• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 1/2/2020

Ngày dạy: 6/2 Tiết 43

Bài 40. SỰ ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP BÒ SÁT

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- HS nắm được sự đa dạng của bò sát thể hiện ở số loài, môi trường sống và lối sống.

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng phân biệt 3 bộ thường gặp trong lớp bò sát.

- Giải thích được lí do sự phồn thịnh và diệt vong của khủng long.

- Nêu được vai trò của bò sát trong tự nhiên và đời sống.

- HS khá giỏi: Nêu được một số nguyên nhân giải thích các loài khủng long cỡ nhỏ vẫn tồn tại đến ngày nay.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát tranh.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

* Kĩ năng sống

- Kĩ năng tìm kiếm và sử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát hình để tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài, đặc điểm chung về cấu tạo cơ thể thích nghi với môi trường sống, về hoạt động sống và vai trò của bò sát với đời sống .

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng so sánh, phân tích, khái quát để rút ra đặc điểm chung của lớp Bò sát.

- Kĩ năng tự tin trình bầy ý kiến trước tổ.

3. Thái độ

Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Học sinh có trách nhiệm khi đánh giá về tầm quan trọng của mỗi loài động vật.

+ Yêu quý thiên nhiên, sống hạnh phúc, sống yêu thương.

+ Tôn trọng mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường.

+ Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể sinh vật

(2)

+ Giáo dục học sinh biết bảo vệ những loài bò sát có ích, có ý thức phòng tránh những loài rắn độc và tuyên truyền mọi người nuôi đúng cách các loài rắn độc có giá trị kinh tế cao; có ý thức bảo vệ các loài bò sát có ích.

4.Năng lực cần đạt

- Phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực trình bày II. CHUẨN BỊ

* Giáo viên: - Tranh một số loài khủng long.

- Băng hình về tập tính của khủng long và bò sát (nếu có)

* Học sinh: - Sưu tầm tranh ảnh về các loài bò sát - Tìm hiểu về thời kì khủng long

III .PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học nhóm.

- Trực quan - Vấn đáp - tìm tòi

IV .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC – GIÁO DỤC 1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

? Trình bày những đđiểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn Trả lời: Xuất hiện xương sườn cùng xương mỏ ác tạo thành lồng ngực.

Ruột già có khả năng hấp thụ lại nước.

Phổi có nhiều vách ngăn.

Tâm thất xuất hiện vách hụt.

Xoang huyệt có khả năng hấp thụ nước.

Não trước và tiểu não phát triển 3. Bài mới (34’)

HĐ 1: Sự đa dạng của bò sát (9’) - Mục tiêu: Giải thích được bò sát rất đa dạng

+ Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài phân biệt bộ có vảy, bộ cá sấu, bộ rùa - Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa

- PP dạy học: Thực hành- quan sát, trực quan, vấn đáp tìm tòi - Kĩ thuật dạy học: chia nhóm, đặt câu hỏi

(3)

Hoạt động của GV - HS Nội dung Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Học sinh có trách nhiệm khi đánh giá về tầm quan trọng của mỗi loài động vật.

+ Yêu quý thiên nhiên, sống hạnh phúc, sống yêu thương.

+ Tôn trọng mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường.

+ Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể sinh vật

+ Giáo dục học sinh biết bảo vệ những loài bò sát có ích, có ý thức phòng tránh những loài rắn độc và tuyên truyền mọi người nuôi đúng cách các loài rắn độc có giá trị kinh tế cao; có ý thức bảo vệ các loài bò sát có ích.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK /130, quan sát hình 40.1, trả lời câu hỏi:

+ Sự đa dạng của bò sát thể hiện ở những điểm nào? Lấy VD minh hoạ?

+ Nêu môi trường sống của từng đại diện của 3 bộ bò sát thường gặp

- HS nghiên cứu kĩ thông tin và hình 40.1 SGK

 thảo luận câu trả lời: Sự đa dạng thể hiện ở:

Số loài nhiều chia thành 3 bộ, cấu tạo cơ thể và môi trường sống phong phú.

- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung

- GV chốt lại kiến thức.

* Lệnh▼SGK/130 giảm tải

I. Sự đa dạng của bò sát

- Lớp bò sát rất đa dạng, số loài lớn, chia làm 4 bộ:

+ Bộ đầu mỏ (Nhông Tân Tây Lan)

+ Bộ có vảy (thằn lằn, rắn) + Bộ cá sấu

+ Bộ rùa

- Có lối sống và môi trường sống phong phú.

HĐ2: Các loài khủng long (9’)

- Mục tiêu: Hiểu được tổ tiên của bò sát là lưỡng cư cổ. Lí do phồn thịnh và diệt vong của khủng long

- Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa

- PP dạy học: hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp tìm tòi - Kĩ thuật dạy học: chia nhóm, đặt câu hỏi

(4)

Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Học sinh có trách nhiệm khi đánh giá về tầm quan trọng của mỗi loài động vật.

+ Yêu quý thiên nhiên, sống hạnh phúc, sống yêu thương.

+ Tôn trọng mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường.

+ Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể sinh vật

+ Giáo dục học sinh biết bảo vệ những loài bò sát có ích, có ý thức phòng tránh những loài rắn độc và tuyên truyền mọi người nuôi đúng cách các loài rắn độc có giá trị kinh tế cao; có ý thức bảo vệ các loài bò sát có ích.

- GV giảng cho HS: Sự ra đời của bò sát, tổ tiên bò sát là lưỡng cư cổ.

- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát hình 40.2, thảo luận:

+ Nguyên nhân phồn thịnh của khủng long?

+ Nêu những đặc điểm thích nghi với đời sống của khủng long cá, khủng long cánh và khủng long bạo chúa?

- HS đọc thông tin, quan sát hình 40.2, thảo luận câu trả lời:

+ Nguyên nhân: Do điều kiện sống thuận lợi, chưa có kẻ thù.

+ Các loài khủng long rất đa dạng - GV chốt lại kiến thức.

- GV cho HS tiếp tục thảo luận:

+ Nguyên nhân khủng long bị diệt vong?

+ Tại sao bò sát cỡ nhỏ vẫn tồn tại đến ngày nay?

- Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến, nêu được: * Lí do diệt vong:

II. Các loài khủng long a. Sự ra đời

- Bò sát cổ hình thành cách đây khoảng 280 – 230 triệu năm.

b. Thời đại phồn thịnh và diệt vong của khủng long

(5)

+ Do cạnh tranh với chim và thú.

+ Do ảnh hưởng của khí hậu và thiên tai.

* Bò sát nhỏ vẫn tồn tại vì:

+ Cơ thể nhỏ  dễ tìm nơi trú ẩn.

+ Yêu cầu về thức ăn ít.

+ Trứng nhỏ an toàn hơn.

- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

HĐ 3: Đặc điểm chung của bò sát (10’) - Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa

- PP dạy học: hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp tìm tòi - Kĩ thuật dạy học: chia nhóm, đặt câu hỏi

Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Học sinh có trách nhiệm khi đánh giá về tầm quan trọng của mỗi loài động vật.

+ Yêu quý thiên nhiên, sống hạnh phúc, sống yêu thương.

+ Tôn trọng mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường.

+ Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể sinh vật

+ Giáo dục học sinh biết bảo vệ những loài bò sát có ích, có ý thức phòng tránh những loài rắn độc và tuyên truyền mọi người nuôi đúng cách các loài rắn độc có giá trị kinh tế cao; có ý thức bảo vệ các loài bò sát có ích.

- GV yêu cầu HS thảo luận:Nêu đặc điểm chung của bò sát về:

+ Môi trường sống.

+ Đặc điểm cấu tạo ngoài.

+ Đặc điểm cấu tạo trong

- HS vận dụng kiến thức của lớp bò sát thảo luận

III. Đặc điểm chung của bò sát

Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn đời sống ở cạn.

+ Da khô, có vảy sừng.

+ Chi yếu có vuốt sắc.

+ Phổi có nhiều vách ngăn.

+ Tim có vách hụt, máu pha đi nuôi cơ thể.

+ Thụ tinh trong, trứng có vỏ bao bọc, giàu noãn hoàng.

+ Là động vật biến nhiệt

(6)

rút ra đặc điểm chung về: Cơ quan di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản, thân nhiệt.

- Đại diện nhóm phát biểu  các nhóm khác bổ sung.

- GV có thể gọi 1-2 HS nhắc lại đặc điểm chung.

HĐ4: Vai trò của bò sát (6’) - Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa

- PP dạy học: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp tìm tòi - Kĩ thuật dạy học: chia nhóm, đặt câu hỏi

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:

+ Nêu lợi ích và tác hại của bò sát?

+ Lấy VD minh hoạ?

- HS tự đọc thông tin và rút ra vai trò của bò sát.

- 1 vài HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung

IV. Vai trò của bò sát - Ích lợi:

+ Có ích cho nông nghiệp: Diệt sâu bọ, diệt chuột…

+ Có giá trị thực phẩm: ba ba, rùa…

+ Làm dược phẩm: rắn, trăn…

+ Sản phẩm mĩ nghệ: vảy đồi mồi, da cá sấu…

- Tác hại: Gây độc cho người: rắn

4/Củng cố (3’)

- HS đọc kết luận SGK

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Tại sao khủng long bị tuyệt diệt còn bò sát cỡ nhỏ vẫn tồn tại đến ngày nay?

+ Nêu đặc điểm chung của lớp bò sát

- HS dựa vào kiến thức ở hoạt động 2 trả lời được 5. Hướng dẫn (2’)

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc mục “Em có biết”

- Tìm hiểu đời sống của chim bồ câu.

- Kẻ bảng 1 bài 41 vào vở.

(7)

V. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của vi khuẩn : hình dạng, kích thước, thành phần cấu tạo (chú ý so sánh với tế bào thực vật), dinh dưỡng, phân bố và sinh sản.. Hoạt động

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Hình

- Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều, làm cho cây sai quả. - Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu

- Năng lực thí nghiệm: Làm thí nghiệm tìm hiểu nhu cầu của nước và muối khoáng đối với cây.Thiết kế thí nghiệm chứng minh nhu cầu một số loại muối khoáng đối

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Mục tiêu: Quan sát được hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân biến dạng, thấy được chức năng đối với

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình để tìm hiểu tính đa dạng, sự thích nghi và tầm quan trọng thực tiễn của động vật.. - Kĩ năng

Ở bài trước các em đã tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với môi trường nước, và lối sống tự do bơi lội.. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu

- Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học -Tích hợp GDBĐKH: Giun đốt có vai trò làm thức ăn cho người và động vật, làm cho