvụ quyềnhạncủa các bộ, cơ quan ngang bộ) và trong Luật tổ chức

chính quyền địa phương với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ ban nhân dân các cấp và cơ quan chuyên môn thuộcuỷban nhân dân. Đây là cơ sở để Quốc hội giao Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính; hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đốỉ vối từng hành vi viphạm hànhchính; đối tượng bị xử phạt; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiềncụ thểtheo từngchức danhvà thẩm quyền lập biênbảnđốìvớivi phạm hành chính; việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả trongtừng lĩnh vực quảnlý nhànưởc. chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính(12) và biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính(13).Đốỉvối quy định về xử phạt vi phạmhành chính trong hoạt động kiểm toán nhà nước và đốỉ với hành vi cản trở hoạt động tố tụng sẽ do uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định(14). Nói cách khác, khi Chính phủ có quyền quy định hành vi vi phạm pháp luật về quảnlýnhà nưởc sẽgiúp Chính phủ kịp thời cập nhật hành vi vi phạm mới phát sinh từ thực tiễn thực hiện hoạt động quản lý. Đồng thời, với quy định này giúp Chính phủ và hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có được công cụ hữu hiệu để làm tốt chức năng chấp hành, điều hành để đạt

m NHÂN Lực KHOA HỌC XÃ HỘI SỐ 9-2021

(4)

BÙI HỮU TOÀN được các mục tiêu pháttriểnkinh tế- xã hội

cũng như ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm trật tự quản lý nhà nước.

Thứ hai, với tính chất là hình thức hoạt động của nhànước đểtổ chức và chỉ đạo thực hiện hoạt động quản lý nhà nước nên hoạt động của cơ quan hành chính nhà nưốc các cấp cũngnhư của công chức nhà nưóctrong bộ máy hành chính sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích của tổ chức, cá nhân là đốì tượng quản lý. Các đốĩ tượng nàydễ cónhữngphảnứng đểchốnglại hoặc không tuânthủ đầy đủ các quyết định hành chính một cách cốý hoặc vôý vi phạm pháp luật quảnlýnhànước và theo quy định phải xử lý vi phạm. Thông qua việc xử lý vi đốĩ tượng có hành vivi phạm pháp luật quảnlý sẽ góp phần thiết lập lại trật tự quản lý hành chính đã bị những đối tượng này xâm phạm, đồng thời cũng có tác dụng giáo dục, răn đe đốĩ với những đối tượng khác. Theo ,quy định của Luật xử lý vi phạm hành Ịchính, biện pháp xử lý vi phạm hành chính

|áp dụngđối với(15):

(16) Xem: Khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

(16) Khoản 1 Điều 2 Bộ luật Hình sự 2015.

<17) Khoản 2 Điều 2 Bộ luật Hình sự 2015.

<18) Xem:

- Nguyễn Cảnh Hợp (2020), “Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 6/2020, tr.31-36.

- Cao Vũ Minh (2019), “Những nội dung cần sửa đổi trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 1/2019, tr.3-12.

ị - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố’ ý; người từ đủ 16 tuổi trở len bị xửphạtvi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính. Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đốỉ với cọng dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tưóc quyền sử dụng giấy phép, hứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt đổng có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đcỊn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dan cóthẩm quyền xử lý.

- Tổ chứcbị xử phạtvi phạm hành chính mọi viphạmhành chính do mình gây ra.

- Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm c.

về

hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tê và thềm lục địa của nưởc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịchViệt Nam, tàu biển mang cò quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ưởc quốc tế mà nưóc Cộng hoàxãhộichủ nghĩaViệt Nam là thành viên cóquy định khác.

Có thể khẳng định, đôì tượng bị xử lývi phạm hành chính rất rộng là điểm khác với tội phạm, bởi lẽ, tội phạm chỉ áp dụng đốì với người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mối phải chịu trách nhiệm hình sự(16). Đối với pháp nhân thương mại thì chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luậtHình sự mối phải chịu tráchnhiệmhình sự(17).

Thứ ba, việc áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chínhđượcquyđịnhrõ ràng; thủ tục áp dụng đơn giản vàthẩm quyền rộnglà do phạm vi quảnlýnhà nưốc rộng, đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý viphạm hành chính đa dạng(18). Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành quy định cảnh cáo, phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính. Đốì với biện pháp tước quyền sử dụng giấyphép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình

SÔ 9-2021 NHÂN Lực KHOA HỌC XÃ HỘI m

(5)

chỉ hoạt động có thòi hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính) và trục xuất có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính. Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt chính, có thể quy định một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo(19).

(19) Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi 2020.

<20) Chẳng hạn:

- Điếm a khoản 1 Điều 172 Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản;

- Điểm a khoản 1 Điều 173 Tội trộm cắp tài sản;

- Điểm a khoản 1 Điều 174 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

- “Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhung đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản...” (Khoản 1 Điều 175 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản).

- “Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này” (Khoản 1 Điều Tội sử dụng trái phép tài sản).

- Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái vổi sự tự nguyện của họ, cản trồ người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trỏ người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm (Khoản 1 Điều 181 Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trỏ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện).

- Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm (Điều 183.

Tội tổ chức tảo hôn).

- Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tê để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm (Điều 186. Tội từ chôi hoặc trôn tránh nghĩa vụ câp dưỡng).

- Điểm a khoản 1 Điều 188 Tội buôn lậu.

- Điểm a khoản 1 Điều 189 Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới™

Những phân tích, vởi tính chất là chế tài được áp dụngthường xuyêntrongquản lý nhà nước, chế tài hành chính trở thành công cụ hữu hiệu không chỉ góp phần duy trì sự ổn định trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước mà còn là dấu hiệu cần thiết để truy cứu trách nhiệm hình sự đốĩ với các tội phạm có dấu hiệu

“đãbị xử lý vi phạm hànhchính mà còn vi phạm”(20). Với ý nghĩa này, chế tài hành chính còn góp phần hữu hiệu vào đấu tranh phòng chống tội phạm trong đdi sống xãhội.

3. Phát huy vai trò của chế tài hành chínhtrong bảo đảm hiệulực, hiệu quả quản lý nhà nước trong giai đoạn xây dựng nhànước pháp quyền và hộinhập quốc tế

Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổivàhộinhậpquốctế mạnh mẽlàmchođời sông kinh tế xã hội cũng không ngừng vận động cho phù hợp vối tình hình mối. Trong bối cảnh đó, vi phạm hành chính cũng ngày càng gia tăng với tínhchất, mức độ đa dạng, phức tạp, làm ảnh hưởngđếntrật tự quản lý hành chính nhà nước. Khi áp dụng các biện pháp xửlývi phạm hành chính cầncân nhắc đếnvaitrò bảo vệtrật tự thịtrường mà thực chất là giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa quyền lực nhà nưốc và với quyền lực thị

trường. Bất cứ sự can thiệp thông qua xử lý vi phạm hành chính không phù hợp sẽ làm ảnh hưởng tới trật tự thị trường. Cân nhắc bảo vệ trật tự nhà nước với trật tự thị trường là nhân tốquyết định đến hiệu quả

□ NHÂN Lực KHOA HỌC XÃ HỘI SÔ 9-2021

(6)

BÙI HỮU TOÀN của xử lý vi phạm hành chính trong nền

kinh tếthịtrưdng(21). Để phát huy vaitròcủa chế tài hành chính trong bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế, theo chúng tôi cần tập trungvào một số giải phápsau đây:

<21> Về mối liên hệ giữa nhà nước pháp quyền vổi kinh tế thị trường và xã hội dân sự xem cụ thể tại: Đào Trí Úc (2015), Giáo trình Nhà nước pháp quyền, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.205-226.

(221 Đặng Sơn, Nghị định 100/2019/NĐ - CP: Trấn áp mạnh vi phạm giao thông, truy cập tại địa chỉ:

http://kinhtedothi.vn/nghi-dinh-1002019nd-cp-tran- ap-manh-vi-pham-giao-thong-406625.html ngày 11/1/2021.

Mộtlà, bảođảm chế tài hành chínhkhông chỉ làm tốt vai trò xử phạt như một nguồn thucho ngân sách nhà nưởc mà còn phải có tác động thay đổivề chất đốì với nhậnthức, thái độ, cáchxử sựcủa các đốitượng chịu tác động của biện pháp xử lý vi phạm hành chính. Do đó, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý công tác thi hành pháp luật vềxử lý vi phạm hành chính là rất cần thiết. Thực tiễn cho thấy, khi một biện pháp xử lý vi phạm hành chính mạnh được ban hànhvà áp dụngtrong thực tiễnđã thu hút được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là đội ngũ chấp pháp với với cuộc “ra quân” rầm rộ từ chuyên ngành tởi liên ngành cùng với nhiều “công cụ hỗ trự’ triển khai thực hiện. Các đợt “ra quân”triển khai thực thi những quy định mới về xử lý vi phạm hành chính dường như mangtính thời điểm, tính “phong trào” với biểu hiện “sự’ bị viphạmvà kiềmchếkhông thực hiện do các Í ra quânlàm gắt. Tuy nhiên, khi cáccuộc quân” này hếtthời điểm hoặclắngxuốhg tình trạngvi phạm pháp luậthành chính Lg lĩnh vực đó lại được tái thiết lập lại Lí tình trạng ban đầu”. Những người có y cơ bị xử lý vi phạm hành chính trước cũng khôngcònnhớ,không còn cảmthấy ing, bất an về bị xử phạt vi phạm như trưốc kia. Nguyên nhân của hiện trạng này là do cácquy địnhxử lý vi phạmhành chính trong lĩnh vực dường như nhấn mạnh triển khai đốì với từng hành vi cụ thể và trong thoi điểm xác định nên không có tính bền

lâu. Chẳng hạn, các quy định về xử lý vi phạm người có nồng độ cồn khi điều khiển giao thông theo quy định tại Nghị định 100/2019/ND-CP ngày 30/12/2019cua Chinh phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực giao thôngđường bộ và đường sắt đã quy định mức phạt rất nặng đối vối hành vi sử dụng rượu, bia, chất kích thích khi điều khiểnphương tiện giao thôngbị xử phạt: từ 2 - 8 triệu đồng đốivởixe máy; từ 6 - 40 triệu đồng đối vớiô tô, tưốc bằng lái đến 2 năm; 800.000 đồng đốĩ với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện. Điều này được minh chứng trong năm 2020 vừa qua, cảnh sát giao thông cả nước đã xử phạt 185.550 trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giaothông. Tuy nhiên, theo thốngkê của Cục Cảnh sát giao thông,Bộ Công an, trong đợt cao điểm từ ngày 15-28/12/2020, lực lượng cảnh sát giaothông toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 101.085 trường hợp vi phạm giao thông, trong đó có 8.301 trường hợp vi phạm nồng độ cồn các loại, nhất là trong mỗi dịp cao điểm Tết, nỗilo về tai nạn giao thông do người sử dụng rượu bia gây ra vẫn là nỗi ám ảnh cho người tham gia giao thôngtừ thành thị đến nông thôn<22). Đây là minh chứng cho dù mức phạt đã cao và đủ sức răn đe nhưng vẫn không đủ mạnh để giảm thiểu tình trạng điều khiển phương tiện giaothông sau khi sử dụng đồ uống có cồn. Một ví dụ khác để minh chứng cho trường hợp này là thực thi quy địnhpháp luật về xử lý hành vi

NHÂN LỤC KHOA HỌC XÃ HỘI □

SỐ 9-2021

(7)

hút thuốc lá tại nơi công cộng là khu vực bệnh viện theo quy định tại Nghị định số

117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế dường như không thể thựchiện dù người cóthẩm quyền xử lý vi phạm khá nhiều như Chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp cũng như thanh tra các ngành như Y tế, thông tin và truyền thông, văn hóa - thể thao và dulịch, giáo dục và đào tạo, công an nhân dân, quản lý thị trường, bộ đội biên phòng... Mộttrong những khó khăn để triển khai áp dụngquy định về xử lý hành vi épbuộc ngườikhác uốhgrượu, bia cũng rất khó khăn và dường như không khả thi vì người “bị ép” không muốn “tố” người ép mình để bị xử lý vi phạm. Do vậy, sựđồng thuận mạnh mẽcủa nhândân trong phòng chống tác hại của rượu bia cũng như vượt qua những điểm nhấn “văn hoá”, thói quen mòi rượu, bia trong các dịp lễ tết, sinh hoạt cộngđồng tiệc vui... mới làyếu tốquyết định đến việc loại bỏ hành vi ép uống rượu bia và tỷ lệ người uống rượu bia vẫn tham gia giao thông chắc chắn sẽ giảm bót một cáchtự nhiên.

Hai là, một trong những chínhsách lớnkhi sửa đổi, bổ sung Luật xử lý vi phạm hành chính là nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính nên cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung hình thức ‘ĩao độngcôngích” nhưmộtbiện pháp “khắcphục hậu quả” là biện pháp xử phạt chính vào trong Luật xử lý vi phạm hành chính nhằm nângcaohơn nữa ý thức của ngườidân trong bảo vệ trật tự xã hội, trật tự quản lý hành chính nhà nước mà mình vô ý hoặc cố ý xâm phạm. Việc bổ sung hình thức lao động công ích như một biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng như biện pháp xử phạt chính khôngrơivào các dấu hiệu của lao cưỡngbước theo khuyếncáo của Tổ chức Lao động động

QuốctêW). Đồng thời, Công ướcsố 29 của ILO cũngchỉ rõ cụm từ‘ĩao động cưỡng bức hoặc bắt buộc” khôngbao gồm:

- Bất kỳ công việc hoặc dịch vụ nào được yêu cầu theo các đạo luật về nghĩa vụ quân sự bắt buộc có tínhchấtquânsựthuầntuý;

- Bấtkỳcôngviệc hoặc dịch vụ nào là một phần của những nghĩa vụ công dân bình thường của các công dân trong một đất nước hoàntoàntựquản;

- Bất kỳ công việc hoặc dịch vụ nào mà một người được yêu cầu phải làm theo phán quyết của toà án với điều kiện là công việc hoặc dịch vụ đóphải được tiến hànhdưới sự giám sát và quản lý của nhà chức trách, và người đó không bị thuê mướn, hoặc bị đặt dưới quyền sửdụng của các cá nhân, côngty hoặchiệp hội tư nhân;

- Bất kỳ công việc hoặc dịch vụ nào được yêu cầu trong những trường hợp khẩn cấp, đó là, trong trường hợp có chiến tranh, xảy ra tai hoạ hoặccónguy cơ xảy ra tại hoạ như cháy, lụt lội, nạn đói, động đất, dịch bệnh dữ dội của người và gia súc, sự xâm hại của thú vật, côn trùng hoặc ký sinh trùng, và nói chung là trong mọi tình thếcó thể gây nguy hiểm cho sự tồn tại hoặc đời sống của toàn thê hoặc một phần dân cư;

- Các hình thức phục vụ cộng đồng địa

< 23) Tổ chức Lao động Quốc tế trong tài liệu “Các dấu hiệu nhận biết lao động cưỡng bức” đưa ra 11 dấu hiệu nhận biết lao động cưỡng bức bao gồm: - Lạm dụng tình trạng khó khăn của người lao động.

- Lừa gạt - Hạn chế đi lại - Bị cô lập

- Bạo lực thân thể và tình dục - Dọa nạt, đe dọa

- Giữ giấy tò tùy thẩn - Giữ tiền luong - Lệ thuộc vì nợ

- Điều kiện sông và làm việc bị lạm dụng - Làm thêm giờ quá quy định

[3

NHÂN LỰC KHOA HỌC XÃ HỘI SỐ 9-2021

(8)

BÙI HỮU TOÀN phương do những thành viên của cộng đồng

thực hiện vì lợi ích trực tiếp của cộng đồng đó, và vì vậy có thể được coi như là những nghĩa vụ công dân bình thường của các thànhviên trongcộng đồng, với điều kiện là những thành viên trong cộng đồng đó hoặc những người đại diện trực tiếp của họ có quyền được tham khảo ý kiến về sựcầnthiết của những công việc đó.

Với khuyếncáo nàycủa tổchức Lao động quốc tế cho thấy, các quốc gia có quyền áp dụng biện pháp buộc lao động đốì với công dân khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Nếu kiến nghị này đượcchấp nhận sẽ làm giảm bốtgánh nặng của Nhà nưốc trong bảođảm trật tự xã hội trong một sốlĩnh vưc.

Chẳng hạn, công dân vi phạm nghĩa vụbảo vệmôi trường sẽ phải thực hiện các công việc của công nhân môi trường đô thị hoặc phải có trách nhiệm trong việc nhắc nhở người dân tuân thủ nghĩa vụ bảo vệ môi trường hoặc giữ gìn vệ sinh môi trường trong một khoảng không gian nhất định. Đối với người vi phạm pháp luật trong lĩnhvực giao thông đường bộ thì họ phảicótrách nhiệm cùngvới Ỉực lượng cảnh sát giao thông tham gia bảo

rệ hoặc điều tiết giao thông trong một thời gian nhất định. Khi người vi phạm “phải” thực hiện các côngviệc của ngườibảovệ trật tụ giao thông hoặc vệ sinh môi trườngthì khi đó họ sẽ kiềm chế và tự ý thức hơn trong hịành vi và cách xử sự của mình đốìvới môi ĩờng cũng như khi tham gia giao thông.

Đttềunày còn có ý nghĩa đặc biệthơn nữa đốĩ vơi thế hệ trẻ, những người đang rất cần được giáo dục và nâng caoýthứcchấp hành pháp luật một cách tự nguyện, là tiền đền quan trọng cho việc xây dựng chế độ pháp quyền Việt Nam.

Ba là, nghiêncứu triển khai những điểm mqi về trình tự, thủ tục áp dụng các biện t:

pháp xử lý hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong thực tiễn đáp ứng yêucầu về tính rõ ràng, minhbạch, khả thi như quy định về lập biên bản vi phạm hành chính; quy định về các trường hợp, thời hạn và thủ tục giải trình; quy định về phát hiện vi phạm hành chínhbằngphương tiện, thiết bị kỹthuật nghiệp vụ; quy địnhvê' thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính... Đổ triển khaihiệu quảquy định mối về trình tự, thủ tục xử lý vỉ phạm hành chính, theo chúng tôi cần tập trung vàomột sốgiải pháp sau đây:

Thứ nhất, tổng rà soát các quy định về trình tự, thủ tụcxử lý vi phạm hành chính trong các hướng dẫn thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính và các luật chuyên ngành để bảo đảm tính thống nhất, các chồng chéo, mâu thuẫn giữa văn bản hướng dẫn vởi Luật xử lý vi phạm hành chính để tránh tình trạng văn bản hưống dẫn mâu thuẫn hoặc không thống nhất với Luật Xử lý vi phạm hành chính<24). Thực hiện Kế hoạch của Quyết định sô" 126/QĐ- TTg ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ hiện nay đã có một sô' Bộ, cơ quan ngang bộ đã trình được dự thảocácnghịđịnh theo phân công.

Thú hai, cần đặt quá trình tổng rà soát các quy định về trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong các hướng dẫn thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính và các luật chuyên ngành trong tương quan với quá trình cải cách thủ

(24) Xem cụ thể tại: Phụ lục Danh mục các nghị định sửa đổi, bô sung thay thế hoặc ban hành mới để phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số’ điều của Luật xỏ lý vi phạm hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.

só 9-2021 NHÂN LỰC KHOA HỌC XÃ HỘI □

(9)

tục hành chính, trong đó có thủ tục xử lý vi phạm hành chính để bảo đảm tính khả thi cao nhất.

Thứ ba, thiết lập đường dây nóng đê tiếp nhận và giải đáp những khó khăn vưóng mắc không chỉ trong áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính mà còn cả việc tiếp nhận ý kiến đóng góp của người bị xử lý vi phạm hành chính, nhất là đối vối các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường để tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Kết luận

Xử lý vi phạm hành chính là chế tài được áp dụng thường xuyên trong thiết lập trật tự xã hội, trật tự quản lý hành chính nhà nưốc. Áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính để xử lý hành vi xâm phạm trật tự quản lý nhà nước, cơ quan hành chính nhà nưóc, người có thẩm quyền áp dụng biệnpháp xử phạt là sự tác động trựctiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người bị xử lý vi phạm hành chính.

Cân nhắc, bảo đảm giữa yêu cầu bảo vệ trật tự quản lý nhà nước với trật tự xã hội, trật tự thị trường cần được bảo vệ là nhân tố quyết định đến hiệu quả của chế tài hành chính trong quản lý nhà nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hoàng Anh, xử phạt hành chính trong pháp luật Cộng hoà Pháp, in trong “Văn hoá pháp luật những vấn đề lý luận cơ bản và ứng dụngchuyên ngành’ do GS. Hoàng Thị Kim Quê và TS. Ngô Huy Cương đồng (chủ biên, 2011), Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội.

2. Nguyễn Minh Đoan (2008), Vaitrò của

của pháp luật trong đời sông xã hội, sách tham khảo, Nxb. Chínhtrịquốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Minh Đoan (2012), Hiệu quả pháp luật những vấn đề lý luận và thựctiễn, tái bản lần thứ nhất có sửa chữa, bổ sung, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Bùi Thị Thanh Hằng (2017), “Trách nhiệmdân sự’, “chếtài” hay “biện pháp khắc phục” đối với hành vi vi phạm hợp đồng?”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 3 (331), tháng 2/2017.

5. Nguyễn cảnh Hợp (2020), “Góp ý sửa đổi, bổ sungLuật xửlý vi phạmhành chính 2012”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số6/2020.

6. Nguyễn Nhật Khanh (2019), “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế- một sốbất cập cầnhoànthiện”, Tạp chí Nhà nước và Phápluật, số 3/2019.

7. Nguyễn Nhật Khanh (2019), “Biện phápkhắc phụchậu quả trongpháp luật xử lý vi phạm hành chính về đất đai - một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí Nhànước và Pháp luật, số 9/2019.

8. Cao Vũ Minh (2019), “Những nọ ĩ dungcần sửa đổi trong Luạ t xử lý vi phạm hành chính nãm2012”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số1/2019.

9. Phạm DuyNghĩa (2004), Chuyên khảo luật kinh tê, Chương trình sau đại học, Nxb.

Đại học quốc giaHà Nội, Hà Nội.

10. Đặng Sơn, Nghị định 100/2019/NĐ - CP: Trấn áp mạnh vi phạm giao thông,

truy cập tại địa chỉ:

ngày 11/1/2021.

http://kinhtedothi.vn/nghi-dinh-

1002019nd-cp-tran-ap-manh-vi-pham- giao-thong-406625.html

11. Đào Trí Úc (2015), Giáo trình Nhà nước pháp quyền, Nxb. Đại họcQuốc gia Hà Nội, Hà Nội.

NHÂN Lựữ KHOA HỌC XÃ HỘI SÔ 9-2021

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Laø traùch nhieäm cuûa ngöôøi phaïm toäi phaûi chòu caùc hình phaït vaø caùc bieän phaùp tö phaùp ñöôïc qui ñònh trong Boä luaät hình söï, nhaèm töôùc

- Traùch nhieäm hình söï: Laø traùch nhieäm cuûa ngöôøi phaïm toäi phaûi chòu caùc hình phaït vaø caùc bieän phaùp tö phaùp ñöôïc qui ñònh trong Boä luaät hình

Ông vội vã ôm lấy người đó đưa vào nhà ông Ba để cấp cứu, nhưng nạn nhân đã chết.. Người chết oan vì bẫy chuột không phải ai xa lạ mà chính là

Công dân có trách nhiệm gì đối với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự.. và nhân

về nguyên nhân dẫn đến các ngân hàng thương mại phải xử lý TSĐB của khách hàng, trên thực tế, các ngân hàng thương mại không bao giờ muốn xử lý TSĐB

Ngược lại, các bên không cần thỏa thuận về chế tài bồi thường mà khi có thiệt hại xảy ra trong hợp đồng do hành vi vi phạm hợp đồng của một bên thì

Theo qui định của pháp luật cấm kết hôn đối với người có quan hệ họ hàng trong phạm vi mấy đờiA. Kinh doanh các sản phẩm là giống cây trồng vật nuôi phải chịu mức

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho