• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải SBT Sinh 9 Bài tập trắc nghiệm trang 62, 63, 64, 65, 66, 67 | Giải sách bài tập Sinh 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải SBT Sinh 9 Bài tập trắc nghiệm trang 62, 63, 64, 65, 66, 67 | Giải sách bài tập Sinh 9"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

2. Bài tập trắc nghiệm

1 trang 62 sbt Sinh học lớp 9: Việc ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo cho kết quả là

A. chỉ tạo được mô.

B. chỉ tạo được cơ quan.

C. chỉ tạo được cơ thể hoàn chỉnh.

D. tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

Lời giải:

Đáp án D

Nuôi cấy tế bào trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo có thể cho kết quả là mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. Trong đó:

- Ở động vật, nuôi cấy tế bào trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo thường được ứng dụng để tạo ra mô, cơ quan.

- Ở thực vật, nuôi cấy tế bào trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo thường được ứng dụng để tạo ra cơ thể hoàn chỉnh.

Nuôi cấy tế bào để tạo thành cơ thể hoàn chỉnh ở thực vật

Nuôi cấy tế bào để tạo thành mô da ở người

2 trang 63 sbt Sinh học lớp 9: Ý nào không đúng đối với các công đoạn của công nghệ tế bào?

A. Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể.

(2)

B. Nuôi cấy tế bào để tạo mô sẹo.

C. Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích tế bào hình thành mô sẹo.

D. Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

Lời giải:

Đáp án C

Công nghệ tế bào gồm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (Nuôi cấy mô sẹo): Tách tế bào từ cơ thể rồi nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo mô non (hay còn gọi là mô sẹo).

- Giai đoạn 2 (Mô sẹo phân hóa thành cơ thể): Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

Như vậy, “dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích tế bào hình thành mô sẹo” không đúng đối với các công đoạn của công nghệ tế bào.

Công nghệ tế bào thực vật

3 trang 63 sbt Sinh học lớp 9: Ý nào không đúng đối với vai trò của nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng?

A. Tạo ra giống mới.

(3)

B. Tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

C. Bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

D. Tiết kiệm được diện tích sản xuất giống.

Lời giải:

Đáp án A

- Nhân giống vô tính là quá trình tạo ra cây mới từ cây ban đầu không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, các cây con có kiểu gen giống nhau và giống cây mẹ.

Như vậy, nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng sẽ có những vai trò như: tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn, đáp ứng yêu cầu của sản xuất, bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, tiết kiệm được diện tích sản xuất giống.

- Nhân giống vô tính tạo ra các cây con có kiểu gen giống nhau và giống cây con nên sẽ không tạo ra được giống mới.

4 trang 63 sbt Sinh học lớp 9: Ý nào không đúng đối với vai trò của nhân bản vô tính ở động vật?

A. Có triển vọng nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt.

(4)

B. Tạo cơ quan nội tạng động vật từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người.

C. Mở ra khả năng chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng các cơ quan tương ứng.

D. Để cải tạo giống và tạo giống mới.

Lời giải:

Đáp án D

Nhân bản vô tính ở động vật là công nghệ tế bào trong đó loại bỏ tế bào chất của tế bào sinh dưỡng của con cái số 1 giữ lại nhân cấy vào tế bào trứng của con cái số 2 cùng loài mất nhân tạo thành phôi, sau đó cấy vào tử cung của con cái số 3 mang thai hộ. Biện pháp này tạo ra con có kiểu gen chủ yếu giống con cái cho nhân (con cái số 1) nên đây cũng không phải là biện pháp để cải tạo giống và tạo giống mới.

Nhân bản vô tính tạo cừu Đôly

5 trang 63 sbt Sinh học lớp 9: Phương pháp nuôi cấy mô và tế bào dựa trên cơ sở tế bào học là

A. sự nhân đôi và phân li đồng đều của NST trong nguyên phân.

B. sự nhân đôi và phân li đồng đều của NST trong giảm phân.

C. sự nhân đôi và phân li đồng đều của NST trong trực phân.

D. sự nhân đôi và phân li không đồng đều của NST trong nguyên phân.

Lời giải:

(5)

Đáp án A

Ở phương pháp nuôi cấy mô và tế bào, tế bào hoặc mô sẽ nguyên phân liên tiếp để tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh với đầy đủ các tính trạng của cơ thể gốc nên cơ sở tế bào học của phương pháp này là sự nhân đôi và phân li đồng đều của NST trong nguyên phân.

6 trang 63 sbt Sinh học lớp 9: Cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh do nuôi cấy mô tạo thành lại có kiểu gen như dạng gốc vì

A. kiểu gen được duy trì ổn định thông qua trực phân.

B. kiểu gen được duy trì ổn định thông qua nguyên phân.

C. kiểu gen được duy trì ổn định thông qua giảm phân.

D. kiểu gen được duy trì ổn định thông qua nguyên phân và giảm phân.

Lời giải:

Đáp án B

Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô là quá trình nguyên phân: từ một tế bào ban đầu mang bộ NST 2n tạo ra 2 tế bào con mang bộ NST 2n qua một lần nhân đôi. Vì vậy, các cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh do nuôi cấy mô có kiểu gen giống dạng gốc.

Các kì của quá trình nguyên phân 7 trang 64 sbt Sinh học lớp 9: Kĩ thuật gen là kĩ thuật được A. thao tác trên vật liệu di truyền ở mức phân tử.

B. thao tác trên tế bào nhân sơ.

(6)

C. thao tác trên NST.

D. thao tác trên tế bào nhân thực.

Lời giải:

Đáp án A

Kĩ thuật gen là các thao tác tác động lên ADN để chuyển 1 đoạn ADN mang một hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho (tế bào cho) sang tế bào của loài nhận (tế bào nhận) nhờ thể truyền. Như vậy, kĩ thuật gen là kĩ thuật được thao tác trên ADN – vật liệu di truyền ở mức phân tử.

Kĩ thuật gen ở động vật Kĩ thuật gen ở thực vật 8 trang 64 sbt Sinh học lớp 9: Trong kĩ thuật gen, thao tác được thực hiện theo trình tự nào?

A. Cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp → Tách ADN → Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

B. Tách ADN → Cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp → Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

(7)

C. Tách ADN → Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → Cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp.

D. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → Cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp → Tách ADN.

Lời giải:

Đáp án B

Trong kĩ thuật gen, thao tác được thực hiện theo trình tự sau: Tách ADN → Cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp → Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

Các bước trong kĩ thuật gen

9 trang 64 sbt Sinh học lớp 9: Thành tựu hiện nay do công nghệ gen đem lại là A. tạo nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cho quá trình chọn lọc.

B. hạn chế tác động của các tác nhân đột biến.

C. tăng cường hiện tượng biến dị tổ hợp.

D. tạo ra các sinh vật chuyển gen, nhờ đó sản xuất với công suất lớn các sản phẩm sinh học quan trọng nhờ vi khuẩn.

Lời giải:

(8)

Đáp án D

Trong sản xuất, công nghệ gen được ứng dụng trong việc tạo ra các sản phẩm sinh học quan trọng cần thiết cho con người, tạo ra các giống cây trồng và động vật biến đổi gen.

10 trang 64 sbt Sinh học lớp 9: Trong kĩ thuật di truyền, đối tượng thường được sử dụng làm “nhà máy” sản xuất các sản phẩm sinh học là

A. vi khuẩn E. coli.

B. tế bào động vật.

C. tế bào người.

D. tế bào thực vật.

Lời giải:

Đáp án A

Trong kĩ thuật di truyền, đối tượng thường được sử dụng làm “nhà máy” sản xuất các sản phẩm sinh học là vi khuẩn E. coli vì:

- Vi khuẩn E. coli có hệ gen là đơn gen giúp gen được chuyển dễ biểu hiện ra kiểu hình.

- Vi khuẩn E. coli có khả năng sinh sản nhanh, thời gian thế hệ ngắn nên cho hiệu quả sản phẩm cao.

(9)

Vi khuẩn E.coli

11 trang 64 sbt Sinh học lớp 9: Tế bào nhận ADN tái tổ hợp thường là A. vi khuẩn E. coli.

B. tế bào động vật.

C. tế bào người.

D. tế bào thực vật.

Lời giải:

Đáp án A

Tế bào nhận ADN tái tổ hợp thường là vi khuẩn E. coli vì vi khuẩn E.coli phổ biến, dễ nuôi cấy và sinh sản nhanh.

Sinh sản của vi khuẩn E.coli

12 trang 65 sbt Sinh học lớp 9: Trong Kĩ thuật di truyền, người ta thường dùng thể truyền là

A. plasmit và nấm men.

(10)

B. thực khuẩn thể và plasmit.

C. thực khuẩn thể và vi khuẩn.

D. plasmit và vi khuẩn.

Lời giải:

Đáp án B

Thể truyền là vectơ chuyển gen từ tế bào cho sang tế bào nhận. Thể truyền là 1 phân tử ADN nhỏ có khả năng nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào cũng như có thể gắn vào hệ gen của tế bào. Thể truyền thường là thể thực khuẩn hoặc plasmit.

Plasmit Thể thực khuẩn

13 trang 65 sbt Sinh học lớp 9: Một trong những ứng dụng của kĩ thuật di truyền

A. sản xuất lượng lớn prôtêin trong thời gian ngắn.

B. tạo ưu thế lai.

C. tạo các giống cây ăn quả không hạt.

D. nhân bản vô tính.

Lời giải:

(11)

Đáp án A

A. Đúng. Một trong những ứng dụng của kĩ thuật di truyền là để tạo ra các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học như axit amin, prôtêin, vitamin, enzim, kháng sinh,…

B. Sai. Tạo ưu thế lai là ứng dụng của lai hữu tính.

C. Sai. Tạo các giống cây ăn quả không hạt là ứng dụng của sử dụng tác nhân gây đột biến.

D. Sai. Nhân bản vô tính là ứng dụng của công nghệ tế bào.

14 trang 65 sbt Sinh học lớp 9: Để gây đột biến hoá học ở cây trồng người ta thường không dùng cách

A. ngâm hạt khô trong dung dịch hoá chất.

B. tiêm dung dịch hoá chất vào bầu nhụy.

C. tiêm dung dịch hoá chất vào thân.

D. quấn bông có tẩm dung dịch hoá chất lên đỉnh sinh trưởng ở thân hoặc chồi.

Lời giải:

Đáp án C

(12)

- Gây đột biến ở thực vật có thể sử dụng các loại tác nhân: vật lý, hóa học, sinh học.

Sử dụng hóa chất gây đột biến ở thực vật, người ta có thể ngâm hạt khô hay hạt nảy mầm ở thời điểm nhất định trong dung dịch hóa chất có nồng độ thích hợp, tiêm dung dịch vào bầu nhụy, quấn bông có tẩm dung dịch hóa chất vào đỉnh sinh trưởng của thân hoặc chồi.

- Tiêm dung dịch hoá chất vào thân không phải là phương pháp được dùng để gây đột biến ở thực vật.

Thực vật đột biến gen

15 trang 65 sbt Sinh học lớp 9: Kết quả nào dưới đây không phải là do hiện tượng giao phối gần?

A. Hiện tượng thoái hoá.

B. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.

C. Tỉ lệ thể đồng hợp giảm, thể dị hợp tăng.

D. Tạo ra dòng thuần.

Lời giải:

Đáp án C

(13)

Giao phối gần là hiện tượng các con của cùng bố mẹ giao phối với nhau hoặc giao phối trở lại với các dạng bố mẹ của chúng. Giao phối gần sẽ làm tăng tỉ lệ thể đồng hợp, giảm dần thể dị hợp gây thoái hóa giống.

Giao phối gần làm tăng tỉ lệ thể đồng hợp, giảm tỉ lệ dị hợp

16 trang 65 sbt Sinh học lớp 9: Người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn trong chọn giống chủ yếu để

A. củng cố các đặc tính quý, tạo dòng thuần.

B. tạo giống mới.

C. kiểm tra và đánh giá kiểu gen của từng dòng thuần.

D. tạo ưu thế lai.

Lời giải:

Đáp án A

- Tự thụ phấn (thực vật) là hiện tượng các hoa cùng một cây thụ phấn cho nhau. Giao phối cận huyết ở động vật là hiện tượng các con của cùng bố mẹ giao phối với nhau hoặc giao phối trở lại với các dạng bố mẹ của chúng. Người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn trong chọn giống chủ yếu để củng cố các đặc tính quý, tạo dòng thuần.

- Ví dụ: P: Aa x Aa → F1: 1AA : 2Aa : 1aa. Thế hệ sau thu được 2 dòng thuần chủng là AA và aa.

(14)

Tạo dòng thuần ở ngô

17 trang 65 sbt Sinh học lớp 9: Hiện tượng thoái hoá giống ở một số loài sinh sản hữu tính là do

A. lai khác dòng.

B. lai khác loài, khác chi.

C. lai khác giống, lai khác thứ.

D. tự thụ phấn, giao phối cận huyết.

Lời giải:

Đáp án D

- Thoái hóa giống là hiện tượng các cá thể của các thế hệ kế tiếp có sức sống kém dần biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết. Ở nhiều dòng, bộc lộ các đặc điểm có hại như: bạch tạng, thân lùn, bắp dị dạng và kết hạt rất ít.

- Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hóa vì tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại.

(15)

Giao phối gần và tự thụ phấn làm tăng tỉ lệ thể đồng hợp, giảm tỉ lệ dị hợp 18 trang 66 sbt Sinh học lớp 9: Hiện tượng thoái hoá ở thực vật biểu hiện như A. các cá thể của các thế hệ con cháu có sức sống kém dần biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây tăng dần và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết.

B. các cá thể của các thế hệ con cháu có sức sống kém dần biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển nhanh dần, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết.

C. các cá thể của các thế hệ con cháu có sức sống kém dần biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết.

D. các cá thể của các thế hệ con cháu có sức sống kém dần biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất không tăng, nhiều cây bị chết.

Lời giải:

Đáp án C

Thoái hóa giống là hiện tượng các cá thể của các thế hệ kế tiếp có sức sống kém dần biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết. Ở nhiều dòng, bộc lộ các đặc điểm có hại như: bạch tạng, thân lùn, bắp dị dạng và kết hạt rất ít.

(16)

Thoái hóa giống khi cho cây ngô tự thụ phấn qua nhiều thế hệ

19 trang 66 sbt Sinh học lớp 9: Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng có mục đích

A. phát hiện biến dị tổ hợp.

B. xác định vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính.

C. đánh giá vai trò của chất tế bào lên sự biểu hiện tính trạng.

D. để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.

Lời giải:

Đáp án D

- Để tạo ra con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào đó có thể sử dụng các kiểu lai như lai thuận nghịch, lai khác dòng đơn hoặc lai khác dòng kép tùy từng giống vật nuôi, cây trồng. Nhiều khi trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại cho ưu thế lai.

- Sử dụng phép lai thuận và nghịch giữa các dòng thuần nhằm đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện của tính trạng để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.

- Ở nhiều sinh vật, giao tử cái cung cấp cho hợp tử nhiều tế bào chất hơn so với giao tử đực, con lai mang đặc tính di truyền của mẹ sau đó chọn tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất để tạo ưu thế lai.

(17)

Phép lai thuận nghịch

20 trang 66 sbt Sinh học lớp 9: Phương pháp nào dưới đây không được sử dụng để tạo ưu thế lai?

A. Lai khác dòng đơn.

B. Lai khác dòng kép.

C. Giao phối gần.

D. Lai kinh tế.

Lời giải:

Đáp án C

- Để tạo ưu thế lai, người ta thường sử dụng các phương pháp như lai khác dòng đơn, lai khác dòng kép, lai kinh tế.

- Giao phối gần tạo ra các dòng thuần chủng, khi đó các gen lặn có hại có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình không tạo được ưu thế lai.

21 trang 66 sbt Sinh học lớp 9: Phép lai biểu hiện rõ nhất ưu thế lai là lai A. khác dòng.

B. khác loài.

C. khác thứ.

D. cùng dòng.

Lời giải:

(18)

Đáp án A

Để tạo ưu thế lai, chủ yếu người ta dùng phương pháp lai khác dòng: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau.

Lai khác dòng ở bò 22 trang 66 sbt Sinh học lớp 9: Lai khác thứ nhằm A. sử dụng ưu thế lai.

B. tạo giống mới.

C. sử dụng ưu thế lai và tạo giống mới.

D. cải tiến giống.

Lời giải:

Đáp án C

Lai khác thứ là những tổ hợp lai giữa 2 thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của cùng một loài. Người ta dùng phương pháp lai khác thứ để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới.

(19)

Lai cải tiến giống ở gà 23 trang 67 sbt Sinh học lớp 9: Ưu thế lai là

A. cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất thấp hơn trung bình giữa hai bố mẹ.

B. cơ thể lai F2 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ.

C. cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu không tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.

D. cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.

Lời giải:

Đáp án D

Ưu thế lai là cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.

(20)

Ưu thế lai ở cây lúa lai F1

24 trang 67 sbt Sinh học lớp 9: Để tạo ưu thế lai ở vật nuôi, chủ yếu người ta dùng A. lai khác dòng đơn.

B. lai khác dòng kép.

C. lai kinh tế.

D. giao phối gần.

Lời giải:

Đáp án C

Để tạo ưu thế lai ở vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phép lai kinh tế. Trong phép lai này, người ta cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.

(21)

25 trang 67 sbt Sinh học lớp 9: Có nhiều giống tốt qua một số vụ gieo trồng đã có biểu hiện thoái hoá rõ rệt do

A. sự xuất hiện đột biến và lai giống nhân tạo, do lẫn cơ giới trong gieo trồng, thu hoạch và bảo quản.

B. sự xuất hiện đột biến nhân tạo và lai giống tự nhiên, do lẫn cơ giới trong gieo trồng, thu hoạch và bảo quản.

C. sự xuất hiện đột biến và lai giống tự nhiên, do lẫn cơ giới trong gieo trồng, thu hoạch và bảo quản.

D. sự xuất hiện đột biến nhân tạo và lai giống nhân tạo, do lẫn cơ giới trong gieo trồng, thu hoạch và bảo quản.

Lời giải:

Đáp án C

(22)

- Có nhiều giống tốt qua một số vụ gieo trồng đã có biểu hiện thoái hoá rõ rệt do sự xuất hiện đột biến và lai giống tự nhiên, do lẫn cơ giới trong gieo trồng, thu hoạch và bảo quản.

- Tần suất xuất hiện đột biến nhân tạo và lai giống nhân tự nhiên rất thấp nên đây không phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống ở cây trồng.

26 trang 67 sbt Sinh học lớp 9: Để tạo được một giống tốt, người ta thường tiến hành

A. nhân giống trực tiếp đột biến có lợi.

B. nhân giống trực tiếp biến dị tổ hợp có lợi.

C. dựa vào biến dị tổ hợp, đột biến được đánh giá, chọn lọc qua một thế hệ.

D. dựa vào biến dị tổ hợp, đột biến được đánh giá, chọn lọc qua nhiều thế hệ.

Lời giải:

Đáp án D

Để tạo được một giống tốt, người ta thường tiến hành dựa vào biến dị tổ hợp, đột biến được đánh giá, chọn lọc qua nhiều thế hệ.

Phương pháp thu giống tốt

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Cân lấy 180 g nước cất rồi đổ dần dần vào cốc và khuấy nhẹ cho NaCl

Hãy tính nồng đồ phần trăm của các dung dịch bão hòa muối ăn và đường ở nhiệt

Bước 2: Viết phương trình hóa học và tính toán theo phương trình (nếu xảy ra cả 2 phản ứng thì cần đặt ẩn và giải theo hệ phương trình).. Bước 3: Tính toán theo yêu cầu của

Chất rắn còn lại sau khi nung ở thí nghiệm 2 tác dụng với dung dịch HCl cũng thấy giải phóng khí cacbon đioxit. Em hãy cho biết bạn em đã lấy chất nào trên bàn để

a) 1. Mg, sinh ra khí hiđro cháy được trong không khí. MgCO 3 , khí sinh ra là CO2 làm đục nước vôi trong. CuO, dung dịch muối đồng có màu xanh. MgO, dung dịch thu được

Một vòng quay của kim phút là 60 phút tương ứng với 360°. Muốn cắt chỉ bằng một nhát kéo thì phải gấp tờ giấy đó thành một hình có góc ở tâm bằng bao nhiêu độ ?.

Nước vừa là nhân tố sinh thái vừa là môi trường sống của sinh vật vì nước là môi trường có các chất hoà tan, có không khí hoà tan, có nhiệt độ nhất định, có ánh sáng

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng sống trong một số khoảng không gian khác nhau, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ