• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 25 Ngày soạn: 15/5/2020

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 18/5/2020

TẬP ĐỌC BÀI 10: NGÔI NHÀ A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học sinh đọc trơn cả bài thơ. Chú ý:

- Phát âm đúng các từ: hàng xoan, xao xuyến, nở, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ - Ngắt hơi sau mỗi dòng thơ.

*. Ôn các vần yêu-iêu. Cụ thể:

- Phát âm đúng các tiếng có vần yêu, iêu.

- Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần trên.

2. Kĩ năng

Hiểu các từ ngữ và câu thơ trong bài.

- Trả lời được các câu hỏi về hình ảnh ngôi nhà, âm thanh, hương vị bao quanh ngôi nhà. Hiểu được tình cảm với ngôi nhà của bạn nhỏ.

- Nói được tự nhiên, hồn nhiên về ngôi nhà em mơ ước.

- Học thuộc lòng một khổ thơ mà em thích.

3. Thái độ

HS có ý thức giữ gìn vệ sinh ngôi nhà, ngôi trường của mình…

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh vẽ, bảng phụ C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Gọi hs đọc bài “mưu chú sẻ”kết hợp trả lời câu hỏi 1, 2.

- Giáo viên nhận xét, cho điểm.

2. Bài mới (35 phút) 2.1. Giới thiệu:

2.2. Hướng dẫn luyện đọc:

- Giáo viên đọc diễn cảm

- Cho hs luyện đọc tiếng từ: Hàng xoan, xao xuyến, nở, lảnh lót, thơm phức.

- Yêu cầu hs phân tích và đánh vần

*Luyện đọc đoạn câu:

- Cho hs đọc to từng câu - Gv quan sát và sửa sai.

*Luyện đọc đoạn:

+ Gv chia bài thơ thành 3 đoạn.

+ Cho hs đọc nối tiếp đoạn

*Luyện đọc cả bài:

- Cho hs đọc toàn bài.

- 3 hs đọc và trả lời.

- HS nghe

- Hs đọc thầm toàn bài.

- Học sinh đọc tiếng từ, - Hs phân tích và đọc.

- Học sinh đọc câu nối tiếp.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn.

- Đọc cả bài( 2 lượt)

(2)

- Gv quan sát và sửa sai cho hs.

- Thi đọc toàn bài:

- Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh toàn bài.

- 1 hs đọc lại toàn bài tập đọc 2.3. Ôn vần: iêu-yêu

- Cho hs nêu yêu cầu 1.

- Cho hs đọc những dòng thơ có tiếng yêu.

- Giáo viên nêu yêu cầu 2:

+Tìm tiếng ngoài bài có vần iêu.

- Cho HS nêu yêu cầu 3 của bài.

- Cho hs quan tranh - yêu cầu nhận xét tranh. Sau đó nói câu chứa tiếng có vần iêu.

- Gv tuyên dương.

Tiết 2

3. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói (35 phút)

3.1. Tìm hiểu bài:

- Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ.

- Đặt câu hỏi: Ở ngôi nhà mình, bạn nhỏ:

+ Nhìn thấy gì?

+ Nghe thấy gì?

+ Ngửi thấy gì?

- Yêu cầu hs:

+ Đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn.

3.2. Luyện đọc thuộc lòng:

- Giáo viên cho hs đọc toàn bài trong sách.

- Gọi hs đọc nối đoạn.

- Yêu cầu hs đọc thuộc lòng khổ thơ mình yêu thích.

- Gv nhận xét, tuyên dương học sinh.

3.3. Luyện nói:

- Yêu cầu học sinh nêu chủ đề: Nói về ngôi nhà mơ ước của mình.

- Giáo viên gợi ý hs nói.

- Gv nhận xét tuyên dương học sinh.

4. Củng cố, dặn dò (5 phút) - Gọi học sinh đọc lại bài thơ.

- Nhận xét giờ học.

- Về luyện viết- đọc bài, chuẩn bị bài sau: Quà

- 3 hs thi đọc

- Hs đọc đồng thanh cả lớp.

- 1hs đọc - 1 hs nêu.

- Thi đọc những câu thơ có tiếng yêu: Em yêu nhà em, em yêu tiếng chim, em yêu ngôi nhà.

- Nhiều hs nêu: Buổi chiều, chiếu phim, chiêu đãi, cánh diều, điệu đà, điều hay,kiêu căng, kiêu hãnh....

- 1 hs nêu

- Hs nhìn tranh nói theo mẫu.

- Nhiều hs nói câu chứa tiếng vần iêu.

- Hs theo dõi và đọc thầm.

- Cá nhân đọc bài.

+ Hàng xoan trước ngõ, hoa nở như mây từng chùm.

+ Tiếng chim đầu hồi lảnh lót.

+ Mùi rơm rạ lợp trên mái nhà.

- 3 hs đọc:

Em yêu ngôi nhà Gỗ tre mộc mạc Như yêu đất nước Bốn mùa chim ca.

- Đọc theo nhóm.

- Các tổ thi đọc.

- Hs thi đọc thuộc lòng.

- Hs nêu chủ đề luyện nói.

- Hs nói theo cặp.

- 5 hs nói về ngôi nhà của mình.

(3)

của bố

TOÁN

LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố về đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số; Biết tìm số liền sau của 1 số có hai chữ số.

2. Kĩ năng: Bước đầu biết phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.

3. Thái độ: GDHS tính cẩn thận, tỉ mỉ khi làm bài.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ,Vbt

C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:(5') - Điền dấu >, < =?

38... 48; 60... 79; 29... 61; 76... 79 - Gv nhận xét, tuyên dương.

2. Bài luyện tập

2.1. Giới thiệu bài:(1') trực tiếp 2.2. HD Làm bài tập:

*Bài 1. ( 7') Viết số:

- Yêu cầu hs tự làm bài.

=> Kết quả:a) 30, 13, 12, 20.

b) 77, 44, 96, 69.

c) 81, 10, 99, 48.

- Gv nhận xét.

+ Số 96 là số có mấy chữ số? Gồm mấy chục, mấy đơn vị?

*Bài 2: Viết (8') (theo mẫu):

- Gv HD mẫu: số liền sau của 80 là 81.

+ Số nào sau số 80?

+ Dựa vào bài toán nào đã học để em tìm số liền sau 81?

- Y/C Hs tự làm bài a, b.

- Gv HD Hs học yếu.

=> Kquả: a) ... 33, 87. b) 49, 70.

- Gv chấm bài.

* Bài 3: ( 7') (>, <, =)?

- YC Hs tự làm bài a, b.

- Gv HD Hs học yếu.

=> Kquả: a) >, <, >, <; b) <, >, <, =.

- Vì sao điền dấu 81< 82

* Bài 4: ( 8') Viết (theo mẫu):

- Gv HD hs làm theo mẫu:

- 2 hs lên bảng làm bài.

- Hs làn nháp - Hs Nxét kquả

- 1 Hs nêu yêu cầu.

+ Hs làm vở bài tập.

+ đổi bài Ktra Nxét

+ ... 2 chữ số. ... 9 chục, 6 đơn vị.

- 1 Hs nêu yc.

+ ... số 81.

+ Dựa vào thứ tự dãy số + Hs làm bài tập.

+ Hs Nxét

- 1 Hs nêu yc.

+ Hs làm bài.

+ 2 hs lên bảng làm.

+ Hs Nxét, chữa bài.

+ Hàng chục bằng nhau Vậy chỉ so sánh chữ số hàng đ

(4)

+ 87 gồm mấy chục và mấyđơn vị?

+ 8 chục còn gọi là bao nhiêu?

+ Ta thay chữ "và" bằng dấu + ta được Ptính:

87= 80 + 7 đây là cách Ptích số.

- Tương tự y/c hs làm tiếp bài.

- Gv Hd Hs học yếu.

- Gv đưa bài mẫu Y/c Hs đối chiếu Kquả

=> Kquả:

a) 87 gồm 8chục và 7 đơn vị; ta viết: 87 = 80+ 7 b) 66 gồm 6chục và 6 đơn vị; ta viết: 66 = 60 + 6 c) 50 gồm 5chục và 0 đơn vị; ta viết: 50 = 50 + 0 d) 75 gồm 7chục và 5 đơn vị; ta viết: 75 = 70 + 5 - Gv chữa bài, Nxét

3. Củng cố, dặn dò:(5')

- Gọi hs đếm nối tiếp các số từ 1 đến 99.

- Gv nhận xét giờ học; dặn hs về nhà làm bt.

- Cbị bài LTC.

vị.

+ Số 81 liền trước số 82.

- 1 Hs nêu yc

+ ...8 chục và 7 đơn vị + .. là 80.

+ Hs làm vở bài tập.

+ Hs đổi bài chiếu Kquả, Nxét bài bạn.

- Mỗi Hs đếm 1 hàng.

ĐẠO ĐỨC

CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT I . MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Biết được ý nghĩa của việc chào hỏi tạm biệt.

2. Kĩ năng: Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hàng ngày.

- Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện chào hỏi, tạm biệt một cách phù hợp.

3. Thái độ: Có thái độ tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi, thân ái với bạn bè và em nhỏ.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Đồ dùng để hoá trang khi chơi đóng vai . - Vở BTĐĐ1 . Điều 2 công ước QT về TE

- Bài hát “ Con chim vành khuyên ” (Hoàng Vân ) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT : 1

1.Ổn Định : (2’)hát , chuẩn bị đồ dùng HT .

2.Kiểm tra bài cũ :(3’) - Tiết trước em học bài gì ? - Khi nào thì em nói lời cảm ơn ? - Khi nào em phải xin lỗi ?

- Biết cảm ơn xin lỗi đúng lúc là thể hiện điều gì ?

- Nhận xét bài cũ . 3.Bài mới :

- Học sinh đọc lại đầu bài - HS ra sân đứng thành 2 vòng

(5)

Hoạt động 1 : Giới thiệu trò chơi “Vòng tròn Chào hỏi ”

Mt : Học sinh biết cách chào hỏi trong các tình huống khác nhau

- Giáo viên giới thiệu và ghi đầu bài trên bảng

- Tổ chức chơi “ Vòng tròn chào hỏi ” - Giáo viên điều khiển trò chơi đứng giữa

2 vòng tròn và nêu các tình huống để Học sinh đóng vai chào hỏi .

- Vd :

+ Hai người bạn gặp nhau

+ Học sinh gặp thầy giáo cô giáo ở ngoài đường.

+ Em đến nhà bạn chơi gặp bố mẹ bạn . + Hai người bạn gặp nhau trong nhà hát đang giờ biểu diễn .

Hoạt động 2 : Thảo luận lớp

Mt : Học sinh hiểu chào hỏi khi gặp gỡ , tạm biệt khi chia tay

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận theo các câu hỏi :

+ Cách chào hỏi trong các tình huống giống hay khác nhau ? Khác nhau như thế nào ?

+ Khi chia tay với bạn em nói như thế nào ? + Em cảm thấy như thế nào khi :

- Được người khác chào hỏi . - Em chào họ và được đáp lại .

- Em gặp một người bạn , em chào nhưng bạn cố tình không đáp lại ?

* Giáo viên kết luận :Cần chào hỏi khi gặp gỡ , tạm biệt khi chia tay . Chào hỏi tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau . - Cho Học sinh đọc câu tục ngữ :

“ Lời chào cao hơn mâm cỗ”

tròn đồng tâm , đối diện nhau . Số người 2 vòng bằng nhau .

- Học sinh chào hỏi nhau xong 1 tình huống thì người đứng vòng ngoài sẽ chuyển dịch để đóng vai với đối tượng mới , tình huống mới .

- Học sinh suy nghĩ , trao đổi trả lời

- Chào hỏi trong các tình huống khác nhau phụ thuộc vào đối tượng , không gian , thời gian . - Em nói “ Chào tạm biệt ”

- Em rất vui khi được người khác chào hỏi mình

- Em rất vui .

- Rất buồn và em sẽ nghĩ ngợi lan man không biết mình có làm điều gì buồn lòng bạn để bạn giận mình không ?

- Học sinh lần lượt đọc lại .

TIẾT : 2

Hoạt động 1 : HS làm bài tập 2

Mt :Học sinh biết phân biệt hành vi chào hỏi , tạm biệt phù hợp từng tình huống

- Học sinh quan sát tranh BT2 . - Học sinh viết lời bạn nhỏ trong

(6)

- Cho Học sinh quan sát tranh BT2 - Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập

- Giáo viên nhận xét kết luận

 T1 : Các bạn nhỏ cần chào hỏi thầy cô giáo

 T2 : bạn nhỏ cần chào tạm biệt khách .

Hoạt động 2 : Thảo luận bài tập 3

Mt : Học sinh biết cách chào hỏi trong các tình huống khác nhau

- Giáo viên nêu yêu cầu của BT3 .

- Em sẽ chào hỏi như thế nào trong các tình huống sau :

a/ Em gặp người quen trong bệnh viện.

b/ Em nhìn thấy bạn ở nhà hát , rạp chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn .

* Giáo viên kết luận :

- Không nên chào hỏi một cách ồn ào khi gặp người quen trong bệnh viện , trong rạp hát , rạp chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn . Trong những tình huống như vậy , em chỉ có thể chào bạn bằng cách ra hiệu gật đầu , mỉm cười và giơ tay vẫy .

Hoạt đông 3 : Đóng vai BT1

Mt : Học sinh quan sát thực hành chào hỏi , tạm biệt qua trò chơi đóng vai .

- GV giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm ( 2 nhóm đóng vai tình huống 1, 2 nhóm đóng vai tình huống 2 )

- Giáo viên chốt lại cách ứng xử đúng trong các tình huống .

Hoạt động 4 : Liên hệ bản thân .

Mt : Học sinh tự liên hệ bản thân để tự điều chỉnh

- Giáo viên yêu cầu Học sinh tự liên hệ . - Giáo viên khen những Học sinh đã thực hiện tốt bài học và nhắc nhở những em còn chưa thực hiện tốt .

4.Củng cố dặn dò : 5’

- Nhận xét tiết học , tuyên dương Học sinh hoạt động tích cực .

- Dặn Học sinh thực hiện tốt những điều

tranh cần nói trong mỗi trường hợp .

+ T1 : Chúng em chào cô ạ ! + T2 : Cháu chào cô về ạ ! - Học sinh chữa bài . lớp nhận

xét bổ sung.

- Chia nhóm Học sinh thảo luận . - Đại diện nhóm lên trình bày

trước lớp .

- Lớp trao đổi bổ sung ý kiến

- Học sinh thảo luận nhóm , chuẩn bị đóng vai

- Các nhóm lên đóng vai

- Học sinh thảo luận , Rút kinh nghiệm - Bổ sung về cách đóng vai của các bạn

- Học sinh tự liên hệ

(7)

đã học .

- Chuẩn bị bài học tuần sau .

CHÍNH TẢ TIẾT 6: CÂU ĐỐ A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:Hs nhìn sách chép lại chính xác, không mắc lỗi bài " Câu đố", trình bày đúng bài thơ và viết đúng cỡ chữ nhỏ, viết đúng tốc độ.

2. Kĩ năng: Điền đúng chữ ch, tr, v, d hoặc gi vào chỗ trống trong btập 2. a.

3. Thái độ: GDHS ý thức luyện viết chữ và trình bày bài đẹp.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ viết bài "Câu đố", Btập2/a - Vở bài tập. vở ô li.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: (5')

- Viết: kéo co, căn nhà, kiên nhẫn, càng cua.

- Gv Nxét.

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: (1')

- Gv nêu và viết tên bài "Câu đố"

2.2. Hướng dẫn Hs viết chính tả:

a) HD viết bảng con chữ khó : ( 7')

* Trực quan:

- Gv Y/C đọc bài" Câu đố" trên bảng.

- Y/C Hs đọc bài Câu đố + Trong bài viết về con gì?

+ các chữ nào em hay viết sai?

Gv gạch chân từ khó: chăm chỉ, suốt ngày + Nêu cấu tạo tiếng "chăm chỉ"

( tiếng "suốt ngày" dạy tương tự " chăm chỉ"

- Gv đọc từng tiếng( từ) - Gv Qsát uốn nắn

b) HD chép bài vào vở: (10') b.1. Hs viết vở.

+ Hãy nêu lại tư thế viết

- HD:Viết tên bài"Câu đố" bằng chữ cỡ nhỡ cách lề vào ô thứ 5, viết hoa C "Câu đố " .Các chữ đầu dòng thơ viết hoa. 4dòng đều viết thẳng hàng vào ô 4

- Y/C Hs nhìn SGK viết bài - Gv Qsát HD Hs viết yếu b.2. Soát lỗi:

- HD Gạch chân chữ bằng bút chì nếu chữ viết sai

- 2 Hs viết bảng - Hs viết bảng con

- 3 Hs đọc.

+ Con ong - Hs trả lời - 1 Hs nêu

- Hs viết bảng con

- 1 Hs nêu

- Hs viết bài vào vở.

- Đổi bài đọc Ktra soát bằng bút chì.

- đổi vở Hs tự chữa lỗi ra lề

(8)

- Gv đọc cho hs soát lỗi.

- Y/C Hs viết chữ đúng ra lề vở b.3.Chấm bài:

- Gv Nxét, chữa bài.

2.3. HD làm bài tập chính tả: ( 7') Bài 2.Điền tr hay ch?

* Trực quan:

- Y/C Hs Qsát tranh vẽ + Bức tranh vẽ cảnh gì?

- Y/C Hs điền đúng âm tr, ch

=>Kquả: chạythi, tranh bóng, sao chổi, bụi tre.

- Gv Nxét, chữa.

3. Củng cố- dặn dò ( 5’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà chép lại bài thơ.

Cbị bài tập chép bài “ Nhà bà ngoại” và làm bài tâp 2/b trong VBt TV

1 Hs nêu yêu cầu.

+ thi chạy, tranh bóng, ngôi sao, bụi tre

- Hs làm bài , 3 Hs 3 tổ làm bảng

- Lớp Nxét

Ngày soạn: 16/5/2020

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 19/5/2020

TẬP ĐỌC

BÀI 11: VÌ BÂY GIỜ MẸ MỚI VỀ A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Hs đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngữ: khóc òa, hoảng hốt, cắt bánh, đứt tay.

- Biết nghỉ hơi khi gặp dấu chấm, dấu phẩy, biết đọc câu có dấu chấm hỏi.

2. Kĩ năng

Ôn các vần ưt, ưc; tìm được các tiếng, nói được câu có vần ưt, vần ưc.

Hiểu các từ ngữ trong bài. Nhận biết được các câu hỏi; biết đọc đúng câu hỏi.

- Hiểu nội dung bài: Cậu bé làm nũng mẹ, mẹ về mới khóc.

3. Thái độ

Yêu thích môn học

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh họa bài đọc.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Đọc thuộc lòng bài Quà của bố và trả lời câu hỏi 1, 2 trong sách giáo khoa.

- Gv đọc cho hs viết: lần nào, luôn luôn - Gv nhận xét, cho điểm.

2. Bài mới (35 phút)

2.1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

- 2 hs đọc và trả lời.

- 2 hs viết bảng, lớp viết bảng con.

(9)

2.2. Hướng dẫn hs luyện đọc:

- Gv đọc mẫu bài văn.

- Hs luyện đọc:

* Luỵên đọc tiếng, từ ngữ:

- Luyện đọc các tiếng, từ khó: khóc òa, đứt tay, cắt bánh.

- Gv giải nghĩa từ: hoảng hốt

* Luỵên đọc câu:

- Đọc nối tiếp câu trong bài.

- Gv theo dõi, sửa lỗi phát âm cho hs.

* Luỵên đoạn, bài:

- Luyện đọc cả bài.

- Thi đọc trước lớp cả bài.

- Nhận xét, tính điểm thi đua.

- Đọc đồng thanh toàn bài.

2.3. Ôn các vần ưt, ưc.

- Tìm tiếng trong bài có vần ưt.

- Tìm tiếng ngoài bài có vần ưt, vần ưc.

- Nói câu chứa tiếng có vần ưt, ưc.

- Đọc mẫu trong sachgiáo khoa.

- Tổ chức cho hs thi nói câu chứa tiếng có vần ưt, ưc.

Tiết 2

3. Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài và luyện nói (35 phút)

3.1. Tìm hiểu bài:

- Cho hs đọc thầm cả bài.

+ Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không?

+ Lúc nào cậu bé mới khóc?

+ Tìm các câu hỏi trong bài

- Hướng dẫn hs đọc các câu hỏi trong bài.

- Cho hs luyện đọc các câu hỏi.

- Gv đọc mẫu lần 2.

- Thi đọc toàn bài: Đọc phân vai.

- Gv nhận xét tuyên dương hs.

b. Luyện nói:

- Nhìn tranh 1 thực hành hỏi đáp theo mẫu.

- Yêu cầu hs tự hỏi đáp theo nhóm cặp đôi - Gọi hs nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò (5 phút) - Đọc lại toàn bài.

- Hs theo dõi, nhẩm đọc.

- 5 hs đọc.

- Hs đọc nối tiếp nhau.

- 3 hs đọc.

- Hs thi đọc.

- Đọc cá nhân, tập thể.

- Hs nêu: đứt - Nhiều hs nêu:

+ Vần ưc: bực tức,bức, đạo đức, mức độ, xức, thức khuya, phức tạp.

+ Vần ưt: mứt, đứt, vứt,bứt lá, day dứt

- 2 hs đọc.

- Nhiều hs nêu câu:

+ Vết tường nứt rất to.

+ Trời hôm nay thật nóng bức.

- 1 hs đọc.

+ Cậu bé không khóc.

- 2 hs nêu:

+ Khi mẹ về cậu bé mới oà lên khóc.

- 3 hs đọc:

+ Con làm sao thế?

+ Đứt bao giờ thế?

+ Sao bây giờ con mới khóc?

- Hs theo dõi lắng nghe.

- 3 hs đại diện 3 tổ đọc.

- 3 cặp hs thực hiện.

- Hs nói theo cặp.

- Thực hành theo cặp.

- 5 cặp hỏi- đáp.

- Hs nhận xét.

(10)

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc bài, chuẩn bị cho bài.

Ngày soạn: 17/5/2020

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 20/5/2020

CHÍNH TẢ TIẾT 7: NGÔI NHÀ A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Hs chép lại chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3 của bài Ngôi nhà.

2. Kĩ năng:

- Làm đúng các bài tập chính tả: điền vần iêu hoặc yêu, điền chữ c hoặc k?

- Nhớ quy tắc chính tả: k+ i, ê, e.

3. Thái độ: hs yêu thích môn học.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ viết khổ thơ 3 của bài Ngôi nhà.

- Bảng phụ viết các bài tập 2, 3 và luật chính tả cần ghi nhớ.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- Điền ch hay tr?

Thi ...ạy; ...anh bóng.

- Gọi Hs đọc lại các từ trên bảng.

- Gv nhận xét, cho điểm.

2. Bài mới (32 phút)

a. Hướng dẫn hs tập chép:

- Đọc khổ thơ 3 của bài Ngôi nhà.

- Tìm và viết những tiếng dễ sai trong bài:

tre, đất nước, chim.

- Tập chép đoạn văn vào vở.

- Gv đọc lại bài cho hs soát lỗi.

- Gv chấm 6 bài, nhận xét.

b. Hướng dẫn hs làm bài tập:

Bài 1. Điền vần: iêu hay yêu?

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Gọi hs đọc lại bài.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 2. Điền chữ: c hay k?

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- 3 hs đọc.

- 3 hs đọc.

- Hs viết bảng con.

- Hs tự viết.

- Hs tự chữa lỗi.

- 1 hs đọc.

- Hs làm bài tập.

- 1 hs lên bảng làm.

+Hiếu chăm ngoan, học giỏi, có năng khiếu vẽ. Bố mẹ rất yêu quý Hiếu.

- 3 hs đọc.

- Hs nêu nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu.

(11)

- Đọc lại các tiếng trong bài.

- Hướng dẫn hs ghi nhớ quy tắc: k+ i, ê, e.

- Cho hs nhắc lại quy tắc.

3. Củng cố, dặn dò (4 phút) - Gọi hs đọc lại bài chính tả - Gv nhận xét giờ học.

- Yêu cầu hs về nhà chép lại bài.

- Hs làm bài tập.

- 3 hs lên bảng làm.

Ông trồng cây cảnh./ Bà kể chuyện./ Chị xâu kim.

- 3 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 2 hs nhắc lại.

TẬP VIẾT

TIẾT 4: TÔ CHỮ HOA: H , I , K A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học sinh tô đúng đẹp các chữ: H, I , K 2. Kĩ năng

Viết chính xác vần: uôi, ươi, iêt, uyêt, iêu, yêu; Các từ: hiếu thảo, yêu mến, nải chuối, tưới cây, viết đẹp, duyệt binh. Viết theo chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét; đưa bút theo quy trình viết; dãn cách đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở Tập viết.

3. Thái độ

HS có ý thức chịu khó luyện viết B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Chữ viết mẫu, bảng phụ.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Kiểm tra học sinh viết bài: vườn hoa, chăm học.

- Gv nhận xét và đánh giá.

2. Bài mới (32 phút)

a. Giới thiệu bài: Gv giới thiệu.

b. Hướng dẫn cách viết:

- Gv treo bảng có viết chữ hoa: H, I, K - G: + Chữ H gồm mấy nét?

+ Cao mấy li?

- Gv hướng dẫn cách viết: Cuối nét 1 và đầu nét 2 đều hơi lượn, chụm vào nhau thành góc nhọn. Để khoảng cách giữa hai nét khuyết vừa phải (không hẹp quá, hay rộng quá), 2 đầu khuyết đối xứng nhau.

- Gv đưa mẫu chữ I:

+ Chữ I: Gồm mấy nét?

+ Cao mấy li?

- 2 hs viết bảng.

- Hs quan sát trả lời : - Gồm 2 nét

- Cao 5 ô ly - Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

 Hs theo dõi

(12)

- Gv hướng dẫn cách viết. Chân nét móc rộng hơn nét cong ở đầu chữ.

- Gv vừa viết vừa hướng dẫn.

- Gv đưa mẫu chữ hoa K yêu cầu hs quan sát nhận xét:

+ Chữ K: Gồm mấy nét?

+ Cao mấy li?

* Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng:

- Gv treo bảng phụ gọi hs đọc: uôi, ươi, nải chuối, tưới cây, iêt, uyêt, viết đẹp, duyệt binh,iêu, yêu; hiếu thảo, yêu mến.

- Hướng dẫn viết vào bảng con.

- Gv quan sát và nhận xét.

* Hướng dẫn viết vào vở : - Nhắc hs ngồi đứng tư thế.

- Cho hs viết bài.

- GV chấm một số bài.

3. Củng cố, dặn dò (3 phút) - Nhắc lại nội dung bài

- Gv nhận xét bài viết, giờ học, đánh giá chữ viết của hs.

- Dặn hs về luyện viết bài ở nhà.

+ Chữ K gồm 2 nét + Cao 5 ô ly.

- Hs đọc.

- Hs viết vào bảng con.

- Học sinh viết vào vở.

TOÁN

TIẾT 103

:

BẢNG CÁC SỐ TỪ 1 ĐẾN 100 A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết 100 là số liền sau của 99.

- Đọc viết, tự lập được bảng các số từ 1 đến 100.

2. Kĩ năng: Nhận biết 1 số đặc điểm của các số trong bảng các số đến 100.

3. Thái độ: GDHS yêu thích môn toán B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng các số từ 1 đến 100.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

1. Viết số liền sau của các số: 85, 70, 41, 98, 39, 54.

2. Đếm các sốtừ: 80 -> 90; 90->99. 99->90. 90 đến 80.

Gv nhận xét, sửa sai.

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: (1') trục tiếp Giới thiệu bảng số:

a) Giới thiệu bước đầu về số 100.

Bài1: Tìm và điền số liền sau của 97, 98, 99 + Vì sao em tìm được số liền sau?

- 2 hs lên bảng điền.

- 2 Hs đếm

- Hs tự làm bài.

- 2 Hs nêu Kquả: 98, 99, 100.

+ ... số liền sau lớn hơn

(13)

+ Số 100 là số có mấy chữ số?

* Trực quan 10 thẻ có 10 que tính HD - Gv Ptích: 100 gồm 10chục và 0 đơn vị.

- Gv chữa bài, Nxét.

- Số 100 là số liền sau của số nào?

b). Giới thiệu bảng các số từ 1 đến 100.

Bài 2. Viết số còn thiếu vào ô trống trong bảng các số từ 1 đến 100:

+ Bài Y/C gì?

- Yêu cầu hs tự diền các số còn thiếu vào bài tập 2.

- Gv ghi bảng.

+ Hãy Nxét các số ở hàng ngang đầu?

+ Hãy Nxét các số ở hàng ngang tthứ 2?

+ Hãy Nxét các số ở cột dọc đầu tiên?

- Gv hướng dẫn hs hỏi bất kì để tìm số liền sau, số liền trước của 1 số.

c) Giới thiệu 1 vài đặc điểm của bảng các số từ 1 đến 100.

- Yêu cầu hs tự làm bài tập 3.

- Đọc kết quả của bài.

=> Kết quả:a) 1, 2, ...9 . b) 10, 20, ...90.

c)10. d) 99. đ) 11, 22, 33...99

3. Củng cố, dặn dò:

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

sốliền trước 1 đơn vị.

+ có 3 chữ số.

- Hs Nxét

- ... số 99.

+ viết số còn thiếu ....

- Hs làm bài

- Mỗi Hs đọc 1 dòng

- Hs Nxét, Hs Nxét bổ sung. .

-

1 Hs đọc Y/C - Hs tự làm bài.

- 5 Hs đọc.

Ngày soạn: 18/5/2020

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 21/5/2020

KỂ CHUYỆN

TIẾT 5: NIỀM VUI BẤT NGỜ A. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: HS Nghe gv kể chuyện,hiểu nội dung câu chuỵên và kể lại được 1 đoạn câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh .

Hiểu nội dung của câu chuyện : Bác Hồ rất yêu thiếu nhi và thiếu nhi cũng rất yêu Bác Hồ.

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng kể chuyện lưu loát, rõ ràng, biết phân biệt giọng kể của từng nhân vật.

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, kính yêu và nhớ ơn Bác Hồ.

B. CHUẨN BỊ

- GV: Tranh minh hoạ - HS: sách giáo khoa.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(14)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1, Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)

2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- 2 hs kể chuyện : Bông hoa cúc trắng..

- GV nhận xét cho điểm.

3.Bài mới:

a.Giới thiệu bài: ( 1’) Bài: Niềm vui bất ngờ

b. Giáo viên kể chuyện lần 1:

Giáo viên kể chuyện lần 2:

*Tìm hiểu nội dung câu chuyện:

( 12’)

- Câu chuyện có mấy nhân vật?

- Khi đi qua phủ chủ tịch các bạn xin cô giáo điều gì?

- Điều gì diễn ra sau đó?

- Bác Hồ hỏi các bạn điều gì?

- Bác đưa các cháu đi đâu?

- Bác dặn các cháu điều gì?

- Cuộc chia tay diễn ra như thế nào?

- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

*Hướng dẫn kể chuyện ( 15’)

- GV cho hs kể chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý trong SGK.

+ Tranh 1 vẽ gì?

- GV nhận xét cách kể chuyện của học sinh.

+ Tranh 2 vẽ gì?

- GV nhận xét cách kể chuyện của học

- Cả lớp theo dõi nhận xét cách kể chuyện của bạn.

- Cả lớp theo dõi gv kể chuyện.

- HS sinh theo dõi,kết hợp quan sát tranh trong sách giáo khoa.

- Có 3 nhân vật:cô giáo,Bác Hồ,các bạn hs.

- Xin cô vào thăm bác.

- Cô giáo đang lúng túng thì cánh cử mở ra.

- Các cháu có ngoan không?

- Bác đưa cháu đi thăm vườn cây, ao cá của Bác..

- Phải chăm ngoan , học giỏi để cha mẹ vui lòng.

- Giờ chia tay đã đến Bác vẫy tay chào các cháu, các cháu lưu luyến ngoảnh lại vấy tay chào Bác.

- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi và thiếu nhi cũng rất yêu Bác Hồ.

- HS quan sát tranh kể từng đoạn câu chuyện.

- Các bạn đi qua cổng phủ chủ tịch.

- HS kể đoạn 1.

- Cả lớp theo dõi nhận xét cách kể chuyện của bạn.

-Cổng phủ chủ tịch mở, các chiến sĩ mời cô giáo và các bạn vào thăm Bác.

- HS kể đoạn 2.

- GV nhận xét cách kể chuyện của học sinh

(15)

sinh.

+ Tranh 3, 4 học sinh kể tương tự : + GV cho hs kể toàn bộ câu chuyện.

+ Giáo viên hướng dẫn hs kể chuyện theo vai nhân vật.( cô giáo, Bác Hồ.

các bạn hs)

- Giáo viên nhận xét chung.

4. Củng cố dặn dò: (4’)

- Hôm nay con kể câu chuyện gì?

- Câu giúp em hiểu điều gì?

- Về tập kể lại chuyện chuẩn bị bài sau.

- 2hs kể lại toàn bộ câu chuyện.

- HS tự phân vai ,tập kể trong nhón.

- Từng nhóm lên kể chuyện, nhóm khác nhận xét.

- Niềm vui bất ngờ.

- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi và thiếu nhi cũng rất yêu Bác Hồ.

KỂ CHUYỆN SÓI VÀ SÓC A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS nghe gv kể chuyện,hiểu nội dung câu chuỵên và kể lại được 1 đoạn câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh .

+ Hiểu nội dung của câu chuyện : Sóc là con vật thông minh nên đã thoát được nguy hiểm.

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng kể chuyện lưu loát, rõ ràng, biết phân biệt giọng kể của từng nhân vật.

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, biết yêu quí và bảo vệ các loài động vật.

B. CHUẨN BỊ:

- GV: Máy tính, máy chiếu - HS: sách giáo khoa.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1, Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)

2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- 2 hs kể chuyện : Niềm vui bất ngờ.

- GV nhận xét cho điểm.

3.Bài mới:

a.Giới thiệu bài: ( 1’) Bài: Sói và sóc b. Giảng bài mới.

Giáo viên kể chuyện 2 lần

Tìm hiểu nội dung câu chuyện:

( 12’)

- Câu chuyện có mấy nhân vật?

+ Tranh vẽ gì?

+ Chuyện gì sảy ra với sóc?

+ Sói định làm gì sóc?

+ Sóc đã làm gì?

- Cả lớp theo dõi nhận xét cách kể chuyện của bạn.

- Cả lớp theo dõi gv kể chuyện.

- HS sinh theo dõi,kết hợp quan sát tranh trong sách giáo khoa.

- Có 2 nhân vật: Sói và Sóc.

- Một con sói đang nằm dưới gốc cây, con sóc đang truyền cành trên cây.

- Sóc rơi xuống đầu sói đang ngái ngủ.

- Sói chồm dậy định chén thịt sóc.

- Sóc van xin thả tôi ra.

- Nói cho sói biết: vì sao sóc lúc nào

(16)

+ Sói yêu cầu sóc làm gì?

+ Sóc nói như thế nào?

+ Được sói thả sóc đã làm gì?

+ Sóc nói gì với sói?

- Câu giúp em hiểu điều gì?

Hướng dẫn kể chuyện ( 15’)

- GV cho hs kể chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý trong SGK.

+ Tranh 1 vẽ gì?

- GV nhận xét cách kể chuyện của học sinh.

+ Tranh 2 vẽ gì?

+ Sói định làm gì sóc?

+ Sóc đã làm gì?

- GV nhận xét cách kể chuyện của học sinh.

+ Tranh 3, 4 học sinh kể tương tự : + GV cho hs kể toàn bộ câu chuyện.

+ GV hướng dẫn hs kể chuyện theo vai nhân vật(sói,sóc.người dẫn chuyện.) - Giáo viên nhận xét chung.

4. Củng cố dặn dò: (4’)

- Hôm nay con kể câu chuyện gì?

- Câu giúp em hiểu điều gì?

-Về tập kể lại chuyện chuẩn bị bài sau.

cũng nhảy múa suốt ngày còn sói luôn buồn bực.

- Thả tôi ra thì tôi mới nói.

- Sóc nhảy tót lên cây cao .

- Anh buồn vì anh độc ác , sự độc ác thiêu đốt tim gan anh. Còn chúng tôi vui vì không làm điều ác cho ai cả.

- Sóc là con vật thông minh nên đã thoát được nguy hiểm.

- HS quan sát tranh kể từng đoạn câu chuyện.

- Một con sói đang nằm dưới gốc cây, con sóc đang truyền cành trên cây.

- HS kể đoạn 1.

- Cả lớp theo dõi nhận xét cách kể chuyện của bạn.

- Sói và sóc đang nói chuyện.

- Sói chồm dậy định chén thịt sóc.

- Sóc van xin thả tôi ra.

- HS kể đoạn 2.

- GV nhận xét cách kể chuyện của học sinh

- 2hs kể lại toàn bộ câu chuyện.

- HS tự phân vai ,tập kể trong nhón.

- Từng nhóm lên kể chuyện, nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Sói và sóc..

- Sóc là con vật thông minh nên đã thoát được nguy hiểm.

TOÁN

TIẾT 104: LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Viết số có 2 chữ số; tìm số liền trước, số liền sau của 1 số; so sánh các số; thứ tự của các số.

2. Kĩ năng: Làm thành thạo các dạng bài tập.

3. Thái độ: GDHS tính cẩn thận, tỉ mỉ khi làm bài.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bộ đồ dùng học toán.

- Bảng phụ.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(17)

1. Kiểm tra bài cũ:5’

- Đọc các số từ 1->10. từ 10->20.từ 20-

>30...90->100.

+ Đọc các số tròn chục?

+ Đọc các số có 2 chữ số giống nhau?

- Gv nxét, sửa sai.

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: (1') Trực tiếp 2.2. HD thực hành:(29 ')

Bài 1. Viết số:

+ Bài Y/C gì?

+ Làm thế nào?

- Gv Y/C Hs làm bài - Gv HD Hs học yếu

=> Kquả: 30, 58, 71; 90, 85, 66; 99, 21, 100.

+ Những số nàoviết bằng 2 chữ số?

+ Số 100là số có mấy chữ số? 100 bằng mấy chục?

- Gv chấm bài, Nxét

Bài 2.Viết số thích hợp vào ô chấm:

* Trực quan bảng phụ + Bài Y/C gì?

+ 2 số liền nhau lớn hơn hay bé hơn nhau mấy đơn vị?

- Y/C Hs tự viết các số vào chỗ chấm.

=> Kquả: a) 72, 69, 78, 50, 76, 99.

b) 73, 81, 52, 100.

c) 54, 55, 56; 69, 70, 71; 98, 99,100.

- Gv Nxét, sửa sai.

Bài 3.Viết các số:

* Trực quan bảng phụ + Bài Y/C gì?

- Y/C Hs tự viết các số

a) 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70.

b) 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100.

- Gv hỏi mối quan hệ trong dãy số.

- Gv Nxét.

3. Củng cố, dặn dò:( 5')

- 9 Hs đọc.

- 1 Hs - 1 Hs đọc - Hs Nxét

+ ...viết số

+ Đọc số rồi viết số.

- Hs làm bài

- Đổi bài kiểm tra, Nxét - Hs nêu

- Hs qsát

a) Điền số liền trước b) Điền số liền sau.

c) Điền số liền trước số liền sau.

+ ... 1 đơn vị - Hs tự làm bài.

- 3 Hs lên bảng làm 3 phần.

- Hs so sánh Kquả, Nxét

+ Bài Y/C viết các số . - Hs làm bài

- 2Hs làm 2 dãy số - Hs Nxét

- 2 Hs đếm, đọc - Hs trả lời

(18)

- Đếm đọc nối tiếp từ 1 đến 100, 100 đến 1.

- Gv nnhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 26: CON GÀ A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Nêu được các bộ phận của con gà và ích lợi của gà.

2. Kĩ năng : Chỉ được và nói tên các bộ phận bên ngoài của con gà trên hình vẽ.

3. Thái độ : GDHS yêu quý độngvật, thường xuyên chăm sóc gia súc gia cầm.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Các hình trong SGK

- Vở bài tập

-Phòng học thông minh

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I- Kiểm tra bài cũ:( 4')

- Kể tên 1 vài cây gỗ và nêu ích lợi của chúng?

- Hãy chỉ và nêu tên các bộ phận chính cây gỗ?

- Gv nhận xét, đánh giá.

II- Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1') trực tiếp 2. HD Hs tìm hiểu bài

*Hoạt động 1: ( 15') quan sát con gà a) Mục tiêu: Giúp hs biết:

- Đặt và trả lời câu hỏi dựa trên các hình ảnh trong sgk.

- Các bộ phận bên ngoài của con gà.

- Phân biệt gà trống, gà mái, gà con.

- Ăn thịt gà, trứng gà có lợi cho sức khỏe.

b) Cách tiến hành:

- Y/C Hs Qsát tranh, đọc và trả lời câu hỏi trong sgk.

- Gọi hs trả lời câu hỏi:

+ Mô tả con gà ở hình thứ nhất trang 54 sgk. Đó là gà trống hay gà mái?

+ Mô tả gà con ở hình trang 55 sgk.

+ Gà trống, gà mái, gà con giống và khác nhau ở điểm nào?

+ Mỏ gà, móng gà dùng để làm gì?

+ Gà di chuyển như thế nào? Nó có bay được không?

+ Nuôi gà để làm gì?

+ Ai thích ăn thịt gà, trứng gà? Ăn thịt gà, trứng gà có lợi gì?

=> KL:- Con gà nào cũng có: Đầu, cổ, mình, 2

- 2 Hs nêu.

- 2 Hs chỉ và nêu.

- Hs Nxét.

- Hs quan sát và thảo luận nhóm 2 Hs.

- Hs đại diện chỉ và nêu tên các bộ phận con gà.

- Hs trả lời

- Hs Nxét, bổ sung

(19)

chân và 2 cánh; toàn thân gà có lông che phủ; đầu gà nhỏ, có mào; mỏ gà nhọn, ngắn và cứng; chân gà có móng sắc. Gà dùng mỏ để mổ thức ăn và móng sắc để đào đất...

* Hoạt động 2: ( 10')Trò chơi: Đóng vai gà - Đóng vai gà trống gáy đánh thức mọi người vào buổi sáng.

- Đóng vai con gà mái cục tác đẻ trứng.

- Đóng vai đàn gà con kêu chíp chíp.

- Gv Nxét, đánh giá.

- Hát bài: Đàn gà con

4. Củng cố, dặn dò:( 5')- Hs làm bài tập VBT Bài 1:Nối ô chữ với từng bộ phận của con gà sao cho phù hợp.

- Gv HD Hs học yếu

Bài 2: Nối ô chữ với từng hình vẽ sao cho phù hợp.

- Gv Nxét, đánh giá - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà ôn lại bài.

- Hs thảo luận theo nhóm 4.

- Đại diện một số nhóm lên trình bày

- Các nhóm khác Qsát, Nxét bổ sung.

- Hs làm bài.

- 1 Hs làm bảng lớp - Hs làm bài

- Hs đổi bài Nxét - Hs trả lời

BÀI 27: CON MÈO A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo.

2. Kĩ năng: Nói về 1 số đặc điểm của con mèo (lông, móng vuốt, ria, mắt, đuôi ). Nêu ích lợi của việc nuôi mèo.

3. Thái độ: Hs có ý thức chăm sóc mèo (nếu nhà nuôi mèo ).

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các hình trong sgk.

- Mô hình con mèo.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Chỉ và nêu các bộ phận của con gà.

- Nuôi gà để làm gì?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới:

1. Hoạt động 1: (15’) quan sát con mèo.

* Mục tiêu:

- Hs biết đặt và trả lời câu hỏi dựa trên việc quan sát con mèo.

- Biết các bộ phận bên ngoài của con mèo.

* Cách tiến hành:

- Cho hs quan sát mô hình con mèo:

+ Mô tả màu lông của con mèo. Khi vuốt ve bộ lông của con mèo em cảm thấy ntn?

- 2 hs nêu.

- 2 hs nêu.

 Hs thảo luận nhóm 4

(20)

+ Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo.

+ Con mèo di chuyển như thế nào?

- Trình bày kết quả thảo luận.

- Kl: Toàn thân mèo được phủ 1 lớp lông mềm và mượt. Mèo có đầu, mình, đuôi, và 4 chân...

2. Hoạt động 2: (10’) Thảo luận cả lớp.

* Mục tiêu:

- Hs biết ích lợi của việc nuôi mèo.

Biết mô tả hành động bắt mồi của mèo.

* Cách tiến hành:

- Người ta nuôi mèo để làm gì?

- Nhắc lại 1 số đặc điểm khi mèo săn mồi?

- Tìm trong bài, hình ảnh nào mô tả mèo đang ở tư thế săn mồi? Hình ảnh nào cho thấy kq săn mồi của mèo?

- Tại sao em ko nên trêu trọc mèo và làm nó tức giận?

- Em cho mèo ăn gì và chăm sóc nó ntn?

- kết luận: Người ta nuôi mèo để bắt chuột và làm cảnh. Móng chân mèo có vuốt sắc...

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Gv tổ chức cho hs chơi Bắt chước tiếng kêu và một số hoạt động của con mèo.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà ôn bài và chăm sóc mèo (nếu nhà nuôi mèo ).

 Hs đại diện nhóm nêu.

- 1 vài hs nêu.

- 1 vài hs nêu.

- 1 vài hs nêu.

- 1 vài hs nêu.

- 1 vài hs nêu.

- Hs 3 tổ thi đua chơi.

Ngày soạn: 19/5/2020

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 22/5/2020

THỦ CÔNG

CẮT DÁN HÌNH TAM GIÁC I..MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Học sinh biết cách kẻ,cắt dán được hình tam giác.

2. Kĩ năng: Học sinh cắt dán được hình tam giác theo 2 cách.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, biết giữ gìn vệ sinh khi thực hành.

II..ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- GV : Hình tam giác mẫu,tờ giấy kẻ ô lớn.

- HS : Giấy màu,giấy vở,dụng cụ thủ công.

III..HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 1. Ổn định lớp : Hát tập thể.

2. Bài cũ :

Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh,nhận xét .Học sinh đặt đồ dùng học tập lên bàn.

3. Bài mới :

(21)

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.

Mục tiêu : Cho học sinh quans át và nhậnx ét hình mẫu.

Giáo viên treo hình mẫu lên bảng và hướng dẫn học sinh quan sát,hỏi : Hình tam giác có mấy cạnh?

Trong đó 1 cạnh của hình tam giác là 1 cạnh của hình chữ nhật có độ dài 8 ô còn 2 cạnh kia được nối với 1 điểm của cạnh đối diện.

 Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu.

Mục tiêu : Hướng dẫn học sinh kẻ hình tam giác trên giấy trắng.

Từ nhận xét trên hình tam giác là 1 phần của hình chữ nhật có độ dài 1 cạnh 8 ô.Xác định 3 điểm ta đã có 2 điểm là 2 điểm đầu của hình chữ nhật có độ dài 8 ô.Sau đó lấy điểm giữa của cạnh đối diện là đỉnh 3.Nối 3 điểm ta được hình tam giác.

 Hoạt động 3 : Hướng dẫn cắt hình tam giác trên giấy trắng.

Mục tiêu : Hướng dẫn học sinh cách cắt rời hình tam giác .

Giáo viên thao tác mẫu từng bước cắt và dán để học sinh quan sát.

Hướng dẫn cách kẻ hình tam giác đơn giản.Giáo viên gợi ý lại cách kẻ cắt và dán hình chữ nhật đơn giản.

Lấy điểm B tại 1 góc tờ giấy.Từ B đếm sang phải 8 ô để xác định điểm C.Sau đó lấy điểm giữa của cạnh đối diện là điểm A ta được hình tam giác.Như vậy ta chỉ cắt 2 cạnh AB và AC.

 Hoạt động 4 : Học sinh thực hành trên giấy trắng.

Mục tiêu : Học sinh nắm vững quy trình kẻ, cắt và dán trên giấy trắng.

4. Củng cố – Dặn dò :

- Nêu lại cách kẻ và cắt hình tam giác.

- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết

Học sinh quan sát hình mẫu và nhận xét.

Có 3 cạnh.

Học sinh theo dõi và lắng nghe.

Học sinh quan sát thao tác của giáo viên.

Học sinh thực hành kẻ và cắt trên giấy.

(22)

sau.

TẬP ĐỌC BÀI 13: ĐẦM SEN A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : Xanh mát, ngan ngát, thanh khiết,dẹt lại, xoè ra, cánh hoa. HS đọc đúng, liền mạch, ngắt hơi chỗ có dấu phẩy, nghỉ hơi chỗ có dấu chấm.

- Ôn các vần en,oen.

- HS hiểu 1 số từ ngữ: ngan ngát, nhị, đài sen, thu hoạch.

- HS hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp của lá, hoa,hương sen.

2. Kỹ năng: Qua bài học rèn kỹ năng đọc đúng, liền mạch, lưu loát..

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, biết quí trọng và bảo vệ các loài hoa.

B. CHUẨN BỊ

- GV: BĐ DTV,tranh sgk,

- HS: BĐ DTV, sgk, phấn, giẻ lau,bảng…

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1, Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)

2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- 2 hs đọc bài.Vì bây giờ mẹ mới về + Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không?

+ Lúc nào cậu mới khóc? Vì sao?

- GV nhận xét cách đọc 3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài: ( 1’) Bài: Đầm sen b. Giảng bài mới.

GV đọc mẫu: Giọng đọc nhẹ nhàng chậm rãi , khoan thai.

Luyện đọc từ khó: ( 5’)

- GV ghi lần lượt các từ khó lên bảng.

- GV uốn nắn sửa sai.

- GV kết hợp giảng từ.

+ Con hiểu thế nào là “ thanh khiết ” ? + Con hiểu “đài sen” là gì?

+ Con hiểu nhị (nhuỵ) là gì?

+ Con hiểu thế nào là “thu hoạch” ? + GV nhận xét uốn nắn.

Luyện đọc câu: ( 5’) - Trong bài có mấy câu?

- HS đọc nhẩm từng câu .

- Cậu bé không khóc.

- Khi mẹ đi làm về cậu mới khóc.Vì cậu muốn làm nũng mẹ.

- Cả lớp theo dõi.

- HS đọc lần lượt các từ: Xanh mát, ngan ngát, thanh khiết,dẹt lại,xoè ra, cánh hoa.

- Mỗi từ gọi 3 hs đọc.

- Trong sạch

- Là bộ phận phía ngoài của hoa sen.

- Nhị là bộ phận sinh sản của hoa.

- Lấy về.

- 2 hs đọc lại các từ trên bảng.

- Trong bài có 8 câu . - HS đọc nhẩm từng câu .

- HS luyện đọc từng câu ( mỗi câu 3

(23)

- HS luyện đọc từng câu

+ Cho hs đọc nối tiếp 8 câu đến hết bài

Luyện đọc đoạn, cả bài:( 5’)

- GV chia đoạn: - Bài chia làm 3 đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến mặt đầm.

+ Đoạn 2: Tiếp đến xanh thẫm.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- GV cho hs đọc nhẩm từng đoạn.

- GV theo dõi nhận xét cách đọc.

- Gọi hs đọc nối tiếp nhau theo 3 đoạn.

- Gọi hs đọc toàn bài.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

b.Luyện tập: ( 10’)

Bài 1: 2HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS tìm và nêu kết quả, GV nhận xét chữa bài.

Bài 2: 2HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS tìm và nêu kết quả, GV nhận xét chữa bài.

Bài 3: 2HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS quan sát tranh vẽ gì?

- HS đọc câu mẫu.

- GV uốn nắn sửa sai.

+ GV lưu ý hs nói nhiều câu khác nhau.

hs đọc)

- 8 hs đọc nối tiếp 8 câu đến hết bài.

- HS đánh dấu vào sách.

- HS luyện đọc từng đoan.

- Mỗi đoạn gọi 3 hs đọc .

- Gọi 3 hs đọc nối tiếp nhau theo 3 đoạn

- 2 hs đọc toàn bài.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

+ Tìm tiếng trong bài:

- Có vần en: sen,ven,chen + Tìm tiếng ngoài bài:

- Có vần en : đen, then…

- Có vần oen : hoen, nhoẻn…

+ Nói câu chứa tiếng có vần en,oen.

- Quyển truyện dế mèn.

+Truyện dế mèn phưu lưu ký rất hay.

- HS luyện nói câu + Em được cô giáo khen.

+ Bé nhoẻn miệng cười.

- 1 học sinh đọc cả bài.

Tiết 2 4. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:

10’

+ GV nêu câu hỏi.

- HS đọc nhẩm đoạn 1, suy nghĩ trả lời.

+ Đầm sen được trồng ở đâu?

+ Lá sen có đặc điểm gì?

- HS đọc nhẩm đoạn 2, suy nghĩ trả lời.

+ Khi nở hoa sen trông đẹp như thế nào?

+ Hương sen thơm như thế nào?

- HS suy nghĩ trả lời.

+ 3 hs đọc đoạn 1:

- Đầm sen được trồng ở ven làng.

- Lá sen màu xanh mát…

+ 3 hs đọc đoạn 2:

- Khi nở cánh hoa đỏ nhạt xoè ra, phô đài sen và nhị vàng.

- Hương sen ngan ngát thanh khiết.

- Đài sen khi già thì dẹt lại xanh thẫm.

(24)

+ Đài sen có đặc điểm gì?

- HS đọc nhẩm đoạn 3, suy nghĩ trả lời.

+ Vào mùa sen mọi người ngồi trên thuyền nan làm gì?

- Bài thơ này nói lên điều gì?

Hướng dẫn học sinh luyện đọc:(12’) - GV đọc mẫu lần 2 , hướng dẫn học sinh cách đọc toàn bài.

- GV theo dõi nhận xét cách đọc . - GV hướng dẫn hs cách đọc 1 số câu văn để tả vẻ đẹp của lá, hoa, hương sen

- GV nhận xét cách đọc.

Lưu ý: Khi hs luyện đọc theo đoạn gv kết hợp hỏi câu hỏi về nội dung bài, hoặc tìm tiếng từ có vần trong bài.

Hướng dẫn học sinh luyện nói :(8’) - Chủ đề hôm nay nói về gì?

- Tranh vẽ gì?

- Hoa sen có đặc điểm gì?

- Lá sen như thế nào?

- GV quan sát nhận xét.

- Lưu ý hs nói nhiều câu khác nhau.

5. Củng cố dặn dò: (4’) - Hôm nay học bài gì?

- Qua bài này nói lên điều gì?

- Muốn cho các loài hoa luôn tươi đẹp em cần làm gì?

- Về đọc lại bài trả lời câu hỏi SGK.

- Về đọc trước bài mời vào để giờ sau học.

+ 3 hs đọc đoạn 3:

- Mọi người rẽ lá hái hoa.

- Tả về vẻ đẹp của đầm sen, cụ thể lá sen, hoa, hương sen.

- Cả lớp quan sát theo dõi gv đọc.

- Học sinh luyện đọc từng đoạn , mỗi đoạn 2, 3 hs đọc.

- 2 hs đọc toàn bài . - HS đọc theo nhóm.

- Từng nhóm lên đọc

+ Nói về hoa sen.

- Vẽ hoa, lá sen

- Hoa sen có màu hồng.

- Lá sen to, có màu xanh.

+ HS luyện nói câu.

- Hoa sen màu hồng rất đẹp.

- Lá sen to tròn như cái nón.

- Đầm sen.

- Tả về vẻ đẹp của đầm sen, cụ thể lá sen, hoa, hương sen.

- Em cần chăm sóc và bảo vệ hoa.

TOÁN

TIẾT 105: LUYỆN TẬP CHUNG A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết đọc đếm, viết, so sánh các số có 2 chữ số.

2. Kĩ năng: Củng cố về giải toán có một Ptính cộng.

3. Thái độ: GDHS ý thức cẩn tận, tỉ mỉ khi làm bài.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:( 5')

- Điền số liền trước, số liền sau của các số: - 3 hHs làm bảng.

(25)

45, 69, 99.

+ Số liền trước của 69 là số nào?

+ Số liền sau của 69 là sốnào?

+ Số liền trước của 100 là số nào?

+ Số liền sau của 100 là số nào?

- Gv nhận xét.

2 Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: (1'): Gv nêu trực tiếp.

2.2. Luyện tập:(30') Bài 1.Viết các số:

+ Bài Y/C gì?

=> Kết quả: a) 59, 60, 61,...69.

b) 70, 71,72, 73, ...80.

c) 81, 82, ...100.

- Gv nhận xét.

Bài 2. Viết ( theo mẫu) + Đọc yêu cầu.

- Gv Nhận xét và chữa bài.

Bài 3. >, <, =?( b,c) - Đọc Y/C bài 3.

- Gv Y/C Hs làm bài - HD Hs học yếu

=> Kquả: b) <, >, <; c) =, >, <.

- Gv Nxét.

Bài 4. Giải bài toán:

+ Bài Y/C gì?

- Đọc bài toán.

+ Btoán cho biết gì?

+ Btoán hỏi gì?

+ 1 chục cái bát và 5 cái bát đã cùng đơn vị chưa?

+ Để làm được bài cần phải làm gì?

- Y/C tự giải bài toán.

Bài giải

1 chục cái bát = 10 cái bát Có tất cả số cái bát là:

10 + 5 = 15 (cái bát ) Đáp số: 15 (cái bát ) - Gv chữa bài, Nxét

Bài 5: Viết số.

- Y/C Hs làm bài - Nhận xét, chữa bài.

- 1 hs vẽ.

- Hs trả lời

- Hs mở vở bt ( 39) + viết các số

- Hs làm bài

- 3Hs làm bảng lớp.

- Hs Nxét

- 3 Hs đọc Kquả.

+Viết ( theo mẫu) - 2 Hs đọc số - Hs Nxét - 2 hs đọc Y/C.

- Hs tự làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs đổi chéo kiểm tra + Bài Y/C giải bài toán - 1 Hs đọc.

+ Btoán cho biết có 1 chục cái bát và 5 cái bát

+ Btoán hỏi có tất cả bao nhiêu cái bát.

+ chưa

+ đổi 1 chục cái bát ra đơn vị.

- Hs làm bài tập.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs Nxét chữa bài.

- 1Hs đọc Y/C - Hs làm bài tập.

- 1Hs đọc Kquả: - Số bé .. 2 chữ số là 10. Số lớn nhất có 1 chữ số

(26)

3. Củng cố- dặn dò:(5) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập, chuẩn bị bài Giải toán...

là 9.

.

SINH HOẠT LỚP A. MỤC TIÊU

-HS nhận ra ưu khuyết điểm trong tuần 25. Có hướng khắc phục những nhược điểm và phát huy ưu điểm ở tuần 26.

- Nhận biết được phương hướng để thực hiện ở tuần 26.

B. NỘI DUNG

* Giáo viên nhận xét tuần 25:

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

C. Phương hướng tuần 26:

- Phát huy tốt mọi ưu điểm của tuần 25.

- Thực hiện tốt các qui định của nhà trường, ATGT.

- Có đầy đủ mọi đồ dùng học tập giữ sạch sẽ, gọn gàng.

- Trong lớp chú ý nghe giảng, ôn tập bài tốt để nắm chắc học tốt tất cả các môn.

- Vệ sinh cá nhân, lớp sạch sẽ. Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng chống bệnh dịch bệnh. Đeo khẩu trang khi tới trường, ra sân chơi và khi ra về.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu kiểm tra C. GV phát phiếu kiểm tra.. HS làm bài. GV quan sát, nhắc nhở HS. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học. Biết yêu quí và bảo vệ

B. Nhận xét, dặn dò.. Kiến thức: Giúp hs nắm chắc cấu tạo, cách đọc, cách viết các vần  đã học ia, ua, ưa. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học. Biết yêu quí và bảo

II.. Nhận xét, dặn dò.. Kiến thức: Giúp hs nắm chắc cấu tạo, cách đọc, cách viết các vần  đã học ia, ua, ưa. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học. Biết yêu quí và bảo

2.Kiến thức:  Hiểu ý nghĩa : Tình cảm thiết tha gắn bó, của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.. - Trả

- Biết chia sẻ thông tin với bạn bè về lớp học, trường học và những hoạt động ở lớp, ở trường - Biết giao tiếp, ứng xử phù hợp với vị trí, vai trò và các mối quan hệ

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, biết yêu quí và bảo vệ các loài động

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, biết yêu quí và bảo vệ các loài động vật trong thiên nhiên.. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, biết yêu quí và bảo vệ các loài động vật trong thiên nhiên.. * Mục tiêu của Hs Tuấn : Qua sự hướng dẫn của