• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn: ……….

Dạy: ………..

Tiết 40 BÀI 19: Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN

(1418 - 1427 (TT)

III. KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG (CUỐI 1426 - CUỐI NĂM 1427)

I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức

- Hiểu biết những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn cuối của khởi nghĩa Lam Sơn:

chiến thắng Tốt Động – Chúc Động và chiến thắng Chi Lăng –Xương Giang.

-Ý nghĩa của những sự kiện đó đối với việc kết thúc thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

2. Kĩ năng

- Sử dụng lược đồ, phân tích sự kiện lịc sử

- Tường thuật diễn biến các trận đánh bằng lược đồ.

- Đánh giá các sự kiện có ý nghĩa quyết định một cuộc chiến tranh.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu nước, tự hào về những chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta ở thế kỉ XV.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phân tích, năng lực tư duy, hợp tác - Năng lực chuyên biệt: năng lực nhận xét

II. Chuẩn bị

1. GV: - Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn.

- Lược đồ trận Tốt Động - Chúc Động.

- Lược đồ trận Chi Lăng - Xương Giang.

- Giáo án, tài liệu tham khảo.

2. HS: Học bài cũ, n/c bài mới III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: thảo luận nhóm, trực quan, phân tích sự kiện và nhân vật lịch sử….

- KT: Hỏi trả lời, chia nhóm, ciao nhiệm vụ IV.Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’)

* Câu hỏi:

1. Trình bày tóm tắt các chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối 1424 đến cuối 1425.

2. Trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi?

* Trả lời

1. Tóm tắt các chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối 1424 đến cuối 1425:

- Nguyễn Chích đưa ra kế hoạch chuyển địa bàn vào Nghệ An.

- 12-10-1424 hạ thành Trà Lân, tập kích ải Khả Lưu.

- Giải phóng Nghệ An, Diễn Châu,Thanh Hóa

(2)

2. Kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi:

- Tháng 09/1426, Lê Lợi chia làm 3 đạo quân tiến quân ra Bắc.

- Nhiệm vụ của 3 đạo đánh vào vùng địch chiếm đóng, cùng nhân dân bao vây đồn địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới.

- Kết quả: Quân ta nhiều trận thắng lợi, địch cố thủ trong thành Đông Quan.

3. Bài mới

Giới thiệu bài (1’)

Sau thất bại liên tiếp, quân Minh chưa chịu từ bỏ ý đồ xâm lược, quân Minh tiếp tục sang xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến chống quân Minh diễn ra như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Hoạt động 1: Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426)

- Thời gian (11’)

- Mục tiêu: Học sinh trình bày diễn biến trận Tốt Động, Chúc Động

- PP: Vấn đáp, phân tích, trực quan, thuyết trình - KT: hỏi trả lời, trình bày 1 phút

- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu

- Hình thức: cá nhân

HS quan sát H.42và n/c phần 1.

? Trình bày diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động qua lược đồ?

GV tường thuật diễn biến HS tường thuật lại diễn biến

?Trận này có ý nghĩa như thế nào?

? Sau thất bại ở Tốt Động-Chúc Động, quân Minh đã có kế hoạch gì?

HS: Quân Minh cố thủ ở thành Đông Quan chờ quân cứu viện.

………..

………..

1. Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426)

- 10/1426 Vương Thông cùng 5 vạn quân đến Đông Quan.

- Ta đặt phục binh ở Tốt Động - Chúc Động.

- Tháng 11/1426, quân Minh tiến về Cao Bộ.

- Quân ta từ mọi phía tấn công vào địch.

- 5 vạn quân địch tử thương, Vương Thông chạy về Đông Quan.

(3)

* Hoạt động 2: Trận Chi Lăng - Xương Giang (tháng 10/1427)

- Thời gian (11’)

- Mục tiêu: Học sinh trình bày diễn biến trận Chi Lăng - Xương Giang (tháng 10/1427)

- PP: Vấn đáp, phân tích, trực quan, thuyết trình - KT: hỏi trả lời, trình bày 1 phút, giao nhiệm vụ - Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu

- Hình thức: cá nhân

? Trước tình hình đó, bộ chỉ huy nghĩa quân đã làm gì? Vì sao ta lại tập trung tiêu diệt quân Liễu Thăng trước?

HS: Bộ chỉ huy nghĩa quân một mặt đưa thư dụ hàng, một mặt chuẩn bị kế hoạch phục kích Liễu Thăng ở ải Chi Lăng…

GV: Trình bày diễn biến trận Chi Lăng - Xương Giang trên lược đồ.

HS: Quan sát lược đồ và tường thuật lại diễn biến

……….

………

* Hoạt động 3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

- Thời gian (10’)

- Mục tiêu: Học sinh trình bày diễn biến trận Chi Lăng - Xương Giang (tháng 10/1427)

- PP: Vấn đáp, phân tích, trực quan, thuyết trình - KT: hỏi trả lời, trình bày 1 phút, giao nhiệm vụ - Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy

2. Trận Chi Lăng- Xương Giang (tháng 10/1427)

- 10/1427, 15 vạn quân Minh chia làm 2 đạo từ Trung Quốc kéo vào nước ta.

- Ta tập trung lực lượng tiêu diệt Liễu Thăng trước.

- 8/10/1427 Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta đã bị phục kích và bị giết ở ải Chi Lăng.

- Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang liên tiếp bị phục kích ở cầu Trạm Phố Cát.

- Biết Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạch vội vã rút quân về nước.

- 10/12/1427, Vương Thông xin hòa mở hội thề Đông Quan, rút khỏi nước ta.

3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

(4)

chiếu

- Hình thức: cá nhân

* Tích hợp: Vai trò của Nguyễn Trãi, Lê Lợi.

Nguyên nhân thắng lợi, ý thức trách nhiệm với tổ quốc, tinh thần đoàn kết của nhân dân.

Tại sao cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi?

HS:

- Cuộc khởi nghĩa được nhân dân khắp nơi ủng hộ.

- Sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

GV: Ngoài tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân, còn nguyên nhân nào làm cho cuộc khởi nghĩa thắng lợi.

? Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa gì?

- Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh.

- Mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước.

Giáo dục đạo đức: Tinh thần đấu tranh bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

? Vai trò của Nguyễn Trãi, Lê Lợi đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

HS nêu theo hiểu biết:

- Là những người có công lớn với đất nước - Là người chỉ huy tài giỏi….

? Trách nhiệm của bản thân đối với tổ quốc ngày nay?

HS: Bày tỏ trách nhiệm của bản thâ đối với đất nước đặc biệt là thời đại số, thời đại công nghệ 4.0

………

………

* Nguyên nhân:

- Cuộc khởi nghĩa được nhân dân khắp nơi ủng hộ.

- Sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

* Ý nghĩa:

- Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh.

- Mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước.

4. Củng cố - luyện tập (3’)

- Dựa vào lược đồ trình bày trận Tốt Động - Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang.

4. Hướng dẫn về nha (3’) -Học bài, bài tập 2.3.

+ Trình bày diễn biến trận Tốt Động, Chúc Động.

+ Trình bày diễn biến trận Chi Lăng- Xương Giang theo lược đồ SGK - Chuẩn bị bài: Nước Đại Việt thời Lê sơ

+ Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ

+ Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ và so sánh với thời Trần?

+ Tổ chức quân đội thời Lê sơ được tổ chức như thế nào?

+ So sánh với quân đội thời Trần có gì khác biệt.

(5)

+ Pháp luật thời Lê có những nội dung nào? Trình bày điểm tiến bộ của pháp luật thời Lê sơ.

+ Sưu tầm tài liệu tham khảo

+ Liên hệ được tình hình quân đội, pháp luật trong gia đoạn hiện nay.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

--- Soạn: ……….

Dạy: ………

Tiết 41 BÀI 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN ĐỘI, PHÁP LUẬT I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Học sinh biết được:

- Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ, chính sách đối với quân đội thời Lê, những điểm chính của Bộ Luật Hồng Đức.

- So sánh với thời Trần để chứng minh dưới thời Lê sơ, nhà nước tập quyền tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh có luật pháp để đảm bảo kỹ cương, trật tự xã hội.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh nhận xét - Kĩ năng sống:

+ Kĩ năng trình bày + Kĩ năng thuyết trình 3. Thái độ

- Giáo dục cho HS niềm tự hào và thời thịnh trị của đất nước, có ý thức bảo vệ Tổ quốc.

4. Năng lực cần đạt

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác tính toán, phát triển ngôn ngữ

- Năng lực riêng: Thực hành bộ môn lịch sử (vẽ sơ đồ, quan sát nhận xét); so sánh các thời kì lịch sử, nhận xét đánh giá, liên hệ thực tiễn.

II. Chuẩn bị

1. GV: - Bảng phụ bộ máy chính quyền thời Lê sơ.

- Tranh ảnh liên quan đến thời kỳ Lê sơ.

- Giáo án, tài liệu tham khảo.

2. HS: Học bài cũ, n/c bài mới III. Phương pháp, kĩ thuật

(6)

- PP: Thảo luận nhóm, trực quan, phân tích sự kiện và nhân vật lịch sử - KT: Hỏi trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút

IV.Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’)

* Câu hỏi:

1. Trình bày chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang và nêu ý nghĩa lịch sử.

2. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

* Trả lời:

1. Trình bày chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang và nêu ý nghĩa lịch sử.

-10/1427, 15 vạn quân Minh chia làm 2 đạo từ Trung Quốc kéo vào nước ta.

- Ta tập trung lực lượng tiêu diệt Liễu Thăng trước.

- 8/10/1427 Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta đã bị phục kích và bị giết ở ải Chi Lăng.

- Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang liên tiếp bị phục kích ở cầu Trạm Phố Cát.

- Biết Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạch vội vã rút quân về nước.

- 10/12/1427, Vương Thông xin hòa mở hội thề Đông Quan, rút khỏi nước ta.

- Ý nghĩa : Là trận thắng quyết định kết thúc cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, quân địch chấp nhận sự thất bại phải rút về nước.

2.Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

- Cuộc khởi nghĩa được nhân dân khắp nơi ủng hộ.

- Sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

3. Bài mới

* Hoạt động khởi động (3’)

Cho học sinh nghe một đoạn bài hát “Dòng máu lạc hồng” của nhạc sĩ Lê Quang.

? Cảm xúc của em khi nghe bài hát này như thế nào?

HS: Nêu cảm xúc của mình khi nghe bài hát

Các em vừa được nghe ca khúc Dòng màu lạc Hồng của nhạc sĩ Lê Quang với sự thể hiện của ca sĩ Đan Trường. Ca khúc thể hiện niềm tự hào về lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Các triều đại phong kiến nối tiếp nhau dựng nước, khi triều đình này suy yếu thì một triều đại khác mạnh hơn sẽ được thành lập để thay thế như một qui luật tất yếu của Lịch sử. Tuân theo qui luật ấy. Khi nhà Hồ suy vong, Lê Lợi đứng lê dấy cờ khởi nghĩa chống quân Minh giành lại nền độc lập và lập nên 1 triều đại mới mạnh hơn đó là triều Lê Sơ. Một triều đại được đánh giá là ưu tú nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về triều đại này.

* Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của thầy- trò Nội dung bài học

* Hoạt động 1: Tổ chức bộ máy chính quyền - Thời gian (15’)

- Mục tiêu: Vẽ được sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ và nhận xét

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích, thảo luận - KT: Hỏi trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình

1.Tổ chức bộ máy chính quyền

(7)

bày 1 phút

- Phương tiện: SGK, SGV, máy chiếu, bảng phụ - Hình thức: cá nhân, nhóm

? Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi đã làm gì?

- Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt, tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới.

G: 1428 Lê Lợi gạt bỏ vua bù nhìn Trần Cảo, lên ngôi vua (hiệu là Lê Thái Tổ) lập ra triều đại mới (Triều Lê) đóng đô ở Thăng Long Lịch sử gọi là thời Hậu Lê để phân biệt với triều Tiền Lê trước đó. Thời Hậu Lê gôm 2 giai đoạn (Giai đoạn Thời Lê Sơ và sau là Lê Trung Hưng). Thời Lê Sơ tồn tại được 100 năm, truyền được 10 đời vua.

GV: Chia lớp làm 4 nhóm: Thảo luận thời gian 3 phút. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước.

*Nhóm 1: Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền Trung ương, Cử người lên trình bày.

*Nhóm 2: So sánh bộ máy chính quyền Trung ương thời Lê sơ với thời Trần để tìm ra sự khác biệt.

*Nhóm 3: Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền địa phương, cử người lên trình bày.

*Nhóm 4: So sánh bộ máy chính quyền địa phương thời Lê sơ với thời Trần để tìm ra sự khác biệt.

(Sau 4 phút gv gọi nhóm 1 và 3 lên dán bảng phụ lên bảng và đại diện nhóm lên trình bày).

? Đại diện nhóm 1 lên dựa vào sơ đồ trình bày tổ chức chính quyền trung ương thời Lê sơ.

- Trung ương: - Đứng đầu triều đình là vua, vua trực tiếp nắm mọi quyền hành

- Giúp việc cho vua có các quan đại thần. Triều đình có 6 bộ, ngoài ra còn có 1 số cơ quan chuyên môn.

GV: Chiếu bảng phụ các cơ quan chuyên môn lên bảng cho học sinh đọc.

(Sáu bộ thời vua Lê Thánh Tông là: Bộ Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng Thư.

Các cơ quan chuyên môn có Hàn lâm viện (soạn thảo công văn), Quốc sử viện (viết sử), Ngự sử đài (can gián vua và các triều thần).

? Đại diện nhóm 3 lên dựa vào sơ đồ trình bày về tổ chức chính quyền ở địa phương thời Lê sơ.

- Ở thời Lê Thái Tổ và Lê Nhân Tông cả nước chia

- 1428 Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (Lê thái Tổ) xây dựng bộ máy nhà nước mới.

+ Trung ương Vua

Quan đại thần

Binh, hộ, hình, công, lại, lễ

+ Ở địa phương Đại Việt

13 Đạo Thừa Tuyên

Phủ Châu Huyện

(8)

làm 5 đạo, đến thời vua Lê Thánh Tống đổi chia thành 13 đạo thừa tuyên.

- Đứng đầu mỗi đạo bằng 3 ti phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau của mỗi thừa tuyên.

- Dưới đạo thừa tuyên có phủ, châu, huyện, xã.

? Ba ti phụ trách những mặt nào?

- Đô ti phụ trách quân sự an ninh. Hiến ti phụ trách việc thanh tra quan lại, xử án, pháp luật. Thừa ti phụ trách việc hành chính, hộ tịch, thuế khóa.

GV: Chiếu Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ. Chỉ cho học sinh thấy 13 đạo thừa tuyên trên bản đồ.

GV: Chiếu sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê (Sử dụng kĩ thuật 321)

? Dựa vào phần báo cáo của các nhóm trên bảng em hãy tìm ra 3 lời khen, 2 lời chê và 1 một lời góp ý cho mỗi nhóm.

(Trình bày khoa học chưa, đã đủ nội dung chưa, thuyết trình đã rõ ràng chưa, sơ đồ cân đối, đẹp chưa...)

GV: Chiếu sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần và thời Lê sơ lên bảng phụ.

? Các nhóm tiếp tục báo cáo kết quả làm việc nhóm:

* Nhóm 2: So sánh tổ chức chính quyền trung ương thời Lê sơ với thời Trần để tìm ra sự khác biệt.

- Thời Lê sơ ko có chế độ Thái Thượng Hoàng các quan văn, võ. Quyền lực tập trung vào tay nhà vua.

Nhà vua trực tiếp nắm mọi quyền hành. Triều đình có 6 bộ giúp việc cho vua, ngoài ra còn có các cơ quan chuyên môn.

GV: Để tập trung quyền lực vào tay nhà vua, Lê Thánh Tông đã bãi bỏ 1 số các chức vụ cao cấp như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Nhà vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả chức tổng chỉ huy quân đội.

* Nhóm 4 dựa vào sơ đồ tổ chức chính quyền địa phương thời Lê sơ, và danh sách 13 đạo thừa tuyên em thấy có gì khác so với nước Đại Việt thời Trần?

- Đơn vị hành chính rõ ràng, qui củ hơn.

G: Nhà nước thời Lê Sơ, đặc biệt dưới thời Lê Thánh Tông (1460-1497) bộ máy nhà nước được tổ chức

-> Đây là nhà nước tập quyền chuyên chế hoàn chỉnh nhất thời phong kiến Việt Nam.

(9)

hoàn chỉnh, chặt chẽ nhất so với trước đó. Đây là nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền mạnh và hoàn thiện, mọi quyền hành đều tập trung vào tay triều đình, đứng đầu là vua. Tính phân tán, địa phương cục bộ được khắc phục và bị hạn chế nhiều. Điều đó ko những thể hiện một bước tiến trong quá trình xây dựng nhà nước thời Lê sơ mà còn rất cần thiết cho hoàn cảnh Lịch sử Việt Nam ở thế kỉ XV.

...

...

* Hoạt động 2: Tổ chức quân đội - Thời gian (8’)

- Mục tiêu: Tìm hiểu tổ chức quân đội và nhận xétvà nhận xét

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích, thảo luận - KT: Hỏi trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút

- Phương tiện: SGK, SGV, máy chiếu, phiếu học tập

- Hình thức: cá nhân, nhóm

Giáo viên yêu cầu học sinh điền vào phiếu học tập đã phát sẵn. Đồng thời giáo viên chiếu phiếu học tập lên bảng phụ. Học sinh thảo luận theo nhóm đôi và điền vào phiếu học tập. Sau 3 phút, giáo viên sẽ lựa chọn 1 phiếu học tập tốt nhất dán lên bảng rồi gọi 1 học sinh đọc to phiếu học tập. Gọi nhóm khác nhận xét về phiếu học tập của nhóm bạn.

* Phiếu học tập:

- Chế độ:...

- Bộ phận quân đội: ...

- Binh chủng: ...

- Vũ khí:...

? Nhắc lại thế nào là chế độ “Ngụ Binh ư nông”?

- Quân đội nhà Lê được tổ chức theo chế độ “Ngụ Binh ư nông” khi đất nước có ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tái ngũ chiến đấu cùng toàn dân; khi hòa bình thì thay phiên nhau về làm ruộng.

? Chế độ “Ngụ binh ư nông” được áp dụng từ triều đại nào? Tại sao nói trong hoàn cảnh lúc đó thì chế độ này là tối ưu?

- Được thực thi từ thời nhà Lý

- Vì thường xuyên có giặc, việc duy trì lực lượng

2.Tổ chức quân đội

- Chế độ: “Ngụ binh ư nông”.

- Bộ phận quân đội: quân triều đình và quân địa phương.

- Binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

- Vũ khí: Đao kiếm, giáo mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.

(10)

quân đội tốt song thời bình cần tăng gia sản xuất nhiều...

? Tổ chức quân đội nhà Lê sơ có gì khác với tổ chức quân đội nhà Trần?

- Nhà Lê sơ ko có quân đội của các vương hầu quí tộc, vua trực tiếp nắm quyền tổng chỉ huy quân đội.

? Hàng năm quân đội được tổ chức huấn luyện ra sao?

- Hàng năm quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ ko bị xâm lấn.

? Qua đây em có nhận xét gì về chính sách quân đội nhà Lê sơ?

- Quân đội mạnh, được tổ chức chặt chẽ, qui củ, đa dạng, vũ khí được cải tiến....

GV: Chiếu bảng phụ yêu cầu học sinh đọc.

“Vua Lê Thành Tông đã căn dặn...tội phải tru di”.

? Qua đoạn trích em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước thời Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước? (trao đổi nhanh theo cặp).

- Quyết tâm củng cố quân đội bảo vệ đất nước, thực hiện chính sách vừa cương vừa nhu.

- Đề cao trách nhiệm bảo vệ tổ quốc, trừng trị thích đáng kẻ thù.

? Cảm nhận của em về vua Lê Thánh Tông qua đoạn trích này ra sao?

- Là vị vua anh minh, hết lòng vì đất nước, Tổ quốc, dân tộc tấm gương sáng cho đời sau.

? Ngày nay noi gương cha ông, Đảng và nhà nước ta đã làm gì để bảo vệ giang sơn xã tắc?

- Xây dựng đất nước giàu về kinh tế, mạnh về quân đội. Thực hiện chính sách mềm dẻo, cương quyết để giải quyết các vấn đề tranh cấp lãnh thổ. Đặc biệt là vấn đề biển đông.

? Là 1 học sinh, ở vùng biên cương của tổ quốc, em cảm thấy mình cần làm gì để bảo vệ quê hương, đất nước?

- Chăm chỉ học tập xây dựng đất nước. Cảnh giác với kẻ thù. Ko để bị lợi dụng. Tuyệt đối trung thành với chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước.

...

...

Qui củ, chặt chẽ

(11)

* Hoạt động 3: Pháp luật - Thời gian (8’)

- Mục tiêu: Tìm hiểu luật pháp thời Lê Sơ và so sánh với thời Trần

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích, thảo luận - KT: Hỏi trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút

- Phương tiện: SGK, SGV, máy chiếu - Hình thức: cá nhân, nhóm

? Nêu tình hình pháp luật thời Lê sơ?

- Dưới thời các vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, pháp luật đã được chú ý xd. Vua Lê Thánh Tông ban hành bộ luật mới gọi là Quốc triều hình luật hay luật Hồng Đức.

GV: Bộ Quốc triều hình luật ra đời vào thời vua Lê Thành Tông – có niên hiệu là Hồng Đức (1470-1497) nên được gọi là “Bộ luật Hồng Đức)

? Nêu nội dung của bộ luật Hồng Đức?

- Bảo vệ quyền lợi của vua và hoàng tộc;

- Bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến;

- Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế;

- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

? Luật Hồng Đức có điểm gì tiến bộ?

- Quyền lợi, địa vị người phụ nữ được tôn trọng...

GV: Trình chiếu video về luật Hồng Đức.

? Qua vi deo vừa rồi em có nhận xét gì về bộ luật Hồng Đức của nhà Lê sơ?

- Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam, thể hiện bước phát triể mạnh mẽ trong lịch sử pháp luât thời phong kiến.

Luật pháp thời Lê sơ do đó có tác dụng tích cực, góp phần củng cố chế độ phong kiến tập quyền, phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

? Ngày nay nước ta có chú trọng xây dựng pháp luật không?

- Nhà nước rất quan tâm tới hệ thống Pháp luât, Pháp luât nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với các điều khoản qui định rất cụ thể.

? Là học sinh em cần phải làm gì đối với pháp

3. Pháp luật

- Ban hành quốc triều hình luật (luật hồng Đức).

- Bộ luật đầy đủ và tiến bộ

(12)

luât?

- Sống học tập và làm việc theo pháp luật: Luật an toàn giao thông, ko vận chuyển, buôn bán, tàng trứ, đốt pháo, thả đèn trời...

4. Củng cố - luyện tập (3’)

- Vẽ lại sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền - Nhận xét gì về Lê Thánh Tông.

5. Hướng dẫn về nhà (3’)

- Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê- Sơ?

- Trình bày quân đội và pháp Luật thời Lê Sơ?

- Trả lời các câu hỏi sgk.

- Làm bài tập .2,3,4,5 trong vở bài tập

- Chuẩn bị: Soạn phần II. Tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội. Vì sao nói: Thời Lê Sơ, quốc gia Đại Việt cường thịnh nhất Đông Nam Á.

- Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về kinh tế, văn hóa thời Lê Sơ V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

………..

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vì Thanh Hóa có Tây Đô, cho nên gọi thành Thăng Long là Đông

Nay định lại khoa thi, hẹn tới năm Thiệu Bình thứ năm (1438) thì thi Hương ở các đạo, đến năm thứ sáu thì thi Hội ở kinh đô Thăng Long.. Thi cử thời phong

Trong lịch sử, di tích là nơi thờ Thánh Nho (Khổng Tử), Chu Công, tứ phối, thất thập nhị hiền, Chu Văn An và là trường Quốc Học đào tạo trí thức Nho học của nước ta

Thời phong kiến, ở nước ta đã có biết bao bài học khi biết trọng dụng trí thức thì công cuộc bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước phát triển hiệu quả hơn nhờ tầng

+ Nhóm 2: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê?. So sánh với

Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính nhà nước thời Hậu Lê... Bộ luật

Nguyễn Hoài Văn (2013) đã phân tích làm rõ chế độ khảo khóa, luân chuyển, giản thải quan lại dưới thời Lê Thánh Tông và sự vận dụng của Đảng trong công tác xây dựng

Nhiều chuyên gia nhận định chính sách FOIP phần nào là sự tiếp nối (continuity) của chính sách Xoay trục [21, pp.2].. Răn đe quân sự được xem là công cụ yêu thích của