• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: ………..

Ngày dạy: ………. Tiết 19

LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức

- Khái quát, tổng kết lại những kiến thức đã học của chương I, II phần lịch sử Việt Nam.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, so sánh, phân tích những kiến thức đã học và liên hệ thực tế.

- Kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trình bày 3. Thái độ

- Giáo dục niềm tự hào về truyền thống lịch sử, những thành tựu về văn hóa, khoa học kĩ thuật mà dân tộc ta đã đạt được.

4. Phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực hợp tác - Năng lực chuyên biệt: năng lực so sánh

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: SGK, SGV, bài tập mở rộng, bảng phụ - Học sinh: SGK, vở bài tập, ôn lại những bài đã học III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

- PP: Tổng hợp, so sánh, phân tích, thảo luận - KT: chia nhóm, giao nhiệm vụ, hỏi trả lời IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra 15’ chấm vở bài tập của HS 3. Bài mới: Giới thiệu bài (1’)

Các em đã được tìm hiểu kiến thức về lịch sử Việt Nam với buổi đầu độc lập thời Ngô – Đinh – Tiền Lê (thế kỉ X) và nước Đại Việt thời Lí (thế kỉ XI – XII). Để giúp các em củng cố thêm các kiến thức đã học, hôm nay cô cùng các em ôn sẽ lại các kiến thức trên.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* Hoạt động 1: (10 phút)

- Mục tiêu học sinh nhớ và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô, Đinh- Tiền Lê

- Phương pháp: đàm thoại, miêu tả, thảo luận Kĩ thuật: kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Phương tiện: máy chiếu, bảng phụ - Hình thức: cá nhân, nhóm

Chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm 1 nhiệm vụ + Nhóm 1: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời

1. Tổ chức bộ máy nhà nước qua các triều đại :

Câu 1:

Vua

(2)

Ngô? Từ đó rút ra nhận xét?

+ Nhóm 2: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê? So sánh với thời Ngô?

+ Nhóm 3: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý? So sánh với thời Đinh Tiền Lê?

Các nhóm nhận nhiệm vụ

Trình bày kết quả hoạt động của nhóm

- Giúp học sinh củng cố lại tổ chức bộ máy nhà nước qua các triều đại

- GV gọi HS lên bảng vẽ sơ đồ. HS khác nhận xét, rút ra kết luận.

+ Nhóm 1:

- HS: vẽ sơ đồ - HS: nhận xét

+ Tổ chức bộ máy còn đơn giản nhưng được thống nhất

+ Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc

+ Giúp việc cho vua là các quan văn, võ

+ Ở địa phương là các tướng lĩnh có công được vua cử đi cai quản các địa phương gọi là thứ sử các châu.

+ Nhóm 2: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê? So sánh với thời Ngô?

- HS: vẽ sơ đồ

- HS: Tổ chức bộ máy cai trị hoàn thiện hơn

+ Ở Trung ương vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có thái sư, đại sư, quan lại

+ Ở Địa phương cả nước chia làm 10 lộ, dưới là phủ và châu.

+ Nhóm 3: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý? So sánh với thời Đinh Tiền Lê?

- HS: vẽ sơ đồ

- HS: Tổ chức bộ máy cai trị chặt chẽ hơn trước + Ở Trung ương, ban đầu vua trực tiếp giữ quyền hành sắp xếp và sắp đạt quan lại, ban hành đạp luật

Câu 2:

Trung ương

Địa phương

Câu 3:

Trung ương

Quan văn

Quan võ

Vua Thứ sử các châu

Thái sư- Đại sư

Quan võ Quan văn

Lộ

Phủ Châu

Vua

Quan văn Quan võ

(3)

xét xử, chỉ huy quân đội về sau vua giao lại cho các đại thần chỉ giữ quyền quyết định chung.

+ Ở Địa phương cả nước chia làm 24 lộ, dưới là phủ, huyện, hương và xã.

* Hoạt động 2: (6’)

- Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm - Phương pháp: đàm thoại, thảo luận

Kĩ - Kĩ thuật: kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Bảng phụ

- Hình thức: nhóm, cá nhân -

? Chính sách cai trị đất nước của nhà Đinh?

- Tình hình kinh tế nước ta thời Đinh – Tiền Lê - Nguyên nhân nhà Lý dời đô

- Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt

- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận:

Câu 4: Khoanh tròn những chữ cái đầu câu trước các ý em cho là đúng:

- N1: Nhà Đinh đã thực hiện những biện pháp nào để xây dựng đất nước?

A. Đinh bộ Lĩnh xưng ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.

B. Đặt niên hiệu là Thuận Thiên

C. Đặt mối quan hệ ban giao với nhà Tống D. Phong vương cho các con

E. Cho phát hành tiền giấy để tiêu dùng trong cả nước

F. Cử các tướng lĩnh thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt

- N2: Tình hình nông nghiệp nước ta thời Đinh – Tiền Lê được biểu hiện như thế nào?

A. Ruộng đất phần lớn là ruộng đất công của làng xã.

B. Nông dân làm thuê cho địa chủ và phải nộp địa tô

C. Nhà vua tự cày ruộng trong lễ tịch điền D. Thủy lợi không được chú trọng

E. Nghề trồng dâu, nuôi tằm được khuyến

Địa phương

Câu 4

- Nhóm 1: Đáp án a, c, d, e

- Nhóm 2: Đáp án a, c, e, g

Lộ

Phủ

Huyện

Hương, xã

(4)

khích phát triển

F. Nông dân tích cực khai khuẩn đất hoang.

- N3: Tại sao nhà Lý dời đô về Thăng Long ? A. Đây là quê hương của Lý Công Uẩn

B. Địa hình hiểm trở, thuận lợi cho việc bố trí quân đội.

C. Thế đất rộng rãi, bằng phẳng, sáng sủa D. Dân cư không khồ, thấp trũng tối tăm

E. Là nơi thông thương thuận tiện với 4 phương - N4: Cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt có những nét độc đáo gì?

A. Chọn địa điểm đánh giặc thuận lợi

B. Khích lệ tinh thần của quân ta bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

C. Bất ngờ tấn công vào trại giặc

D. Chủ động thương lượng, giảng hòa để mau kết thúc chiến tranh

E. Không tiêu diệt toàn bộ quân thù khi chúng đang ở thế cùng, lực kiệt

Câu 5: Thành tựu lớn nhất về văn hóa của Đại Việt là gì? Lấy VD để chứng minh?

- Nhóm 3: Đáp án c, d, e

- Nhóm 4: Đáp án a, b, c, e

Câu 5

Văn hóa Thăng Long:

- Giáo dục: Văn Miếu - Quốc Tử Giám

- Nhiều sản phẩm thủ công chất lượng cao.

- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển.

- Sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú.

Hoạt động 3 (10’)

Phương pháp: đàm thoại, miêu tả.

Kĩ thuật: kĩ thuật chia nhóm, hỏi trả lời (HS báo cáo kết quả chuẩn bị ở nhà) Câu 6: Hãy so sánh đời sống văn hoá xã hội thời Lý với thời nhà Đinh - Tiền Lê theo yêu cầu:

Nội dung So sánh

Nhà Đinh - Tiền Lê Nhà Lý

1. Xã hội

- Bộ máy thống trị: vua, quan văn, quan võ và một số nhà sư.

- Những người bị trị: nông dân, thợ thủ công, ng buôn bán nhỏ, ít địa chủ, nô tì.

- Nông dân là lực lượng lao động chủ yếu.

- Bộ máy thống trị: vua, quan, hoàng tử, công chúa.

- Những người bị trị: nông dân, thợ thủ công, ng buôn bán, nô tì.

- Nông dân là lực lượng lao động chủ yếu.

(5)

2.Văn hoá

- Giáo dục chưa phát triển.

- Nho học vào nước ta nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể.

- Phật giáo phát triển. Chùa chiền xây dựng nhiều nơi.

- Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.

- Tổ chức khoa thi để chọn ng làm quan.

- Phật giáo phát triển, hầu hết các vua thời Lý đều sùng bái đạo phật.

Câu 7: Viết các dữ kiện lịch sử vào ô trống sao cho phù hợp - Làm bài tập ra phiếu học tập

Niên đại Các sự kiện lịch sử

939 Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô.

965 Ngô Xương Văn chết, Loạn 12 sứ quân nổi lên.

968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước Đại Cồ Việt, đ. đô Hoa Lư

979 Lê Hoàn lên ngôi vua.

981 Cuộc kháng chiến chống Tống giành thắng lợi của Lê Hoàn.

1009 Lý Công Uẩn thành lập nhà Lý.

1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.

1042 Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư.

1054 Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.

1075 Lý Thường Kiệt chỉ huy Cuộc kháng chiến chống Tống giành thắng lợi.

1076 Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy hơn 30 vạn quân tiến vào nước ta.

1077 Quân ta giành thắng lợi trong Cuộc kháng chiến chống Tống lần II.

Câu 8: Trình bày tóm tắt các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta qua các thời kì:

Thời

Quân xâm lược

Giai đoạn (năm)

Nơi diễn ra các trận đánh lớn.

Kết quả Đinh-

Tiền Lê

Tống 981 Sông Bạch Đằng. Quân ta giành

thắng lợi.

Lý Tống 1075-

1077

Sông Như Nguyệt Quân ta giành thắng lợi.

=> Gv chốt lại kiến thức lịch sử Việt Nam ở cả hai chương.

4. Củng cố ( 1 phút)

- Hệ thống kiến thức toàn bài.

- Gv hệ thống lại kiến thức của chương.

V. Hướng dẫn về nhà (3 phút) * Bài cũ:

- Học bài, hoàn thành bài tập.

- Xem lại các bài tập đã làm.

Làm bài tập trong SGK

(6)

* Bài mới:

- Chuẩn bị: Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học để giờ sau ôn tập.

+ Ngô Quyền dựng nền tự chủ + Nước ta dưới thời Đinh- Tiền Lê

+ Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống của Lê Hoàn + Nhà lý thành lập như thế nào

+ Trình bày lại diễn biến cuộc kháng ciến chống xâm lược Tống của Lý Thường Kiệt ( 1075-1076; 1076- 1077)

+ Trả lời các câu hỏi SGK.

+ Xem lại các kiến thức đã học từ bài 8 đến bài 12.

V. RÚT KINH NGHIỆM

………

………

………

………..

---

Ngày soạn: ...

(7)

Ngày dạy: ... Tiết 20

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức

- HS hệ thống hóa được kiến thức từ bài 8 đến bài 12.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng khái quát hóa, phân tích, nhận xét, đánh giá sự kiện.

3. Thái độ

- Giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm giành độc lập tự chủ của cha ông ta.

- Kĩ năng sống: Kĩ năng hợp tác, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng trình bày 4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực chuyên biệt: năng lực nhận xét

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu về nội dung phần ôn tập, bảng phụ - Học sinh: SGK, vở bài tập, ôn lại bài ở nhà

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

- Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, thảo luận - Kĩ thuật chia nhóm, hỏi trả lời, giao nhiệm vụ

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Kiểm tra Vở bài tập Lịch sử của h/s.

3. Bài mới: Giới thiệu bài (1’)

Giờ trước các em đã có một tiết làm bài tập Lịch sử, dể chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra 1 tiết sắp tới cô sẽ hướng dẫn các em ôn tập trong bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

1- Hoạt động 1: Nước ta buổi đầu độc lập - Thời gian (10 phút)

- Phương pháp: đàm thoại - Kĩ thuật: kĩ thuật hỏi trả lời - Phương tiện: SGK, SGV

- GV: Sau khi chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền đã xây dựng một nền độc lập, mở ra một kỉ nguyên mới cho lịch sử đất nước....

? Em hãy cho biết những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước?

? Ngô Quyền đa làm gì để chấm dứt tình trạng

2- Nước ta buổi đầu độc lập

- Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi.

- Bỏ chức Tiết Độ Sứ.

- Thiết lập triều đình mới.

- Cắt cử các tướng coi giữ các châu.

- Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm tiến đánh các sứ quân khác. Nhân dân ủng hộ, ông đánh

(8)

cát cứ?

? Đánh giá công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh?

HS đánh giá nhân vật lịch sử

………

………

Hoạt động 2: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê

- Thời gian (11 phút)

- Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình

- Kĩ thuật: chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút

- Phương tiện: SGK, SGV, bảng phụ

- GV Giao câu hỏi cho các nhóm trả lời 5 câu hỏi

- Mỗi nhóm trả lời 1 câu (4’) - Các nhóm báo cáo kết quả

1. Nhà Đinh làm gì để xây dựng đất nước?

2. Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào?

3. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê như thế nào?

4. Cuộc kháng chiến của Lê Hoàn chống Tống diễn ra như thế nào? Ý nghĩa? (HS thụât lại và nêu ý nghĩa)

- Hai học sinh lên bảng tường thuật lại diễn biến

5. Thời Đinh – Tiền Lê đã làm những gì để xây dựng nền kinh tế tự chủ.

? Đời sống xã hội và văn hóa của thời Đinh – Tiền Lê diễn ra như thế nào?

………

………

Hoạt động 3: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước

- Thời gian (12 phút)

Phương pháp: đàm thoại, phân tích - Kĩ thuật: hỏi trả lời

đâu thắng đấy. Năm 967 đất nước thống nhất .

2. Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê

- Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế.

- Năm 970 đặt niên hiệu Thái Bình, phong vương cho các con

- Cho xây dựng cung điện, đúc tiền, kẻ phạm tội thì phạt khắc nghiệt.

- Vua đứng đầu, giúp việc cho vua có thái sư, đại sư.

- Cả nước chia làm 10 lộ, dưới lộ là phủ, châu.

- XD nền kinh tế tự chủ : + Nông nghiệp

+ Thủ công nghiệp + Thương nghiệp

- Đời sống XH và văn hóa : + Xã hội

+ Văn hóa

3. Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước.

(9)

? Nhà Lý được thành lập như thế nào?

-Nhắc lại quá trình thành lập nhà Lý

? Em vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương thời Lý ?

Hoạt động nhóm

- HS vẽ sơ đồ vào vở, nhận xét

? Luật pháp và quân đội thời Lý như thế nào?

- HS dựa vào SGK trả lời

? Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống diễn ra như thế nào ?

- Học sinh tường thuật lại

? Nêu ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.

? Đời sống kinh tế thời Lý?

- Trình bày đời sống kinh tế, văn hóa

? Văn hóa, giáo dục thời Lý?

- GV giáo dục HS công lao của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chíến chống Tống.

- Luật pháp và quân đội thời Lý:

+ Năm 1042 ban hành bộ Hình thư.

+ Quân đội gồm 2 bộ phận

- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống:

+ Giai đoạn thứ nhất: (1075 1076 ) + Giai đoạn thứ hai: (1076 1077) + Ý nghĩa.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp

+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp - Giáo dục:

+ 1070 xây dựng Văn Miếu + 1075 mở khoa thi đầu tiên + 1076 mở trường Quốc Tử Giám

-Văn hóa:

+ Đạo Phật phát triển + Văn hóa dân gian + Kiến trúc điêu khắc 4. Củng cố ( 2phút)

- Nhận xét buổi ôn tập, đúc kết những kiến thức cơ bản nhất để HS nắm chắc về lịch sử Việt Nam .

- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ tiêu đề nội dung của mỗi bài để khắc sâu kiến thức.

5. Hướng dẫn về nhà (3phút) * Bài cũ:

- Học bài, ôn tập kĩ các kiến thức của bài.

- So sánh sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô, Tiền – Lê, nhà Lý.

- Nhận xét các bước phát triển về kinh tế, văn hóa và xã hội.

* Bài mới:

- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức chuẩn bị Kiểm tra 1 tiết.

+ Ôn lại toàn bộ kiến thức đã ôn tập.

+ Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á + Nước ta buổi đầu độc lập

+ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh- Tiền Lê

(10)

+ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý

+ Diễn biến cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống của Nhà Tiền Lê và nhà Lý

+ Đánh giá công lao to lớn của Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt đối với đất nước.

V. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

………

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +

Tiết học ôn tập kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song và các trường hợp bằng nhau của tam giác, giúp học sinh củng cố kiến thức và phát triển các năng lực toán

Giáo án tiết Ôn tập cuối năm Toán 7 này giúp học sinh hệ thống kiến thức về các đường đồng quy trong tam giác, vận dụng kiến thức vào vẽ hình chứng minh tính vuông góc và song song của đường thẳng, đồng thời hình thành và phát triển các năng lực toán học và phẩm chất

Giáo án này trình bày các mục tiêu, phương pháp và hoạt động học tập cho bài học về hai đường thẳng song