• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vi phạm pháp luật

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vi phạm pháp luật"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT BÀ ĐIỂM Tổ GDCD

Tài liệu học tập GDCD 12

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC (Tuần từ 20/9/2021 đến 25/9/2021)

I. Hướng dẫn học tập

NỘI DUNG GHI CHÚ

Bài 2. Thực hiện

pháp luật (tiết 2) Mục 2a. Vi phạm pháp luật.

* Hoạt động 1:

Đọc tài liệu và thực hiện các yêu cầu.

- Học sinh nghiên cứu Sách giáo khoa Giáo dục công dân 12, bài 2

“Thực hiện pháp luật” (tiết 2) từ trang 19 đến trang 20.

- Học sinh trả lời các câu hỏi:

1. Hành vi trái pháp luật có hành động là hành vi như thế nào? Cho ví dụ.

2. Hành vi trái pháp luật không hành động là hành vi như thế nào? Cho ví dụ.

3. Năng lực trách nhiệm pháp lí được hiểu là gì? Cho ví dụ.

4. Thế nào là lỗi cố ý và lỗi vô ý? Cho ví dụ minh họa. (Xem Điều 10 và Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017)

5. Vi phạm pháp luật có những dấu hiệu nào? Xác định các dấu hiệu vi phạm pháp luật trong tình huống phần 2 - Sách giáo khoa trang 19.

* Hoạt động 2:

Kiểm tra, đánh giá quá trình tự học

- Học sinh cần nắm được kiến thức trọng tâm của bài học.

- Hoàn thành bài tập củng cố.

- Gửi lại thông tin phản hồi nếu gặp khó khăn trong quá trình tự học.

II. Kiến thức trọng tâm

2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý a. Vi phạm pháp luật

* Có 3 dấu hiệu:

(1) Hành vi trái pháp luật

- Hành vi đó có thể là hành động hoặc không hành động.

+ Hành động: Làm những việc không được làm theo quy định. (VD: Vượt đèn đỏ…)

+ Không hành động: Không làm những việc phải làm theo quy định. (VD: Không nộp thuế)

(2)

2

(2) Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện - Năng lực trách nhiệm pháp lý của một người phụ thuộc vào:

+ Đạt một độ tuổi nhất định.

+ Nhận thức, điều khiển được hành vi của mình.

(3) Người vi phạm pháp luật phải có lỗi - Lỗi thể hiện thái độ của người vi phạm.

- Lỗi gồm có lỗi cố ý và lỗi vô ý.

* Trích Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 Điều 10. Cố ý phạm tội

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Điều 11. Vô ý phạm tội

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Kết luận: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

III. Bài tập củng cố

- Làm bài tập 2, 3 Sách giáo khoa trang 26 và các câu hỏi sau:

+ Câu hỏi 1: M (22 tuổi) bị tâm thần từ nhỏ. Trong một lần phát bệnh, M đã đánh gãy tay em N ở gần nhà gây tổn hại sức khỏe 30% cho em. Xin hỏi: hành vi của M có phải là vi phạm pháp luật hình sự không?

+ Câu hỏi 2: Ông K thường xuyên đi săn với bạn bè. Trong một lần đi săn do nhìn lầm, tưởng người là thú nên ông K đã bắn nhầm làm chết chị T. Khi cơ quan công an điều tra, ông K khai báo rằng mình không cố ý bắn vào chị T, việc chị T bị chết là ngoài ý muốn. Đồng thời ông K lập luận rằng hành vi làm chết chị T không phải là vi phạm pháp luật vì không có lỗi cố ý. Xin hỏi: trong trường hợp trên, ông K có lỗi hay không? Hành vi của ông có phải là vi phạm pháp luật không?

IV. Phản hồi thông tin

(Những thắc mắc của học sinh khi thực hiện các nhiệm vụ học tập)

(3)

3 Lớp: …

Họ tên học sinh: … Môn

học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

Giáo dục công

dân

Bài 2. Thực hiện pháp luật (tiết 2) Mục 2a: Vi phạm pháp luật.

1. ………

……….……

2. ………

……….……

3. ……….……

……….……

HẾT

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trường hợp (3) : Ko vi phạm pháp luật, vì người thực hiện hành vi phải là người có năng lực trách nhiệm pháp lí. Nghĩa là người đó phải có khả năng nhận thức và

Sản phẩm: Hs nhận biết được những hành vi, hậu quả vi phạm pháp luật và rút ra bài học nhận thức cho bản thân thông qua phần đặt vấn đề.. Các

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của

Các vị thuốc hoạt huyết hóa ứ dùng trong nham chứng với tác dụng chính là thông kinh chỉ thống, có thể phối hợp với các phương pháp điều trị của YHHĐ

Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.. Câu 30: Hiến pháp quy định, công

Như vậy, người có chức vụ, quyền hạn chỉ có thể trở thành chủ thể của Tội tham ô tài sản khi hành vi phạm tội của họ được thực hiện trong khi thi hành nhiệm vụ hoặc

Ông vội vã ôm lấy người đó đưa vào nhà ông Ba để cấp cứu, nhưng nạn nhân đã chết.. Người chết oan vì bẫy chuột không phải ai xa lạ mà chính là

Công dân có trách nhiệm gì đối với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự.. và nhân