• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:12/10/2019

Ngày dạy:16/10 Tiết: 16

BÀI 16: THỰC HÀNH : MỔ VÀ QUAN SÁT GIUN ĐẤT (T2) I/ Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

Nhận biết được loài giun khoang, chỉ rõ cấu tạo trong (1 số nội quan) 2.Kĩ năng:

- Tập thao tác mổ ĐVKXS và rèn kĩ năng mổ.

- Kĩ năng quan sát lĩnh hội kiến thức.

Giáo dục kĩ năng sống

- Kĩ năng chia sẻ thông tin trong khi mổ và quan sát giun đất.

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm.

- Kĩ năng hợp tác trong nhóm, quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công.

3.Thái độ:

Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì và tinh thần hợp tác trong giờ thực hành - Giáo dục ý thức tôn trọng mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường

- Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học -Tích hợp GDBĐKH: Giun đốt có vai trò làm thức ăn cho người và động vật, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ, làm thuốc chữa bệnh  Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.

4. Các năng lực hướng tới:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự quản lí.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

* Năng lực chuyên biệt:

(2)

- Năng lực kiến thức Sinh học: Cấu tạo các hệ cơ quan giun đất

- Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sátđề xuất dự đoán, thiết kế thí nghiệm, thu thập, xử lí kết quả, đưa kết luận.

- Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm: Thực hiện an toàn phòng thí nghiệm, bảo quản mẫu vật thật.

II/ Chuẩn bị

1. GV: Bộ đồ mổ (chuẩn bị cho mỗi nhóm) + Tranh câm H 16.3 SGK 2. HS: Mỗi nhóm 1-2 con giun đất

III/ Phương pháp

Thực hành, quan sát, trực quan IV/Tiến trình giờ dạy

1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (5p)

Câu hỏi: Trình bày cấu tạo ngoài của giun đất - Các vòng tơ ở mỗi đốt (chi bên)

+ Quanh mỗi đốt có vòng tơ.

+ Mặt lưng màu sẫm.

+ Mặt bụng màu nhạt có lỗ sinh dục.

+ Đai sinh dục ở đốt 14, 15, 16 tính từ miệng.

+ Trên đai sinh dục ở mặt bụng có lỗ sinh dục cái.

+ Sau đai ( đốt 18) có lỗ sinh dục đực.

- Kiểm tra sự chuẩn bị giun của HS 3 . Các hoạt động dạy học:

Mở bài: Cấu tạo trong giun đất thể hiện sự thích nghi với đời sống như thế nào ? Hoạt động 1: Tổ chức thực hành (5 p)

GV kiểm tra mẫu HS mang đi  Nhận xét.

(3)

GV: Phát dụng cụ thực hành cho các nhóm; Y/c HS tiến hành làm bài thực hành.

Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành (5 p) * Cách mổ giun

- Mục tiêu: HS nắm được các thao tác mổ ĐVKXS.

- PP dạy học: pp thực hành, pp nhóm - Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật chia nhóm Giáo viên nêu yêu cầu của bài thực hành.

GV: Hướng dẫn HS quy trình thực hành.

GV hướng dẫn HS các thao tác mổ.

GV: y/c nhắc lại cách xử lí mẫu?

GV: Lưu ý HS dùng cồn loãng, thao tác nhanh, kiểm tra mẫu thực hành của các nhóm, nếu nhóm nào chưa làm được  GV hướng dẫn thêm.

GV yêu cầu HS các nhóm quan sát H16.2 đọc các thông tin SGK tr.57. HS: Các nhóm quan sát hình đọc kĩ các bước tiến hành mổ .

GV: lưu ý hướng dẫn HS tỉ mỉ.

GV: y/c các nhóm báo cáo kết quả của từng nhóm và ghi vào bảng.

Hoạt động 3: Học sinh tiến hành thực hành (15 p) * Quan sát cấu tạo trong của giun đất

- Mục tiêu: Chỉ rõ được cấu tạo trong của giun đất.

- PP dạy học: pp thực hành, pp nhóm,hỏi đáp

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật chia nhóm, kt đặt câu hỏi GV: Y/c thực hành mổ giun đất

HS: Thực hành mổ giun đất, 1 đại diện mổ thành viên khác giữ lau dịch cho sạch mẫu.

GV: Kiểm tra sản phẩm của các nhóm bằng cách:

+ Gọi 1 nhóm mổ đẹp đúng trình bày thao tác mổ + Một nhóm mổ chưa đúng trình bày thao tác mổ.

? Vì sao mổ chưa đúng hay nát các nội quan ?.

(4)

HS: Đại diện nhóm lên trình bày kết quả. Nhóm khác theo dõi góp ý nhóm mổ chưa đúng

GV: + Mổ mặt lưng, nhẹ tay đường kéo ngắn, tách nội quan từ từ , ngâm vào nước + Ở giun đất có thể xoang chứa dịch liên quan đến việc di chuyển của giun đất GV hướng dẫn: Dùng kéo nhọn tách nhẹ nội quan. Dựa vào H16.3A nhận biết các bộ phận của hệ tiêu hóa .

+ Dựa vào H16.3B quan sát các bộ phận của hệ sinh dục.

+ Gạt ống tiêu hóa sang bên để quan sát hệ thần kinh màu trắng ở bụng.

+ Hoàn thành chú thích ở H16B -C SGK HS: Trong nhóm :

+ 1 HS thao tác gỡ nội quan .

+ HS khác đối chiếu với SGK để xác định các hệ cơ quan .

GV kiểm tra bằng cách gọi đại diện nhóm lên bảng chú thích vào hình câm.

+ Ghi chú hình vẽ.

+ Đại diện các nhóm lên chữa bài, nhóm khác bổ sung.

Các nhóm theo dõi, tự sửa lỗi nếu cần.

GV hỏi:

+ So sánh giun đất với giun tròn, tìm ra c/quan và hệ c/quan mới xuất hiện ở giun đất.

+ Hệ cơ quan mới ở giun đất có cấu tạo như thế nào?

GV gọi đại diện nhóm trả lời.

HS: Đại diện nhóm phát biểu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV nhận xét đánh giá và bổ sung.

+ Khoang cơ thể chính thức có chứa dịch  cơ thể căng.

+ Thành cơ thể có lớp mô bì tiết chất nhầy  da trơn.

+ Dạ dày có thành cơ dày có khả năng co bóp nghiền thức ăn.

+ Hệ thần kinh: dạng chuỗi hạch.

+ Hệ tuần hoàn: GV giảng giải: Di chuyển của máu.

(5)

GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi:

? Quá trình tiêu hoá của giun đất diễn ra như thế nào?

? Vì sao khi mưa nhiều, nước ngập úng, giun đất chui lên mặt đất?

? Cuốc phải giun đất, thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra, đó là chất gì? Tại sao nó có màu đỏ?

HS: Cá nhân đọc thông tin trang 54, ghi nhớ kiến thức, trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời, yêu cầu:

+ Quá trình tiêu hoá: sự hoạt động của dạ dày và vai trò của enzim.

+ Nước ngập, giun đất không hô hấp được, phải chui lên.

+ Chất lỏng đó là máu, do máu có O2. GV yờu cầu học sinh rút ra kết luận.

Hoạt động 4: Báo cáo kết quả thực hành (10 phút)

* GV yêu cầu HS lên đọc kết quả thực hành.

* HS:  Cấu tạo trong của giun đất + Có khoang cơ thể chính thức + Hệ tiêu hoá:

Phân hoá rừ lỗ miệng  hầu  thực quản  diều  dạ dày cơ  ruột  hậu môn.

ruột tịt

+ Hệ tuần hoàn: Mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu (tim đơn giản), tuần hoàn kín.

+ Hệ thần kinh: Chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh.

 Dinh dưỡng: Giun dất hô hấp qua da.

- Thức ăn giun đất qua lỗ miệng  hầu  diều (chứa thức ăn)  dạ dày (nghiền nhỏ)  enzim biến đổi  ruột tịt  bã đưa ra ngoài.

- Dinh dưỡng qua thành ruột vào máu.

4. Nhận xét – đánh giá (3 p)

HS: tự nhận xét trong nhóm về thao tác mổ giun và kết quả quan sát nội quan.

(6)

GV đánh giá chung buổi thực hành: ý thức, kết quả. Cho điểm các nhóm làm tốt, nhắc nhở các nhóm làm việc chưa tích cực.

Y/c: lau rửa thu dọn đồ dùng. Vệ sinh lớp học 5. Hướng dẫn học ở nhà (1 p )

- Hoàn thành bài thu hoạch

- Nghiên cứu trước bài : “Một số giun đốt khác. Đặc điểm chung của giun đốt”

V/ Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Brooks (2007) Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc kết hợp giữa hai yếu tố thiết lập mục tiêu và sự hài lòng trong công việc là cách tốt nhất dự đoán động lực làm

Sự khác biệt về mức độ hài lòng của nhân viên đối với các yếu tố tạo động lực làm việc theo trình độ chuyên môn dựa trên kết quả kiểm định One – Way

Bảo hiểm xã hội huyện Kỳ Anhđã nhận thức được vai trò quan trọng của tiền lương trong việc động viên, khuyến khích tinh thần người lao động và

Tác giả nghiên cứu dựa trên mô hình mười yếu tố động viên của KoVach và điều chỉnh các yếu tố động viên nhân viên sao cho phù hợp với điều kiện ở Công ty bao gồm 43 biến

Enter, từ mô hình ban đầu 6 yếu tố tác động, kết quả đã xác định được một yếu tố tác động lớn nhất đến tạo động lực làm việc cho người lao động đó là yếu tố “ Đào tạo

“Việc sử dụng kết quả đánh giá một cách hiệu quả không chỉ giúp cho doanh nghiệp có được các quyết định nhân sự đúng đắn mà còn là biện pháp kích thích

Đó là sự chuyển dịch khá tích cực về cơ cấu hộ gia đình trên địa bàn huyện trong 5 năm qua,hộ nông nghiệp giảm bởi lý do như đã nêu ở trên là nhằm phân công

- Tôn trọng những thành tựu của khoa học trong nghiên cứu cơ thể người Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học;.. - Khiêm tốn,