• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 27 Ngày soạn: T6/26/03/2021

Ngày giảng: Thứ hai, ngày 29 tháng 3 năm 2021 Buổi sáng Tập đọc – kể chuyện

TIẾT 79, 80: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 1) I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Đọc đúng rõ ràng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học tốc độ đọc 65 chữ/1 phút trả lời được 1, câu hỏi về nội dung bài đọc. kể được sinh động.

2. Kĩ năng:

- Kể được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh (SGK) ; biết dùng phép nhân hoá để lời kể thêm sinh động.HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát ( tốc độ trên 65 tiếng/ phút) kể được toàn bộ câu chuyện.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS tinh thần tự học tự rèn để học tốt hơn.

II/ CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

+ Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26.

+ 6 tranh minh hoạ truyện kể(BT2-tr73) 2. Học sinh: Xem lại bài trước khi đến lớp.

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )

- Kiểm tra sự chuẩn bị HS - Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút )

a) Giới thiệu bài: ( 1 phút ) - 2 HS nhắc lại tên bài b) Phổ biến nội dung và hình thức

kiểm tra.

- Theo dõi, nhận xét từng HS..

- Theo dõi nội dung kiểm tra.

- Lần lượt từng HS lên bốc thăm, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. Sau đó lên đọc và trả lời câu hỏi.

- HS khác theo dõi, nhận xét.

c) Bài tập 2: ( 10 phút )

- Các con quan sát kỹ 6 tranh minh hoạ, đọc kỹ phần chữ trong tranh để hiểu nội dung truyện.

- Sử dụng phép nhân hoá làm cho các con vật có hành động, suy nghĩ, cách nói năng như người.

- 1HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS tiếp nối nhau kể chuyện theo từng tranh. Vài HS kể toàn truyện. Các HS khác theo dõi, nhận xét: nội dung, trình tự câu chuyện, diễn đạt, cách sử dụng phép nhân hoá. Bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất, biết sử dụng phép nhân hoá làm cho câu chuyện trở nên sống động.

4/ Củng cố, dặn dò: ( 3 phút )

- Về học bài và chuẩn bị bài mới - Nghe

(2)

- Bổ sung nhận xét của HS. - 1 HS nhận xét giờ học.

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 2) I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đọc đúng rõ ràng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học tốc độ đọc 65 chữ/1 phút trả lời được 1, câu hỏi về nội dung bài đọc.

- HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát ( tốc độ trên 65 tiến/ phút) 2. Kĩ năng:

- Nhận biết được phép nhân hoá , các cách nhân hoá ( BT2a,b ).

3. Thái độ:

- Giáo dục HS tinh thần tự học tự rèn để học tốt hơn II/ CHUẨN BỊ

+ Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26.

+ Bảng lớp chép sẵn bài thơ Em thương – tr74.

+ 4 tờ A3 ghi nội dung bài tập 2.

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

-Kiểm tra sự chuẩn bị HS -Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a) Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b) Phổ biến nội dung và hình thức kiểm tra.

-Theo dõi, nhận xét từng HS..

- Theo dõi nội dung kiểm tra.

- Lần lượt từng HS lên bốc thăm, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. Sau đó lên đọc và trả lời câu hỏi.

- HS khác theo dõi, nhận xét.

c) Bài tập 2: ( 10 phút ) - Đọc bài thơ.

- Nhận xét, bổ sung. Chốt lời giải đúng.

- 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi.

- 1HS đọc câu hỏi a, b, c. Cả lớp theo dõi.

- Trao đổi theo nhóm đôi. Đại diện nhóm trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét.

- Ghi bài vào vở.

- Lời giải a.

Sự vật được nhân

hoá

Từ chỉ đặc điểm của con người

Từ chỉ hoạt động của con người Làn gió mồ côi tìm, ngồi Sợi nắng gầy run run, ngã - Lời giải b: N i

Làn g

ó giống một người bạn ngồi trong vườn cây

giống một người gầy yếu

(3)

Sợi nắng

giống một bạn nhỏ mồ côi 3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Về học bài và chuẩn bị bài: Ôn tập (TT)

- Bổ xung nhận xét của HS.

- Nghe

- 1 HS nhận xét giờ học.

____________________________________

Buổi chiều Toán

TIẾT 131: CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết các hàng: hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.

2. Kĩ năng:

- Biết viết và đọc các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa). Làm bài tập 1,2,3.

3. Thái độ:

- HS có ý thức tốt trong giờ học.

II/ CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án.

- Bảng để kẻ ô biểu diễn cấu tạo số: 5 cột chỉ tên các hàng: hàng chục, nghìn, trăm, chục, đơn vị.

- Hộp ĐDDH lớp 3.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )

- Kiểm tra sự chuẩn bị HS

- Nhận xét. - Hs lắng nghe

2/ Bài mới: ( 30 phút )

a) Giới thiệu bài:: Ghi bài - 2 Hs nhắc lại b) Ôn tập về các số trong phạm vi

10 000: ( 6 phút ) - Ghi bảng 2 316

- Số 2 316 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?

- Ghi bảng 1 000

- Số 1 000 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?

c) Viết và đọc các số có năm chữ số:

( 6 phút )

* Viết số 10 000 lên bảng.

- Mười nghìn còn gọi là một chục nghìn.

- Số 10 000 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?

- Đọc: hai nghìn ba trăm mười sáu.

- Hai nghìn, ba trăm, một chục, sáu đơn vị.

- Đọc: một nghìn.

- Một nghìn, không trăm, không chục, không đơn vị.

- Đọc: mười nghìn.

- Mười nghìn, không trăm, không chục, không đơn vị.

(4)

* Treo b ng có g n các s .

Chục nghìn Nghìn Trăm Chục Đơn vị

10 000 1 000 100 10 1

10 000 1 000 100 1

10 000 100 1

10 000 1

1

4 2 3 1 6

- Cho cô biết số trên gồm bao nhiêu chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị?

* Hướng dẫn cách viết số: Viết từ trái qua phải 42 316

* Hướng dẫn đọc số: Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu.

* Luyện cách đọc số:

- HS chú ý theo dõi.

- Gồm bốn chục nghìn, hai nghìn, ba trăm, một chục, sáu đơn vị

- Đọc các cặp số: 5 327 và 45 327;

8 735 và 28 375; 6 581 và 96 581; 7 311 và 67 311.

3/ Luyện tập: ( 5 phút )

* Bài 1

- Gọi hs đọc đề bài

- Chữa bài.

- 1 hs đọc

- 1HS lên b ng làm, c l p nh n xét. ả ớ

Chục nghìn Nghìn Trăm Chục Đơnvị

10 000 1 000 100 10 1

10 000 1 000 100 1

1 000 100 1 000

2 4 3 1 2

- Hs lắng nghe

* Bài 2

- Khi đọc, viết số có thể tách các chữ số lớp đơn vị và các chữ số lớp nghìn một chút. Nhưng trong phép tính thì không viết tách.

- Sửa bài.

- Nhận xét: Có mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? Sau đó viết số và đọc số theo mẫu.

- 35 187: Ba mươi lăm nghìn một trăm tám mươi bảy.

- 94 361: Chín tư nghìn ba trăm sáu mươi mốt.

- 57 136: Năm bảy nghìn một trăm ba mươi sáu.

- 15 411: Mười lăm nghìn bốn trăm mười một.

- Hs lắng nghe

* Bài 3

- Gọi 1 HSđọc đề bài

1 HS đọc

- Tiếp nối nhau đọc số: Hai ba nghìn một trăm mười sáu; mười hai nghìn bốn trăm hai bảy; ba nghìn một trăm mười sáu; tám hai nghìn bốn trăm hai

(5)

-Sửa bài. bảy.

4/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút ) - Hệ thống lại bài.

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau

- Nghe

_________________________________________

Tự nhiên xã hội TIẾT 53: CHIM I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được ích lợi của chim đối với con người.

- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật chỉ và nêu tên được các bộ phận bên ngoài cơ thể chim. Biết chim là động vật có xương sống . Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.

2. Kĩ năng:

- Nêu nhận xét cánh và chân của đại diện chim (đại bàng), chim chạy ( đà điểu ) 3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ các loài chim.

* BVMT : Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người. Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật. Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tìm kiếm và sử lý thông tin: quan sát , so sánh, đối chiếu để tìm ra đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của cơ thể chim.

- Kĩ năng hợp tác : tìm kiếm các lựa chọn , các cách làm để tuyên truyền , bảo vệ môi trường sinh thái.

III/ CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:KHGD, hình vẽ trang 102, 103, tranh ảnh về các loài chim.

2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh các loài chim.

IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- Cơ thể cá có gì giống nhau?

- Cá thở bằng gì?

- Nhận xét, ghi nhận 2/ Bài mới: ( 30 phút )

- HS lên bảng trả lời

- Cơ thể chúng đều có đầu, mình, đuôi, vây, vẩy.

- Cá thở bằng mang.

- Hs lắng nghe a) Giới thiệu bài: Ghi bài - HS nhắc lại b) Phát triển bài: ( 29 phút )

Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận

*Cách tiến hành:

- HS quan sát thảo luận - Bước1: Làm việc theo nhóm

+ GV chia nhóm và cho HS quan sát các hình các con chim trong SGK và tranh ảnh

- Quan sát tranh. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.

(6)

các con chim sưu tầm được, trả lời các câu hỏi:

+ Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của những con chim có trong hình. Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng. Loài nào biết bơi, loài nào chạy nhanh.

+ Bên ngoài cơ thể của chim thường có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?

+ Mỏ chim có đặc điểm gì chung? Chúng dùng mỏ để làm gì?

+ GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm

- Bên ngoài cơ thể chim có đầu, mình, hai cánh và hai chân.

- Toàn thân chim được phủ bằng lớp lông vũ. Cơ thể chim có xương sống.

- Mỏ chim cứng giúp chim mổ thức ăn.

- Bước 2:

+ GV nhận xét

+ GV yêu cầu HS cả lớp rút ra đặc điểm chung của các loài chim.

- Đại diện các nhóm trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con chim.

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

*Kết luận: Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.

Hoạt động 2: Làm việc với các tranh ảnh sưu tầm được

* Cách tiến hành:

- Bứơc 1: Làm việc theo nhóm

+ GV quan sát, giúp đỡ các nhóm thảo luận

- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại tranh ảnh các loài chim sưu tầm được dựa theo các tiêu chí do nhóm tự đặt ra, thảo luận câu hỏi: Tại sao chúng ta không nên săn bắt, phá tổ chim?

- Bước 2: Làm việc cả lớp - Các nhóm trưng bày bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp và cử người thuyết minh về những loài chim

sưu tầm được.

- Đại diện các nhóm thi “diễn thuyết” về đề tài “ Bảo vệ các loài chim trong tự nhiên”

- GV gợi ý HS tìm thêm một số thông tin về các hoạt động bảo vệ các loài chim quý hiếm, bảo vệ môi trường sinh thái ở địa phương…

- GV cho HS chơi trò chơi “Bắt Chước tiếng chim hót”

- GV phổ biến cách chơi

- HS thực hiện - HS nghe 3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Con sẽ làm gì khi thấy các bạn bắn phá tổ chim?

- Một số HS nêu ý kiến

(7)

- Nhắc lại đặc điểm của loài chim?

- Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau “Thú”

- Chim là động vật có xương sống.

Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.

- Nhận xét tiết học Lắng nghe

__________________________________________________________________

Ngày soạn: T7/27/03/2021

Ngày giảng: Thứ ba, ngày 30 tháng 3 năm 2021 Buổi sáng

Toán

TIẾT 132: LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết cách đọc, viết các số có năm chữ số.

- Biết thứ tự của các số có năm chữ số.

2. Kĩ năng:

- Biết viết các số tròn nghìn (từ 10 000 đến 19 000)vào dưới mỗi vạch của tia số.

Làm bài tập 1,2,3,4.

3. Thái độ:

- Hs thích môn học.

II/ CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: KHGD, SGK 2. Học sinh: SGK, VBT

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút )

- HS lên bảng làm bài 2

a) Giới thiệu bài: Ghi bài -HS nhắc lại b) Luyện tập: ( 29 phút )

*Bài 1:

- 1HS đọc yêu cầu.

- Đọc đúng quy định đối với các số có hàng đơn vị là 1 hoặc 5.

- Nhận xét.

*Bài 2:

- 1HS đọc yêu cầu của bài.

- 4HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào vở

*Bài 3:

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- 1HS đọc yêu cầu.

- 3HS phân tích bài mẫu.

- 3HS lên bảng làm bài. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

- 45 913: Bốn lăm nghìn chín trăm mười ba; 63 721: Sáu ba nghìn bảy trăm hai mươi mốt; 47 535: Bốn bảy nghìn năm trăm ba mươi lăm.

- 1HS đọc yêu cầu của bài.

- 4HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào vở

- 1HS đọc yêu cầu.

+ Bài tập yêu cầu điền số thích hợp vào ô trống

(8)

- 3HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở

a)36520; 36521; 36522; 36523;

36524; 36525; 36526.

b)48183; 48184; 48185; 48186;48 187; 48188; 48189.

- c) 81317; 8318; 81319; 81320;

81321; 81322; 81323.

- Vì sao em lại điền 36 522 vào sau số 36 521?

- Vì sao em lại điền 48 185 vào sau số 48 184?

- Vì sao em lại điền 81 318 vào sau số 81 317?

- Sửa bài, ghi điểm.

- Vì dãy số này bắt đầu từ 36 520, tiếp sau đó là 36 521, đây là dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số 36 520, vậy sau 36 521 ta phải điền 36 522.

- Vì trong dãy số này mỗi số đứng sau bằng số đứng trước nó cộng thêm 1.

- Vì trong dãy số này mỗi số đứng sau bằng số đứng trước nó cộng thêm 1.

- Đọc các dãy số vừa điền..

* Bài 4:

- 1HS đọc yêu cầu.

- Các số trong dãy số này có điểm gì giống nhau?

- Các số này được gọi là các số tròn nghìn.

- Sửa bài.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- 1HS đọc yêu cầu.

- HS lên bảng làm vào phiếu học tập - 10000; 11000; 12000; 13 000; 14 000; 15 000; 16 000; 17 000; 18 000;

19 000.

- Các số này đều có hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị là 0.

- Nghe, ghi nhận.

- Đọc to các số tròn nghìn vừa học

- Hệ thống lại bài. - HS nghe

- Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau

“Các số có năm chữ số (tt)”.

__________________________________

Tập đọc

TIẾT 81: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 4) I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Đọc đúng rõ ràng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học tốc độ đọc 65 chữ/1 phút trả lời được 1, câu hỏi về nội dung bài đọc. HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát ( tốc độ trên 65 tiếng/ phút) .

2.Kĩ năng:

- Báo cáo được một trong ba nội dung nêu ở bài tập 2 ( về học tập, hoặc về lao động, về công tác khác ).

3. Thái độ:

- Giáo dục HS tinh thần tự học tự rèn để học tốt hơn.

(9)

* QTE : Quyền được tham gia ( bày tỏ ý kiến: đóng vai chi đội trưởng viết báo cáo với thầy, cô tổng phụ trách kết quả tháng thi đua" Xây dựng Đội vững mạnh") II/ CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: KHGD, Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, viết các nội dung cần báo cáo.

2. Học sinh: SGK, vở.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- Không kiểm tra 2/ Bài mới: ( 30 phút )

a) Giới thiệu bài: Ghi bài - HS nhắc lại b) Phổ biến nội dung và hình thức kiểm

tra - tiến hành kiểm tra.

- Lần lượt từng HS lên bốc thăm về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút.

Sau đó lên đọc và trả lời câu hỏi.

- Theo dõi, nhận xét từng HS. - HS khác theo dõi, nhận xét.

c) Bài tập 2:

- Đóng vai chi đội trưởng báo cáo với cô tổng phụ trách kết quả tháng thi đua “ Xây dựng Đội vững mạnh”

- 1HS đọc lại mẫu báo cáo ở tuần 20

- Hỏi: Yêu cầu của báo cáo này có gì khác với yêu cầu của báo cáo đã được học ở tiết TLV tuần 20?

+ Người báo cáo là chi đội trưởng.

+ Người nhận báo cáo là cô tổng phụ trách.

+ Nội dung thi đua: Xây dựng đội vững mạnh.

+ Nội dung báo cáo: về học tập, về lao động, về công tác khác.

- GV nhắc HS chú ý thay lời “ kính giử”

trong mẫu báo cáo bằng lời“kính thưa”

- Các tổ làm việc theo các bước:

+ Thống nhất kết quả hoạt động của chi đội trong tháng qua. Mỗi HS tự ghi nhanh ý của cuộc trao đổi.

- Lần lượt các thành viên trong tổ đóng vai chi đội trưởng báo cáo với các bạn kết quả hoạt động của chi đội. Cả tổ góp ý nhanh cho từng bạn.

- GV nhận xét, bổ sung, tính điểm thi đua với các tiêu chuẩn báo cáo đủ thông tin, rõ ràng,rành mạch, đàng hoàng, tự tin.

- Đại diện nhóm thi trình bày báo cáo trước lớp.

- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đóng vai chi đội trưởng giỏi nhất.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút ) - Con vừa được viết báo cáo gì?

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Tiếp tục

- HS nêu

- HS lắng nghe

(10)

ôn tập kiểm tra

- Nhận xét tiết học - HS nhận xét tiết học

__________________________

Chính tả

TIẾT 53: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 3) I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Đọc đúng rõ ràng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học tốc độ đọc 65 chữ/1 phút trả lời được 1, câu hỏi về nội dung bài đọc. HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát ( tốc độ trên 65 tiếng/ phút) .

- Nghe – viết đúng bài chính tả bài thơ Khói chiều ( tốc độ viết khoảng 65 chữ/15 phút, Không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày sạch sẽ, đúng bài thơ lục bát (BT2) 2. Kĩ năng:

- HS khá giỏi viết đúng và đẹp bài chính tả (tốc độ viết 65 chữ/15 phút 3. Thái độ:

- Giáo dục HS tinh thần tự học tự rèn để học tốt hơn.

II/ CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: KHGD. Phiếu ghi tên các bài tập đọc 2 Học sinh: SGK, vở chính tả

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ:

- Không KT có

2/ Bài mới: ( 30 phút )

a) Giới thiệu bài: Ghi tựa bài - HS nhắc lại b. Phổ biến nội dung và hình thức kiểm

tra- tiến hành kiểm tra

- Lần lượt từng HS lên bốc thăm, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. Sau đó lên đọc và trả lời câu hỏi.

-Theo dõi, nhận xét từng HS - HS khác theo dõi, nhận xét c. Hướng dẫn nghe – viết: ( 20 phút )

-Hướng dẫn HS chuẩn bị: - Theo dõi bài. 2HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.

+ Tìm những câu thơ tả cảnh “khói

chiều”? - Chiều chiều từ mái rạ vàng/ Xanh

rờn ngọn khói nhẹ nhàng bay lên.

+ Bạn nhỏ trong bài thơ nói gì với khói?

+ Nêu cách trình bày một bài thơ lục bát?

- Khói ơi, vươn nhẹ lên mây/ Khói đừng bay quẩn làm cay mắt bà.

- Câu 6 viết lùi vào 2ô, câu 8 viết lùi vào 1ô.

- Đọc cho HS viết.

+ Đọc lần 2.

- Nêu từ dễ viết sai.

- Viết bảng từ dễ viết sai.

- Nghe đọc mẫu.

- Viết bài.

(11)

+ Đọc cho HS viết bài.

+ Đọc cho HS dò bài - Chấm, chữa bài

- Soát lại bài.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài - HS chú ý nghe.

sau: Tiếp tục ôn tập kiểm tra

__________________________________________________________________

Ngày soạn: CN/28/03/2021

Ngày giảng: Thứ tư, ngày 31 tháng 3 năm 2021 Buổi sáng

Toán

TIẾT 133: CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ (TT) I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết viế và đọc các số với trường hợp chữ số hàng nghìn , hàng trăm, hàng chục hàng đơn vị là 0 và hiểu được chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng đó của số có năm chữ số.

2. Kĩ năng:

- Biết thứ tự của các số có năm chữ số xà ghép hình.Làm bài tập1,2 a,b,3 (a,b ) 4.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS có ý thức tốt trong học toán II/ CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: KHGD, SGK

2. Học sinh: SGK, VBT, bảng con.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- Kiểm tra bài tập đã giao về nhà.

- Nhận xét.

- HS lên bảng làm bài tập. Cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Viết số: 2 635; 79 856; 12 562; 9 873.

2/ Bài mới: ( 30 phút )

a) Giới thiệu bài: Ghi tên bài - HS nhắc lai b) Đọc và viết số có năm chữ số

( Trường hợp các chữ số ở hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị là 0 )

- Chỉ vào dòng của số 30 000, hỏi: Số này gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?

- Vậy ta viết số này như thế nào?

- Số có 3 chục nghìn nên viết chữ số 3 ở hàng chục nghìn, có 0 hàng nghìn nên viết 0 ở hàng nghìn, có 0 trăm nên viết 0

- Quan sát , đọc số

- Số gồm 3 chục nghìn, 0 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị.

- 1HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào nháp.

- Nghe giảng.

(12)

ở hàng trăm, có 0 chục nên viết 0 ở hàng chục, có 0 đơn vị nên viết 0 ở hàng đơn vị. vậy số này viết là 30 000.

- Số này đọc thế nào?

- Tương tự với các số: 32 000;

32 500; 32 560; 32 505; 32 050; 30 050;

30 005

- Ba mươi nghìn.

- HS đọc

3/ Luyện tập: ( 5 phút )

* Bài 1:

- 1HS đọc yêu cầu.

- Đọc yêu cầu của bài.

- Chữa bài.

- Xem mẫu, tiến hành làm bài theo mẫu. Nêu kết quả. Cả lớp theo dõi, bổ sung.

* Bài 2: (a,b) - 1HS đọc yêu cầu.

- Nhận xét.

- Đọc yêu cầu, làm vào phiếu học tập - Quan sát để phát hiện ra quy luật của dãy số, rồi điền tiếp vào chỗ chấm :

a) 18301; 18302….;18307 b) 32606;32607;……;32612 - Hs lắng nghe

* Bài 3: (a,b ) - 1HS đọc yêu cầu.

- Chữa bài.

- Đọc yêu cầu,làm vào vở

- Quan sát để phát hiện ra quy luật của dãy số, rồi điền tiếp vào chỗ chấm.

- Đọc nhiều lần từng dãy số:

a) 18 000; 19 000; 20 000; 21 000;

22 000; 23 000; 24 000.

b) 47 000; 47 100; 47 200; 47 300;

47 400; 47 500; 47 600.

- HS chú ý theo dõi

* Bài 4:

- 1HS đọc yêu cầu.

- Sửa bài.

- Đọc yêu cầu.

- Lấy các hình đã chuẩn bị ra thực hành xếp ngay trước mặt bàn chỗ mình ngồi.

- 1HS lên bảng gắn hình. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

- Hs lắng nghe

(13)

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút ) - Hệ thống lại bài

- Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau

“Luyện tập”

- Nhận xét tiết học

- Nghe

- HS nhận xét ______________________________

Chính tả

TỰ KIỂM TRA: KIỂM TRA ĐỌC I/ KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG: (6 điểm)

- Mỗi học sinh đọc một đoạn văn hoặc đoạn thơ (khoảng 50 – 60 chữ) trong số các bài tập đọc đã học (từ tuần 1 đến tuần 8) ở SGK Tiếng Việt 3 - tập 2, theo yêu cầu của giáo viên.

II/ ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: (4 điểm) B. Đọc hiểu : ( HS đọc và trả lời vào vở ô ly )

Đọc thầm bài thơ:

Đồng hồ báo thức Bác kim giờ thận trọng Nhích từng li, từng li Anh kim phút lầm lì Đi từng bước, từng bước.

Bé kim giây tinh nghịch Chạy vút lên trước hàng Ba kim cùng tới đích

Rung một hồi chuông vang.

( Hoài Khánh) 1. Có mấy sự vật được nhân hoá trong bài thơ trên ?

Khoanh vào trước chữ cái nêu ý trả lời đúng : ( 1 điểm) a. Có 2 sự vật.

b. Có 3 sự vật.

c. Có bốn sự vật.

d. Có năm sự vật.

Hãy kể tên những sự vật đó:...

2. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi “ ở đâu?

(1điểm)

A. Tới đích, ba kim cùng rung một hồi chuông vang vang.

B. Hàng ngày, Bác kim giờ chậm chạp, ì ạch nhích từng li, từng li.

C. Lúc nào cũng vậy, anh kim phút luôn nhường cho bé kim giây chạy trước.

3. Em đặt 1 câu theo mẫu Khi nào?(1 điểm)

...

4. Đặt câu hỏi cho phần in đậm ở câu sau: (1 điểm )

- Bác kim giờ nhích từng li, từng li chậm chạp vì bác rất thận trọng.

(14)

……….

___________________________________________

Tự nhiên xã hội TIẾT 54: THÚ I/ MỤC TIÊU

- Nêu được , ích lợi của thú đối với con người.

- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật chỉ ra được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú.

- Nêu được một số ví dụ về thú nhà và thú rừng.

* BVMT : Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người. Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật. Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng kiên định : xác định giá trị xây dựng niềm tin vào sự cần thiết trong việc bảo vệ các loài thú rừng.

- Kĩ năng hợp tác : tìm kiếm các lựa chọn , các cách làm để tuyên truyền , bảo vệ các loài thú rừng ở địa phương.

III/ CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án. Các tấm bìa hai mặt tô hai màu xanh, đỏ cho 2 nhóm chơi.

- Hình minh hoạ trang 104, 105SGK. Giấy, bút màu để vẽ.

1. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

IV/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- Nêu đặc điểm và ích lợi của chim?

- GV nhận xét, đánh giá.

- HS lên bảng trả lời câu hỏi 2/ Bài mới: ( 30 phút )

a) Giới thiệu bài:

- Ghi tên bài lên bảng.

- Nghe giới thiệu.

- 2 HS nhắc lại tên bài.

b) Phát triển bài: ( 29 phút )

* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận

* Cách tiến hành:

- Đưa hình SGK

- Kể tên các con thú mà em biết?

- Con nào có mõm dài, tai vểnh, mắt híp?

- Con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong cong như lưỡi liềm?

- Con nào có thân hình to lớn, có sừng, vai u, chân cao?

- Con nào đẻ con?

- Thú mẹ nuôi thú con mới sinh bằng gì?

- Quan sát , thảo luận nhóm.

- Đại diện nhóm lên trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.

* Kết luận: Những động vật có đặc điểm như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng

- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ.

(15)

sữa được gọi là thú hay động vật có vú.

* Hoạt động 2 : Thảo luận cả lớp.

* Cách tiến hành - Nêu yêu cầu:

- Nêu ích lợi các loài thú nhà như: lợn, trâu, bò, chó, mèo?...

- Nhà em nuôi thú nhà, em chăm sóc và cho chúng ăn gì?

* KL: ….

- Thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu đã được gợi ý.

- Nghe kết luận. Ghi nhớ.

Hoạt động 3: Làm việc cá nhân

* Cách tiến hành: - Tự vẽ một con thú nhà mà HS ưa

thích.

- Nhận xét chung.

- Tô màu, ghi chú tên con vật

- Trình bày, giới thiệu tranh của mình

- HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Kể các con vật được nuôi trong gia đình con?

- Đọc phần ghi nhớ

- HS kể

- 2 Hs nhắc lại - Về nhà học bai, chuẩn bị bài : Thú(TT) - Nghe

- Nhận xét chung giờ học

__________________________________________________________________

Ngày soạn: T2/29/03/2021

Ngày giảng: Thứ năm, ngày 1 tháng 4 năm 2021 Buổi sáng

Toán

TIẾT 134: LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Củng cố về cách đọc, viết các số có năm chữ số (trong năm chữ số đó có chữ số 0).

2. Kĩ năng:

- Biết thứ tự các số có năm chữ số.

- Làm tính với số tròn nghìn, tròn trăm. Làm bài tập 1,2,3,4.

3. Thái độ:

- Hs thích tính toán.

II/ CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Giáo án.

2. Học sinh: Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút ) - HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.

(16)

- Đọc các số: 25 000; 27 000; 63 210.

- Viết các số: 30 005; 20 130; 51 520.

- Nhận xét.

- HS lắng nghe

2/ Bài mới: ( 30 phút )

a) Giới thiệu bài: Ghi bài - 2 HS nhắc lại b) Luyện tập: ( 5 phút )

* Bài 1:

- 1HS đọc yêu cầu.

1. Nhận xét.

- Đọc yêu cầu. Làm bài cá nhân.

2HS nêu kết quả. Cả lớp theo dõi, nhận xét. Thống nhất cách đọc đúng.

* Bài 2:

- 1HS đọc yêu cầu.

2. Nhận xét.

- Đọc yêu cầu.

3.Làm bài theo nhóm đôi. Đọc rồi tự nêu và viết số………

* Bài 3:

- 1HS đọc yêu cầu.

- Nhận xét

4.Đọc yêu cầu.

5.Quan sát tia số và mẫu đã nối để nêu được quy luật xếp thứ tự các số có trên vạch. Từ đó nối các số còn lại với vạch thích hợp.

* Bài 4:

- 1HS đọc yêu cầu.

- Nhận xét

- Đọc yêu cầu.

6.Tiến hành làm bài nối tiếp. Cả lớp theo dõi, bổ sung………

7.1HS nêu: Lấy 2000 nhân với 2 trước, được 4000, cộng tiếp với 300 được 4300, viết 4300 vào bên phải dấu “=”.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút ) - Thu 1 số vở chấm điểm và sửa bài

8. Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Số 100 000. Luyện tập”.

- Nhận xét tiết học

- HS sửa bài - Nghe

- HS nhận xét ___________________________________

Luyện từ và câu

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 5) I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Đọc đúng rõ ràng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học tốc độ đọc 65 chữ/1 phút trả lời được 1, câu hỏi về nội dung bài đọc.

HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát ( tốc độ trên 65 tiếng/ phút 2. Kĩ năng:

- Dựa vào báo cáo miệng ở tiết 3, dựa theo mẫu SGK, viết báo cáo về một trong 3 nội dung :về học tập, hoặc về lao động, về công tác khác.

(17)

3. Thái độ:

- Giáo dục HS tinh thần tự học tự rèn để học tốt hơn.

* QTE : Quyền được tham gia bày tỏ ý kiến (đóng vai chi đội trưởng viết báo cáo với thầy,cô tổng phụ trách kết quả tháng thi đua" Xây dựng Đội vững mạnh") II/ CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: KHGD.Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc.

2. Học sinh: SGK, viết sẵn mẫu báo cáo vào vở.

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ:

- Không KT có

2/ Bài mới: ( 30 phút )

a) Giới thiệu bài: Ghi bài - HS nhắc lại b) Phổ biến nội dung và hình thức

kiểm tra - tiến hành kiểm tra.

- Lần lượt từng HS lên bốc thăm, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. Sau đó lên đọc và trả lời câu hỏi.

- Theo dõi, nhận xét từng HS. - HS khác theo dõi, nhận xét c) Bài tập 2:

- 1HS đọc yêu cầu. - 1HS đọc yêu cầu.

- 1HS đọc mẫu báo cáo. Cả lớp theo dõi trong SGK.

- GV nhắc HS nhớ nội dung báo cáo đã trình bày trong tiết 3, viết lại đúng mẫu, đủ thông tin, rõ ràng, trình bày đẹp 1

trong 3 nội dung của báo cáo. - HS viết báo cáo - GV nhận xét, bình chọn báo cáo viên

tốt nhất

- Một số HS đọc báo cáo

- Cả lớp nhận xét 3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau Tiếp tục ôn tập kiểm tra

- Hs lắng nghe - Nhận xét tiết học

__________________________________________________________________

Ngày soạn: T3/30/04/2021

Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 2 tháng 4 năm 2021 Buổi sáng Tập làm văn

TỰ KIỂM TRA: KIỂM TRA VIẾT

1/ Chính tả: (5 điểm)Nghe - viết :15 phút (Giáo viên đọc cho học sinh viết).

Nghe viết: Hội vật (từ Tiếng chống dồn lên...dưới chân) TV3 tập 2 trang 59 2/ Tập làm văn (5đ)

Viết một đoạn văn ngắn (Từ 5 đến 7 câu) kể về một ngày hội mà em biết, dựa theo gợi ý dưới đây :

a. Đó là hội gì ?

b. Hội đó được tổ chức khi nào ? ở đâu

(18)

c. Mọi người đi xem hội như thế nào ? d. Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì ?

e. Hội có những trò vui gì (ném còn, kéo co, ca hát, nhảy múa...)?

g. Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào ?

____________________________

Toán

TIẾT 135: SỐ 100 000 – LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết số 100 000

- Biết cách đọc , viết và thứ tự các số có 5 chữ số.

- Biết số 100 000 là số liến sau số 99 999. Làm bài tập 1,2,3 ( dòng 1,2,3 ) 2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tính toán nhanh 3. Thái độ:

- Hs thích giải toán.

II/ CHUẨN BỊ

- Các thẻ ghi số 10 000.

- VBT

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- GV kiểm tra bài tiết trước đã giao về nhà.

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a) Giới thiệu bài: ( 1 phút )

- GV hỏi: Số lớn nhất có 5 chữ số là số nào?

- Bài học hôm nay sẽ cho các em biết số đứng liền sau số 99 999 là số nào.

b) Giới thiệu số 100 000: ( 12 phút )

- GV yêu cầu HS lấy 8 thẻ có ghi số 10 000, mỗi thẻ biểu diễn 10 000 đồng thời gắn lên bảng 8 thẻ như thế.

- GV hỏi có mấy chục nghìn?

- GV yêu cầu HS lấy thêm một thẻ có ghi số 10 000 đặt vào cạnh 8 thẻ số lúc trước, đồng thời gắn thêm 1 thẻ số trên bảng.

- GV hỏi: Tám chục nghìn thêm một chục nghìn nữa là mấy chục nghìn?

- GV yêu cầu HS lấy thêm một thẻ có ghi số 10 000 đặt vào cạnh 9 thẻ số lúc trước, đồng thời gắn thêm 1 thẻ số trên bảng.

- GV hỏi: Chín chục nghìn thêm một chục nghìn nữa là mấy chục nghìn?

- 2 HS lên bảng làm BT, mỗi HS làm 1 phần trong bài.

- Là số 99 999.

- Nghe giới thiệu.

- HS thực hiện thao tác theo yêu cầu của GV.

- HS: Có tám chục nghìn.

- HS thực hiện thao tác.

- Là chín chục nghìn.

- HS thực hiện thao tác.

- Là mười chục nghìn.

(19)

- Chín chục nghìn thêm một chục nghìn nữa là mười chục nghìn. Để biểu diễn số mười chục nghìn người ta viết số 100 000 (GV viết lên bảng).

- GV hỏi: Số mười chục nghìn gồm mấy chữ số ? Là những chữ số nào?

+ GV nêu: Mười chục nghìn gọi là một trăm nghìn. ( Hay là mười vạn ).

3/ Luyện tập thực hành: ( 18 phút ) Bài 1:

-Yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS đọc dãy số a.

- Bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số trong dãy số này bằng số đứng liền trước thêmbao nhiêu đơn vị?

- Vậy số nào đứng sau số 20 000?

- Yêu cầu HS điền tiếp vào dãy số, sau đó đọc dãy số của mình.

- GV nhận xét cho cả lớp đồng thanh đọc dãy số trên, sau đó yêu cầu HS tự làm phần b, c, d.

- GV chữa bài và hỏi:

+ Các số trong dãy b là những số như thế nào?

+ Các số trong dãy c là những số như thế nào?

+ Các số trong dãy d là những số như thế nào?

- GV nhận xét HS.

Bài 2:

- Bài tập YC chúng ta làm gì?

- Vạch đầu tiên trên tia số là số nào?

- Trên tia số có tất cả bao nhiêu vạch?

- Vạch cuối cùng biểu diễn số nào?

- Vậy hai vật biểu diễn hai số liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Yêu cầu HS đọc các số trên tia số.

- GV nhận xét HS.

- Nhìn bảng đọc số 100 000.

- Số 100 000 gồm 6 chữ số, chữ số 1 đứng đầu và 5 chữ số 0 đứng sau.

- 1 HS nêu yêu cầu BT.

- HS đọc thầm.

- Bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số trong dãy số này bằng số đứng liền trước thêm mười nghìn (hay một chục nghìn) đơn vị.

- Số 30 000.

- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm 10 000; 20 000; 30 000; 40 000;

50 000; 60 000; 70 000; 80 000;

90 000; 100 000.

- 3 HS lên bảng làm BT, lớp làm VBT.

+ Là các số tròn nghìn, bắt đầu từ số 10 000.

+ Là các số tròn trăm, bắt đầu từ số 18 000.

+ Là các số tự nhiên liên tiếp, bắt đầu từ số 18235.

- Điền số thích hợp vào chỗ trống trên tia số.

- Số 40 000.

- Tất cả có 7 vạch.

- Số 100 000.

- Hơn kém nhau 10 000.

- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.

- HS đọc:

40 000; 50 000; 60 000; 70 000;

80 000; 90 000; 100 000.

(20)

Bài 3: ( dòng 1,2,3 ) - Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Hãy nêu cách tìm số liền trước của một số?

- Hãy nêu cách tìm số liền sau của một số?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV nhận xét HS.

- Hỏi: Số liền sau số 99 999 là số nào?

- GV: Số 100 000 là số nhỏ nhất có 6 chữ số, số đứng liền sau số có năm chữ số lớn nhất 99 999.

Bài 4:

- GV 1 HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

Tóm tắt:

Có : 7000 chỗ Đã ngổi : 5000 chỗ Chưa ngồi: ……chỗ?

- GV nhận xét HS.

4/ Củng cố – Dặn dò: ( 5 phút )

- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt.

- YC HS về nhà luyện tập thêm các bài tập và chuẩn bị bài sau.

- 1 HS nêu yêu cầu BT.

- Tìm số liền trước, số liền sau của một số có 5 chữ số.

- Muốn tìm số liền trước của một số ta lấy số đó trừ đi một đơn vị.

- Muốn tìm số liền sau của một số ta lấy số đó cộng thêm một đơn vị.

- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT.

Số liền trước

Số đã cho

Số liền sau 12 533 12 534 12 535 43 904 43 905 43 906 62 369 62 370 62 371

- 1 HS đọc đề bài SGK.

- 1 HS lên bảng, lớp làm vào VBT.

Bài giải

Số chỗ chưa có người ngồi là:

7000 – 5000 = 2000 (chỗ) Đáp số: 2000 chỗ.

- Lắng nghe và ghi nhận.

________________________________

Buổi chiều Tập viết

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 6) I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Đọc đúng rõ ràng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học tốc độ đọc 65 chữ/1 phút trả lời được 1, câu hỏi về nội dung bài đọc. HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát ( tốc độ trên 65 tiếng/ phút

2. Kĩ năng:

- Viết đúng các âm, vần dễ lẫn trong đoạn văn bài tập 2.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS tinh thần tự giác trong học tập.

(21)

II/ CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án.

+ 7 phiếu, mỗi phiếu ghi tên một bài thơ và mức độ yêu cầu học thuộc lòng.

+ 3 phiếu viết nội dung bài tập 2.

2. Học sinh: Chuẩn bị kỹ bài.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- Kiểm tra sự chuẩn bị Hs 2/ Bài mới: ( 30 phút )

a. Giới thiệu bài: Ghi bài

b. Phổ biến nội dung và hình thức kiểm tra tiến hành kiểm tra.

- Theo dõi, nhận xét từng học sinh.

c. Bài tập 2:

- 1HS đọc yêu cầu.

- Dán 3 tờ phiếu lên bảng.

- Chốt lời giải đúng.

- Theo dõi nội dung kiểm tra.

- Lần lượt từng HS lên bốc thăm, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. Sau đó lên đọc và trả lời câu hỏi.

- HS khác theo dõi, nhận xét.

-1HS đọc yêu cầu.

- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào giấy nháp.

- 3HS lên bảng làm bài. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

- 3HS đọc lại đoạn văn.

-Cả lớp ghi bài vào vở.

Tôi đi qua đình. Trời rét đậm, rét buốt. Nhín thấy cây nêu ngất ngưởng trụi lá trước sân đình, tôi tính thầm:

“A, còn ba hôm nữa lại Tết, Tết hạ cây nêu!” Nhà nào khá giả lại gói bánh chưng. Nhà tôi thì không biết Tết hạ cây nêu là cái gì. Cái tôi mong nhất bây giờ là ngày làng vào đám. Tôi bấm đốt tay: mười một hôm nữa.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút ) - Thu 1 số vở chấm điểm sửa bài

9. VN học bài và chuẩn bị bài sau: tiếp tục ôn tập kiểm tra.

- Nhận xét tiết học

- Hs lắng nghe

_____________________________________

BD Tiếng việt NGƯỜI RƠM I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Giúp HS đọc được và hiểu nội dung bài “ Người rơm”

- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Thế nào?

2. Kĩ năng:

(22)

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu cho HS.

3. Thái độ

- Giáo dục tình yêu đối với quê hương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK, VỞ TH TV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Đọc bài văn: “Người rơm”

- Luyện đọc câu: Theo dõi, sửa lỗi phát âm cho HS.

- Luyện đọc đoạn: Theo dõi và hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ đúng..

- Luyện đọc đoạn trong nhóm.

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc.

- Đọc cả bài.

2. Đọc hiểu:

* BT2: Yêu cầu HS đọc thầm lại toàn bộ bài văn và hoàn thành bài tập ( 64 )

- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả trước lớp.

- Nhận xét, chốt lời giải đúng

*Đáp án: a- 1, b – 2, c- 2, d – 2,

\3. Nội dung và ý nghĩa bài thơ.

? Bài văn giúp em hiểu điều gì?

* BT3: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn

GV nhận xét nhanh và chốt kết quả đúng:

gắn bó, tắm mát, nắng, lơ lửng, xanh ngắt, rẽ, mái chèo

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học, tuyên dương.

- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

1 HS giỏi đọc mẫu toàn bài - HS nối tiếp nhau đọc câu.

- Nối tiếp nhau đọc đoạn trước lớp.

- HS trong nhóm đọc cho nhau nghe.

- Đại diện các nhóm thi đọc.

- 1 HS đọc cả bài.

Đọc thầm lại bài văn và tự làm BT2 ( 64 )

Nối tiếp báo cáo kết quả.

2 hình ảnh so sánh: Rơi xuống như lá rụng, rồi như một …

Chữa bài theo lời giải đúng.

Miêu tả lại rất hay và chân thực người rơm trên đồng lúa của làng quê Việt Nam

1 HS đọc yêu cầu

HS làm bài cá nhân, đọc kết quả Nhận xét,

Chữa bài theo lời giải đúng Quan sát tranh trong SGK

________________________________

SINH HOẠT TUẦN 27 I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua 2. Kĩ năng:

- Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt 3 Thái độ:

- GDHS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động

II. N I DUNG SINH HO T

(23)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: Hát

2. Báo cáo công tác tuần qua:

- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua.

- Lớp trưởng tổng kết chung.

- Giáo viên nhận xét chung.

a.Ưu điểm

- Đã ổn định được nề nếp lớp, ôn bài đầu giờ tốt

- Có ý thức tự giác làm vệ sinh lớp học.

- Tuyên dương

...

...

b. Khuyết điểm - Phê

bình ...

...

...

...

...

3. Phương hướng tuần tới - Duy trì sĩ số, chuyên cần.

- Tiếp tục hưởng ứng phong trào “ Thi đua dạy tốt học tốt”.

- Tiếp tục ổn định và phát huy tốt nội quy, nề nếp của lớp.

- Phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm còn tồn tại.

- Thực hiện kế hoạch tuần 26 theo kế hoạch của nhà trường. Phòng bệnh covid 19.

Hát

- Tổ trưởng, tổ trực nhật nhận xét các mặt hoạt động trong tuần.

- Lớp trưởng nhận xét bổ sung.

1. Học tập:

- Tổ chức truy bài đầu buổi thường xuyên, đã có hiệu quả.

- Còn một số bạn chưa chuẩn bị kỹ bài cũ trước khi đến lớp như chưa làm bài tập:

- Hs thực hiện nghiêm túc.

__________________________________________________________________

(24)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.. - Kĩ năng tìm kiếm và sử lý thông tin: quan sát

II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng thể hiện sự tự tin , tự trọng khi tiếp xúc với khách nước ngoài4. III/

II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng thể hiện sự tự tin , tự trọng khi tiếp xúc với khách nước ngoài4. III/

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin về các loài cây sống trên cạn.. - Kĩ năng ra quyết định: Nên và

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, biết yêu quí và bảo vệ các loài động vật trong thiên nhiênB. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin : Biết phân tích, phán đoán hậu quả của những trò chơi nguy hiểm đối với

II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI -Kĩ năng hợp tác: hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường.2. III/ CHUẨN

Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI1. - Kĩ năng tìm kiếm và sử lý thông tin: quan sát