• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải SBT Sinh 9 Bài tập trắc nghiệm trang 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119 | Giải sách bài tập Sinh 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải SBT Sinh 9 Bài tập trắc nghiệm trang 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119 | Giải sách bài tập Sinh 9"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài tập trắc nghiệm.

1 trang 112 sbt Sinh học lớp 9: Từ khi xuất hiện trên Trái Đất, con người đã tác động tới môi trường qua những thời kì nào?

A. Thời kì nguyên thuỷ và thời kì xã hội nông nghiệp.

B. Thời kì xã hội nông nghiệp và thời kì xã hội công nghiệp.

C. Thời kì nguyên thuỷ và thời kì xã hội công nghiệp.

D. Thời kì nguyên thuỷ, thời kì xã hội nông nghiệp và thời kì xã hội công nghiệp.

Lời giải:

Đáp án D

Từ khi xuất hiện trên Trái Đất, con người đã tác động tới môi trường qua những thời kì là: thời kì nguyên thuỷ, thời kì xã hội nông nghiệp và thời kì xã hội công nghiệp.

Tuy nhiên, ở mỗi thời kì sự tác động đến môi trường của con người mang những đặc trưng khác nhau.

Thời nguyên thuỷ

Xã hội nông nghiệp Xã hội công nghiệp

2 trang 112 sbt Sinh học lớp 9: Hoạt động nào của con người trong thời kì nguyên thuỷ có tác động chủ yếu đến môi trường tự nhiên?

(2)

A. Hái lượm.

B. Dùng lửa để làm chín thức ăn, sưởi ấm, xua đuổi và săn bắt động vật hoang dã.

C. Chiến tranh.

D. Cả B và C.

Lời giải:

Đáp án B

- Tác động đáng kể của con người trong thời nguyên thủy đối với môi trường là do biết sử dụng lửa nên đã gây ra nhiều vụ cháy rừng lớn.

- Hoạt động hái lượm thời kì này không ảnh hưởng quá nhiều đến môi trường tự nhiên.

- Thời nguyên thủy hầu như chưa có các cuộc chiến tranh có thể ảnh hưởng đến môi trường.

Người nguyên thủy dùng lửa sưởi ấm

3 trang 112 sbt Sinh học lớp 9:Con người tác động nhiều nhất tới môi trường trong thời kì nào?

A. Thời kì nguyên thuỷ.

B. Thời kì xã hội nông nghiệp.

C. Thời kì xã hội công nghiệp.

(3)

D. Cả A và B.

Lời giải:

Đáp án C

Thời kì xã hội công nghiệp, con người sản xuất bằng máy móc, đô thị hoá ngày càng tăng → gây ảnh hưởng mạnh mẽ và trên quy mô rộng tới môi trường: giảm diện tích rừng và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Thời kì công nghiệp

4 trang 113 sbt Sinh học lớp 9: Hái lượm, săn bắt động vật hoang đã là hoạt động chủ yếu của con người trong thời kì

A. nguyên thuỷ.

B. xã hội nông nghiệp.

C. xã hội công nghiệp.

D. cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án A

- Hái lượm, săn bắt động vật hoang đã là hoạt động chủ yếu của con người trong thời kì nguyên thủy.

(4)

- Hoạt động chủ yếu của con người trong thời kì xã hội nông nghiệp là trồng trọt, chăn nuôi.

- Hoạt động chủ yếu của con người trong thời kì xã hội công nghiệp là sản xuất bằng máy móc.

Săn bắn hái lượm thời nguyên thủy

5 trang 113 sbt Sinh học lớp 9: Con người biết trồng trọt và chăn nuôi gia súc được bắt đầu vào thời kì

A. nguyên thuỷ.

B. xã hội nông nghiệp.

C. xã hội công nghiệp.

D. cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án B

Con người biết trồng trọt và chăn nuôi gia súc được bắt đầu vào thời kì xã hội nông nghiệp. Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi của con người thời kì này dẫn đến việc chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc, định cư → góp phần làm thay đổi đất (nhiều vùng đất bị khô cằn, suy giảm độ màu mỡ) và nước tầng mặt.

(5)

Trồng trọt chăn nuôi thời kì xã hội nông nghiệp

6 trang 113 sbt Sinh học lớp 9:Nhiều vùng rừng bị chuyển thành các khu định cư của con người và khu sản xuất nông nghiệp là hiện tượng bắt đầu diễn ra vào thời kì A. nguyên thuỷ.

B. xã hội nông nghiệp.

C. xã hội công nghiệp.

D. cả A, B, và C.

Lời giải:

Đáp án B

Nhiều vùng rừng bị chuyển thành các khu định cư của con người và khu sản xuất nông nghiệp là hiện tượng bắt đầu diễn ra vào thời kì xã hội nông nghiệp. Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi của con người dẫn đến việc chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc, định cư → góp phần làm nhiều vùng đất bị khô cằn, suy giảm độ màu mỡ và nước tầng mặt cũng bị ảnh hưởng.

7 trang 113 sbt Sinh học lớp 9: Điểm mốc của thời đại văn minh công nghiệp là A. thế kỉ XV.

B. thế kỉ XVI.

C. thế kỉ XVI.

D. thế kỉ XVII.

Lời giải:

Đáp án D

(6)

Điểm mốc của thời đại văn minh công nghiệp là thế kỉ XVII. Thời kì này được đánh dấu bằng việc chế tạo ra máy hơi nước sử dụng trong sản xuất, giao thông vận tải đã tạo điều kiện để chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc. Máy móc ra đời đã tác động mạnh mẽ tới môi trường sống.

8 trang 113 sbt Sinh học lớp 9:Trong thời đại văn minh công nghiệp, hoạt động nào sau đây tác động đến môi trường?

A. Nền nông nghiệp cơ giới hoá tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn.

B. Công nghiệp khai khoáng, sản xuất hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu.

C. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án D

Trong thời đại văn minh công nghiệp, hoạt động tác động đến môi trường là:

- Nền nông nghiệp cơ giới hoá tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn.

- Công nghiệp khai khoáng, sản xuất hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu.

- Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.

(7)

Các hoạt động này đều gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới môi trường: giảm diện tích rừng, suy thoái môi trường đất và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Khai khoáng; sản xuất phân bón; thuốc trừ sâu

9 trang 113 sbt Sinh học lớp 9: Các giống vật nuôi, cây trồng được con người tích lũy, lai tạo và nhân giống trong thời kì

A. nguyên thuỷ.

B. xã hội nông nghiệp.

C. xã hội công nghiệp.

D. cả B và C.

Lời giải:

Đáp án D

(8)

- Các giống vật nuôi, cây trồng được con người tích lũy, lai tạo và nhân giống trong thời kì nông nghiệp và xã hội công nghiệp. Hoạt động này góp phần tạo ra sự đa dạng và phong phú trong sinh giới (đa dạng sinh học).

- Ở xã hội nguyên thủy, con người chủ yếu hái lượm, săn bắt ngoài tự nhiên nên chưa có hoạt động tích lũy, lai tạo và nhân giống.

Lai tạo giống thực vật Lai tạo giống động vật

10 trang 114 sbt Sinh học lớp 9:Tác động lớn nhất của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên là gì?

A. Phá huỷ thảm thực vật.

B. Tạo giống vật nuôi, cây trồng mới.

C. Săn bắn nhiều loài động vật.

D. Phục hồi và trồng rừng mới.

Lời giải:

Đáp án A

Tác động lớn nhất của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên là phá huỷ thảm thực vật. Khi phá hủy thảm thực vật kéo theo ảnh hưởng đến toàn bộ các yếu tố khác trong môi trường sống như: môi trường đất bị hoang hóa, sạt lở; môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề; tài nguyên sinh vật bị đe dọa;…

(9)

Thảm thực vật bị phá hủy

11 trang 114 sbt Sinh học lớp 9:Những hoạt động nào của con người đã và đang làm suy giảm tài nguyên nước?

A. Phá rừng lấy gỗ, lấy đất định cư và trồng trọt, chăn nuôi.

B. Sử dụng nước lãng phí.

C. Gây ô nhiễm môi trường nước.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án D

Cả 3 hành động trên đều gây suy giảm tài nguyên nước:

- Phá rừng lấy gỗ, lấy đất định cư và trồng trọt, chăn nuôi → Khi nước mưa rơi xuống sẽ không được cây cản tốc độ dòng chảy → Nước không ngấm được xuống đất → Gây suy giảm nguồn nước ngầm.

- Sử dụng nước lãng phí làm thất thoát lượng nước vô ích.

- Gây ô nhiễm môi trường nước làm suy giảm nguồn nước sạch.

(10)

Sử dụng lãng phí nước dẫn đến thiếu nước sạch

12 trang 114 sbt Sinh học lớp 9:Phá rừng lấy gỗ, lấy đất trồng trọt, chăn nuôi, lấy đất dịnh cư và quá trình đô thị hóa đã dẫn tới hậu quả nào sau đây?

A. Làm mất đi nhiều loài sinh vật, mất nơi ở của động vật.

B. Gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, thay đổi khí hậu.

C. Làm nguồn nước bị cạn kiệt, gây xói mòn, thoái hoá đất, gây lũ lụt...

D. Cả A, B và C Lời giải:

Đáp án D

Phá rừng lấy gỗ, lấy đất trồng trọt, chăn nuôi, lấy đất dịnh cư và quá trình đô thị hóa đã dẫn tới hậu quả:

- Không có nguồn thức ăn, nơi ở cho các sinh vật → Làm mất đi nhiều loài sinh vật, mất nơi ở của động vật.

- Không có cây, hàm lượng CO2 tăng sẽ gây ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu (Trái Đất nóng lên, lũ lụt, hạn hán,…), nhiều loài sinh vật đứng ở bờ vực tuyệt chủng gây mất cân bằng sinh thái,…

- Không có cây cản tốc độ dòng chảy gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm dự trữ, đất không được rễ cây bám giữ sẽ dễ bị xói mòn, sạt lở,…

(11)

Xói mòn và sạt lở đất

13 trang 114 sbt Sinh học lớp 9: Nguyên nhân chủ yếu làm mất cân bằng sinh thái là do

A. vật ăn thịt lấy động vật khác làm thức ăn và động vật lấy thực vật làm thức ăn.

B. hoạt động của núi lửa.

C. hoạt động của con người.

D. cả A và B.

Lời giải:

Đáp án C

Nguyên nhân chủ yếu làm mất cân bằng sinh thái là do hoạt động của con người.

Trong đó, hoạt động khai thác rừng bừa bãi để lấy gỗ, lấy đất sử dụng và săn bắt động vật hoang dã có thể coi là những hành động ảnh hưởng to lớn và trực tiếp đến cân bằng sinh thái.

Khai thác rừng trái phép Săn bắt động vật hoang dã 14 trang 114 sbt Sinh học lớp 9: Lợi ích của trồng cây gây rừng là gì?

(12)

A. Phục hồi thảm thực vật - lá phổi của Trái Đất.

B. Tái tạo chỗ ở cho nhiều loài động vật.

C. Chống hạn hán, lũ lụt, chống xói mòn đất ; phục hồi nguồn nước ngầm.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án D

Cây rừng có vai trò quan trọng đối với môi trường. Do đó, việc trồng rừng đem lại nhiều lợi ích to lớn:

- Phục hồi thảm thực vật - lá phổi của Trái Đất.

- Tái tạo chỗ ở cho nhiều loài động vật.

- Chống hạn hán, lũ lụt, chống xói mòn đất ; phục hồi nguồn nước ngầm.

Lợi ích của trồng cây gây rừng

15 trang 114 sbt Sinh học lớp 9:Câu nào sai trong các câu sau?

A. Con người đã và đang nỗ lực bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên để phát triển bền vững.

(13)

B. Trồng cây, gây rừng là một trong những biện pháp hữu hiệu để phục hồi thảm thực vật.

C. Hiện nay, việc săn bắt động vật không có ảnh hưởng gì đến đa dạng sinh học.

D. Mọi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của mình.

Lời giải:

Đáp án C

C sai vì việc săn bắt động vật dù ở mức độ nào cũng luôn ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học (gây suy giảm đa dạng sinh học).

Đa dạng sinh vật biển 16 trang 115 sbt Sinh học lớp 9:Nhận xét câu sau đây:

Nhiều hoạt động của con người đã tác động tới môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường và làm suy thoái môi trường.

A. Đúng.

B. Sai.

C. Không đúng và cũng không sai.

D. Không có ý kiến gì.

Lời giải:

Đáp án A

“Nhiều hoạt động của con người đã tác động tới môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường và làm suy thoái môi trường” là một khẳng định đúng. Một số hoạt động

(14)

của con người gây ô nhiễm môi trường và làm suy thoái môi trường như: chặt cây phá rừng, xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, vứt rác bừa bãi,…

Con người gây ô nhiễm môi trường

17 trang 115 sbt Sinh học lớp 9: Ô nhiễm môi trường là hiện tượng nào sau đây?

A. Hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học và sinh học của môi trường bị thay đổi.

B. Hiện tượng con người dùng lửa để nấu chín thức ăn và săn bắt động vật đã gây cháy rừng.

C. Hiện tượng con người lấy đất rừng để định cư và chăn nuôi, trồng trọt.

D. Hiện tượng vật dữ săn đuổi con mồi để làm thức ăn.

Lời giải:

Đáp án A

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.

(15)

Nguồn nước tự nhiên bị ô nhiễm

18 trang 115 sbt Sinh học lớp 9: Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường là A. các chất khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.

B. chất độc hoá học và hoá chất bảo vệ thực vật.

C. chất phóng xạ và các chất thải rắn.

D. cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án D

Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là:

- Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.

- Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.

- Ô nhiễm do các chất phóng xạ.

- Ô nhiễm do các chất thải rắn.

- Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh.

(16)

Rò rỉ phóng xạ Chất thải rắn 19 trang 115 sbt Sinh học lớp 9: Các chất CO, CO2 , SO2, NO2 là A. các chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường.

B. các chất thải lỏng gây ô nhiễm môi trường.

C. các chất thải khí gây ô nhiễm môi trường.

D. các chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường.

Lời giải:

Đáp án C

Các chất CO, CO2 , SO2, NO2 là các chất thải khí gây ô nhiễm môi trường.

Ô nhiễm không khí

20 trang 116 sbt Sinh học lớp 9: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là gì?

A. Cháy rừng.

B. Thải khói, khí độc từ các nhà máy ra không khí.

C. Sử dụng phương tiện giao thông và đun nấu trong gia đình.

(17)

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án D

Nguyên nhân gây ô nhiễm khí thải rất đa dạng nhưng chủ yếu do quá trình đốt cháy nhiên liệu (gỗ củi, than đá, dầu mỏ, khí đốt,…), hoạt động của các phương tiện, khí thải từ các nhà máy,…

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

21 trang 116 sbt Sinh học lớp 9: Hiện tượng tự nhiên gây ô nhiễm không khí là A. cháy rừng.

B. núi lửa.

C. sự phân huỷ xác động, thực vật.

D. cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án D

Hiện tượng cháy rừng, sự hoạt động của núi lửa, sự phân hủy xác động và thực vật đều sinh ra các khí thải độc hại, khói bụi khiến môi trường không khí bị ô nhiễm.

(18)

Cháy rừng

22 trang 116 sbt Sinh học lớp 9: Quan sát hình vẽ sau và cho biết: các chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường được tích tụ trong môi trường nào?

A. Môi trường không khí, môi trường nước.

B. Môi trường đất, môi trường sinh vật.

C. Chỉ môi trường đất, môi trường nước.

D. Cả A và B.

Lời giải:

Đáp án D

(19)

Hậu quả của ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học: Tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng đến sức khỏe con người (gây dị tật bẩm sinh và nhiều bệnh tật khác):

- Hóa chất chuyển thành dạng hơi theo nước mưa rơi xuống đất → tích tụ trong đất gây ô nhiễm mạch nước ngầm.

- Hóa chất chuyển thành dạng hơi theo nước mưa rơi xuống ao, hồ, sông suối, biển

→ tích tụ trong nước.

- Hóa chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.

23 trang 117 sbt Sinh học lớp 9:Nguồn gây ô nhiễm phóng xạ từ đâu?

A. Chất thải từ các công trường khai thác chất phóng xạ.

B. Chất thải từ các nhà máy điện nguyên tử, hạt nhân hoặc các chất phóng xạ bị rò rỉ từ các nhà máy này.

C. Hậu quả các vụ thử vũ khí hạt nhân và vũ khí nguyên tử.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án D

Nguồn gây ô nhiễm chất phóng xạ: chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử,… và qua những vụ thử vũ khí hạt nhân.

Nguồn ô nhiễm phóng xạ

(20)

24 trang 117 sbt Sinh học lớp 9: Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường có nguồn gốc từ các hoạt động nào sau đây của con người?

A. Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.

B. Sinh hoạt hằng ngày.

C. Hoạt động y tế (bông, băng, kim tiêm... đã dùng).

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án D

Nguồn gây ô nhiễm chất thải rắn:

- Các vật liệu thải trong công nghiệp: Đồ cao su, đồ nhựa, giấy, dụng cụ kim loại, đồ thủy tinh,…

- Các chất thải từ hoạt động nông nghiệp: Chủ yếu là rác thải hữu cơ như thực phẩm hư hỏng, lá cây,…

- Chất thải y tế: bông băng bẩn, kim tiêm,…

- Chất thải từ hoạt động xây dựng và khai thác khoáng sản: đất, đá, vôi, cát,…

- Chất thải sinh hoạt: nilon dùng đựng đồ, thức ăn thừa,…

Nguồn gốc chất thải rắn

25 trang 117 sbt Sinh học lớp 9: Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm do sinh vật gây bệnh là gì?

A. Không thu gom và xử lí các chất thải như phân, rác, xác chết động vật tạo môi trường thuận lợi cho sinh vật gây bệnh phát triển.

(21)

B. Không xử lí nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư và từ các bệnh viện trước khi đưa vào hệ thống thoát nước chung.

C. Ý thức bảo vệ môi trường kém của con người.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án D

Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm do sinh vật gây bệnh là:

- Không thu gom và xử lí các chất thải như phân, rác, xác chết động vật tạo môi trường thuận lợi cho sinh vật gây bệnh phát triển.

- Không xử lí nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư và từ các bệnh viện trước khi đưa vào hệ thống thoát nước chung.

- Ý thức bảo vệ môi trường kém của con người.

Vi sinh vật gây bệnh

26 trang 117 sbt Sinh học lớp 9: Câu nào sai trong các câu sau?

A. Hiện nay, ô nhiễm môi trường là vấn đề toàn cầu mà tất cả các nước đều quan tâm.

B. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do con người gây ra.

C. Vấn đề ô nhiễm môi trường không là mối quan tâm của học sinh lớp 9.

D. Nếu thu gom và xử lí rác thải hợp lí sẽ hạn chế ô nhiễm môi trường.

Lời giải:

Đáp án C

(22)

Vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ tác động đến tất cả mọi người. Do đó, mỗi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường kể cả học sinh. Học sinh có thể bảo vệ môi trường bằng nhiều hoạt động như: không vứt rác bừa bãi, dọn dẹp vệ sinh môi trường sống và học tập, tuyên truyền vai trò của việc bảo vệ môi trường,…

Toàn cầu bảo vệ môi trường

27 trang 118 sbt Sinh học lớp 9:Quan sát hình sau đây và cho biết cách phòng tránh bệnh giun sán tốt nhất là gì?

A. Dùng thuốc khi bị nhiễm giun sán.

B. Giữ gìn vệ sinh môi trường trong sạch.

C. Giữ gìn vệ sinh ăn uống.

(23)

D. Cả B và C.

Lời giải:

Đáp án D

- Giun sán chủ yếu truyền nhiễm thông qua quá trình tiêu hóa khi sử dụng nguồn thức ăn mang mầm bệnh. Do đó, giữ gìn vệ sinh môi trường trong sạch và giữ gìn vệ sinh ăn uống là những biện pháp phòng tránh bệnh giun sán hiệu quả.

- Dùng thuốc khi bị nhiễm giun sán là biện pháp điều trị không phải là biện pháp phòng tránh giun sán.

28 trang 118 sbt Sinh học lớp 9: Nguyên nhân gây ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau quả là

A. người trồng rau đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách.

B. người trồng rau đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều lượng.

C. người ăn rau không thực hiện tốt việc “ăn sạch”.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án D

Nguyên nhân gây ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau quả là:

- Người trồng rau đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách, quá liều lượng khiền tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong nông phẩm sau khi thu hoạch.

- Người ăn rau không thực hiện tốt việc “ăn sạch”: Khi ăn rau cần ngâm rửa sạch sẽ, đúng cách.

(24)

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

29 trang 118 sbt Sinh học lớp 9: Để hạn chế ô nhiễm không khí cần phải

A. trồng cây gây rừng, bảo tồn và duy trì các rừng đặc chủng, rừng đầu nguồn, các khu sinh thái,...

B. lắp đặt các thiết bị lọc khí thải từ các nhà máy, thu gom và xử lí rác đúng quy cách.

C. tăng cường sử dụng năng lượng sạch: mặt trời, gió, sóng biển,…

D. cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án D

Để hạn chế ô nhiễm không khí cần phải:

- Trồng cây gây rừng, bảo tồn và duy trì các rừng đặc chủng, rừng đầu nguồn, các khu sinh thái,... vì cây có vai trò cân bằng hàm lượng khí CO2 và O2 trong không khí, cản bụi,…

- Lắp đặt các thiết bị lọc khí thải từ các nhà máy, thu gom và xử lí rác đúng quy cách nhằm tránh phát tán các khí độc hại và các vi sinh vật gây hại vào không khí.

- Tăng cường sử dụng năng lượng sạch: mặt trời, gió, sóng biển,… để tránh phát sinh các khí thải trong quá trình đốt cháy nguyên liệu.

(25)

Giải pháp hạn chế ô nhiễm không khí

30 trang 118 sbt Sinh học lớp 9: Để hạn chế ô nhiễm môi trường nước cần phải A. xây dựng các khu xử lí nước thải công nghiệp và sinh hoạt.

B. thu gom, chôn lấp và xử lí rác thải các loại đúng cách.

C. giáo dục và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.

D. cả A, B vàC.

Lời giải:

Đáp án D

Để hạn chế ô nhiễm môi trường nước cần phải:

- Xây dựng các khu xử lí nước thải công nghiệp và sinh hoạt.

- Thu gom, chôn lấp và xử lí rác thải các loại đúng cách.

- Giáo dục và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.

(26)

Hạn chế ô nhiễm môi trường nước

31 trang 118 sbt Sinh học lớp 9: Để hạn chế ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, cần phải

A. xây dựng các nhà máy xử lí chất thải rắn.

B. thu gom, chôn lấp và xử lí rác thải các loại đúng cách.

C. giáo dục và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.

D. cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án D

Để hạn chế ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, cần phải:

- Xây dựng các nhà máy xử lí chất thải rắn.

- Thu gom, chôn lấp và xử lí rác thải các loại đúng cách.

- Giáo dục và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.

(27)

Hạn chế chất thải rắn

32 trang 118 sbt Sinh học lớp 9: Biện pháp tốt nhất để hạn chế ô nhiễm môi trường

A. sử dụng các kĩ thuật tiên tiến giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường.

B. giáo dục và nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của tất cả mọi người.

C. trồng cây, gây rừng.

D. thu gom và xử lí tốt rác và nước thải.

Lời giải:

Đáp án B

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu chính là các hoạt động tiêu cực của con người. Bởi vậy, biện pháp tốt nhất để hạn chế ô nhiễm môi trường là giáo dục và nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của tất cả mọi người.

(28)

Ý thức bảo vệ môi trường của con người

33 trang 119 sbt Sinh học lớp 9: Tác động lớn nhất của con người đối với môi trường là: làm mất nhiều ….(1)… sinh vật, làm suy giảm các …(2)… hoang dã, làm mất ….(3)… sinh thái. Con người đã và đang nỗ lực ….(4)…. và cải tạo môi trường tự nhiên.

Lời giải:

(1) Loài

(2) Hệ sinh thái (3) Cân bằng (4) Bảo vệ

34 trang 119 sbt Sinh học lớp 9: Hậu quả của ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến ….(1)…. và gây nhiều bệnh tật cho con người và sinh vật. Cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao …(2)… và …(3)… của mọi người về phòng chống ô nhiễm môi trường.

Lời giải:

(1) Sức khỏe (2) Hiểu biết

(29)

(3) Ý thức

35 trang 119 sbt Sinh học lớp 9: Các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm,...

dùng không đúng cách và dùng quá liều lượng sẽ có ảnh hưởng bất lợi tới toàn bộ

…… và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.

Lời giải:

Từ cần điền là: Hệ sinh thái.

36 trang 119 sbt Sinh học lớp 9: Quá trình đốt cháy các nhiên liệu trong công nghiệp, trong giao thông vận tải cũng như trong đun nấu hằng ngày đã thải vào không khí nhiều loại khí …… đối với con người và các sinh vật khác.

Lời giải:

Từ cần điền là: độc hại.

Khí thải công nghiệp

37 trang 119 sbt Sinh học lớp 9: Hãy ghép nội dung ở cột A và cột B cho phù hợp và ghi kết quả ghép vào cột C

Thời kì phát triển xã hội (A)

Tác động của con người tới môi trường (B)

Kết quả ghép (C)

(30)

1. Nguyên thủy 2. Xã hội nông nghiệp

3. Xã hội công nghiệp

a) Phá rừng lấy đất trồng trọt và chăn thả gia súc.

b) Phát triển công nghiệp khai khoáng, công nghiệp hóa chất,…

c) Săn bắt động vật và hái lượm d) Lấy đất rừng để định cư và sản xuất nông nghiệp

e) Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và dân số cũng gia tăng nhanh.

g) Dùng lửa làm chín thức ăn, xua đuổi và săn bắt động vật.

1 - …………

2 - …………

3 - …………

Lời giải:

Thời kì phát triển xã hội (A)

Tác động của con người tới môi trường (B)

Kết quả ghép (C)

1. Nguyên thủy 2. Xã hội nông nghiệp

3. Xã hội công nghiệp

a) Phá rừng lấy đất trồng trọt và chăn thả gia súc.

b) Phát triển công nghiệp khai khoáng, công nghiệp hóa chất,…

c) Săn bắt động vật và hái lượm d) Lấy đất rừng để định cư và sản xuất nông nghiệp

e) Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và dân số cũng gia tăng nhanh.

g) Dùng lửa làm chín thức ăn, xua đuổi và săn bắt động vật.

1 – c, g

2 – a, d

3 – b, e

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a) Kim loại tác dụng với oxi tạo oxit, kim loại tác dụng với clo cho muối clorua. b) Kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hoá học phản ứng với dung dịch

b) Tìm hoành độ của mỗi giao điểm của hai đồ thị. Hãy giải thích vì sao các hoành độ này đều là nghiệm của phương trình đã cho. c) Giải phương trình đã cho bằng

- Nêu một món quà mà em nhận được từ người thân hoặc một kỉ niệm của em với người thân.. - Nêu cảm xúc của em khi nói về món quà và kỉ niệm

Sử dụng hóa chất gây đột biến ở thực vật, người ta có thể ngâm hạt khô hay hạt nảy mầm ở thời điểm nhất định trong dung dịch hóa chất có nồng độ thích hợp, tiêm

a) Em thực hiện tính theo chiều mũi tên và điền được kết quả như sau:.. b) Em thực hiện tính theo chiều mũi tên và điền được kết quả

Muốn tìm hình cuối có bao nhiêu con kiến, em lấy số con kiến ở hình 1 là 2 con cộng với số kiến tăng lên ở mỗi hình là 3 con kiến... Em nối

- Khi tảo lục đơn bào sinh sôi và phát triển sẽ cung cấp một lượng lớn oxygen hòa tan trong nước cho các loại thủy sản dưới nước để chúng có thể sinh trưởng và

- Tình trạng khai thác rừng. - Sử dụng than làm chất đốt trong đời sống và sản xuất. - Khai thác cát trên sông. - Sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp. b)