• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 25/10/2019 Ngày giảng: 30/10

Tiết 20

CHƯƠNG IV: NGÀNH THÂN MỀM

BÀI 18. TRAI SÔNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, cách di chuyển của trai sông đại diện của Thân mềm . - Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển .

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài học:

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, quan sát phân tích kênh hình.

* Kĩ năng sống:

- Kĩ năng phân tích, đối chiếu, khái quát.

- Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, hợp tác, lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng ứng xử, giao tiếp khi thảo luận.

3. Thái độ

- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ động vật.

4. Năng lực đạt được

Năng lực quan sát, thực hành.

Năng lực phân tích, nhận biết Năng lực tự nghiên cứu

II. PHƯƠNG PHÁP

Hoạt động nhóm, vấn đáp tìm tòi, trực quan.

III. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS

* GV: - Máy tính, máy chiếu

(2)

- Vật mẫu : trai sông và 1 số mảnh vỏ trai.

- Khay mổ

* HS: mỗi nhóm 1 con trai sông

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY - GIÁO DỤC

1. Ổn định lớp (1 p )

2. Kiểm tra bài cũ: giới thiệu các ngành ĐV đã học 3. Bài mới(38p)

- Vào bài: GV giới thiệu chung về ngành thân mềm (2p) HĐ1: Tìm hiểu hình dạng, cấu tạo ( 16p ) Mục tiêu: Nắm được hình dạng, cấu tạo của trai

Phương thức tổ chức: dạy học phân hóa

PP dạy học: pp thực hành, pp học nhóm, đàm thoại. pp nêu vấn đề Kĩ thuật dạy học: kt chia nhóm, kt sử dụng dụng cụ thực hành

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG

VĐ 1: Vỏ trai

- GV yêu cầu HS quan sát mẫu vật cho biết:

? Con trai có thể chia làm mấy phần - HS: vỏ và thân bên trong

- GV chiếu H18.1hỏi : + Vỏ trai gồm mấy mảnh?

+ Hình dạng vỏ?

- HS: qs hình và mẫu vật, đọc chú thích trả lời chính xác

- GV yc HS xác định trên mẫu vật và trên hình

- GV: chuẩn kiến thức

I.

Hình dạng , cấu tạo 1. Vỏ trai

- Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng.

(3)

- GV chiếu hình 18.2:

? Cấu tạo trong của vỏ trai

- HS qs hình, đọc chú thích xác định được trên hình chiếu của GV

- GV chuẩn kiến thức - GV mở rộng:

+ Mài mặt ngoài vỏ trai ngửi thấy mùi khét vì sao? (phía ngoài là lớp sừng có thành phần giống tổ chức sừng như các ĐV khác, nên khi mài nóng cháy, chúng có mùi khét) lộ ra phần trắng đá vôi

+ Trai tự vệ bằng cách nào? (co chân, khép vỏ. Nhờ vỏ cứng rắn có khả năng khép mở

→ bảo vệ cơ thể trai)

+ Để mở vỏ trai quan sát bên trong phải làm thế nào? Trai chết thì vỏ mở? Tại sao? (Cắt dây chằng phía lưng, luồn lưỡi dao qua khe vỏ cắt cơ khép trước và sau của trai. Cơ khép vỏ bị cắt, lập tức vỏ mở ra, do tính tự động của dây chằng bản lề vỏ trai có tính đàn hồi cao.Vì thế khi trai bị chết, vỏ mở ra)

VĐ2: Cơ thể trai

- GV: hướng dẫn HS mở vỏ trai quan sát phần cơ thể trai và trả lời câu hỏi:

+TS trai sông xếp vào ngành thân mềm?

+ Nêu cấu tạo trong của trai.

- HS: mổ trai quan sát

- GV chiếu hình 18.3 yc HS xác định cấu tạo cơ thể trai trên hình

- HS ghi nhớ kiến thức lên chỉ hình

- GV: ?Em có nhận xét gì về sự phát triển

- Vỏ cấu tạo gồm 3 lớp:

+ lớp sừng: ở ngoài + lớp đá vôi: ở giữa

+ lớp xà cừ (óng ánh): ở trong .

2. Cơ thể trai

- Cơ thể trai cấu tạo gồm 3 lớp:

+ Ngoài: áo trai tạo thành khoang có ống hút và ống thoát

+ Giữa: tấm mang

+ Trong: thân trai, chân rìu

(4)

của đầu trai? Nguyên nhân (đầu trai tiêu giảm, do thích nghi với lối sống chui rúc)

HĐ 2: Di chuyển và dinh dưỡng ( 10p ) Mục tiêu: Nắm được cách di chuyển, dinh dưỡng của trai Phương thức tổ chức: dạy học phân hóa

PP dạy học: pp thực hành, pp học nhóm, đàm thoại. pp nêu vấn đề Kĩ thuật dạy học: kt chia nhóm, kt sử dụng dụng cụ thực hành

VĐ1: Di chuyển

- GV:chiếu hình 18.4, yc HS quan sát:

?Giải thích cơ chế giúp trai di chuyển được trong bùn theo chiều mũi tên?

- HS: trả lời, HS khác bổ sung - GV: chuẩn kiến thức.

VĐ2: Dinh dưỡng

- GV yc HS quan sát hình chiếu 18.4, nghiên cứu thông tin SGK

? Dòng nước qua ống hút vào khoang áo mang theo những chất gì vào miệng và mang trai?

- HS: Dòng nước mang theo thức ăn vào miệng trai, Oxi vào mang trai.

II. Di chuyển và dinh dưỡng 1. Di chuyển

- Di chuyển : nhờ chân hình lưỡi rìu thò ra thụt vào, kết hợp với động tác đóng mở vỏ mà trai di chuyển chậm chạp trong bùn.

2. Dinh dưỡng

- Dinh dưỡng thụ động

(5)

? Trai lấy mồi ăn và ô xi chỉ nhờ vào cơ chế lọc từ nước hút vào, đó là kiểu dinh dưỡng gì?

- HS: Dinh dưỡng thụ động

- GV bổ sung : do có lối sống ít di chuyển, sống chui rúc trong bùn lên thụ động cả trong dinh dưỡng và sinh sản

- GV mở rộng vai trò lọc nước của trai sông

- Nhờ hai đôi tấm miệng và 2 đôi tấm mang, trai lấy được thức ăn và Oxi

HĐ 3: Sinh sản (10p)

Mục tiêu: Nắm được hình thức sinh sản và phát triển của trai Phương thức tổ chức: dạy học phân hóa

PP dạy học: pp thực hành, pp học nhóm, đàm thoại. pp nêu vấn đề Kĩ thuật dạy học: kt chia nhóm, kt sử dụng dụng cụ thực hành - GV : yc HS nghiên cứu tt điền sơ đồ về hình

thức sinh sản của trai sông

- GV cho các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi:

+Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ?

+ Ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng bám vào mang và da cá?

+ Nhiều ao đào thả cá, không thả trai, mà tự nhiên có trai, tại sao?

- HS thảo luận trả lời được:

+ Bảo vệ trứng và ấu trùng khỏi bị ĐV khác ăn mất. Mặt khác, ở đây rất giàu dưỡng khí và thức ăn

+ Để di chuyển đến nơi xa, đây là 1 hình thức thích nghi phát tán nòi giống, bảo vệ nòi giống + Vì ấu trùng của trai thường bám vào mang và da cá, khi mưa cá vượt bờ mang ấu trùng trai vào ao

III. Sinh sản

- Trai phân tính .

- Trứng thụ tinh -> ấu trùng ->

trai trưởng thành .

(6)

- GV nhận xét, bổ sung giúp HS rút ra tiểu kết.

- Qua bài học này em hiểu gì về trai sông?

4 . Củng cố (4p) - GV yc HS làm BT:

? Những câu dưới đây là đúng hay sai( hãy viết đúng hoạc sai vào  ).

 a. Trai xếp vào thân mềm vì có thân mềm không phân đốt.

 b. Cơ thể trai gồm 3 phần: đầu trai, thân trai, chân.

 c. Trai di chuyển nhờ chân rìu.

 d. Trai lấy thức ăn nhờ cơ chế lọc từ nước hút vào.

 g. Cơ thể trai đối xứng hai bên.

5. Hướng dẫn (2p)

- Học theo bài ghi và trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Mỗi nhóm chuẩn bị 1 con trai giờ sau thực hành, 1 bình nước sạch, 1 vỏ trai.

V. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển của tôm sông (18p) - Mục tiêu: HS giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm thích nghi với đời

- Năng lực kiến thức Sinh học: Cách mổ tôm, các nội quan về hệ tiêu hóa, hệ thần kinh của tôm sông.. - Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát, thiết kế thí

Nhận biết thêm 1 số đại diện khác của lớp hình nhện như: cái ghẻ, ve bò, bọ cạp thích nghi với các môi trường và lối sống khác nhau  Đặc điểm chung của lớp

+ Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể sinh vật (thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống trên

- Kĩ năng tìm kiếm và sử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát hình để tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài, đặc điểm chung về cấu tạo cơ thể thích nghi

- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.. - Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh và kiểu

Mỏ cim ăn thịt Mỏ chim ăn côn trùng Mỏ chim hút mật Mỏ chim ăn hạt.. Mỏ chim

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO NGOÀI CỦA THỎ THÍCH NGHI VỚI ĐỜI SỐNG VÀ TẬP TÍNH.. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI