• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Khối 8

Ngày soạn: Ngày 11/9/2021

Ngày giảng: 8A sáng ngày 14/9/2021

Bài 2: SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI LÊ (TỪ THẾ KỈ XV ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVIII) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh khái quát về mỹ thuật thời Lê- thời kỳ hưng thịnh của mỹ thuật Việt Nam.

- Học sinh biết được các tác phẩm MT thời Lê 2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành.

- Năng lực ngôn ngữ: Khả năng trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét sản phẩm theo chủ đề.

2.2. Năng lực chuyên biệt

- Nhận biết được giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật.

- Biết liên hệ giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật với thực hành sáng tạo

- Biết cách thu thập và trình bày một số thông tin về tác giả, tác phẩm, trường phái, phong cách nghệ thuật.

- Mô tả, phân tích được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, tác phẩm, phong cách, trường phái nghệ thuật trong thực hành, thảo luận và liên hệ thực tiễn.

- Học hỏi được kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua đánh giá đối tượng thẩm mĩ.

3. Phẩm chất:

- HS có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thi hiếu thẩm mĩ lành mạnh và có trách nhiệm với bản thân

- Học sinh hiểu biết yêu quí giá trị nghệ thuật dân tộc và có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa của quê hương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: Một số hình ảnh về công trình kiến trúc, tượng, phù điêu trang trí thời Lê.

2. Đối với học sinh: SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số lớp.

2. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (4 phút)

a, Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b, Nội dung: GV giới thiệu bài mới

(2)

c, Sản phẩm: HS lắng nghe GV giới thiệu d, Tổ chức thực hiện

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, các triều đại phong kiến ở Việt Nam đã để lại không ít những thành tựu về các công trình nghệ thuật có giá trị. Hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu sơ lược về bối cảnh lịch sử và vài nét khái quát về mỹ thuật thời Lê thông qua các loại hình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, chạm khắc trang trí, đồ gốm.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (Khoảng 30’)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về bối cảnh lịch sử a, Mục tiêu: giúp học sinh tìm hiểu vài nét về bối cảnh lịch sử

b, Nội dung: Quan sát, luyện tập thực hành, vấn đáp , gợi mở , cá nhân, trực quan, DH khám phá, thảo luận nhóm

c, Sản phẩm: HS nêu khái niệm và vài nét về bối cảnh lịch sử d, Tổ chức thực hiện

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu về lịch sử thời Lê, đặt câu hỏi để HS tìm hiểu trả lời Thời vua Thái Tổ, Thái Tông

? Hãy nêu những hiểu biết của mình về nhà Lê?

- Thời vua Thái Tổ, Thái Tông

? Kể tên những vị anh hùng thời Lê?

- Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Lê Lai...

- HS liên hệ kiến thức cũ trả lời Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo thảo luận

- HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét Bước 4: Kết luận nhận định

- GV nhận xét và chốt kiến thức: Sau 10 năm kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, nhà Lê đã xây dựng 1 nhà nước PKTW tập quyền hoàn thiện với nhiều chính sách KT, QS, CT, VH, ngoại giao tích cực tiến bộ tạo nên XH thái bình thịnh trị, mặc dù về sau có biến động. Thời kỳ này bị ảnh hưởng bởi tư tưởng nho giáo và văn hoá Trung Hoa nhưng mỹ thuật VN vẫn đạt đến đỉnh cao, mang đậm đà bản sắc dân tộc.

I. Vài nét về bối cảnh lịch sử

- Sau 10 năm kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, nhà Lê đã xây dựng một nhà nước phong kiến hoàn thiện với nhiều chính sách tiến bộ, tạo nên một xã hội thái bình, thịnh trị.

- Cuối thời Lê nạn cát cứ xảy ra làm triều Lê bị sụp đổ.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu sơ lược về mỹ thuật thời Lê a, Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được sơ lược về mỹ thuật thời Lê.

b, Nội dung: Quan sát, luyện tập thực hành, vấn đáp , gợi mở , cá nhân, trực

(3)

quan, DH khám phá, thảo luận nhóm

c, Sản phẩm: HS nêu trình bày sản phẩm theo từng bước d, Tổ chức thực hiện

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia nhóm học tập và giao nhiệm vụ.

+ Nhóm 1: Nêu đặc điểm cơ bản và những công trình kiến trúc thời Lê?

+ Nhóm 2: Nghệ thuật điêu khắc thời Lê có gì nổi bật?

+ Nhóm 3: Nêu những thành tựu về chạm khắc trang trí thời Lê?

+ Nhóm 4: Em biết gì về nghệ thuật gốm thời Lê?

- GV cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận và tóm lại nội dung bài học.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo thảo luận

- HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét Bước 4: Kết luận nhận định

- Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức

II. Sơ lược về mỹ thuật thời Lê 1. Nghệ thuật kiến trúc

a. Kiến trúc cung đình.

- Nhà Lê cho tu sửa lại kinh thành Thăng Long và xây dựng nhiều công trình to lớn như: Điện Kính Thiên, Cần Chánh, Vạn Thọ… ngoài ra nhà Lê còn cho xây dựng khu cung điện Lam Kinh tại (Thanh Hóa) quê hương nhà Lê .

b. Kiến trúc tôn giáo.

+ Nho giáo: Nhà Lê đề cao Nho giáo nên cho xây dựng miếu thờ Khổng Tử và trường dạy Nho học.

+ Phật giáo: Đến thời Lê Trung Hưng nhiều ngôi chùa được sửa chữa và xây dựng mới như: chùa Keo, chùa Thiên Mụ, chùa Mía, chùa Thầy…

2. Nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc trang trí.

a. Nghệ thuật điêu khắc.

- Tượng trịn hình người, thú vật được tạc nhiều và gần với nghệ thuật dân gian. Tượng rồng tạc nhiều ở các thành, bậc điện, các bia đá.

- Tượng Phật bằng gỗ được tạc rất tinh tế đạt đến chuẩn mực như: Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, La hán, Quan Âm thiên phủ…

b. Chạm khắc trang trí.

- Thời Lê có nhiều chạm khắc trên đá ở các bậc cửa, bia đá với nét uyển chuyển, rõ ràng.

- Ở các đình làng có nhiều bức chạm khắc gỗ miêu tả cảnh sinh hoạt của nhân dân rất đẹp về nghệ thuật.

3. Nghệ thuật Gốm.

- Gốm thời Lê kế thừa những tinh hoa của Gốm thời Lý, Trần. Phát triển được nhiều loại men quý hiếm như:

Men ngọc, hoa nâu, men trắng, men

(4)

xanh… đề tài trang trí rất phong phú mang đậm nét dân gian hơn nét cung đình.

Hoạt động 3: Đặc điểm của mỹ thuật thời Lê

a, Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu Đặc điểm của mỹ thuật thời Lê

b, Nội dung: Quan sát, trực quan, vấn đáp gợi mở, luyện tập. Giao nhiệm vụ , KT hỏi-đáp, KT công não, KT mảnh ghép.

c, Sản phẩm: HS nêu khái quát về đặc điểm của mỹ thuật thời Lê d, Tổ chức thực hiện

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nhắc lại những đặc điểm chính của mỹ thuật thời Lê.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo thảo luận

- HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét Bước 4: Kết luận nhận định

- GV nhận xét, kết luận.

III. Đặc điểm của mỹ thuật thời Lê.

- Mỹ thuật thời Lê kế thừa những tinh hoa của mỹ thuật thời Lý, Trần, vừa mang tính dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, đạt đến đỉnh cao về nội dung lẫn hình thức thể hiện.

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (Khoảng 5’)

a, Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức để hoàn thành BT b, Nội dung: HS trả lời các câu hỏi

c, Sản phẩm: Kết quả bài tập của HS d, Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Yếu cầu HS trả lời câu hỏi.

+ Kể tên những công trình kiến trúc tiêu biểu thời Lê

- Điện Lam Kinh, chùa Thầy, chùa Bút Tháp...nhiều tượng phật và phù điêu trang trí được xếp vào loại đẹp của MT cổ VN

+ Kể tên 1 số TP điêu khắc thời Lê?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo thảo luận

- HS trả lời câu hỏi cá nhân

- NT tạc tượng và chạm khắc trang trí đạt đến đỉnh cao về nội dung lẫn hình thức

* Luyện tập

(5)

Bước 4: Đánh giá kết quả học tập:

- GV tổ chức cho HS nhận xét đánh giá ở tiết học sau ở phần kiểm tra bài cũ.

* GV củng cố bài học

- GV hệ thống lại kiến thức bài học:

+ MT thời Lê có nhiều công trình kiến trúc to đẹp: điện Lam Kinh, chùa Thầy, chùa Bút Tháp...nhiều tượng phật và phù điêu trang trí được xếp vào loại đẹp của MT cổ VN

+ NT tạc tượng và chạm khắc trang trí đạt đến đỉnh cao về nội dung lẫn hình thức + NT gốm kế thừa được tinh hoa thời Lý Trần, tạo được nét riêng và mang đậm chất dân gian.

4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Giúp những học sinh vận dụng và mở rộng thêm kiến thức của mình.

b) Nội dung: Hoạt động cá nhân hoàn thành yêu cầu củ GV c) Sản phẩm: Kết quả bài tập của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Yếu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Kể tên những vị anh hùng thời Lê?

+ Làm bài tập 1,2,3 sgk

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ,

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện

- Hs báo cáo vào tiết học sau ở phần kiểm tra bài cũ.

Bước 4: Đánh giá kết quả học tập:

- GV nhận xét đánh giá ở tiết.

- GV nhắc HS:

+ Tìm tư liệu, tranh ảnh về các tác phẩm của mĩ thuật thời Lê.

+ Tìm hiểu và chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài 5:

Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê.

4. Vận dụng

IV. RÚT KINH NGHIỆM

- Nội dung: ...

- Phương pháp: ...

- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: ...

(6)

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Hiểu được giá trị nghệ thuật của các công trình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và gốm thời

- Đặc điểm chung về tình hình chính trị - xã hội của Ấn Độ dưới thời các vương triều Gúp-ta; Hồi giáo Đê-li; Mô-gôn:4. + Bộ máy cai trị được thiết lập theo chế độ

- Chạm khắc trang trí thường gắn với nghệ thuật kiến trúc, Chạm khắc gỗ đình làng thuộc dòng nghệ thuật dân gian do người nông dân sáng tạo

- Kinh ñoâ Hueá laø quaàn theå kieán truùc goàm coù Hoaøng thaønh, caùc cung ñieän vaø laêng taåm.. Caûnh quan thieân nhieân taïo neân neùt ñaëc tröng rieâng toâ

- Sắp xếp các điện thoại trong hình theo thứ tự thời gian xuất hiện và nhận xét sự phát triển về công nghệ giữa các phiên bản khác nhau của

Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong

Bµi 2: Th êng thøc mÜ thuËt... Bµi 2: Th êng thøc

-Học tập các vẽ nét và sắp xếp bố cục trong tranh đồ họa thời Nguyễn giúp HS phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ cũng như nhận biết giá trị lịch sử, văn hóa của