• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 26

Ngày soạn: 22/5/2020

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 25/5/2020

TẬP ĐỌC BÀI 14 : MỜI VÀO A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : Kiễng chân, sửa soạn,buồm thuyền, HS đọc đúng, liền mạch, ngắt hơi chỗ có dấu phẩy, nghỉ hơi chỗ có dấu chấm.Biết nghỉ hơi ở sau mỗi dòng thơ.

- Ôn các vần : ong, oong.

- HS hiểu 1 số từ ngữ: Kiễng chân, sửa soạn,buồm thuyền

- HS hiểu nội dung bài: Chủ nhà hiếu khách, niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi.

2. Kỹ năng: Qua bài học rèn kỹ năng đọc đúng, liền mạch, lưu loát..

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, biết quí trọng và thân ái với mọi người.

B. CHUẨN BỊ

- GV: BĐ DTV,tranh sgk, - HS : sgk,

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1, Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)

2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) - 2 hs đọc bài Đầm sen.

+ Đầm sen được trồng ở đâu?

+ Lá sen có đặc điểm gì?

+ Khi nở hoa sen trông đẹp như thế nào?

- GV nhận xét cách đọc cho điểm.

3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài: ( 1’)Bài: Mời vào b. Giảng bài mới.

GV đọc mẫu: Giọng đọc vui tinh nghịch với đoạn thơ ngắn, giọng chậm rãi ở các câu đối thoại.

Học sinh luyện đọc:

Luyện đọc từ khó: ( 5’)

- GV ghi lần lượt các từ khó lên bảng.

- GV uốn nắn sửa sai.

- GV kết hợp giảng từ.

+ Con hiểu thế nào là “ buồm thuyền” ? + Con hiểu “kiễng chân” là gì.?

+ GV nhận xét uốn nắn.

Luyện đọc câu: ( 5’) - Trong bài có mấy câu?

- Đầm sen được trồng ở ven làng.

- Lá sen màu xanh mát…

- Khi nở cánh hoa đỏ nhạt xoè ra, phô đài sen và nhị vàng.

- Cả lớp theo dõi nhận xét.

- HS đọc lần lượt các từ: Kiễng chân, sửa soạn,buồm thuyền.

- Mỗi từ gọi 3 hs đọc.

- Buồm được làm bằng vải treo trên các con thuyền.

- 1 hs lên làm động tác kiễng chân, cả lớp quan sát.

- 2 hs đọc lại các từ trên bảng.

- Trong bài có 13 câu .

(2)

- HS đọc nhẩm từng câu . - HS luyện đọc từng câu + GV cho hs đọc nối tiếp câu.

Luyện đọc đoạn, cả bài:( 5’) - GV chia đoạn:

- Bài chia làm 4 đoạn.Mỗi khổ thơ là một đoạn.

- HS luyện đọc từng đoan.

- GV kiểm tra chống đọc vẹt.

- GV nhận xét cách đọc.

- Gọi 4 hs đọc nối tiếp 4 đoạn.

- Gọi 2 hs đọc toàn bài.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

*Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:10’

+ GV nêu câu hỏi.

- HS đọc nhẩm cả bài suy nghĩ trả lời.

+ Những ai đến gõ cửa ngôi nhà + Những con vật này có đặc điểm gì?

+ Các con vật gõ cửa chủ nhà yêu cầu gì?

+ Thỏ và nai là những con vật như thế nào?

- HS đọc nhẩm đoạn 3,4,suy nghĩ trả lời + Gió được chủ nhà mời vào nhà để làm gì?

+ Những người bạn tốt đến chơi chủ nhà đón tiếp như thế nào?

- Bài thơ này nói lên điều gì?

*Hướng dẫn học sinh luyện đọc:(12’) - GV đọc mẫu lần 2,hướng dẫn học sinh cách đọc toàn bài.

- GV theo dõi nhận xét cách đọc .

- Hướng dãn đọc 1 số câu văn đối thoại giữa 2 nhân vật.

- GV nhận xét cách đäc.

Lưu ý: Khi hs luyện đọc theo đoạn gv kết hợp hỏi câu hỏi về nội dung bài hoặc tìm tiếng từ có vần trong bài.

4. Củng cố dặn dò: (4’) - Hôm nay học bài gì?

- Qua bài này nói lên điều gì?

- Khi có khách đến nhà con cần làm gì?

- Về đọc lại bài trả lời câu hỏi SGK.

- HS đọc nhẩm từng câu .

- HS luyện đọc từng câu ( mỗi câu 3 hs đọc)

- 13 hs đọc nối tiếp.

- HS đánh dấu vào sách

- Mỗi đoạn gọi 3 hs đọc - Theo dõi nhận xét

- 4 hs đọc nối tiếp nhau 4 đoạn.

- Gọi 2 hs đọc toàn bài.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

+ 3 hs đọc bài.

- Thỏ, nai, gió.

- Thỏ tai dài, nai có sừng.

- Chủ nhà yêu cầu xem tai, xem gạc.

- 2 con vật này rất hiền lành.

- Cả lớp quan sát theo dõi gv đọc.

+ 3 hs đọc bài.

- Đón trăng lên, quạt mát thêm , reo hoa lá, đẩy buồm thuyền đi khắp miền làm viêc tốt.

- Chủ nhà đón tiếp rất niềm nở.

- Chủ nhà hiếu khách niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi

- Cả lớp theo dõi.

- Học sinh luyện đọc từng đoạn , mỗi đoạn 2, 3 hs đọc.

- 2 hs đọc toàn bài . - HS đọc theo nhóm

- Từng nhóm lên đọc - Mời vào.

- Chủ nhà hiếu khách niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi.

(3)

- Về đọc trước bài Chú công. để giờ sau học.

- Cấn đón tiếp khách niềm nở.

CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP) TIẾT 9: HOA SEN A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS nhìn sách hoặc bảng chép lại đúng bài thơ lục bát “ Hoa sen ”.HS viết 28 chữ trong 12 -15 phút.Điền đúng vần en hay oen hoặc chữ g,gh vào chỗ trống.Làm được các bài tập 2,3 trong SGK.

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng viết nhanh, đúng, liền mạch, sạch sẽ,rõ ràng.

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học,có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

*GDBVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài: Hoa sen vừa đẹp lại vừa có ý nghĩa, do vậy ai cũng yêu thích và muốn giữ gìn để hoa đẹp mãi.

B. CHUẨN BỊ

- GV: Chép sẵn bài lên bảng.

- HS : Bút, vở.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1, Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)

2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’)

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng bút vở của hs.

- GV kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.

3. Bài mới :

a.Giới thiệu bài : ( 1’) Bài : Hoa sen.

b. Giảng bài mới.

*Đọc bài cần chép : ( 3’)

- GV chép sẵn bài thơ lên bảng.

- GV đọc bài thơ.

- Bài thơ cần chép gồm mấy câu ? - Con có nhận xét gì về cách trình bày ?

- Các nét chữ viết như thế nào ?

* viết từ khó : ( 5’)

- GV nêu ra 1 số từ khó khi viết hs cần viết đúng.

- GV đọc cho hs viết *viết bài vào vở : ( 15’)

- GV nhắc nhở hs cách trình bày, tư thế ngồi, cách cầm bút…

- GV đọc lại khổ thơ..

- HS lấy đồ dùng để lên bàn.

- 2hs lên bảng viết từ: Lời chúc,nghìn cái nhớ.

- Cả lớp quan sát theo dõi.

- 2 hs đọc . - Gồm 4 câu .

- Tên bài viết cỡ lớn.Các chữ đầu câu thơ đều viết hoa.

- Câu 6 chữ viết lui vào 2 ô.

- Câu 8 chữ viết lui vào 1 ô.

- Các nét chữ viết liền mạch và cách đều nhau.

- Học sinh viết vào bảng con : lá xanh, bông trắng, hôi tanh.

- Học sinh chép bài vào vở, gv quan sát uốn nắn hs yếu.

(4)

- GV thu bài nhận xét bài viết.

b. Luyện tập : ( 5’)

Bài 1 : 2HS nêu yêu cầu BT - Trước khi điền con phải làm gì ? - HS làm bài, gv chữa bài.

Bài 2 : 2HS nêu yêu cầu BT.

- Trước khi điền con phải làm gì ? - HS làm bài, gv chữa bài.

4. Củng cố dặn dò : (4’) - Hôm nay con viết bài gì?

- Hoa sen có tác dụng gì? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nó?

G: Hoa sen vừa đẹp lại vừa có ý nghĩa, do vậy ai cũng yêu thích và muốn giữ gìn để hoa đẹp mãi.

- Khi viết bài cần chú ý điều gì?

- Về viết lại bài vào vở,chuẩn bị bài

- HS dùng bút chì để soát lại bài.

- HS thấy nhược điểm rút kinh nghiệm cho bài sau.

+ Điền vần en hay oen :

- Con qs tranh,đọc các chữ đã cho,điền thử,đánh vần,sau đó điền.

Đèn bàn Cưa xoèn xoẹt + Điền g hay gh :

- Con qs tranh,đọc các chữ đã cho,điền thử,đánh vần,sau đó điền.

Tủ gỗ lim đường gồ ghề con ghẹ

- Bài : Hoa sen.

- Làm đẹp, cắm hoa, nước hoa, thuốc,

- Cần chăm sóc, không hái hoa..

- Viết cẩn thận trình bày sạch sẽ.

Ngày soạn: 23/5/2020

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 26/5/2020

TẬP ĐỌC BÀI 15: CHÚ CÔNG A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : Nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh. HS đọc đúng, liền mạch, ngắt hơi chỗ có dấu phẩy, nghỉ hơi chỗ có dấu chấm.

- Ôn các vần oc,ooc.

- HS hiểu 1 số từ ngữ: rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh.

- HS hiểu nội dung bài: Đặc điểm của đuôi công lúc bé và vẻ đẹp của bộ lông công lúc trưởng thành.

2. Kỹ năng: Qua bài học rèn kỹ năng đọc đúng, liền mạch, lưu loát..

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, biết yêu quí và bảo vệ các loài động vật trong thiên nhiên.

B. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI : - kiên định.

- Ra quyết định:tìm kiếm các lựa chọn,xá định giải pháp, phân tích điểm mạnh yếu - Tự nhận thức.

- Suy nghĩ sáng tạo.

C. CHUẨN BỊ

- GV: BĐ DTV,tranh sgk,

- HS : sgk, phấn, giẻ lau,bảng…

(5)

D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1, Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)

2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) - 2 hs đọc bài : Mời vào.

+ Những ai đến gõ cửa ngôi nhà?

+ Gió được chủ nhà mời vào nhà để làm gì?

- GV nhận xét cách đọc . 3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài: ( 1’)Bài: Chú công b. Giảng bài mới.

*GV đọc mẫu: Giọng đọc chậm rãi nhấn mạnh những từ ngữ tả vẻ đẹp của đươi công.

*Luyện đọc từ khó: ( 5’)

- GV ghi lần lượt các từ khó lên bảng.

- GV uốn nắn sửa sai.

- GV kết hợp giảng từ.

+ Con hiểu thế nào là rẻ quạt?

+ Con hiểu rực rỡ là gì?

+ GV nhận xét uốn nắn.

*Luyện đọc câu: ( 5’) - Trong bài có mấy câu.

- HS đọc nhẩm từng câu . - HS luyện đọc từng câu

+ GV cho 5 hs đọc nối tiếp 5 câu.

*Luyện đọc đoạn, cả bài:( 5’)

- GV chia đoạn: - Bài chia làm 2 đoạn.

+ Đoạn 1: 2 câu đầu + Đoạn 2: 3 câu cuối . - HS luyện đọc từng đoan.

- GV giúp đỡ hs, kiểm tra chống đọc vẹt, nhận xét cách đọc.

- Gọi 2 hs đọc nối tiếp 2 đoạn.

- Gọi 2 hs đọc toàn bài.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

b. Luyện tập: ( 10’)

Bài 1: 2HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS tìm và nêu kết quả, GV nhận xét chữa bài.

- Thỏ, nai,, gió.

- Đón trăng lên, quạt mát thêm , reo hoa lá, đẩy buồm thuyền đi khắp miền làm việc tốt.

- Cả lớp theo dõi nhận xét.

Cả lớp theo dõi.

- HS đọc lần lượt các từ: Nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh.

- Mỗi từ gọi 3 hs đọc.

- GV cho hs quan sát rẻ quạt.

- Có nhiều màu sắc rất đẹp.

- 2 hs đọc lại các từ trên bảng.

- Trong bài có 5 câu . - HS đọc nhẩm từng câu .

- HS luyện đọc từng câu ( mỗi câu 3 hs đọc)

- 5 hs đọc nối tiếp câu đến hết bài.

- HS đánh dấu vào sách.

- Mỗi đoạn gọi 3 hs đọc

- Theo dõi nhận xét cách đọc của bạn.

- Gọi 2 hs đọc nối tiếp 2 đoạn.

- Gọi 2 hs đọc toàn bài.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

+ Tìm tiếng trong bài:

- Có vần oc: ngọc + Tìm tiếng ngoài bài:

- Có vần oc : Tóc, thóc…

- Có vần ooc : soóc,rơ mooc

+ Nói câu chứa tiếng có vần oc,ooc.

(6)

Bài 2: 2HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS tìm và nêu kết quả, GV nhận xét chữa bài.

Bài 3: 2HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS quan sát tranh vẽ gì?

- HS đọc câu mẫu.

- GV uốn nắn sửa sai.

* GV lưu ý hs nói nhiều câu khác nhau

- Vẽ con cóc, cậu bé mặc quần soóc.

Mẫu: Con cóc là cậu ông giời.

- HS luyện nói câu

- Chúng em chăm chỉ học bài.

- Xe rơ moóc đang chở hàng.

- 1 học sinh đọc cả bài.

Tiết 2

*Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:10’

+ GV nêu câu hỏi.

- HS đọc nhẩm đoạn 1, suy nghĩ trả lời.

+ Lúc mới chào đời, chú công có bộ lông như thế nào?

+ Chú biết làm động tác nào?

- HS đọc nhẩm đoạn 2,

+ Sau 2,3 năm đuôi công trống thay đổi như thế nào?

* Bài này nói lên điều gì?

*Hướng dẫn học sinh luyện đọc:(12’) - GV đọc mẫu lần 2 , hướng dẫn học sinh cách đọc toàn bài.

- GV theo dõi nhận xét cách đọc . - GV nhận xét cách đọc.

* Lưu ý: Khi hs luyện đọc theo đoạn gv kết hợp hỏi câu hỏi về nội dung bài , hoặc tìm tiếng từ có vần trong bài.

*Hướng dẫn học sinh luyện nói :( 8’ ) - Chủ đề hôm nay nói về gì?

- Tranh vẽ gì?

- GV quan sát nhận xét.

Lưu ý hs nói nhiều câu khác nhau 4. Củng cố dặn dò: (4’)

- Hôm nay học bài gì?

- Qua bài này nói lên điều gì?

- Con cần làm gì để bảo vệ các loài vật?

- Về đọc lại bàì chú công trả lời câu hỏi - Về đọc trước bài Chuyện ở lớp để giờ sau học.

- HS suy nghĩ trả lời.

+ 3 hs đọc đoạn 1:

- Chú công có bộ lông màu nâu gạch.

- Chú biết xoè cái lông đuôi nhỏ xíu thành hình rẻ quạt.

+ 3 hs đọc đoạn 2:HS suy nghĩ trả lời.

- Sau 2,3 năm đuôi công trống lớn thành 1 thứ xiêm áo rực rỡ sắc màu.Mỗi chiếc lông đuôi óng ánh…

ngọc lóng lánh.

- Đặc điểm của đuôi công lúc bé và vẻ đẹp của bộ lông công lúc trưởng thành.

- Cả lớp quan sát theo dõi gv đọc.

- Học sinh luyện đọc từng đoạn , mỗi đoạn 2, 3 hs đọc.

- 2 hs đọc toàn bài .

+ Hát bài hát về con công.

- Vẽ các bạn đang múa về con công.

- HS thực hành thi hát về con công.

- Chú công.

- Tả về vẻ đẹp của bộ lông công.

- Cần giữ gìn không giết hại chúng.

(7)

THỦ CÔNG

CẮT DÁN HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Học sinh biết cách cắt các nan giấy.

2. Kĩ năng: Học sinh cắt được các nan giấy và dán thành hàng rào.

3. Thái độ: hs có ý thức trong môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- GV : Các nan giấy và hàng rào mẫu.

- HS : Giấy màu,giấy vở,dụng cụ thủ công.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH

1. Ổn định lớp : Hát tập thể.( 1’)

2. Bài cũ :Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh,nhận xét . Học sinh đặt đồ dùng học tập lên bàn. ( 1’)

3. Bài mới :(33’)

 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.

Mục tiêu : Cho học sinh quan sát và nhận xét hình mẫu.

Giáo viên treo hình mẫu lên bảng và hướng dẫn học sinh quan sát,hỏi : Hàng rào có mấy nan giấy? Mấy nan đứng? Mấy nan ngang?

Khoảng cách của mấy nan đứng mấy ô?

Giữa các nan ngang mấy ô?

Nan đứng dài?

Nan ngang dài?

 Hoạt động 2 : Hướng dẫn kẻ,cắt các nan giấy.

Mục tiêu : Học sinh biết kẻ,cắt các nan trên

Học sinh quan sát và nhận xét : Có 3 cạnh.

Có 6 nan giấy.

4 nan đứng,2 nan ngang.

1 ô 2 ô 6 ô 9 ô

Học sinh thực hiện kẻ nan giấy.

(8)

giấy trắng.Lật trái tờ giấy trắng có kẻ ô,kẻ theo các đường kẻ để có 2 đường thẳng cách đều nhau.

Giáo viên hướng dẫn kẻ 4 nan giấy đứng dài 6 ô,rộng 1 ô và 2 nan ngang dài 9 ô,rộng 1 ô.Giáo viên thao tác chậm để học sinh quan sát.

 Hoạt động 3 : Học sinh thực hành.

Mục tiêu : Học sinh kẻ,cắt nan giấy theo các bước.

- Kẻ 4 đoạn thẳng cách đều 1 ô,dài 6 ô theo đường kẻ của tờ giấy màu làm nan đứng.

- Kẻ tiếp 2 đoạn thẳng cách đều 1 ô,dài 9 ô làm nan ngang.

Thực hành cắt các nan giấy rời khỏi tờ giấy màu.Trong lúc học sinh thực hiện bài

làm,giáo viên quan sát học sinh yếu,giúp đỡ học s inh yếu hoàn thành nhiệm vụ.

 Hoạt động 4 : Học sinh thực hành.

Mục tiêu : Học sinh thực hành cắt dán hàng rào trên giấy màu đúng mẫu.

Giáo viên khuyến khích học sinh có thể dùng bút màu trang trí cảnh vật trong vườn sau hàng rào.

4. Củng cố – Dặn dò :Cho học sinh nhắc lại cách kẻ cắt hàng rào đơn giản.

Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau.

5. Nhận xét :- Thái độ học tập,sự chuẩn bị đồ dùng học tập.

Học sinh thực hành kẻ cắt nan giấy.

Học sinh thực hành kẻ và cắt trên giấy.

Học sinh thực hành,trình bày sản phẩm

_ hs lắng nghe

(9)

- Kỹ năng thực hành.

- Chuẩn bị giấy màu,đồ dùng học tập để tiết 2 thực hành trên giấy màu

Ngày soạn: 24/5/2020

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 27/5/2020

TẬP ĐỌC

BÀI 16: CHUYỆN Ở LỚP A. MỤCTIÊU:

1. Kiến thức:

Hs đọc trơn cả bài. Chú ý:

- Phát âm đúng các tiếng, từ khó: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. Ôn các vần uôt, uôc;

2. Kĩ năng:

-tìm được tiếng có vần uôt, uôc.

-Hiểu được nội dung bài:

- Em bé kể cho mẹ nghe nhiều chuyện ko ngoan của các bạn trong lớp. Mẹ em gạt đi.

Mẹ muốn nghe kể ở lớp con ngoan thế nào.

- Kể lại cho bố, mẹ nghe ở lớp em đã ngoan thế nào 3. Thái độ:Yêu thích môn học

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh họa bài đọc và phần luyện nói.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Đọc đoạn 1 bài Chú công và trả lời câu hỏi: Lúc mới chào đời, chú công có bộ lông màu gì?

- Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Sau hai, ba năm đuôi chú công có màu sắc thế nào?

- Gv nhận xét, 2. Bài mới (35 phút) a. Giới thiệu bài:

- Hãy nói về những việc em thích và em không thích ở lớp? Hàng ngày đi học về em có hay kể chuyện ở lớp cho bố mẹ, ông bà nghe không? Em có thể kể lại một chuyện không? Hôm qua đi học về em đã kể chuyện

- 2 hs đọc và trả lời câu hỏi.

- HS trả lời theo câu hỏi của giáo viên.

HS lắng nghe

(10)

gì? Em có thể kể lại không?...

- Bức tranh trong SGK vẽ cảnh gì? Hãy đoán xem bạn nhỏ nói gì với mẹ?

b. Luyện đọc:

- Gv đọc mẫu bài.

- Hs luyện đọc:

- Luyện đọc các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.

- Luyện đọc từng dòng thơ trong bài.

- Luyện đọc cả bài:

+ Đọc nối tiếp các khổ thơ trong bài.

+ Gọi hs đọc cả bài.

+ Đọc đồng thanh cả bài.

*. Tìm hiểu bài a. Tìm hiểu bài:

- Cho hs đọc khổ thơ 1 và 2.

+ Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp?

- Cho hs đọc khổ thơ 3.

+ Mẹ nói gì với bạn nhỏ?

- Gv đọc diễn cảm cả bài văn.

- Gọi hs đọc lại bài.

3. Củng cố, dặn dò (5 phút)

- Câu chuyện trong bài khuyên em điều gì?

- Gọi 1 hs đọc lại cả bài.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà kể cho bố, mẹ nghe chuyện ở lớp hôm nay....

Vài hs đọc. Và cho hs thể hiện bằng động tác trước lớp.

- Hs đọc nối tiếp từng dòng thơ.

- Hs đọc nt các khổ thơ.

- Vài hs đọc.

- Cả lớp đọc.

- Vài hs nêu.

- 1 Hs đọc.

- 1 hs nêu.

- Hs nói theo cặp.

- Vài cặp hs nói.

- Hs nêu.

- 1 vài hs nêu - HS lắng nghe

TẬP ĐỌC

BÀI 17: MÈO CON ĐI HỌC A.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ Buồn bực,kiếm có, cái đuôi cừu.

HS đọc đúng, liền mạch, ngắt hơi chỗ có dấu phẩy, nghỉ hơi chỗ có dấu chấm.

Biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ.

- Ôn các vần : ưu,ươu . HS hiểu 1 số từ ngữ : Buồn bực, kiếm cớ.

- HS hiểu nội dung bài: Mèo con lười học kiếm cớ nghỉ ở nhà.Cừu doạ cắt đuối khién mèo sợ phải đi học.

2. Kỹ năng: Qua bài học rèn kỹ năng đọc đúng, liền mạch, lưu loát..

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, Có ý thức tự giác đi học.

* QTE:+ Trẻ em có quyền được học tập + Bổn phận phải chăm chỉ học tập

(11)

B. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Xác định giá trị Tự nhận thức bản thân.

- Tư duy phê phán.

- Kiểm xoát cảm xúc.

C. CHUẨN BỊ:

- GV: BĐ DTV,tranh sgk,

- HS : BĐ DTV, sgk, phấn, giẻ lau,bảng…

D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC;

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1, Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)

2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) - 2 hs đọc bài.ở lớp.

+ Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp.

+ Mẹ nói gì với bạn nhỏ.

- GV nhận xét cách đọc . 3.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:(1’) Bài: Mèo con đi học b. Giảng bài mới.

*GV đọc mẫu: Giọng đọc hồn nhiên nghịch ngợm, giọng mèo buồn bực, mệt mỏi. Giọng cừu dứt khoát nhanh nhẹn.

*Luyện đọc từ khó: ( 5’)

- GV ghi lần lượt các từ khó lên bảng.

- GV uốn nắn sửa sai.

- GV kết hợp giảng từ.

+ Con hiểu thế nào là “ Buồn bực”?

+ Con hiểu “ Kiếm cớ” là gì?

+ GV nhận xét uốn nắn.

*Luyện đọc câu: ( 5’) - Trong bài có mấy câu?

- HS đọc nhẩm từng câu . - HS luyện đọc từng câu

+ Gọi 10 hs đọc nối tiếp câu đến hết bài

*Luyện đọc đoạn, cả bài:( 5’)

- GV chia đoạn: - Bài chia làm 2 đoạn.

+ Đoạn 1: 4 câu thơ đầu.

+ Đoạn 2: 6 câu thơ vuối.

- GV cho hs đọc nhẩm từng đoạn.

- GV giúp đỡ hs.

- Bạn hùng cứ trêu con, bạn hoa không học bài.Bạn mai tay đầy mực.

- Mẹ không nhớ hết chuyện của bạn nhỏ ở lớp mà mẹ muốn nghe ở lớp bạn nhỏ ngoan như thế nào.

- Cả lớp theo dõi.

- HS đọc lần lượt các từ:Buồn bực,kiếm có, cái đuôi , cừu.

- Mỗi từ gọi 3 hs đọc.

- Buồn và khó chịu - Tìm lý do để nghỉ học.

- 2 hs đọc lại các từ trên bảng.

- Trong bài có 10 câu . - HS đọc nhẩm từng câu .

- HS luyện đọc từng câu ( mỗi câu 3 hs đọc)

- 10 hs đọc nối tiếp 10 câu đến hết bài.

- HS luyện đọc từng đoan.

- Mỗi đoạn gọi 3 hs đọc

- 2 hs đọc nối tiếp nhau 2 đoạn.

- Gọi 2 hs đọc toàn bài.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

(12)

-Gọi 2 hs đọc nối tiếp nhau theo 2 đoạn - Gọi 2 hs đọc toàn bài.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

*Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài: 10’

+ GV nêu câu hỏi.

- HS đọc nhẩm đoạn 1, suy nghĩ trả lời.

+ Mèo buồn bực vì sao?

+ Mèo kiếm cớ gì để nghỉ học?

- HS đọc nhẩm đoạn 2, suy nghĩ trả lời.

+ Cừu nói gì với mèo?

+ Khi nghe cừu nói thế, thái độ của mèo ra sao?

- Bài này nói lên điều gì?

*Hướng dẫn học sinh luyện đọc:(12’) - GV đọc mẫu lần 2 , hướng dẫn học sinh cách đọc toàn bài.

- GV theo dõi nhận xét cách đọc.

- Hướng dẫn HS đọc phân biệt giọng của mèo và cừu.

- GV nhận xét cách đọc cho điểm

Lưu ý: Khi hs luyện đọc theo đoạn gv kết hợp hỏi câu hỏi về nội dung bài , hoặc tìm tiếng từ có vần trong bài.

4. Củng cố dặn dò: (4’) - Hôm nay học bài gì?

- Qua bài này ta thấy mèo con như thế nào ?

Học xong bài này con rút ra được bài học gì?

* QTE:+ Trẻ em có quyền được học tập + Bổn phận phải chăm chỉ học tập VN đọc lại bàì “Mèo con đi học” trả lời câu hỏi.

- Về đọc trước bài : “Người bạn tốt” giờ sau học.

- 1 học sinh đọc cả bài.

- HS suy nghĩ trả lời.

+ 3 hs đọc đoạn 1 :

- Mèo buồn bực vì phải đến trường học.

- Mèo kiếm có cái đuôi tôi ốm.

+ 3 hs đọc đoạn 2:

- Tôi sẽ chữa lành bằng cách cắt đuôi khỏi hết.

- Mèo sợ quá và xin đi học ngay.

- Mèo con lười học kiếm cớ nghỉ ở nhà.Cừu doạ cắt đuối khiến mèo sợ phải đi học.

- Cả lớp quan sát theo dõi gv đọc.

- Học sinh luyện đọc từng đoạn , mỗi đoạn 2, 3 hs đọc.

- 2 hs đọc toàn bài .

- HS đọc theo cặp gv nhận xét.

- HS đọc thuộc lòng bài thơ

- Mèo con đi học

- Mèo con lười học kiếm cớ nghỉ ở nhà.

Cừu doạ cắt đuối khiến mèo sợ phải đi học.

- - Làm bất cứ việc gì cũng phải thật thà trung thực không được nói dối.Phải chăm học không được lười biếng như mèo.

TOÁN

TIẾT 106: GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu bài toán có một phép trừ: Bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

2. Kĩ năng:

(13)

- Biết trình bày bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.

3. Thái độ: học sinh yêu thích môn học.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh, bảng phụ

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi 2 HS làm bảng: Sắp xếp các số 35,12,96,69,53

- Nhận xét

2. Bài mới: (32’) 2.1 Giới thiệu bài 2.2 Dạy bài mới.

*Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải.

- Yêu cầu hs xem tranh, đọc nhẩm bài toán.

- Gọi HS đọc bài toán + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Gv ghi tóm tắt lên bảng.

? Bán đi ta làm phép tính gì - Gv hướng dẫn hs giải bài toán.

Bài giải

Nhà An còn lại số con gà là:

9-3=5 (con gà ) Đáp số: 5 con gà

- GV giới thiệu dạng toán có lời văn với phép tính trừ.

- Gọi HS đọc lại bài giải

? Để giải bài toán có lời văn gồm có những gì

2.3. Thực hành:

Bài 1:

- Gọi HS đọc bài toán

? Bài toán cho biết gì

? Bài toán hỏi gì - Gv ghi tóm tắt - Gọi HS đọc tóm tắt

- Gọi 1 HS làm bảng, lớp làm vở.

- Gọi HS đọc bài - Nhận xét và củng cố

- 2 HS làm bài

+ HS 1 : Theo thứ tự từ bé đến lớn + HS 2 : Theo thứ tự từ lớn đến bé.

- HS quan sát tranh, đọc bài toán - 3- 4 hs đọc bài toán.

- Nhà An có 9 con gà mẹ đem bán 3 con gà.

- Hỏi nhà An còn lại mấy con gà.

- 2-3 HS đọc tóm tắt - ta làm phép tính trừ

- HS lắng nghe - 3 – 4 HS đọc

- Bài giải- câu trả lời – phép tính- đáp số

- 1 – 2 HS đọc

- Có 8 con chim bay đi 2 con chim - Hỏi còn lại mấy con chim.

- 1-2 HS đọc

Bài giải

Trên cây còn lại số con chim là:

8 – 2 = 6 (con chim ) Đáp số: 6 con chim

- 1 – 2 HS đọc

(14)

? Muốn tìm được số con chim còn lại trên cây em làm thế nào.

Bài 2:

- Gọi HS đọc bài toán

? Bài toán cho biết gì

? Bài toán hỏi gì

? Muốn biết bạn An còn lại mấy quả bóng ta làm phép tính gì

- Gọi 2 HS làm bảng, lớp làm vở.

- Gọi HS đọc bài

- Nhận xét và củng cố giải toán có lời văn.

? Vì sao em tìm được bạn An còn lại 5 quả bóng.

3. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Cho hs nêu lại các bước trình bày bài giải

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về chuẩn bị bài sau

- An có 8 quả bóng, thả bay đi 3 quả bóng.

- Hỏi An còn lại mấy quả bóng - .. làm phép tính trừ.

- 1 HS ghi tóm tắt, 1 HS trình bày bài giải.

Bài giải

An còn lại số quả bóng là là:

8 – 3 = 5 ( quả bóng) Đáp số: 5 quả bóng

- HS lắng nghe.

ĐẠO ĐỨC

BẢO VỆ CÂY VÀ HOA NƠI CÔNG CỘNG (tiết 1) I. MỤC TIÊU : Hs hiểu:

1. Kiến thức : Lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống con người.

2. Kĩ năng: Cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.

- Quyền được sống trong môi trường trong lành của trẻ em.

3. Thái độ. Hs biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.

* GDBVMTBĐ: Giáo dục cho các em lòng yêu quý, gần gũi với thiên nhiên biển, hải đảo, có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. HS biết chăm sóc, bảo vệ cây và hoa ở các vùng biển, hải đảo quê hương

II. CÁC KNSCB ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- KN ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.

- KN tư duy phê phán những hành vi phá hoại cây và hoa nơi công cộng.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính.Tranh minh họa bài học.

- Bài hát: Ra chơi vườn hoa.

- Các điều 19, 26, 27, 32, 39 Công ước quốc tế về quyền trẻ em.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

(15)

- Khi nào em nói lời chào hỏi?

- Khi nào thì nói tạm biệt - Nhận xét đánh giá 2. Bài mới (32 phút) a. Giới thiệu bài

b. Hoạt động 1: Quan sát tranh, ảnh về vườn hoa, công viên.

- Cho hs quan sát 1 số tranh, ảnh vườn hoa, công viên.

+ Được chơi ở vườn hoa, công viên em có thích không?

+ Em đã chơi ở đó bao giờ chưa? Có mát không, có đẹp không?

+ Để vườn hoa, công viên luôn đẹp, luôn mát em phải làm gì?

LHGD: Cây và hoa làm cho cuộc sống thêm đẹp, ko khí trong lành, mát mẻ. Các em cần chăm sóc, bảo vệ cây và hoa đặc biệt là cây và hoa ở các vùng biển, hải đảo thân yêu...

c. Hoạt động 2: Hs làm bài tập 1:

- Yêu cầu hs tự làm bài 1.

+ Các bạn nhỏ đang làm gì?

+ Những việc làm đó có tác dụng gì?

+ Em có thể làm được như các bạn ko?

- Trình bày kết quả trước lớp.

- Nhận xét và bổ sung.

* LHGD: Các em biết tưới cây, nhổ cỏ, bắt sâu.

Đó là những việc làm nhằm bảo vệ cây và hoa nơi công cộng...

d. Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận bài tập 2:

- UDPHTM: Gv chiếu câu hỏi

- Yêu cầu hs quan sát tranh và thảo luận:

+ Các bạn đang làm gì?

+ Em tán thành những việc làm nào? Tại sao?

- Yêu cầu hs tô màu vào quần áo bạn có hành động đúng.

- Trình bày trước lớp.

- Nhận xét, bổ sung.

- Gv kl: Biết nhắc nhở, khuyên ngăn bạn ko phá hại cây là hành động đúng.

Bẻ cành, đu cây là hàmh động sai.

- 2 HS trả lời

- Hs quan sát.

- Vài hs nêu.

- Vài hs nêu.

- Vài hs nêu.

- Hs làm bài cá nhân.

- Vài hs nêu.

- Vài hs nêu.

- Vài hs nêu.

- Hs nêu.

- Hs thảo luận theo cặp.

- Hs làm cá nhân.

- Vài hs nêu.

- Hs nêu.

- san hô, cây phong, dừa…

(16)

3. Củng cố, dặn dò (4 phút)

- Hãy kể tên một vài loại cây, hoa sống ở vùng biển, hải đảo mà em biết?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs thực hiện bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.

- Hs kể tên

THỰC HÀNH TOÁN ÔN TẬP GIẢI TOÁN A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp Hs củng cố lại cách giải bài toán có lời văn dạng bớt đi.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng giải toán một cách thành thạo 3. Thái độ:

- GDHS có ý thức chịu khó làm toán B. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Vở ô li, SGK; bảng phụ C. CÁC HĐ DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài (5 phút)

- Nêu lại các bước giải bài toán có lời văn.

- Nhận xét – bổ sung 2. Bài ôn (32 phút)

a. Giới thiệu bài: trực tiếp

b.HD Hs làm bài tập trong SGK/150 Bài 1. - Yêu cầu HS đọc bài toán + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết cửa hàng còn lại mấy búp bê con làm ntn?

Bài giải Số búp bê còn lại là:

15 - 2 = 13 ( búp bê) Đáp số: 13 búp bê - Gv chấm 6 bài Nxét.

Bài 2. Tiến hành tương tự bài 1 Bài giải

Trên sân bay còn lại số máy bay là:

12 – 2 = 10 ( máy bay)

- 3 bước: + Viết câu trả lời + Viết phép tính.

+ Viết đáp số.

- Hs mở vở - 3 HS đọc.

+ có 15 búp bê, bán đi 2 búp bê.

+ Cửa hàng còn lại mấy búp bê.

+ HS nêu - Hs làm bài

- Hs đổi bài Ktra Kquả

- HS làm bài.

- 1 hs làm bảng - Nhận xét chữa bài

(17)

Đáp số: 10 máy bay.

Bài 3 HD tương tự.

Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt:

- Yêu cầu hs dựa vào tóm tắt, nêu bài toán.

- Cho hs tự trình bày bài giải.

- Cho hs nhận xét bài.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

3. Củng cố - dặn dò (3 phút) - Nhắc lại nội dung bài

- Thu toàn bài, chấm 11 bài, nhận xét, chữa bài

- Nhận xét giờ học

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs nêu bài toán.

- Hs giải bài toán.

Bài giải

Số hình tam giác không tô màu là:

8- 4= 4 ( hình tam giác) Đáp số: 4 hình tam giác - Hs nhận xét.

- Hs kiểm tra chéo

TOÁN

TIẾT 107: LUYỆN TẬP A.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:củng cố giải toán có lời văn,làm tính cộng, trừ trong phạm vi 20 2. Kĩ năng:

- Giải toán có lời văn.

- Thực hiện phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20.

3. Thái độ

HS có ý thức tự giác trong học tập B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Bảng phụ

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Cho hs làm bài: giải bài toán theo tóm tắt sau:

Có : 18 quả hồng Ăn : 4 quả hồng Còn lại: ... quả hồng?

2. Bài luyện tập (32 phút) Bài 1:

- Yêu cầu hs đọc kĩ bài toán rồi tóm tắt bài toán

- Cho cả lớp làm bài.

- Cho hs lên bảng chữa bài tập.

- 1 hs làm trên bảng.

- Hs đọc bài toán.

- Hs điền số vào tóm tắt rồi làm bài.

- 1 hs làm trên bảng.

Bài giải

Cửa hàng còn lại số búp bê là:

15- 2= 13 (búp bê) Đáp số: 13 búp bê

(18)

-> Củng cố cho hs biết điền vào tóm tắt, giải bài toán có lời văn.

Bài 2:

- Yêu cầu hs đọc kĩ bài toán rồi tóm tắt bài toán

- Cho cả lớp làm bài.

- GV quan sát giúp đỡ HSY - Cho hs lên bảng chữa bài tập.

- GV nhận xét – chữa bài

-> Củng cố cho hs biết điền vào tóm tắt, giải bài toán có lời văn.

3. Củng cố, dặn dò (3 phút)

- Gv nhận xét giờ học. Cho học sinh nêu lại các bước giải một bài toán có lời văn.

- Dặn hs về nhà làm bài tập vở bài tập- 41

- Hs đọc bài toán.

- Hs điền số vào tóm tắt rồi làm bài.

- 1 hs làm trên bảng.

Bài giải

Trên sân bay còn số máy bay là:

12- 2= 10 (máy bay) Đáp số: 12 máy bay - Hs nhận xét.

- Hs kiểm tra chéo.

Ngày soạn: 25/5/2020

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 28/5/2020

TOÁN

TIẾT 108: LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp hs rèn luyện kĩ năng tự giải toán có lời văn.

2. Kĩ năng: Luyện giải các bài toán có lời văn đơn giản.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức tự giác học tập B.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Cho hs giải bài toán theo tóm tắt sau:

Có : 10 hình tam giác Tô màu : 4 hình tam giác Không tô màu: ... hình tam giác?

- Gọi hs nhận xét; gv đánh giá điểm.

2. Bài luyện tập (32 phút) Bài 1

- Cho hs đọc bài toán.

- Yêu cầu hs điền số vào toám tắt và giải bài toán.

- Cho hs nhận xét.

- 1 hs làm bài.

- Hs đọc.

- Hs tự làm bài.

- 1 hs làm trên bảng.

Bài giải

Còn lại số hình vuông là:

7- 4= 3 (hình vuông) Đáp số: 3 hình vuông

(19)

- GV nhận xét – chữa bài

-> Củng cố cho hs giải toán có lời văn.

Bài 2:

- Gọi hs đọc bài toán.

- Yêu cầu hs tự tóm tắt và giải bài toán.

- Gọi hs đọc bài và nhận xét.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

-> Củng cố cho hs giải toán có lời văn Bài 3:

- Gọi hs đọc bài toán.

- Yêu cầu hs tự tóm tắt và giải bài toán.

- Gọi hs đọc bài và nhận xét.

- GV chữa bài

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

-> Củng cố cho hs giải toán có lời văn 3. Củng cố- dặn dò (3 phút)

- Nêu lại các bước giải toán có lời văn?

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau

- Hs nhận xét.

- 1 hs đọc.

- Hs làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

Tóm tắt Có : 10 bạn Số bạn nữ : 6 bạn Số bạn nam: ... bạn?

Bài giải Có số bạn nam là:

10- 6= 4(bạn) Đáp số: 4 bạn nam.

- 2 hs đọc và nhận xét.

- Hs kiểm tra chéo.

- 1 hs đọc.

- Hs làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

Bài giải Số cây cam có là:

16 – 6 = 10 (cây) Đáp số: 10 cây cam

- 1 hs nêu

THỂ DỤC

TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Bước đầu biết cách chuyền cầu theo nhóm 2 người(bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ)

2. Kĩ năng: Trò chơi: “ Kéo cưa lừa xẻ”. Bước đầu biết cách chơi trò chơi ( chưa có vần điệu).

3. Thái độ: Yêu thích môn học, chăm rèn luyện thể thao.

II- ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm: Sân trường sạch và mát - Phương tiện: Còi, cầu, vợt…

III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

Nội dung Phương pháp tổ chức

A- Mở đầu: 5-6’

* Ổn định: - Hát vui và báo cáo sĩ số - Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giáo án:

Hôm nay các em sẽ học chuyền cầu theo

- Nghe HS báo cáo và phổ biến nhiệm vụ giáo án







(20)

nhóm 2 người và chơi trò chơi : “ Kéo cưa lừa xẻ”



GV

* Khởi động: Tập động tác khởi động làm nóng cơ thể, để cơ thể thích ứng bài sắp tập. 6 -> 8 lần

- Cho HS khởi động nhanh và trật tự B- Phần cơ bản 25-28’

I- Hướng dẫn kĩ thuật động tác:

Chuyền cầu theo nhóm 2 người:

* Cho HS tập hợp thành 4 hàng ngang sau đó cứ 2 hàng quay mặt vào nhau.

* Rồi cho 2 HS đứng đối diện chuyền cầu cho nhau bằng vợt gỗ.

- Toàn lớp tập luyện kỹ thuật chuyền cầu theo nhóm 2 người.

- Từng hàng tập lại kĩ thuật chuyền cầu.

- Gọi vài cập tập chuyền cầu .

- GV hô nhịp cho HS tập và kết hợp việc quan sát - trực tiếp sửa sai cho HS khi tập sai









GV



GV 



II- Trò chơi: “Kéo cưa lừa xẻ”

- Hướng dẫn kĩ thuật trò chơi - Cho HS chơi thử

- Tiến hành trò chơi

- GV hướng dẫn cách thức, luật chơi cho hs nắm và biết chơi để khi chơi các em ít bị phạm luật C- Kết thúc: 3-4’

- Hồi tĩnh: Tập động tác thả lỏng cơ thể, để cơ thể mau hồi phục

- Nhận xét và dặn dò

Nhận xét tiết học và nhắc nhở các em về cần tập lại kĩ thuật đã học thật nhiều lần.

- Thả lỏng và nghỉ ngơi tích cực - Nhận xét và giao bài cho HS về tập luyện thêm ở nhà.









GV CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP)

TIẾT 11: CHUYỆN Ở LỚP A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS nhìn sách hoặc bảng chép lại đúng khổ thơ cuối bài “ Chuyện ở lớp”.

HS viết 20 chữ trong 10 phút. Điền đúng vần uôt hay uôc hoặc chữ c,k vào chỗ trống.

Làm được các bài tập 2,3 trong SGK.

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng viết nhanh, đúng, liền mạch, sạch sẽ,rõ ràng.

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

B. CHUẨN BỊ:

(21)

- GV: Chép sẵn bài lên bảng.

- HS: Bút, vở.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1, Ổn định tổ chức lớp: ( 1’

2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng bút vở của hs.

- GV kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.

3.Bài mới:

a.Giới thiệu bài: ( 1’) Bài: Chuyện ở lớp b. Giảng bài mới.

*Đọc bài cần chép: ( 3’)

- GV chép sẵn khổ thơ lên bảng.

- GV đọc khổ thơ.

- Đoạn cần chép gồm mấy câu?

- Con có nhận xét gì về cách trình bày?

- Các nét chữ viết như thế nào?

*viết từ khó: ( 5’)

- GV nêu ra 1 số từ khó khi viết hs cần viết đúng.

- GV đọc cho hs viết

*viết bài vào vở: ( 15’)

- GV nhắc nhở hs cách trình bày, tư thế ngồi, cách câm bút…

- GV đọc lại khổ thơ..

- GV thu bài , nhận xét bài viết.

b. Luyện tập: ( 5’)

Bài 1: 2HS nêu yêu cầu BT - Trước khi điền con phải làm gì?

- HS làm bài, gv chữa bài.

Bài 2: 2HS nêu yêu cầu BT - Trước khi điền con phải làm gì?

- HS làm bài, gv chữa bài.

-Khi nào con viết âm c?

4. Củng cố dặn dò: (4’) - Hôm nay con viết bài gì?

- Khi viết bài cần chú ý điều gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS lấy đồ dùng để lên bàn.

- 2hs lên bảng viết từ: là nai,xem gạc

- Cả lớp quan sát.

- 2 hs đọc . - Gồm 4 câu .

- Tên bài viết cỡ lớn.Các chữ đầu câu thơ đều viết hoa .

- Các nét chữ viết liền mạch và cách đều nhau.

- Ở lớp, nhớ nổi,thế nào?

- Học sinh viết vào bảng con các từ khó.

- Học sinh chép bài vào vở.

- HS dùng bút chì để soát lại bài.

- HS thấy nhược điểm rút kinh nghiệm cho bài sau.

+ Điền vần uôt hay uôc :

- Con quan sát tranh,đọc các chữ đã cho,điền thử,đánh vần, sau đó điền.

buộc tóc chuột đồng.

+ Điền c hay k :

- Con quan sát tranh,đọc các chữ đã cho,điền thử,đánh vần, sau đó điền.

Túi kẹo quả cam - âm c viết được với âm o,ô,ơ,a,u,ư, - âm k viết được với âm e,ê,i.

- Bài : chuyện ở lớp.

- Viết cẩn thận trình bày sạch sẽ.

(22)

- Về viết lại bài vào vở,chuẩn bị bài sau.

Ngày soạn: 26/5/2020

Ngày giảng: Thứ 6 /29/5/2020 TOÁN

TIẾT 109: LUYỆN TẬP CHUNG A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Giúp hs rèn luyện kĩ năng lập đề bài toán rồi tự giải và viết bài giải của bài toán.

2. Kĩ năng: Giải được các bài toán có lời văn đầy đủ các bước 3. Thái độ:Có ý thức tự giác, chịu khó làm toán.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Sử dụng các hình vẽ trong sách giáo khoa.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Gọi hs giải bài toán 3, 4 sgk (trang 151).

- Nhận xét.

2. Luyện tập (32 phút)

- HDHS làm bài tập trong VBT/43

Bài 1: Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán rồi giải bài toán đó:

- Hỏi hs: Bài toán còn thiếu những gì?

- Yêu cầu hs tự viết tiếp vào bài toán cho hoàn chỉnh đề bài.

- Gọi hs đọc bài toán đã hoàn chỉnh.

- Yêu cầu hs tự giải bài toán đó.

- Gọi hs nêu bài toán phần b - Gọi 1 hs lên bảng làm bài tập

- Cho hs nhận xét bài giải.

-> Củng cố cho hs viết tiếp bài toán, giải bài

- 2 hs làm bài trên bảng.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Bài toán thiếu câu hỏi.

- Hs tự làm bài.

- Mỵ làm được 5 bông hoa, rồi làm thêm được 3 bông hoa. Hỏi Mỵ làm được tất cả bao nhiêu bông hoa?

- Hs tự giải bài toán.

- 1 hs lên bảng làm.

Bài giải a:

Mỵ làm được tất cả là:

5+ 3= 8 (bông hoa) Đáp số: 8 bông hoa - Hoa gấp được 8 con chim,hoa cho em 4 con chim bay đi. Hỏi Hoa còn lại bao nhiêu con chim?

Bài giải b:

Hoa còn lại số con chim là:

8- 4= 4 (con chim) Đáp số: 4 con chim

(23)

toán có lời văn.

Bài 2: Nhìn tranh vẽ, nêu tóm tắt bài toán, rồi giải bài toán đó.

- Yêu cầu hs q.sát tranh, nêu tóm tắt bài toán.

Tóm tắt:

Có tất cả : 16 cây Cam : 4 cây Chanh : ... cây?

- Cho hs giải bài toán.

- GV quan sát giúp đỡ HSY - Gọi hs nhận xét.

- GV nhận xét – chữa bài

-> Củng cố cho hs nêu tóm tắt, và giải bài toán có lời văn.

3. Củng cố- dặn dò (3 phút) - Nhắc lại nội dung bài - Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau.

- 1 hs đọc lệnh đề.

- 3 hs nêu.

- Hs giải bài toán.

- 1 hs lên bảng làm.

Bài giải

Trong vườn có số cây chanh là:

16- 4= 12 (cây chanh) Đáp số: 12 cây chanh - Hs nhận xét.

TẬP ĐỌC

BÀI 18: NGƯỜI BẠN TỐT A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : Bút chì, liền đưa,sửa lại, ngay ngắn, ngượng nghịu. HS đọc đúng, liền mạch, ngắt hơi chỗ có dấu phẩy, nghỉ hơi chỗ có dấu chấm.

- Ôn các vần : uc,ut

- HS hiểu 1 số từ ngữ : liền, sửa lại, ngượng nghịu.

- HS hiểu nội dung bài: Nụ và Hà là những người bạn tốt, luôn giúp đỡ bạn rất hồn nhiên và chân thành.

2. Kỹ năng: Qua bài học rèn kỹ năng đọc đúng, liền mạch, lưu loát..

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, Có ý thức tự giác đi học.

B. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Xác định giá trị bản thân,tự tin,tự trọng.

- Ra quyết định:tìm kiếm các lựa chọn,xá định giải pháp, phân tích điểm mạnh yếu - Suy nghĩ sáng tạo.

- Phản hồi nắng nghe tích cực.

C. CHUẨN BỊ:

- GV: BĐ DTV,tranh sgk,

- HS: BĐ DTV, sgk, phấn, giẻ lau,bảng…

D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(24)

1, Ổn định tổ chức lớp: ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5)’

- 2 hs đọc bài. Mèo con đi học + Mèo kiếm cớ gì để nghỉ học?

+ Cừu nói gì với mèo?

+ Khi nghe cừu nói thế, thái độ của mèo ra sao?

3.Bài mới:

a.Giới thiệu bài: ( 1’) Bài: Người bạn tốt b. Giảng bài mới.

*GV đọc mẫu:GVđọc giọng nhẹ nhàng chậm rãi, phân biệt rõ giọng nói của cúc, của Hà.

Luyện đọc từ khó: ( 5’)

- GV ghi lần lượt các từ khó lên bảng.

- GV uốn nắn sửa sai.

- GV kết hợp giảng từ.

+ Con hiểu thế nào là “ngượng nghịu”?

+ Con hiểu “sửa lại” nghĩa là gì?

+ GV nhận xét uốn nắn.

* Luyện đọc câu: ( 5’) - Trong bài có mấy câu?

- HS đọc nhẩm từng câu . - HS luyện đọc từng câu

+ GV cho 8 hs đọc nối tiếp 8 câu đến hết bài.

* Luyện đọc đoạn, cả bài:( 5’) - GV chia đoạn: Bài chia làm 2 đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến cho Hà.

+ Đoạn 2: Còn lại.

- GV cho hs đọc nhẩm từng đoạn.

- GV giúp đỡ hs, kiểm tra . - Gọi 2 hs đọc nối tiếp đoạn.

- Gọi 2 hs đọc toàn bài.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

b.Luyện tập: ( 10’)

Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS tìm và nêu kết quả, GV nhận xét chữa bài.

Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập.

- Mèo kiếm có cái đuôi tôi ốm.

- Tôi sẽ chữa lành bằng cách cắt đuôi khỏi hết.

- Mèo sợ quá và xin đi học ngay.

HS đọc lần lượt các từ: Bút chì, liền đưa,sửa lại, ngay ngắn, ngượng nghịu.

- Mỗi từ gọi 3 hs đọc.

- Có cử chỉ dáng điệu thiếu tự nhiên.

- Làm cho những chỗ hỏng trở lại bình thường.

- 2 hs đọc lại các từ trên bảng.

- Trong bài có 8 câu . - HS đọc nhẩm từng câu .

- HS luyện đọc từng câu ( mỗi câu 3 hs đọc)

- HS luyện đọc từng đoan.

- Mỗi đoạn gọi 3 hs đọc . - Lớp theo dõi nhận xét.

- 2 hs đọc nối tiếp 2 đoạn.

- 2 hs đọc toàn bài.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

+ Tìm tiếng trong bài:

- Có vần uc: Cúc - Có vần ut: bút

+ Tìm tiếng ngoài bài:

- Có vần uc : máy súc…

- Có vần ut : kem mút,..

(25)

- HS tìm và nêu kết quả, GV nhận xét chữa bài.

Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập.

- Tranh vẽ gì? - HS đọc câu mẫu.

- GV uốn nắn, sửa câu nói cho học sinh.

Tiết 2

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:(10’) + GV nêu câu hỏi.

- HS đọc nhẩm đoạn 1, suy nghĩ trả lời.

+ Trong giờ vẽ hà bị làm sao?

+ Hà hỏi mượn bút ai đã giúp hà?

- HS đọc nhẩm đoạn 2, suy nghĩ trả lời.

+ Bạn nào giúp cúc sửa lại dây đeo cặp.

+ Qua bài đọc này con thấy Hà và Nụ là người như thế nào?

+ Con hiểu thế nào là người bạn tốt?

- Bài này nói lên điều gì?

Hướng dẫn luyện đọc:(12’)

- GV đọc mẫu lần 2 , hướng dẫn học sinh cách đọc toàn bài.

- GV theo dõi nhận xét cách đọc. Hướng dẫn đọc phân biệt giọng của nhân vật

- GV nhận xét cách đọc.

* Lưu ý: Khi hs luyện đọc theo đoạn gv kết hợp hỏi câu hỏi về nội dung bài , hoặc tìm tiếng từ có vần trong bài.

c.Hướng dẫn học sinh luyện nói :(8’) - Chủ đề hôm nay nói về gì?

- Tranh vẽ gì?

- GV quan sát nhận xét uốn nắn câu nói cho hs.

* Lưu ý hs nói nhiều câu khác nhau.

- GV cho từng cặp lên nói, gv nhận xét tuyên dương.

4. Củng cố dặn dò: (4’) - Hôm nay học bài gì?

- Qua bài này nói lên điều gì?

- Học xong bài này con rút ra được bài học

+ Nói câu có tiếng chứa vần uc hoặc ut:

- 2con trâu đang húc nhau.

Mẫu: Hai con trâu húc nhau.

- HS luyện nói câu.

+ Mẹ em xúc đất đổ xuống ao.

+ Em Hà rất nhút nhát.

- 1 học sinh đọc cả bài.

HS suy nghĩ trả lời.

+ 3 hs đọc đoạn 1 : - Hà bị gãy bút chì.

- Nụ đã giúp Hà.

+ 3 hs đọc đoạn 2:

- Bạn hà giúp cúc sửa lại dây đeo cặp.

- Hà và Nụ là người bạn tốt.

- Người bạn tốt là người luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn mọi lúc, mọi nơi.

- Nụ và Hà là những người bạn tốt, luôn giúp đỡ bạn rất hồn nhiên và chân thành.

- Cả lớp quan sát theo dõi gv đọc.

- Học sinh luyện đọc từng đoạn , mỗi đoạn 2, 3 hs đọc.

- 2 hs đọc toàn bài . - HS luyện đọc theo cặp

- 1 HS đọc giọng của Hà, 1 HS đọc giọng của Cúc.

+ Kể về 1 người bạn tốt của em?

- Tranh 1: Nam cho bạn đi chung áo mưa.

- Tranh 2: Lan đến thăm bạn khi bạn bị ốm.

+ HS luyện nói về bạn của mình.

Bạn em tên là Minh, bạn thường giúp đỡ em trong học tập.

- Người bạn tốt.

- Nụ và Hà là những người bạn tốt,

(26)

gì?

* QTE: Quyền được tham gia kết bạn , bổn phận phải giúp đỡ bạn để trở thành người bạn tốt

- Về đọc lại bài trả lời câu hỏi sgk

- Về đọc trước bài “ Ngưỡng cửa” giờ sau học.

luôn giúp đỡ bạn rất hồn nhiên và chân thành.

- Cần phải giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.

SINH HOẠT LỚP A. MỤC TIÊU

-HS nhận ra ưu khuyết điểm trong tuần 26. Có hướng khắc phục những nhược điểm và phát huy ưu điểm ở tuần 27.

- Nhận biết được phương hướng để thực hiện ở tuần 27.

B. NỘI DUNG

* Giáo viên nhận xét tuần 26:

...

...

...

...

...

...

...

...

C. Phương hướng tuần 27:

- Phát huy tốt mọi ưu điểm của tuần 26.

- Thực hiện tốt các qui định của nhà trường, ATGT.

- Có đầy đủ mọi đồ dùng học tập giữ sạch sẽ, gọn gàng.

- Trong lớp chú ý nghe giảng, ôn tập bài tốt để nắm chắc học tốt tất cả các môn.

- Vệ sinh cá nhân, lớp sạch sẽ. Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng chống bệnh dịch bệnh. Đeo khẩu trang khi tới trường, ra sân chơi và khi ra về.

Yên Đức, ngày 22 tháng 5 năm 2020 TỔ TRƯỞNG

Lê Thị Thuần

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giáo dục trẻ biết yêu quí, các con vật ,có ý thức bảo vệ động vật sống dưới

C.. Kiến thức: Giúp hs nắm chắc cấu tạo, cách đọc, cách viết các vần  đã học ia, ua, ưa. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học. Biết yêu quí và bảo vệ các loài

Thái độ: Giáo dục hs biết bảo vệ và chăm sóc các loài vật trong thiên nhiên.. * ND tích hơp: Trẻ em có quyền được yêu thương ,

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, biết yêu quí và bảo vệ các loài động vật trong thiên nhiênB. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG

Thái độ: Nhận biết được các mùa trong năm.Thêm yêu thiên nhiên.. * Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học.Biết yêu quí và bảo vệ ,các loài động vật trong thiên nhiên.. Các hoạt động

Thái độ: Giáo dục cho HS có ý thức tự giác, luyện tập, yêu thích môn học.. * Giáo dục BVMT: Các loài chim tồn tại trong môi trường thiên nhiên thật phong

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, biết yêu quí và bảo vệ các loài động vật.. II.ĐỒ DÙNG