• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tín đồ phật giáo rất đông

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tín đồ phật giáo rất đông"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X - XV Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi trang 102 sgk Lịch sử lớp 10:Nhận xét vị trí của Phật giáo ở các thế kỉ X – XIV.

Lời giải:

- Phật giáo chiếm vị trí quan trọng vào TK X – XIV: Thời Lý – Trần Phật giáo đạt cực thịnh và trở thành quốc giáo, cả vua quan đều sùng đạo Phật.

- Nhiều nhà sư được coi trọng và tham gia bàn bạc việc nước. Tín đồ phật giáo rất đông.

- Các công trình kiến trúc mang màu sắc Phật giáo được xây dựng: Xây nhiều chùa chiền, đúc chuông và tượng Phật.

- Phật giáo thời kì này ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng, tâm lý, phong tục và nếp sống của đông đảo nhân dân.

Phỏng dựng Liên Hoa Đài (Chùa Một Cột) thời Lý

Câu hỏi trang 103 sgk Lịch sử lớp 10:Việc dựng bia tiến sĩ có tác dụng gì?

Lời giải:

(2)

- Vinh danh các Tiến sĩ, những bậc hiền tài của đất nước.

- Nhằm khuyến khích học tập, tạo điều kiện thu hút người tài.

Bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày nay

Câu hỏi trang 103 sgk Lịch sử lớp 10:Đặc điểm của thơ văn các thế kỉ XI – XV.

Lời giải:

Đặc điểm:

- Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

- Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.

Nguyễn Trãi và tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”

(3)

Câu hỏi trang 105 sgk Lịch sử lớp 10:Quan sát các hình 39, 40, 41, hãy phân tích nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam.

Lời giải:

- Nhiều công trình kiến trúc Phật giáo

(4)

- Phần mái thường uốn cong, lợp bằng ngói, các góc của mái chùa đều có đầu đao xây cong lên hình lưỡi đao hay hình cái đuôi chim phượng.

- Rồng là biểu tượng của sự cao quý, tượng trưng cho sức mạnh vũ trụ nên thường được các vua chúa sử dụng.

- Những họa tiết hoa văn độc đáo như: rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bông cúc nhiều cánh, bệ chân cột hình hoa sen nở,... thường được sử dụng trong các công trình.

Câu hỏi trang 105 sgk Lịch sử lớp 10:Hãy nhận xét về đời sống văn hóa của nhân dân thời Lý, Trần, Lê.

Lời giải:

- Đời sống văn hóa của nhân dân Đại Việt dưới thời Lý, Trần, Lê phát triển phong phú và đa dạng.

- Ngoài những nét văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc và dân gian, văn hóa dân tộc thời kì này còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố từ bên ngoài vào.

Vũ nữ thời Lê

(5)

Câu hỏi trang 105 sgk Lịch sử lớp 10:Lập bảng thống kê các thành tựu khoa học – kĩ thuật.

Lời giải:

Lĩnh vực Thành tựu

Lịch sử - Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu).

- Lam Sơn thực lục.

- Đại Việt sử ký toàn thư.

Địa lí - Dư địa chí

- Hồng Đức bản đồ Quân sự - Binh thư yếu lược

- Chế tạo súng thần cơ, đóng các loại tàu chiến có lầu.

Chính trị Thiên Nam dư hạ

Toán học - Đại thành toán pháp (Lương Thế Vinh) - Lập thành toán pháp (Vũ Hữu)

Thuyền Cổ Lâu – chiến thuyền thời Lê Sơ

(6)

Bài tập cuối bài

Bài 1 trang 105 sgk Lịch sử lớp 10: Trình bày tóm tắt sự phát triển của giáo dục qua các thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.

Lời giải:

Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV, giáo dục từng bước được hoàn thiện, phát triển, đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước.

- Thời Đinh, Tiền Lê: giáo dục chưa có điều kiện phát triển.

- Thời Lý, Trần, Hồ: Do đòi hỏi phải tuyển những người tài đức để phục vụ đất nước nên việc giáo dục và thi cử được các triều đại coi trọng.

+ Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.

+ Năm 1975, tổ chức khoa thi quốc gia đầu tiên.

- Thời Lê sơ: giáo dục phát triển mạnh mẽ.

+ Quy chế thi cử được ban hành rõ ràng.

+ Năm 1484, dựng bia Tiến sĩ.

“Vinh quy bái tổ” (tranh Đông Hồ)

(7)

Bài 2 trang 105 sgk Lịch sử lớp 10: Vì sao Phật giáo rất phát triển dưới thời Lý, Trần nhưng đến thời Lê sơ lại không phát triển?

Lời giải:

* Phật giáo phát triển thời Lý, Trần vì:

- Phật giáo vốn được du nhập vào nước ta từ lâu, đã ăn sâu trong tâm thức người Việt.

- Vua, quan thời Lý, Trần nhiều người theo đạo Phật, tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển.

* Đến thời Lê, Phật giáo không phát triển vì:

- Nho giáo được nâng lên chiếm vị trí độc tôn trong xã hội để củng cố và bảo vệ vương quyền.

- Nha nước ban hành nhiều điều lệnh nhằm phát triển sự phát triển của Phật giáo.

Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích (thời Lý)

(8)

Bài 3 trang 105 sgk Lịch sử lớp 10: Thống kê các thành tựu văn học, nghệ thuật ở các thế kỉ XI – XV.

Lời giải:

* Văn học

- Văn học chữ Hán: các bài thơ, hịch, phú nổi tiếng: Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng Giang phú, Bình Ngô đại cáo,…

- Văn học chữ Nôm:Quốc âm thi tập, Hồng Đức thi tập,…

- Văn học dân gian tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu.

* Nghệ thuật:

- Kiến trúc theo hướng Phật giáo, gồm chùa, tháp, đền: chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh, chuông Quy Điền, ...

- Kiến trúc ảnh hưởng của Nho giáo, như cung điện, thành quách: thành Thăng Long, thành nhà Hồ.

- Điêu khắc: gồm những công trình chạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo, song vẫn mang những nét độc đáo riêng.

- Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống.

Thành nhà Hồ (Thanh Hóa)

(9)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Do yêu cầu ngày càng cao của nhân dân và nhu cầu tăng cường đội ngũ trí thức cho đất nước, giáo dục thời Trần rất được quan tâm?. Giáo dục và

* Giáo dục học sinh biết quý trọng thời giờ, học tập đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ... CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI 1. Kĩ năng xác định giá

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG THÁI ĐÔNG PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÔNG TRIỀU.. TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG THÁI ĐÔNG PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÔNG TRIỀU. TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG

GV giới thiệu về tác phẩm Ca ngợi Hồ Chủ Tịch đồng thời tích hợp nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Bài hát được viết vào năm 1948 trong chiến khu Việt

Sống trong một xã hội giao thời, “các nhà văn của văn học mới cố hình dung một xã hội tư sản mà họ coi là lý tưởng – xã hội tư sản với đạo đức cũ” Trần & Lê, 1988, 35, bởi vậy, một phần

Về ảnh hưởng của tư tưởng Đạo giáo dưới thời Lý, Trần ta có thể ghi nhận qua những biểu hiện sau: Trong triều đình cũng như trong toàn bộ hoạt động của guồng máy nhà nước nói chung, có

KHẢO SÁT CÁC BÀI KỆ TRUYỀN THỪA PHÁP DANH CỦA PHẬT GIÁO ĐÀNG TRONG, LIÊN HỆ VỚI CÁCH ĐẶT TÊN TRONG HOÀNG TỘC NHÀ NGUYỄN Phạm Đức Thành Dũng* Triều Nguyễn đã để lại một kho tàng di