• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHUYÊN ĐỀ: AMINO AXIT

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CHUYÊN ĐỀ: AMINO AXIT "

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHUYÊN ĐỀ: AMINO AXIT

I. BÀI TẬP LÝ THUYẾT TỔNG HỢP:

Câu 1: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3–CH(NH2)–COOH ? A. Axit 2-aminopropanoic. B. Axit-aminopropionic. C. Anilin. D. Alanin.

Câu 2: C4H9O2N có mấy đồng phân amino axit có nhóm amino ở vị trí ?

A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.

Câu 3: Có bao nhiêu amino axit có công thức phân tử C4H9O2N?

A. 3 chất. B. 4 chất. C. 5 chất. D. 6 chất.

Câu 4: Để chứng minh amino axit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này với A. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4. B. dung dịch NaOH và CuO.

C. dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch HCl. D. dung dịch NaOH và dung dịch NH3. Câu 5: Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím :

A. Glyxin B. Lysin

C. Axit glutamic D. Natriphenolat

Câu 6: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2?

A. NaCl. B. HCl. C. CH3OH. D. NaOH.

Câu 7: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là

A. C6H5NH2. B. C2H5OH. C. H2NCH2COOH. D. CH3NH2. Câu 8: Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là

A. C2H5OH. B. CH2 = CHCOOH. C. H2NCH2COOH. D. CH3COOH.

Câu 9: Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH2COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ cần dùng một thuốc thử là

A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl. C. natri kim loại. D. quỳ tím.

Câu 10: Có 3 ống nghiệm không nhãn chứa 3 dung dịch sau: NH2-(CH2)2CH(NH2)COOH ; NH2CH2COOH ; HOOCCH2CH2CH2CH(NH2)COOH. Có thể nhận ra được 3 dung dịch bằng :

A. Dung dịch Br2 B. Giấy quỳ C. Dung dịch HCl D. Dung dịch NaOH Câu 11: Glyxin không tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

A. NaHSO4. B. NaHCO3. C. NH3. D. KNO3.

Câu 12: Chất dùng làm gia vị thức ăn gọi là mì chính hay bột ngọt có công thức cấu tạo là A. NaOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa. B. HOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa.

C. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COOH. D. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COONa.

Câu 13: Các amino axit no có thể phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây:

A. Dung dịch NaOH, dung dịch HCl, C2H5OH, C2H5COOH.

B. Dung dịch NaOH, dung dịch HCl, CH3OH, dung dịch brom.

C. Dung dịch H2SO4, dung dịch HNO3, CH3OC2H5, dung dịch thuốc tím.

D. Dung dịch HCl, CH3OH, Na, dung dịch AgNO3/NH3

Câu 14: Điều nào sau đây SAI?

A. Dung dịch amino axit không làm giấy quỳ tím đổi màu.

B. Các amino axit đều tan được trong nước.

C. Khối lượng phân tử của amino axit gồm một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH luôn là số lẻ.

D. Hợp chất amino axit có tính lưỡng tính.

Câu 15: Phát biểu không đúng là

A. Trong dung dịch, H2N–CH2–COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+–CH2–COO.

B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.

C. Amino axit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.

D. Hợp chất H2N–CH2–COOH3N–CH3 là este của glyxin.

Câu 16: Cặp chất nào đồng thời tác dụng được với dung dịch HCl và với dung dịch NaOH?

A. H2NCH2COOH và C6H5NH2. B. CH3COONH4 và C2H5NH2. C. CH3COONH4 và HCOOH3N–CH3. D. CH3CH(NH2)COOH và C6H5OH.

Câu 17: Cho các chất sau: axit glutamic; valin, lysin, alanin, trimetylamin, anilin. Số chất làm quỳ tím chuyển màu hồng, màu xanh, không đổi màu lần lượt là:

(2)

A. 3, 1, 2. B. 2, 1,3. C. 1, 1, 4. D. 1, 2, 3.

Câu 18: Trong các dung dịch: CH3–CH2–NH2, H2N–CH2–COOH, H2N–CH2–CH(NH2)–COOH, HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH, số dung dịch làm xanh quỳ tím là

A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Câu 19: Các chất trong dãy nào sau đây đều có tính lưỡng tính:

A. H2N–CH2–COONa, ClH3N–CH2–COOH, NH2–CH2–COOH.

B. H2N–CH2–COOH, H2N–CH2–COONH4, CH3–COONH4. C. CH3–COOCH3, H2N–CH2–COOCH3, ClH3NCH2–CH2NH3Cl.

D. ClH3N–CH2–COOH, NH2–CH2–COOCH3, H2N –CH2–COONH4

Câu 20: Cho các loại hợp chất: amino axit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este của aminoaxit (T). Dãy gồm các loại hợp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và đều tác dụng được với dung dịch HCl là:

A. X, Y, Z, T. B. X, Y, T. C. X, Y, Z. D. Y, Z, T.

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP

DẠNG 1: AMINO AXIT PHẢN ỨNG AXIT HOẶC BAZƠ

Câu 1: Cho 7,5 gam H2NCH2COOH tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của V là

A. 50. B. 200. C. 100. D. 150.

Câu 2: Cho 200 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa 10 gam muối. Khối lượng mol phân tử của X là

A. 75. B. 103. C. 125. D. 89.

Câu 3: Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được dung dịch chứa 5 gam muối. Công thức của X là

A. NH2C3H6COOH. B. NH2C3H5(COOH)2. C. (NH2)2C4H7COOH. D. NH2C2H4COOH.

Câu 4: Cho 3,75 gam amino axit X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH, thu được 4,85 gam muối.

Công thức của X là

A. H2NCH2CH2COOH. B. H2NCH2COOH.

C. H2NCH(CH3)COOH. D. H2NCH2CH2CH2 COOH.

Câu 5: Cho 200 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,2M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch KOH 0,5M, thu được dung dịch chứa 5,64 gam muối. Công thức của X là

A. H2NC3H5(COOH)2. B. H2NC3H6COOH. C. (H2N)2C4H7COOH. D. H2NC2H4COOH.

Câu 6: Cho 0,1 mol α-amino axit dạng H2NRCOOH (X) phản ứng hết với HCl tạo 12,55 gam muối. X là

A. Alanin. B. Phenylalanin. C. Glixin. D. Valin.

Câu 7: Cho 2,67 gam một amino axit X (chứa 1 nhóm axit) vào 100 ml HCl 0,2M, thu được dung dịch Y. Y phản ứng vừa đủ với 200 ml KOH 0,25M. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 8: Amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là

A. H2N-[CH2]4-COOH. B. H2N-[CH2]2-COOH.

C. H2N-[CH2]3-COOH. D. H2N-CH2-COOH.

Câu 9: Một α-amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 10,68 gam X tác dụng với HCl dư, thu được 15,06 gam muối. Tên gọi của X là

A. axit glutamic. B. valin. C. alanin. D. glixin.

Câu 10: Cho 0,1 mol -amino axit X dạng H2NRCOOH phản ứng hết với HCl, thu được 11,15 gam muối. X là

A. valin. B. phenylalanin. C. alanin. D. glyxin.

(3)

Câu 11: Cho 0,1 mol amino axit M phản ứng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 1,25M. Cô cạn cẩn thận dung dịch tạo thành thu được 17,35 gam muối khan. Biết M là hợp chất thơm. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của M là

A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

Câu 12: Cho 4,41 gam một α-amino axit X tác dụng với dung dịch NaOH dư cho ra 5,73 gam muối.

Mặt khác, cũng lượng X như trên nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,505 gam muối clorua. Công thức cấu tạo của X là:

A. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. B. CH3CH(NH2)COOH.

C. HOOCCH2CH(NH2)CH2COOH. D. H2NCH2COOH.

Câu 13: Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 – m1 = 7,5.

Công thức phân tử của X là:

A. C4H10O2N2. B. C4H8O4N2. C. C5H9O4N. D. C5H11O2N.

Câu 14: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m + 30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối. Giá trị của m là

A. 112,2. B. 165,6. C. 123,8. D. 171,0.

Câu 15: Cho 0,01 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 0,20M. Mặt khác, 0,04 mol X tác dụng vừa đủ với 20 gam dung dịch NaOH 8% thu được 5,60 gam muối khan. Công thức của X là

A. H2NC3H5(COOH)2. B. H2NC3H6COOH.

C. (H2N)2C2H3COOH. D. (H2N)2C3H5COOH.

Câu 16: Cho 0,02 mol -amino axit X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,04 mol NaOH. Mặt khác, 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,02 mol HCl, thu được 3,67 gam muối. Công thức của X là

A. CH3CH(NH2)COOH. B. HOOCCH2CH(NH2)COOH.

C. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. D. H2NCH2CH(NH2)COOH.

Câu 17: Amino axit X trong phân tử chỉ chứa hai loại nhóm chức. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 0,2 mol NaOH, thu được 17,7 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X là

A. 9. B. 6. C. 7. D. 8.

Câu 18: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa (m+15,4) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl thì thu được dung dịch Z chứa (m+18,25) gam muối. Giá trị của m là

A. 56,1. B. 61,9. C. 33,65. D. 54,36.

Câu 19: Hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin. Biết:

- Cho m gam X phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 1M.

- Cho m gam X phản ứng vừa đủ với V/2 lít dung dịch NaOH 2M. Phần trăm khối lượng của axit glutamic trong X là:

A. 33,48%. B. 35,08%. C. 50,17%. D. 66,81%.

Câu 20: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và alanin tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng làm bay hơi cẩn thận dung dịch, thu được (m + 11,68) gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, sau phản ứng làm bay hơi cẩn thận dung dịch, thu được (m + 19) gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 36,6 gam. B. 35,4 gam. C. 38,61 gam. D. 38,92 gam.

Câu 21: Cho hỗn hợp m gam X gồm tyrosin (HOC6H4CH2CH(NH2)COOH) và alanin. Tiến hành hai thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thì thu được (m + 9,855) gam muối khan.

- Thí nghiệm 2: Cho m gam X tác dụng với 487,5 ml dung dịch NaOH 1M thì thấy lượng NaOH còn dư 25% so với lượng cần phản ứng.

(4)

Giá trị của m là

A. 44,45gam. B. 35,07 gam. C. 37,83 gam. D. 35,99 gam.

Câu 22: Chia hỗn hợp X gồm glyxin và một số axit cacboxylic thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được hỗn hợp khí Y gồm CO2, H2O, N2 và 10,6 gam Na2CO3. Cho toàn bộ hỗn hợp khí Y qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 34 gam kết tủa đồng thời thấy khối lượng bình tăng thêm 20,54 gam so với ban đầu. Phần hai tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch HCl 1M. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, coi như N2 không bị nước hấp thụ. Thành phần phần trăm khối lượng của glyxin trong hỗn hợp X là

A. 25,73%. B. 24,00%. C. 25,30%. D. 22,97%.

Câu 23: X là -amino axit phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Y là muối amoni của X với HCl. Cho a gam chất Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,4 mol NaOH, thu được 33,9 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. CH3CH(NH2)COOH. B. H2NCH2COOH.

C. CH3CH(NH2)CH2COOH D. CH3CH2CH(NH2)COOH.

Câu 24: X là một α-amino axit có chứa vòng thơm và một nhóm –NH2 trong phân tử. Biết 50 ml dung dịch X phản ứng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,5M, dung dịch thu được phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH 1,6M. Mặt khác, nếu trung hòa 250 ml dung dịch X bằng lượng vừa đủ KOH rồi đem cô cạn thu được 40,6 gam muối. Công thức cấu tạo của X là:

A. C6H5–CH(CH3)–CH(NH2)COOH. B. C6H5–CH(NH2)–CH2COOH.

C. C6H5–CH(NH2)–COOH. D. C6H5–CH2CH(NH2)COOH.

Câu 25: Cho 0,16 mol amino axit A phản ứng vừa đủ với 160 ml dung dịch HCl 1M, thu được 22,32 gam muối. Mặt khác, cho 1,03 gam A phản ứng vừa với dung dịch KOH, thu được 1,41 gam muối khan. Số công thức cấu tạo của A là:

A. 7. B. 5. C. 4. D. 6.

DẠNG 2: AMINO AXIT PHẢN ỨNG AXIT/BAZO SẢN PHẨM THU ĐƯỢC CHO PHẢN ỨNG VỚI BAZO/AXIT

Câu 1: Cho 0,1 mol axit - aminopropionic tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 11,10. B. 16,95. C. 11,70. D. 18,75.

Câu 2: Cho 0,15 mol axit glutamic và 0,1 mol lysin vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là:

A. 0,55. B. 0,75. C. 0,50. D. 0,65.

Câu 3: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là

A. 0,50. B. 0,65. C. 0,70. D. 0,55.

Câu 4: Hỗn hợp X gồm H2NCH2CH2COOH và CH3CH(NH2)COOH. Cho 13,35 gam X tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Để trung hoà hết Y cần vừa đủ 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là :

A. 100. B. 150. C. 200. D. 250.

Câu 5: Cho hỗn hợp X gồm 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và 0,1 mol H2N(CH2)4CH(NH2)COOH (lysin) vào 250 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Y. Cho HCl dư vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol HCl đã phản ứng là :

A. 0,75. B. 0,65. C. 0,70. D. 0,85.

Câu 6: Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,2M phản ứng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M, thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng tối đa với 120 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được dung dịch chứa 4,71 gam hỗn hợp muối. Công thức của X là

A. (H2N)2C2H3COOH. B. (H2N)2C3H5COOH.

(5)

C. H2NC3H5(COOH)2. D. H2NC3H6COOH.

Câu 7: X là một amino axit no (phân tử chỉ có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Cho 0,03 mol X tác dụng với dung dịch chứa 0,05 mol HCl, thu được dung dịch Y. Thêm 0,1 mol NaOH vào Y sau phản ứng đem cô cạn, thu được 7,895 gam chất rắn. X là

A. Glixin. B. Alanin. C. Valin. D. Lysin.

Câu 8: Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm CH2NH2CH2COOH và CH3CHNH2COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M, KOH 1,5M, thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

A. 40 ml. B. 150 ml. C. 250 ml. D. 100 ml.

Câu 9: Cho 0,1 mol lysin tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng với 400 ml NaOH 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 30,65 gam. B. 22,65 gam. C. 34,25 gam. D. 26,25 gam.

Câu 10: Cho 0,02 mol glyxin tác dụng với 300 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Để tác dụng hết với các chất trong X cần vừa đủ V lít dung dịch NaOH 1M được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận Y được m gam chất rắn khan. Giá trị V và m là

A. 0,32 và 23,45. B. 0,02 và 19,05.

C. 0,32 và 19,05. D. 0,32 và 19,49.

Câu 11: Cho hỗn hợp 2 amino axit no chứa 1 chức –COOH và 1 chức –NH2 tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Để tác dụng hết với các chất trong X, cần dùng 140 ml dung dịch KOH 3M. Tổng số mol 2 amino axit là :

A. 0,1. B. 0,2. C. 0,3. D. 0.4.

Câu 12: Hỗn hợp X gồm 2 amino axit (H2N)2R1COOH và H2NR2(COOH)2 có số mol bằng nhau, tác dụng với 550 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch NaOH 1M. Vậy khi tạo thành dung dịch Y thì

A. HCl và amino axit vừa đủ. B. HCl dư 0,1 mol.

C. HCl dư 0,3 mol. D. HCl dư 0,25 mol.

Câu 13: Cho 0,3 mol hỗn hợp axit glutamic và glyxin vào dung dịch 400 ml HCl 1M, thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ 800 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Z. Làm bay hơi Z thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là :

A. 61,9 gam. B. 55,2 gam. C. 31,8 gam. D. 28,8 gam.

Câu 14: Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4

0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là

A. 9,524%. B. 10,687%. C. 10,526%. D. 11,966%.

Câu 15:Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,02 mol X tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 10,43. B. 6,38. C. 10,45. D. 8,09.

Câu 16:X là một amino axit no (phân tử chỉ có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Cho 0,03 mol X tác dụng với dung dịch chứa 0,05 mol HCl thu được dung dịch Y. Thêm 0,1 mol NaOH vào Y sau phản ứng đem cô cạn thu được 6,635 gam chất rắn Z. X là

A. Glyxin. B. Alanin. C. Valin. D. Phenylalanin.

Câu 17:Cho - amino axit X chỉ chứa một chức NH2 tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z, thu được 49,35 gam chất rắn khan. X là

A. Valin. B. Lysin. C. Glyxin. D. Alanin.

Câu 18: Cho 100 gam dung dịch chứa amino axit X 16,48% phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được 22,32 gam muối. Mặt khác, 100 ml dung dịch amino axit X 0,1M phản ứng vừa đủ 100 ml KOH 0,1M, thu được 1,41 gam muối khan. Số đồng phân cấu tạo của A là:

(6)

A. 4 B. 7 C. 6 D. 5

Câu 19:Hỗn hợp X gồm hai amino axit no, mạch hở Y và Z, có cùng số nguyên tử cacbon và đều có một nhóm -NH2 trong phân tử (số mol của Y lớn hơn số mol của Z). Cho 52,8 gam X vào dung dịch NaOH dư, thu được 66 gam muối. Nếu cho 52,8 gam X vào dung dịch HCl dư thì thu được 67,4 gam muối. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp X là

A. 55,68%. B. 33,52%. C. 66,48%. D. 44,32%.

Câu 20:Cho 0,05 mol một amino axit (X) có công thức H2NCnH2n-1(COOH)2 vào 100 ml dung dịch HCl 1,0M thì thu được một dung dịch Y. Cho Y tác dụng vừa đủ với một dung dịch Z có chứa đồng thời NaOH 1M và KOH 1M thì thu được một dung dịch T, cô cạn T thu được 16,3 gam muối, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm về khối lượng của cacbon trong phân tử X là:

A. 36,09. B. 40,81. C. 32,65. D. 24,49.

Câu 21:Cho 14,19 gam hỗn hợp gồm 3 amino axit (phân tử chỉ chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amino) vào dung dịch chứa 0,05 mol axit oxalic, thu được dung dịch X. Thêm tiếp 300 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 26,19 gam chất rắn khan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 19,665. B. 35,39. C. 37,215. D. 39,04.

Câu 22: Cho a gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 0,1M, thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần 100 ml dung dịch KOH 0,55M. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X, thu được hỗn hợp Z gồm CO2, H2O và N2. Cho Z vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 7,445 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

A. 2,135. B. 3,255. C. 2,695. D. 2,765.

Câu 23: Cho 9,36 gam hỗn hợp gồm 3 amino axit (phân tử chỉ chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amino) vào dung dịch chứa 0,1 mol axit malonic, thu được dung dịch X. Thêm tiếp 400 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 36,76 gam chất rắn khan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

A. 13,01. B. 42,81. C. 39,16. D. 46,46.

Câu 24: Cho a gam hỗn hợp X gồm 2 α-amino axit no, hở chứa 1 nhóm amino, 1 nhóm cacboxyl tác dụng 40,15 gam dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Để tác dụng hết các chất trong dung dịch Y cần 140 ml dung dịch KOH 3M. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O, N2 được dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 32,8 gam. Biết tỷ lệ khối lượng phân tử của chúng là 1,56. Amino axit có phân tử khối lớn là :

A. valin. B. tyrosin. C. Lysin. D. Alanin.

Câu 25: X là một α-amino axit chứa một nhóm chức axit. Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong Y cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 22,8 gam hỗn hợp muối. Tên gọi của X là

A. 2-Aminobutanoic. B. 3-Aminopropanoic.

C. 2-Amino-2-Metyl-propanoic. D. 2- Aminopropanoic.

DẠNG 3: ĐỐT CHÁY AMINO AXIT

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 45,1 gam hỗn hợp X gồm CH3CH(NH2)COOH và CH3COONH3CH3 thu được CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 109,9 gam. Phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X lần lượt là :

A.39,47% và 60,53% B. 35,52% và 64,48%.

C. 59,20% và 40,80% D. 49,33% và 50,67%

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X gồm aminoaxit H2NR(COOH)x và một axit no, mạ c h hở, đơn chức thu được 0,6 mol CO2 và 0,675 mol nước. Mặt khác 0,2 mol X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là :

A. 0,2 mol B. 0,25 mol C. 0,12 mol D. 0,1 mol

Câu 3: Đốt cháy amino axit X no, mạch hở, chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl bằng một lượng không khí vừa đủ (80% N2 và 20% O2 về thể tích), thu được hỗn hợp khí và hơi có tỉ khối so với H2 là 14,317. Công thức của X là

(7)

A. C3H7NO2. B. C4H9NO2. C. C2H5NO2. D. C5H11NO2.

Câu 4: Một amino axit (X) có công thức tổng quát NH2RCOOH. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 6,72(l) CO2 (đktc) và 6,75 g H2O. CTCT của X là :

A. CH2NH2COOH B. CH2NH2CH2COOH C. CH3CH(NH2)COOH D. Cả B và C Câu 5: Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng

phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là

A. 8 và 1,0. B. 8 và 1,5. C. 7 và 1,0. D. 7 và 1,5.

Câu 6: Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO : mN = 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với 3,83 gam hỗn hợp X cần 30 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 3,83 gam hỗn hợp X cần 3,192 lít O2(đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O và N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là

A. 20 gam. B. 13 gam. C. 10 gam. D. 15 gam.

Câu 7: Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ m : mO N128 : 49. Để tác dụng vừa đủ với 7,33 gam hỗn hợp X cần 70 ml dung dịch HCl 1M.

Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 7,33 gam hỗn hợp X cần 0,3275 mol O2. Sản phẩm cháy thu được gồm CO2, N2 và m gam H2O. Giá trị của m là

A. 9,9 gam. B. 4,95 gam. C. 10,782 gam. D. 21,564 gam.

Câu 8: Cho X là axit cacboxylic, Y là amino axit (phân tử có một nhóm –NH2). Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp gồm X và Y, thu được khí N2; 15,68 lít khí CO2(đktc) và 14,4 gam H2O. Mặt khác, 0,35 mol hỗn hợp trên phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa m gam HCl. Giá trị của m là : A. 6,39. B. 4,38. D. 10,22. D. 5,11.

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm một amino axit Y có một nhóm amino và một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở Z thu được 26,88 lít CO2 (đktc), 23,4 gam H2O và N2. Mặt khác, 0,45 mol X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa m gam HCl. Giá trị của m là

A. 6,57. B. 4,38. C. 10,95. D. 6,39.

Câu 10: Hỗn hợp X gồm 1 mol amino axit no mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x và y tương ứng là

A. 7 và 1,0. B. 8 và 1,5. C. 8 và 1,0. D. 7 và 1,5.

DẠNG 4: ESTE VÀ MUỐI AMONI CỦA AMINO AXIT

Câu 1: Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X là :

A. HCOOH3NCH=CH2. B. H2NCH2CH2COOH.

C. CH2=CHCOONH4. D. H2NCH2COOCH3.

Câu 2: X là este của glyxin. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, hơi ancol bay ra đi qua ống đựng CuO đun nóng. Cho sản phẩm thực hiện phản ứng tráng gương thấy có 8,64 gam Ag. Biết phân tử khối của X là 89. Giá trị của m là

A. 3,56. B. 2,67. C. 1,78. D. 2,225.

Câu 3: Hợp chất X được tạo ra từ ancol đơn chức và amino axit chứa một chức axit và một chức amin.

Để đốt cháy hoàn toàn 0,89 gam X cần vừa đủ 1,2 gam O2 và tạo ra 1,32 gam CO2, 0,63 gam H2O. Khi cho 0,89 gam X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thì khối lượng chất rắn khan thu được là:

A. 1,37 gam. B. 8,57 gam. C. 8,75 gam. D. 0,97 gam.

Câu 4: Chất hữu cơ X mạch hở có dạng H2N–R–COOR’(R, R’ là các gốc hiđrocacbon), phần trăm khối lượng nitơ trong X là 15,73%. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, toàn bộ

(8)

lượng ancol sinh ra cho tác dụng hết với CuO (đun nóng) được anđehit Y (ancol chỉ bị oxi hóa thành anđehit). Cho toàn bộ Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 12,96 gam Ag kết tủa. Giá trị của m là :

A. 2,67. B. 4,45. C. 5,34. D. 3,56.

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 13,4 gam hợp chất hữu cơ X bằng không khí vừa đủ (chứa 80% N2 và 20% O2 về thể tích), thu được 22 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc). Xác định công thức phân tử của X biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất.

A. C5H14N2. B. C5H14O2N. C. C5H14ON2. D. C5H14O2N2.

Câu 6. Một hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử là C3H7NO5 tác dụng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Lấy 13,7 gam A cho tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là

A. 22,1. B. 26,1. C. 24,3. D. 20,3.

Câu 7: Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có cùng CTPT là C3H10O2N2 phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng thu được dung dịch Y và 4,48 lít hh Z (đkc) gồm 2 khí (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm) hơn kém nhau 1 nguyên tử C. Tỉ khối hơi của Z so với H2 bằng 13,75 Cô cạn dd sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là

A. 16,5 gam. B. 20,1 gam. C. 8,9 gam. D. 15,7 gam.

Câu 8: hỗn hợp X chứa hai hợp chất hữu cơ gồm chất Y (C2H7O2N) và chất Z (C4H12O2N2). Đun nóng 9,42 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp T gồm hai amin kế tiếp có tỉ khối so với He bằng 9,15. Nếu cho 9,42 gam X tác`` dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch có chứa m gam muối của các hợp chất hữu cơ. Giá trị của m là

A. 7,31 gam. B. 11,77 gam. C. 14,53 gam. D. 10,31

gam.

Câu 9: X là este tạo bởi α-amino axit Y (chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2) với rượu đơn chức Z. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch thu được 13,7 gam chất rắn và 4,6 gam rượu Z. Vậy công thức của X là:

A. CH3-CH(NH2)-COOC2H5 B. CH3-CH(NH2)-COOCH3

C. H2N-CH2-COOC2H5 D. H2N-CH2-COOCH2-CH=CH2

Câu 10: Este X có khối lượng phân tử bằng 103 đvC được điều chế từ một ancol đơn chức (có tỉ khối hơi so với oxi lớn hơn 1) và một amino axit. Đun 25,75 gam X với 300 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị m là

A. 27,75 gam B. 26,25 gam C. 29,75 gam D. 24,25 gam

AMINO AXIT TRONG ĐỀ THI 2019

Câu 1. (Sở Vĩnh Phúc lần 1 2019 mã đề 402) Cho hỗn hợp X gồm 0,15 mol axit glutamic và 0,1 mol lysin vào 250 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Y. Cho HCl dư vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol HCl đã phản ứng là

A. 0,85. B. 0,75. C. 0,65. D. 0,72.

Câu 2. (Chuyên Bắc Giang lần 2) Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là

A. 13,8. B. 12,0. C. 16,0. D. 13,1.

Câu 3. (Sở Vĩnh Phúc lần 1 2019 mã đề 401) Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và (H2N)2C5H9COOH (lysin) vào 400 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol lysin trong hỗn hợp X là

A. 0,25. B. 0,20. C. 0,10. D. 0,15.

Câu 4. (Sở Vĩnh Phúc lần 1 2019 mã đề 403) Cho hỗn hợp gồm metylamin, axit aminoaxetic với số mol bằng nhau tác dụng vừa đủ với 60 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Thể tích dung dịch NaOH 2M cần phản ứng vừa hết với dung dịch Y là

A. 45 ml. B. 240 ml. C. 360 ml. D. 180 ml.

(9)

Câu 5. (Ngô Quyền – Hải Phòng lần 1 2019) Cho a gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin phản ứng với 100 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần 380 ml dung dịch KOH 0,5M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X rồi cho sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng khối lượng dung dịch trong bình giảm 43,74 gam. Giá trị của a là

A. 8,85. B. 7,57. C. 7,75. D. 5,48.

Câu 6. (chuyên Trần Phú – Hải Phòng 2019 lần 2) Cho 14,19 gam hỗn hợp gồm 3 amino axit (phân tử chỉ chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amino) vào dung dịch chứa 0,05 mol axit oxalic, thu được dung dịch X. Thêm tiếp 300 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 26,19 gam chất rắn khan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 35,39. B. 37,215. C. 19,665. D. 39,04.

Câu 7: (chuyên Hà Tĩnh lần 1 2019) Lấy 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 và H2NCH2COOH cho vào 400ml dung dịch HCl 1M thì thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 800ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Z. Làm bay hơi Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 55,2 gam. B. 69,1 gam. C. 28,8 gam. D. 61,9 gam.

Câu 8. (liên kết 8 trường THPT chuyên ĐBSH lần 2 2019) Cho 23,8 gam hỗn hợp gồm alanin và axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch X chứa 35,2 gam muối. Tiếp tục cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 47,45. B. 46,00. C. 53,45. D. 31,10.

Câu 9. (đề thi thử lần 2 chuyên Trần Phú – Hải Phòng năm 2019) Cho 14,19 gam hỗn hợp gồm 3 amino axit (phân tử chỉ chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amino) vào dung dịch chứa 0,05 mol axit oxalic, thu được dung dịch X. Thêm tiếp 300 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 26,19 gam chất rắn khan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 35,39. B. 37,215. C. 19,665. D. 39,04.

Câu 10 . (Chuyên Nguyễn Quang Diêu - Đồng Tháp - Lần 1 – 2019): Hỗn hợp X gồm glyxin, valin, lysin và axit glutamic (trong X tỉ lệ khối lượng của nitơ và oxi là 7:15). Cho 7,42 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được đung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ dung dịch chửa 0,08 mol NaOH và 0,075 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị m là

A. 14,76. B. 14,95. C. 15,46. D. 15,25.

Câu 11( Đề sở Hà Nội 2019). Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin tác dụng với dung dịch HCl dư thu được (m + 13,87) gam muối. Mặt khác, lấy m gam X tác dụng với dung dịch KOH dư thu được (m + 17,48) gam muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 41,06. B. 39,60. C. 32,25. D. 33,75.

Câu 12:( THPT Ngô Quyền - Hải Phòng - Lần 2 2019) Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin tác dụng với dung dịch HCl (dư), sau phản ứng hoàn toàn làm bay hơi cẩn thận dung dịch, thu được (m + 18,25) gam muối khan. Nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), kết thúc phản ứng tạo ra (m + 8,8) gam muối. Giá trị của m là

A. 58,7. B. 58,5. C. 44,0. D. 43,9.

Câu 13:( THPT Gia Lộc II - Hải Dương lần 2 – 2019) Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 55,60. B. 53,75. C. 33,25. D. 61,00.

(10)

Câu 14:(Thanh Oai A Hà Nội - Lần 1 – 2019) Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O2) và chất Y (C2H8N2O3); trong đó, X là muối của một amino axit, Y là muối của một axit vô cơ. Cho 3,20 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,03 mol hai khí (đều là hợp chất hữu cơ đơn chức) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

A. 3,64. B. 2,67. C. 3,12. D. 2,79.

Câu 15(Lương Thế Vinh - HN - Lần 3 – 2019): Đun nóng 12,44 gam hỗn hợp E gồm chất X (C2H8O2N2) và đipeptit Y (C5H10N2O3) cần dùng 160 ml dung dịch NaOH 1M, thu được một khí Z duy nhất (có khả năng làm quỳ tím ẩm hóa xanh) và hỗn hợp T gồm hai muối. Nếu lấy 24,88 gam E tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch chứa x gam muối. Giá trị của x là?

A. 41,64 gam. B. 42,76 gam. C. 37,36 gam. D. 36,56 gam.

Câu 16( Chuyên Nguyễn Quang Diêu - Đồng Tháp - Lần 1 – 2019): Hỗn hợp E gồm X

(C7H16O6N2) và Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được ancol etylic, hai amin no (đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng, có tỉ

khối so với khí hidro bằng 16,9) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z, thu được hỗn hợp T gồm 2 muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có 1 muối của axit cacboxylic và 1 muối của –amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ trong T là

A. 25,5%. B. 74,5%. C. 66,2%. D. 33,8%.

Câu 17 ( THPT Yên Lạc 2 - Vĩnh Phúc – 2019): Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C2H7O2N). Cho 14,85 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 2 khí (đều làm xanh quỳ tím tẩm nước cất). Cô cạn toàn bộ dung dịch M thu được m gam muối khan. Giá trị của m có thể là

A. 11,8. B. 12,5. C. 14,7. D. 10,6.

Câu 18(Đề sở Hà Nội 2019). Cho hỗn hợp E gồm 0,2 mol chất hữu cơ mạch hở X (C6H13O4N) và 0,3 mol este Y (C4H6O4) hai chức tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng. Kết

thúc phản ứng, cô cạn dung dịch, thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và a gam hỗn hợp ba muối khan (đều có cùng số cacbon trong phân tử, trong đó có một muối của amino axit). Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 83. B. 88. C. 96. D. 75.

Câu 19( Chuyên Hạ Long - Quảng Ninh - Lần 2 2019). Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3), X là muối của axit hữu cơ đa chức, Y là muối của axit vô cơ. Cho m gam

E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,06 mol hai chất khí (có tỉ lệ mol 1 : 5) và dung dịch chứa 3,46 gam muối. Giá trị của m là

A. 4,68. B. 3,46. C. 3,86. D. 2,26.

Câu 20 ( THPT Ngô Quyền - Hải Phòng - Lần 2 2019). Hỗn hợp X gồm đipeptit C5H10N2O3, este đa chức C4H6O 4, este C5H11O2N. Cho X tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 0,1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan và 1,25 gam hỗn hợp hơi

Z (chứa các hợp chất hữu cơ). Cho toàn bộ lượng Z thu được tác dụng với Na dư thấy thoát ra 0,448 lít khí H2 (đktc). Còn nếu đốt cháy hoàn toàn Z thì thu được 1,76 gam CO2. Giá trị của m là

A. 7,45. B. 7,17. C. 6,99. D. 7,67.

Câu 21 ( Chuyên ĐH Vinh - Lần 2 – 2019): X và Y là hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C6H13NO4. Khi X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng thu được amin Z, ancol đơn chức T và dung dịch muối của axit cacboxylic E (Z, T, E đều có cùng số nguyên tử cacbon). Lấy

m gam hỗn hợp X, Y tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 13,5 gam Z, 9,2 gam T và dung dịch Q gồm 3 chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon. Cô cạn dung dịch Q thu được a gam chất rắn khan M. Phần trăm khối lượng của chất có phân tử khối bé nhất M là

A. 16,33%. B. 9,15%. C. 18,30%. D. 59,82%.

(11)

Câu 22( Chuyên Gia Định - TPHCM - Lần 1 – 2019). Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử lần lượt là C3H7O4N và C3H12O3N2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được một khí duy nhất làm xanh quỳ tím ẩm và hỗn hợp Y gồm hai muối. Tỉ lệ phân tử khối của hai muối trong Y là

A. 1,264. B. 1,093. C. 1,247. D. 1,047.

Câu 23: (chuyên Nguyễn Quang Diêu - Đồng Tháp lần 2 2019) Hỗn hợp A gồm chất X (C3H10N2O5) và chất Y (C9H16N4O5), trong đó X tác dụng với HCl hay NaOH đều thu được khí, Y là tetrapeptit. Cho 29,6 gam A tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 2,55 gam khí.

Mặt khác, 29,6 gam A phản ứng với dung dịch HCl dư thu được m gam chất hữu cơ. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 28,225. B. 36,250. C. 26,875. D. 27,775.

Câu 24: (ĐH Hồng Đức – Thanh Hóa lần 1 2019) Cho 27,75 gam chất hữu cơ A có CTPT C3H11N3O6 tác dụng vừa đủ với 450ml dung dịch NaOH 1M tạo thành nước, 1 chất hữu cơ đa chức bậc một và m gam hỗn hợp muối vô cơ. Giá trị của m là

A. 28,45. B. 38,25. C. 28,65. D. 31,80.

Câu 25. (THPT Đặng Thừa Húc – Nghệ An lần 2 2019) Đun nóng 29,84 gam hỗn hợp E chứa a (C4H14O3N2) và Y (C5H14O4N2) với 500ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Z gồm 2 amin là đồng đẳng kế tiếp nhau có tỉ khối so với hiđro là 17,6 và hỗn hợp rắn T. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong T là

A. 48,21%. B. 39,26%. C. 41,46%. D. 44,54%.

Câu 26. (Phan Chu Trinh – Đà Nẵng lần 1 2019) Hỗn hợp X gồm amino axit Y có dạng NH2-CnH2n- COOH và 0,02 mol (NH2)2C5H9COOH. Cho X vào dung dịch chứa 0,11 mol HCl, thu được dung dịch Z. Dung dịch Z phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm 0,12 mol NaOH và 0,04 mol KOH, thu được dung dịch chứa 14,605 gam muối. Đốt cháy hoàn toàn X thu được a mol CO2. Giá trị của a là

A. 0,21. B. 0,24. C. 0,27. D. 0,18.

Câu 27. (chuyên Lê Qúy Đôn – Đà Nẵng lần 1 2019) Hỗn hợp E gồm chất X (CxHyO4N) và

Y (CxHtO5N2) trong đó X không chứa chức este, Y là muối của α-amino axit no với axit nitric. Cho m gam E tác dụng vừa đủ với 100 ml NaOH 1,2M đun nóng nhẹ thấy thoát ra 0,672 lít (đktc) một amin bậc III (thể khí ở điều kiện thường). Mặt khác, m gam E tác dụng vừa đủ với a mol HCl trong dung dịch thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có 2,7 gam một axit cacboxylic. Giá trị của m và a lần lượt là

A. 9,87 và 0,03. B. 9,84 và 0,03. C. 9,87 và 0,06. D. 9,84 và 0,06.

Câu 28: (THPT QG 2019) Chất X (CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức; chất Y (CmH2m+4O2N2) là muối amoni của một amino axit. Cho m gam E gồm X và Y (có tỉ lệ mol tương ứng là 3:5)tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được 0,22 mol etylamin và 21,66 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của X trong E là

A. 52,61%. B. 47,37%. C.44,63%. D. 49,85%.

Câu 29: (THPT QG 2019) Cho 7,5 gam amino axit X (công thức có dạng H2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 11,15 gam muối. Số nguyên tử hiđrô trong phân tử X là

A. 7. B. 5. C. 9. D.11.

Câu 30. (THPT QG 2019)Cho 8,9 gam amino axit X (công thức có dạng H2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 12,55 gam muối. Số nguyên tử hiđrô trong phân tử X là

A. 7. B. 11. C. 5 D. 9

ĐÁP ÁN

I. BÀI TẬP LÝ THUYẾT TỔNG HỢP:

1C 2C 3C 4C 5A 6B 7C 8C 9D 10B

11D 12B 13A 14A 15D 16C 17D 18D 19B 20B

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP

DẠNG 1: AMINO AXIT PHẢN ỨNG AXIT HOẶC BAZƠ

(12)

1B 2B 3A 4B 5B 6A 7C 8B 9C 10D

11D 12A 13C 14A 15D 16C 17C 18A 19C 20D

21B 22D 23A 24D 25B

DẠNG 2: AMINO AXIT PHẢN ỨNG AXIT/BAZO SẢN PHẨM THU ĐƯỢC CHO PHẢN ỨNG VỚI BAZO/AXIT

1B 2B 3B 4A 5D 6A 7C 8A 9A 10D

11B 12B 13A 14C 15A 16A 17D 18D 19B 20A

21C 22B 23B 24A 25D

DẠNG 3: ĐỐT CHÁY AMINO AXIT

1A 2C 3B 4A 5C 6B 7B 8D 9A 10A

DẠNG 4: ESTE VÀ MUỐI AMONI CỦA AMINO AXIT

1D 2C 3B 4A 5D 6C 7B 8B 9C 10B

AMINO AXIT TRONG ĐỀ THI 2019

1A 2C 3B 4A 5A 6B 7D 8A 9B 10B

11A 12D 13A 14D 15A 16D 17C 18D 19B 20A

21C 22A 23A 24C 25C 26C 27A 28D 29B 30A

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thủy phân m gam E trong dung dịch KOH vừa đủ thu được một ancol và 11,39 gam hỗn hợp ba muối kali của axit oleic và 2 axit cacboxylic thuộc dãy đồng

Nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là.. Hiệu suất của

Mặt khác, m gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 51,4 gam hỗn hợp F gồm hai muối (có cùng số nguyên tử cacbon) và 25,45 gam hỗn hợp T gồm một ancol đơn

Mặt khác, m gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 51,4 gam hỗn hợp F gồm hai muối (có cùng số nguyên tử cacbon) và 25,45 gam hỗn hợp T gồm một ancol đơn

Thủy phân hoàn toàn 40,7 gam E bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và hỗn hợp G gồm hai muối..

Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm hai ancol kế tiếp trong dãy đồng đẳng và hỗn hợp muối..

Cho 24,66 gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp gồm các ancol no và 26,42 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong dãy

Xà phòng hóa hoàn toàn 20,1 gam E bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 11,0 gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng và hỗn hợp Y gồm hai muối..