• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ

TUÂN THỦ THEO KỶ LUẬT VÀ PHÁP LUẬT

(thời lượng 4 tiết ) (Tích hợp bài 5 và bài 21 )

Bài 5: Pháp luật và kỷ luật

Bài 21: Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam I. Mục tiêu.

Góp phần hình thành và phát triển cho học sinh phẩm chất: trách nhiệm, yêu nước, chăm chỉ và năng lực điều chỉnh hành vi trên cơ sở các yêu cầu cần đạt sau:

- Hiểu được thế nào là pháp luật, kỷ luật.

- Hiểu bản chất của pháp luật và kỉ luật, mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật, lợi ích và sự cần thiết phải tự giác tuân theo qui định của pháp luật và kỉ luật.

- Biết được đặc điểm của pháp luật.

- Học sinh biết xây dựng kế hoạch, rèn luyện ý thức và thói quen kỉ luật.

- Có kỉ năng đánh giá và tự đánh giá hành vi kỉ luật.

- Bồi dưỡng tình cảm niềm tin vào pháp luật.

- Đánh giá được thái độ hành vi biểu hiện tôn trọng kỷ luật và pháp luật, những biểu hiện trái với kỷ luật và pháp luật.

- Có ý thức tôn trọng pháp luật và tự nguyện rèn luyện tính kỉ luật, tôn trọng những người có tính kỉ luật, trân trọng những người có tính kỉ luật và tuân theo pháp luật.

II. Chuẩn bị.

- SGK,SGV, tư liệu tham khảo, tình huống liên quan đến nội dung bài học, phiếu học tập.

- Sơ đồ hệ thống pháp luật.

- Một số câu chuyện liên quan đến đời sống.

.- Phiếu học tập.

III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học..

- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động nhóm.

- Hình thức dạy học chính: Làm việc theo nhóm.

IV. Tổ chức hoạt động dạy học.

Hoạt động dạy Hoạt động học

Hoạt động khởi động (10 phút)

Mục đích: Tạo tâm thế tích cực cho học sinh, dẫn dắt học sinh vào bài học.

Nội dung: Xem video

Sản phẩm: Học sinh ghi lại được những hình ảnh về lỗi của Tùng qua clip và bày tỏ suy nghĩ của bản thân về những hình ảnh đó.

Cách thức thực hiện:

1. Giáo viên chiếu yêu cầu

1.

(2)

GV chiếu máý cho HS xem vi reo về tiểu phẩm : Tùng là học sinh chậm tiến của lớp, thường xuyên đi học muộn không làm làm bài, học bài, nhiều lúc còn đánh nhau với các bạn ở trong và ngoài nhà trường. Trong dịp tết , Tùng còn bị công an giữ xe đạp vì tội đua xe.

? Qua quan sát tiểu phẩm trên em hãy ghi lại những lỗi mà Tùng vi phạm ?

2. Nhận xét ý kiến trả lời của HS và dẫn vào bài .(Những lỗi vi phạm của Tùng được coi là hành vi vi phạm gì và ai có quyền xử lý những hành vi vi phạm đó cô và các bạn sẽ vào bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ ...)

2. Trả lời câu hỏi

Yêu cầu cần đạt

+ Tùng đã vi phạm về lỗi thường xuyên đi học muộn, đánh nhau với các bạn trong và ngoài trường, tội đua xe.

Hoạt động hình thành kiến thức mới (20 phút )

Tiết 1 ( Theo chủ đề ) Bài 5: PHÁP LUẬT VÀ KỶ LUẬT

HĐ 1: Tìm hiểu những hành vi vi phạm pháp luật qua phần đặt vấn đề.

Mục đích: Học sinh thấy được những hành vi vi phạm pháp luật

Nội dung: Nhưng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật trong SKG mục đặt vấn đề.

Sản phẩm: Hs nhận biết được những hành vi, hậu quả vi phạm pháp luật và rút ra bài học nhận thức cho bản thân thông qua phần đặt vấn đề.

Các thức tiến hành:

Giao nhiệm vụ

HS đọc mục I phần đặt vấn đề , chia lớp

Thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ

(3)

4 nhóm thảo luạn theo 4 câu hỏi, GV quy định thời gian

Câu 1: ( Nhóm 1 ):

Nêu hành vi vi phạm pháp luật của Vũ Xuân Trường và đồng bọn?

Câu 2: ( Nhóm 2 ):

Những hành vi vi phạm pháp luật của Vũ Xuân Trường và đồng bọn gây ra hậu quả gì?

Câu 3: ( Nhóm 3) Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã bị trừng phạt như thế nào?

1. Đại hiện nhóm 1,2,3,4 trình bày

Câu 1: Hành vi vi phạm pháp luật của Vũ Xuân Trường và đồng bọn:

- Mua chuộc, dụ dỗ cán bộ nhà nước, lợi dụng phương tiện của LLCA để vận chuyển, buôn bán ma tuý.

Câu 2: Hậu quả của những hành vi ấy.. Buôn bán, vận chuyển hàng tạ thuốc phiện, hàng trăm kg hê-rô-in, mua chuộc, tiếp tay cho cán bộ nhà nước tiếp tay, che giấu tội ác...

Ảnh hưởng nghiêm trọng tới xã hội.

- Gây cái chết trắng - Gia đình tan nát.

- Huỷ hoại nhân cách con người.

- Cán bộ thoái hoá biến chất.

- Cán bộ ngành công an cũng vi phạm

Câu 3: Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã bị trừng trị: 8 án tử hình, 6 tù chung thân2 án 20 năm tù giam, còn lại từ 1 đến 9 năm tù, tịch thu tài sản liên quan.

Câu 4: Vũ Xuân Trường cùng đồng bọn vi phạm pháp luật. Để chống lại âm mưu xảo quyệt của bọn tội phạm ma túy, các chiến sĩ công an cần có: Dũng cảm mưu trí.Vượt qua khó khăn trở ngại. Vô tư, trong sạch, tôn trọng pháp luật, có tính kỷ luật.

(4)

Câu 4: ( nhóm 4 ) Em có nhận xét gì về hành vi của Vũ Xuân Trường cùng đồng bọn. Để chống lại âm mưu xảo quyệt của bọn tội phạm ma túy, các chiến sĩ công an cần có phẩm chất gì?..( nhóm 4 )

GV: nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của học sinh, chốt kiến thức.

GV qua phần tìm hiểu trên em rút ra bài học gì cho bản thân?

GVKL: Vũ Xuân Trường cùng đồng bọn đã vi phạm pháp luật Việt Nam đã bị trừng trị trước pháp luật.

-GVdẫn dắt vậy PL là gi ...cùng tìm hiểu phần tiếp theo.

HĐ 2: Tìm hiểu khái niệm pháp luật, kỷ luât, mối quan hệ giũa pháp luật và kỷ luật, tác dụng của pháp luật và kỷ luật. thông qua (Phần nội dung bài học )

Mục đích: HS biết được thế nào là pháp luật, kỷ luật , mối quan hệ giữa pháp luật và kỷ luật, tác dụng của pháp luật và kỷ luật.

Nội dung: Đọc, tìm hiểu nội dung bài học và tìm hiểu them một số nội quy, quy định của trường, lớp.

Sản phẩm: Học sinh ghi lại KN pháp luật, KN Kỷ luật và mối quan hệ giữa pháp luật và kỷ luật.Thấy được tác dụng của pháp luật và kỷ luật, đồng thời rút ra được cách rèn luyện kĩ năng "Sống và làm việc phải tuân theo PL"

Các thức tiến hành

* Tiến trình tổ chức các hoạt động học

(5)

tập, GV chia hS thảo luận cặp đôi

- Chiếu ảnh

? 2 bức ảnh cho em biết điều gì?

- Chụp bìa luật giao thông. Nội quy của trường

? Kể thêm một số bộ lậu mà em biết

- Học sinh kể: Các bộ luật

? Các bộ luật khác nội qui của trường như thế nào?

- Học sinh nêu

- Giáo viên chiếu bảng cho học sinh hoạt động cặp đội hoàn thành bảng

? Từ kết quả đó hãy rút ra pháp luật là gì, kỉ luật là gì?

- Tích hợp GDPL:

- Luật GTĐB.

- Luật HNGĐ.

- Luật Pccc - Luật ATGT...

* Pháp luật:

- Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. Nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người

* Kỉ luật.

- Là những quy định, quy ước của một cộng đồng (một tập thể) về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất chặt chẽ của mọi người.

(6)

- Giáo viên giải thích thêm:

Về quy tắc sử sự chung, có tính chất bắt buộc: Có nghĩa đó là những quy xử sự được áp dụng chung cho tất cả mọi người trên phạm vi lãnh thổ đât nước đủ năng lực chấp hành luật theo quy định của pháp luật:

- Các biện pháp thực hiện cụ thể: Giáo dục -> cưỡng chế.

- Giáo viên nhận xét.

Bổ sung thêm:

- Quy ước, hương ước ở nơi dân cư.

- Nội quy làm việc của cơ quan công sở - Giáo viên chiếu nội qui

- Học sinh đọc:

? Những qui định của nội qui của nhà trường qui ước những nội dung nào?

- Về trách nhiệm, nghĩa vụ của người học sinh phải tuân theo

? Nhưng qui ước đó có trái với pháp luật không?

- Không

? Từ đó hãy rút rá mỗi quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật?

* Tích hợp nội dung GDPL

* Quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật

- Những quy định của kỷ luật không được trái với pháp luật, phải tuân theo pháp luật.

* Tác dụng:

- Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.

- Pháp luật và kỷ luật còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân và toàn xã hội phát triển theo một định hướng chung.

-HS trả lời cá nhân

+ Tùng vi pháp kỷ luật (Tùng đã vi phạm về lỗi thường xuyên đi học muộn, đánh nhau với các bạn trong và ngoài trường)

+ Tùng vi phạm pháp luật: tội đua xe.

+ Nhà trường sẽ xử lý vi phạm kỷ luật của Tùng theo qui định nội quy trường lớp.

+ Pháp luật sẽ xử lý hành vi tội đua xe

*Cách rèn luyện

- Thường xuyên, tự giác rèn luyện, thực hiện nội quy của nhà trường, PL Nhà nước ở mọi nơi mọi lúc...

- Biết nhắc nhở mọi người xung quanh thực hiện những qui định của PL...

(7)

?Tại sao trong cuộc sống của chúng ta cần những quy định của pháp luật - kỷ luật?

- Giáo viên chiếu clip/

- Hs quan sát

? Nhà nước điều chỉnh phạt các lỗi do vi phạm pháp luật nhằm mục đích gì?

- Điều chỉnh hành vi Thể hiện ATGT ->

không xảy ra tai nạn.

? Điều gì sẽ xảy ra nếu không có tiếng trống ra, chơi, vào lớp...Không có luật giao thông?

- Hs trả lời

GV giúp HS thấy cái lợi, hại của pháp luật - kỷ luật => Cần có PL - KL.

- GV kết nối với phần hoạt động khởi động :Qua tìm hiểu thế là PL, Thế nào là kỷ luật, quy lại tiểu phẩm ban đầu , các em hãy chỉ ra :

? Những lỗi vi phạm của Tùng được coi là hành vi vi phạm

? Ai có quyền xử lý những hành vi vi phạm đó.

(8)

* Tích hợp nội dung GDPL

?Qua đó em hãy nêu cách rèn luyện kĩ năng "Sống và làm việc phải tuân theo PL"

? Tính kỷ luật của HS biểu hiện như thế nào trong học tập, sinh hoạt hàng ngày?

- GV chốt và kết luận kiến thức trong

HƯỚNG DẪN HS VỀ NHÀ

Hướng hẫn HS chuẩn bị bài cho tiết 2 (15 phút )

Pháp luật nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (GV chiếu và phát phiếu học tập HS hoàn thành vào tiết sau)

*Nhóm 1 hoàn thành nội dung 1, nhóm 2 hoàn thành nội dung 2 1. Đọc và trả lời câu hỏi phần đặt vấn đề

(Tìm hiểu các điều luật phần đặt vấn đề giống nhau và khác nhau như thế nào?)

2. So sánh pháp luật và kỷ luật giống và khác nhau theo nội dung sau:

Tiêu chí so sánh Pháp luật: Đạo đức

- Cơ sở hình thành:

- Tính chất:

- Hình thức thể hiện:

- Các phương thức bảo đảm thực hiện:

*Cá nhân HS hoàn thành các nội dung 3

3. Nêu được đặc điểm cơ bản của PLNCHXHCNVN, lấy ví dụ minh họa cho ba đặc điểm:

- Tính quy phạm phổ biến:

- Tính xác định chặt chẽ:

- Tính bắt buộc (tính cưỡng chế)

- Nhóm 3 hoàn thành câu hỏi thảo luận 1,2 sau:

+ Câu 1: Em hiểu bản chất của pháp luật VN như thế nào?

+ Câu 2: Nêu vài trò của PL nước CHXHCNVN

(9)

- Hoàn thành bài tập Bài tập 1 SKG trang 60 Bài tập1, 2,3 thuộc bài 5 “ pháp luật và kỷ luật”

Hoạt động luyện tập ( 70 phút )

Tiết 2,3 ( theo chủ đề ) Bài 21: PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Hoạt động dạy Hoạt động học

Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề

Mục đích: HS biết được những quy định chung của các điều luật thông qua phần đặt vấn đề.

Nội dung: Đọc thông tin nội dung phần đặt vấn đề

Sản phẩm: HS ghi lại được những quy định chung về các điều luật , rút ra quy định chung của các điều luật được quy đinh trong hệ thống pháp luật VN

Cách thức thục hiện 1. Gv chiếu Điều 30 (Hiến pháp 2013, Điều 132

Điều 189 (BLHS 1999)

- Gọi học sinh đọc:

Yêu cầu: Nhóm 1,2 trình bày phần sản phẩm ( GV đã giao nhiệm vụ từ tiết trước)

Câu 1: Điều 30 (Hiến pháp 2013) quy định như thế nào về quyền khiếu nại và tố cáo của công dân (khi khiếu nại công dân được làm gì và không được làm gì?)

Câu 2: Điều 132 (BLHS 1999) quy định hành vi vi phạm quyền khiếu nại và tố cáo sẽ bị xử lí như thế nào?

1. Học sinh cả lớp quan sát . 2. Nhóm 1phân công trình bày.

3.Trả lời câu hỏi

*Yêu cầu cần đat:

Câu 1:

- Công dân được khiếu nại, tố cáo

- Công dân không được trả thù người khiếu nại tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại tố cáo để vu khống, vu cáo.

Câu 2:

- Bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm.

- Bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Câu 3:

1- Phạt từ 10 -> 100 triệu...phạt tù 6 tháng -> 01 năm 2- Phạt tù 03 đến 10 năm trong các trường hợp:

3- Phạt tù 07 đến 15 năm trong các trường hợp….

- Các quy định trên do chủ thể nào ban hành, nhằm mục đích:

Đều là các quy định, ai vi phạm sẽ bị: phạt tiền, phạt cải tạo, phạt tù, do nhà nước ban hành, làm quy tắc sử sự chung trong xã hội, bắt buộc mọi công dân phải tuân theo

(10)

Câu 3: Điều 189 (BLHS 1999) quy định xử lí hành vi đốt phá rừng trái phép hoặc hủy hoại rừng bị xử lí như thế nào?

Câu hỏi chung

? Nhận xét về các quy định được nêu ra ở Điều 74 (HP) Điều 132, 189 (BLHS).

? Các quy định trên do chủ thể nào ban hành, nhằm mục đích gì?

- Điều 74 (HP) Điều 132, 189 (BLHS). - Đều là các quy định, ai vi phạm sẽ bị: phạt tiền, phạt cải tạo, phạt tù, do nhà nước ban hành, làm quy tắc sử sự chung trong xã hội, bắt buộc mọi công dân phải tuân theo

2. Giáo viên nhận xét ý kiến trả lời của học sinh và dẫn dắt vào bài học.

HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học Mục đích:

- Biết sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật

- HS thấy được những đặc điểm cơ bản của pháp luật, bản chất, vai trò của pháp luật.

Nội dung: Nghiên cứu phần nội dung bài học, một số điều luât, quan sát Clip ghi lại những vi phạm theo bộ luật giao thông quy định

Sản phẩm:

Hs trình bày được sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật, nêu được đặc điểm cơ bản của pháp luật. Nắm được bản chất, vai trò của PL nước

(11)

CHXHCNVN.

Các thức tiến hành Giao nhiệm vụ

? Qua việc tìm hiểu phần ĐVĐ, và tiết học trơưcs em hãy nhắc lại thế nào là pháp luật?

- GV chốt lại: Pháp luật là quy tắc xử sự chung và có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành.

? Em hiểu quy tắc xử sự chung là gì?

? Em hiểu bắt buộc là gì?

? Em hiểu các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế là gì?

GV kết luận : Cưỡng chế là các biện pháp mà Nhà nước bắt buộc các tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm pháp lí do vi phạm các quy định của pháp luật

-> làm rõ hơn ở đắc điểm của PL

? Vì sao nhà nước phải ban hành pháp luật?

- HS: Để nhà nước quản lí NN, xã hội....

- Một tập thể như lớp học, trường học cũng cần có những

TCSS Pháp

luật Đạo đức - Cơ sở

hình thành:

Do nhà nước ban hành

Thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân.

(12)

biện pháp để quản lí.

? Ở trường em có những quy định gì để quản lí học sinh - HS: nêu một số nội quy của trường.

? Những quy định của trường em có phải là pháp luật không?

- HS: Đó không phải pháp luật. Đó là các chuẩn mực về kỉ luật và đạo đức trong nhà trường.

? Giữa pháp luật và đạo đức có điểm gì khác nhau. Hãy hoàn thành bảng so sánh sau để làm rõ điều đó. (GV yêu cầu nhóm 3,4 trình bày phần thảo luận giao nhiệm vụ từ tiết trước)

TCSS Phá p luật

Đạ o đứ c - Cơ

sở hình thành:

- Tính chất:

- Hình thức thể hiện:

- Các

- Tính chất:

Có tính bắt buộc.

Không bắt buộc

- Hình thức thể hiện:

Các văn bản pháp luật.

Ca dao, tục ngữ, châm ngôn...

(13)

phươn g thức bảo đảm thực hiện:

- GVKL: Giữa pháp luật và đạo đức có sự khác nhau về cơ sở hình thành, tính chất và hình thức thể hiện: Pháp luật do nhà nước ban hành, có tính bắt buộc và được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế .

-> Đó cũng là đặc điểm chung của pháp luật.

- Để tìm hiểu đặc điểm của pháp luật các em cùng chơi trò: Ai nhanh hơn - Nêu thể lệ

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi - Nhận xét, cho điểm, công bố đội thắng

- GVKL: Các quy định: gặp đèn đỏ người, phương tiện giao thông phải dừng lại, kinh doanh

(14)

phải kê khai mặt hàng, đóng thuế, mỗi gia đình được đẻ 1 đến 2 con là những chuẩn mực, khuôn mẫu... không chỉ dành riêng cho một cá nhân, tổ chức cụ thể mà áp dụng cho tất cả các chủ thể

-> Đặc điểm này người ta gọi là tính quy phạm phổ biển của pháp luật.

? Em hiểu tính quy phạm phổ biến là gì?

- GVKL: Có thể nhận thấy Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến (đã là luật thì ai cũng phải thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc)

=>Là các chuẩn mực về ứng xử chung các quy định của pháp luật cần phải chặt chẽ như thế nào?

- Gv Chiếu. Đ. 189 (BLHS)

- Hs quan sát

? Tội hủy hoại rừng có các mức xử lí như thế nào? (mấy mức?) Mỗi mức xử lí được cụ thể hóa như thế nào?

- HS: Phạt tiền; phạt cải tạo; phạt tù tùy

*Đặc điểm của pháp luật:

- Tính quy phạm phổ biến:

+ Những quy định của pháp luật mang tính khuôn mẫu, là quy định chung cho tất cả mọi người.

- Tính xác định chặt chẽ:

+ Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ trong các văn bản pháp luật.

- Tính bắt buộc (tính cưỡng chế)

+ Pháp luật mang tính quyền lực nhà nước bắt buộc mọi người phải tuân theo. Ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo quy định.

*Bản chất Pháp luật Việt Nam:

- Thể hiện ý chí của gia cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãng đạo của Đảng CS.

*Vai trò Pháp luật:

- Là công cụ thực hiện để quản lí Nhà nước, quản lí kinh tế, VH xã hội; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn XH; là phương tiện phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CD, bảo đảm công bằng XH

(15)

theo mức độ vi phạm. Các mức xử lí cụ thể, chi tiết.

? Vì sao Điều 189 (BLHS) phải quy định các mức phạt cụ thể, chi tiết như vậy?

- Đảm bảo tính rõ ràng, chính xác, chặt chẽ để áp dụng vào cuộc sồng để xử lí đúng người, đúng tội.

- Chiếu luật: GTĐB, yêu cầu học sinh quan sát.

- Yêu cầu học sinh đọc Điều 3

? Vì sao trong bộ luật GTĐB phải giải thích nghĩa của 1 số từ ngữ?

- Để hiểu chính xác, cụ thể, đúng về từ ngữ trong các điều luật

Gv: Để các điều luật được rõ ràng chính xác thì lời văn trong các bộ luật phải chính xác, cụ thể, dễ hiểu, không đa nghĩa. Nếu không đúng được yêu cầu này, chủ thể sẽ hiểu sai, hiểu khác. Người xấu có thể lách luật vi phạm các quy định mà pháp luật không xử lí được

(16)

* GVKL: Các văn bản pháp luật được quy định chặt chẽ, rõ ràng để làm căn cứ xử lí những hành vi vi phạm.

- Gv chuyển: cưỡng chế là một trong những đặc điểm thể hiện quyền lực nhà nước trong pháp luật, tính cưỡng chế được thể hiện ntn?

- HS quan sát Clip

? Vì sao bạn học sinh lại bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe.

- HS: Vì lỗi vi phạm luật giao thông đi ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

? Theo em bạn HS đó bị xử lí như thế nào?.

- Phạt hành chính.

GV: Mặc dù biết quy định nhưng vẫn vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lí.

? Vậy với những quy định của pháp luật, công dân không chấp hành có được không?

-HS: Công dân bắt buộc phải chấp hành những quy định này.

Nếu không sẽ bị phạt -> cưỡng chế

(17)

buộc phải chấp hành.

- GVKL: Nhà nước ban hành pháp luật không phải để ai muốn tuân thủ thì tuân thủ, ai không muốn thì thôi. Tùy từng hành vi trái pháp luật mà NN có những chế tài riêng nhằm cưỡng chế.

VD: bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong thương mại, phạt tiền tước GPLX trong hành chính hay thậm chí phạt tù trong hình sự...và việc cưỡng chế sẽ được thực hiện bằng quyền lực nhà nước thông qua hệ thống cơ quan tư pháp, công an, cảnh sát...

? Như vậy, pháp luật có mấy đặc điểm? Là những đặc điểm gì?

HS: Khái quát

GV: Đây cũng chính là mục 2 phần nội dung bài học. Các em cần nắm vững.

(18)

? Ở trường em đã được tuyên truyền những quy định nào của pháp luật?

- GTĐB, Nghị định 36/CP: Cấm buôn bán, vận chuyển, tàng trữ sử dụng pháo nổ...

- Việc chấp hành của các bạn như thế nào? (nghiêm túc chưa?)

- Hs đánh giá.

? Để chấp hành tốt các quy định của pháp luật thì mỗi người cần phải làm gì?

GV yêu cầu nhóm 3, trình bày phần theo luận theo 2 câu hỏi :

? Em hiểu bản chất của pháp luật VN như thế nào?

? Nêu vài trò của PL nước CHXHCNVN

GV giao nhiệm vụ chuẩn bị về nhà tiết sau (20 phút )

- Chia theo bàn thảo luận thống nhất bài tập 1,2,3 đối với bài “ Pháp luật và kỷ luật”

- Nhóm 1,2 thảo luận về biện pháp rèn luyện tính kỷ luật đối với học sinh + Tính kỷ luật của HS biểu hiện như thế nào trongn học tập, trong sinh hoạt hang ngày, ở nhà và cộng đồng

(19)

+ Biện pháp rèn luyện tính kỷ luật của HS như thế nào?

- Nhóm 3,4 Sưu tầm những mẫu chuyện, những tấm gương bảo vệ pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

Hoạt động dạy Hoạt động học

Hoạt động vân dụng (25 Phút ) Mục đích

- Biết đánh giá các tình huống xảy ra hàng ngày ở trường và ngoài xã hội.

- Biết vận dụng một số quy định pháp luật đã học vào cuộc sống hàng ngày.

Nội dung: Tìm hiểu một số bài tập SKG và một số bài tập tình huống GDCD Sản phẩm:

- Biết vận dụng một số quy định pháp luật đã học vào cuộc sống hàng ngày, có ý thức chấp hành kỷ luật và pháp luật

Các thức tiến hành

1. Giáo viên chiếu nọi dung bài tập 1,2,3 yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo bàn hoàn thành và trình bày phần giao nhiệm vụ tiết trước nội dung thảo luận : - Bài tập 1,2,3 bài “ Pháp luật và kỷ luật”

1. Học sinh cả lớp quan sát 2. HS trả lời

Yêu cầu cần đat:

Bài tập 1.

- Quan niệm đó sai -> Pháp luật là cần cho mọi ngườ, ai cũng phải tuân thủ

Bài tập 2.

- Nội quy nhà trường, cơ quan không thể là pháp luật. -> Vì đó là quy ước của 1 tập thể.

Bài tập 3.

- Đồng ý với bạn Liên đội trưởng.

Vì Đội là một tổ chức trong nhà trường, Đến muộn là không tuân thủ qui đinh về thời gian-> Vi phạm qui ước về thời gian -> Coi là vi phạm kỉ luật

Hoạt động mở rộng ( 20 phút )

Mục đích: HS thảo luận biện pháp rèn luyện tính kỷ luật

Nội dung: HS trao đổi, tháo luận để rút ra những biện pháp rèn luyện tính kỷ luật trong học tập ,trong sinh hoạt, ngoài cộng đồng

Sản phẩm: HS thu nhận được những điều thiết thực,các em có ý thức tự giác sống và làm việc theo nề nếp, kỷ luật và tuân theo pháp luật.

Các thức tiến hành

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Giao nhiệm vụ

- Nhóm 1, 2: tháo luận về biện pháp rèn luyện tính kỷ luật đối với HS được biểu hiện ( trong học tập, trong sinh hoạt hàng ngày, trong cộng đồng)

1. Các nhóm thực hiện nhiệm vụ, phân công trình bày

2. Yêu cầu cần đạt - Nhóm 1,2:

+ Biểu hiện trong học tập: phải tự giác vượt khó, đi học đúng giờ,

(20)

- Nhóm 3,4: Sưu tầm đọc viết bài trước lớp về tấm gương sống và làm việc tuân theo pháp luật

không quay cóp…biết tự đánh giá kiểm tra kiến thức, tự lập kế hoạch, tự bồi dưỡng, để đạt mục tiêu, kế hoạch học tập

+ Biểu hiện trong sinh hoạt trong gia đình và cộng đồng như: tự giác hoàn thành những công việc, có trách nhiệm đối với công việc chung và mọi người xung quanh không bị sa ngã và bị cám dỗ vào các tệ nạn xã hội, biết điều chính kế hoạch cá nhân khi cần thiết..

- Nhóm 3,4: kể và viết được tấm gương việc tốt về chấp hành tốt pháp luật..

GV: Tổng kết nội dung chủ đề 4 tiết, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm và hướng dẫn HS chuẩn bị bài tiếp theo

V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Hình

- Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều, làm cho cây sai quả. - Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu

- Năng lực thí nghiệm: Làm thí nghiệm tìm hiểu nhu cầu của nước và muối khoáng đối với cây.Thiết kế thí nghiệm chứng minh nhu cầu một số loại muối khoáng đối

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Mục tiêu: Quan sát được hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân biến dạng, thấy được chức năng đối với

- Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học -Tích hợp GDBĐKH: Giun đốt có vai trò làm thức ăn cho người và động vật, làm cho

Vận dụng kiến thức: Biết vai trò của các ngành động vật đã học. Tìm các biện pháp khai thác mặt có lợi và các biện pháp hạn chế mặt có hại... HS: Ôn lại

- Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển2. Năng lực

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO NGOÀI CỦA THỎ THÍCH NGHI VỚI ĐỜI SỐNG VÀ TẬP TÍNH.. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI