• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ 2:

MĨ THUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM Số tiết: 2 tiết

I.Mục tiêu chung:

1. Kiến thức:

- Hs hiểu được sơ lược về mĩ thuật và một số công trình tiêu biểu thời Trần 2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích tác phẩm, nghiên cứu tài liệu.

- Quan sát, tư duy, nhận biết.

3. Thái độ:

- Trân trọng và yêu thích nền mĩ thuật thời Trần nói riêng và nền nghệ thuật dân tộc nói chung.

II.Nội dung:

1. Tiết 3: Sơ lược về mĩ thuật thời Trần (1226- 1400) ( Bài 1 SGK)

2. Tiết 4: Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Trần (1226- 1400) (Bài 4 SGK)

III.Tiến trình hoạt động:

Ngày soạn: ... Tiết thứ: 3 Ngày giảng: ...

Bài 1 : THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT

SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI TRẦN (1226 – 1400) 1. MỤC TI Ê U :

1.1. Kiến thức:

- Biết được khái quát về quá trình và phát triển của mĩ thuật thời Trần.

(2)

- Hiểu được giá trị nghệ thuật của các công trình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và gốm thời Trần

1.2. Kỹ năng:

- Nhớ được vài nét về đặc điểm mĩ thuật thời Trần và một số công trình mĩ thuật tiêu biểu mĩ thuật thời Trần.

- Quan sát, tư duy, nhận biết.

1.3. Thái độ:

- HS biết yêu quý trân trọng tinh hoa của dân tộc, có ý thức giữ gìn và phát huy bảo vệ những vốn cổ của ông cha ta đã để lại.

1.4. Các năng lực được phát triển:

- Năng lực tư duy.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ.

- Năng lực biểu đạt.

- Năng lực quan sát, đánh giá.

- Năng lực thực hành.

2. CHUẨN BỊ 2.1.Giáo viên :

2.1.1.Tài liệu tham khảo:

- Nguyễn Quốc Toản, Phương pháp giảng dạy Mĩ thuật.

- Lược sử Mĩ thuật và Mĩ thuật học, NXB Giáo dục, 1998, chương Mĩ thuật thời Trần.

- Mĩ thuật thời Trần, NXB Văn hóa, 1977.

- Nét đẹp đình làng, NXB Mĩ thuật, 2001.

(3)

2.1.2. Đồ dùng dạy học:

* Giáo viên: Phương án trình chiếu :

- Hình ảnh một số công trình kiến trúc, tác phẩm mỹ thuật thời Trần trong SGK - Sưu tầm thêm một số tranh, ảnh thuộc mỹ thuật thời Trần.

2.2.Học sinh:

- Sưu tầm một số tranh ảnh, bài viết trên báo chí có liên quan đến mĩ thuật thời Trần.

3. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT:

- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, gợi mở - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

4.1.Ổn định tổ chức: (3 phút) - Giới thiệu chủ đề của môn học - Kiểm tra sĩ số

4.2. Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu một số Hs mang bài vẽ tiết trước lên bảng Gv kiểm tra, nhận xét và đánh giá

4.3.Bài mới:

Giới thiệu bài: Qua những bài thường thức mĩ thuật ở lớp 6 chúng ta đã tìm hiểu sự phát triển của mĩ thuật Việt Nam thời kỳ nhà Lý. Nối tiếp mĩ thuật thời Lý đó là mĩ thuật thời Trần. Vậy Mỹ thuật thời Lý và thời Trần khỏc nhau và giống nhau như thế nào? Có những nét gỡ mới trong Mỹ thuật thời Trần. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay

Hoạt động 1:

Tìm hiểu vài nét khái quát về bối cảnh xã hội thời Trần - Mục tiêu:

(4)

+ Học sinh nhớ lại được một số mĩ thuật thời Lý. Biết được đặc điểm về bối cảnh xã hội thời Trần

+ Rèn năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, biểu đạt, quan sát, đánh giá.

- Phương pháp: Trực quan, gợi mở, vấn đáp, thảo luận, hợp tác nhóm.

- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.

- Hình thức tổ chức: dạy học trong lớp - Thời gian: 15 phút.

- Cách thức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG

- GV: yêu cầu HS nhắc lại một số thành tựu của mĩ thuật thời Lý

- Gv giới thiệu: Mĩ thuật thời Trần là sự tiếp nối của mĩ thuật thời Lý nhưng có những đặc trưng riêng.

- Gv: Yêu cầu Hs nghiên cứu SGK về bối cảnh xã hội và trình bày ngắn gọn.

- GV: nhận xét và bổ sung.

Nhấn mạnh cho Hs : + Việt Nam vào đầu thế kỉ XIII có những biến động, quyền trị vì đất nước từ nhà Lý chuyển sang nhà Trần.

+ Vai trò lãnh đạo đất nước có những thay đổi, nhưng nhìn chung cơ cấu xã hội không có gì thay đổi lớn,

- Hs nhắc lại: Chùa Một Cột ( chùa Diên Hựu ), tượng A di đà ( chùa Phật Tích – Bắc Ninh ), nghệ thuật trang trí rồng thời Lý, nghệ thuật gốm...

- Hs nghiên cứu SGK và trình bày sơ lược về bối cảnh xã hội thời Trần.

- Hs chú ý lắng nghe và ghi chép.

I. Vài nét về bối cảnh xã hội

- Sau khi thay nhà Lý, nhà Trần có nhiều chính sách tiến bộ để xây dựng đất nước.

- Tinh thần tự cường tự

(5)

chế độ trung ương tập quyền được củng cố, mọi kỉ cương và thể chế được củng cố và phát huy.

+ Với ba lần đánh thắng quân Nguyên – Mông tinh thần tự lực tự cường, tinh thần thượng võ được nâng cao trở thành hào khí dân tộc. Đó cũng là yếu tố tạo sức bật cho văn học – nghệ thuật, trong đó có mĩ thuật.

chủ dân tộc ngày càng dâng cao.

Hoạt động 2:

Tìm hiểu vài nét khái quát về Mĩ thuật thời Trần - Mục tiêu:

+ Học sinh hiểu biết thêm các loại hình nghệ thuật: Kiến trúc, điêu khắc, chạm khắc trang trí, và gốm thời Trần.

+ Rèn năng lực giải quyết vấn đề, biểu đạt, quan sát, đánh giá.

- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.

- Hình thức tổ chức: dạy học trong lớp - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời - Thời gian: 20 phút.

- Cách thức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG

? Mĩ thuật thời Trần là sự tiếp nối thời Lý nhưng cách tạo hình như thế nào?

- Gv: nhận xét và bổ sung

- Hs trả lời: Cách tạo hình khoáng đạt, khỏe khoắn hơn.

II. Vài nét về mĩ thuật thời Trần

(6)

? Mĩ thuật thời Trần phát triển trong điều kiện thuận lợi như thế nào?

- Gv: nhận xét và bổ sung.

=> Đặc điểm mĩ thuật thời Trần giàu chất hiện thực hơn mĩ thuật thời Lý, cách tạo hình khỏe khoắn => gần gũi với cuộc sống của nhân dân lao động hơn.

? Thời Trần có những loại hình nghệ thuật nào?

- Gv: yêu cầu Hs thảo luận nhóm các loại hình nghệ thuật chủ yếu của mĩ thuật thời Trần

* Nghệ thuật kiến trúc:

a. Kiến trúc cung đình:

- Vương triều Trần thành lập đã tiếp thu toàn bộ di sản kiến trúc cung đình của triều Lý: Kinh thành Thăng Long được xây dựng lại và đơn giản hơn.

- Ngoài ra còn có các công trình kiến trúc khác: Khu cung điện Thiên Trường (Nam Định), khu lăng mộ An Sinh (Quảng Ninh), lăng mộ Trần Thủ Độ (Thái Bình), thành Tây Đô (Thanh Hóa) còn gọi là

- Hs trả lời: mối quan hệ với quần chúng cởi mở hơn và có sự giao lưu văn hóa với các nước lân cận.

- Kiến trúc, điêu khắc và trang trí đồ gốm.

- Hs thảo luận 5 phút.

- Nhóm 1 trình bày, nhóm 4 bổ sung

- Hs các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

1. Kiến trúc:

a. Kiến trúc cung đình:

- Khu cung điện Thiên Trường (Nam Định) - Khu lăng mộ An Sinh (Quảng Ninh)

(7)

thành nhà Hồ.

b. Kiến trúc Phật Giáo:

- Kiến trúc Phật giáo thể hiện ở những ngôi chùa tháp được xây dựng không kém phần uy nghi, bề thế:

Tháp chùa Phổ Minh (Nam Định), tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc).

- Kiến trúc chùa làng: do xã hội có nhiều biến động, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi nên dân chúng nảy sinh tâm lý dựa vào thần quyền => chùa làng được xây dựng nhiều hơn.

* Nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc trang trí: Điêu khắc và trang trí luôn gắn liền với các công trình kiến trúc.

a. Nghệ thuật điêu khắc:

- Phật giáo thời Trần rất phát triển, các pho tượng phật được tạc khá nhiều bằng chất liệu gỗ và đá, nhưng do chiến tranh tàn phá, khí hậu khắc nghiệt nên các pho tượng gỗ không còn, chỉ còn lại một số pho tượng bằng đá ở các lăng mộ: tượng quan hầu, tượng

- Hs lắng nghe và ghi chép.

- Nhóm 2 và nhóm 5.

- Hs nhóm 5 trình bày, nhóm 2 bổ sung.

b. Kiến trúc Phật giáo:

- Chùa Bối Khê ( Hà Tây)

- Tháp chùa Phổ Minh (Nam Định)

- Tháp Bình Sơn ( Vĩnh Phúc)

Tháp Bình Sơn

Tháp chùa Phổ Minh

2. Điêu khắc và trang trí:

- Điêu khắc: tượng quan hầu, tượng thú, tượng hổ...

(8)

thú, tượng hổ, tượng trâu, ngựa…

- Những bệ rồng ở một số di tích thời Trần như: chùa Dâu (Bắc Ninh), khu lăng mộ An Sinh… đều khác với thời Lý: hình tượng con rồng thời Trần có thân hình khỏe hơn.

b. Chạm khắc:

- Chạm khắc chủ yếu để trang trí làm cho các công trình kiến trúc đẹp hơn.

- Những bức chạm khắc gỗ với cảnh nhạc công, người chim và rồng ở chùa Thái Lạc (Hưng Yên).

* Nghệ thuật gốm:

- So với gốm thời Lý, bên cạnh việc phát huy được truyền thống trước đây, gốm thời Trần có một số nét nổi bật: xương gốm dày, thô và nặng hơn thời Lý. Đồ gốm gia dụng phát triển mạnh phục vụ nhân dân.

Đặc biệt đã chế tạo được gốm hoa nâu và hoa lam với các nét vẽ trên gốm khoáng đạt hơn.

- Họa tiết trang trí chủ yếu trên gốm là hoa sen, hoa

- Hs lắng nghe và ghi chép.

- Nhóm 3 và nhóm 6

- Chạm khắc: cảnh dâng hoa tấu nhạc (Hưng yên), vũ nữ múa (Thanh Hóa), rồng (Bắc Ninh)...

3. Gốm:

- Chế tác được gốm hoa nâu, hoa lam

(9)

cúc cách điệu với thể thức không thay đổi nhiều so với gốm thời Lý.

- Gv: nhận xét và bổ sung.

- Gv: Do thời gian và chất liệu của tranh (giấy, vải, vẽ trên tường) nên các tác phẩm hội họa thời Trần đã bị hỏng.

- Gv: Mĩ thuật thời Trần mang hào khí thượng võ của dân tộc với ba lần đánh thắng quân: Nguyên – Mông và thể hiện được vẻ đẹp ở sự khoáng đạt, khỏe mạnh. Tuy kế thừa mĩ thuật thời Lý nhưng mĩ thuật thời Trần gần với hiện thực, giản dị và đôn hậu.

- Hs nhóm 3 trình bày, nhóm 6 bổ sung

- Hs các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

- Hs lắng nghe và ghi chép

- Đề tài trang trí trên gốm chủ yếu là hoa sen, hoa cúc cách điệu.

Hoạt động 3:

Tìm hiểu đặc điểm mĩ thuật thời Trần - Mục tiêu:

+ Học sinh hiểu được một số nét cơ bản về mĩ thuật thời Trần.

+ Rèn năng lực giải quyết vấn đề, quan sát, thực hành.

- Phương pháp: Trực quan.

- Hình thức tổ chức: dạy học trong lớp - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời - Thời gian: 3 phút.

(10)

- Cách thức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG

- Gv: gọi học sinh đọc thông tin trong SGK và tóm tắt.

- Gv nhận xét và chốt ý.

- Gv bổ sung: Mĩ thuật thời Trần đã có những đóng góp thêm cho kho tàng Mĩ thuật Việt Nam thêm phong phú. Ngày nay một vài khu di tích lịch sử đã trở thành điểm du lịch cho du khách trong và ngoài nước.

* Tích hợp bảo vệ môi trường và di tích lịch sử:

?Là học sinh em phải làm gì để bảo vệ và giữ gìn di sản văn hóa mà cha ông ta đã để lại?

- Hs đọc mục III trong SGK

- Hs lắng nghe và ghi chép.

- Giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa địa

phương.

- Đi thăm quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa.

- Không vứt rác bừa bãi.

- Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật,…

- Tham gia các lễ hội truyền thống.

III. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần:

- Mĩ thuật thời Trần thể hiện được vẻ đẹp ở sự khoáng đạt, khỏe mạnh

- Mĩ thuật thời Trần gần với hiện thực, giản dị và đôn hậu.

- Mĩ thuật thời Trần tiếp nhận nghệ thuật của các nước láng giềng.

(11)

4.4. Đánh giá kết quả học tập:

- Mục tiêu:

+ Học sinh củng cố lại kiến thức bài học

+ Rèn năng lực đánh giá, giải quyết vấn đề, biểu đạt.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận.

- Thời gian: 5 phút .

- Hình thức tổ chức: dạy học trong lớp - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời - Cách thức thực hiện:

- Gv: đặt một số câu hỏi:

? Kiến trúc thời Trần được thể hiện ở những loại hình nào?

TL: Kiến trúc cung đình và kiến trúc phật giáo.

? Gốm thời Trần có đặc điểm gì?

a) Xương dày, thô, nhẹ.

b) Mảnh mai, thô, nhẹ.

c) Có xương dày, thô, nặng.

( Đáp án c ) - Gv: Nhận xét

(12)

- Gv: chia lớp thành 2 dãy và đặt câu hỏi

? Em hãy kể một số tác phẩm điêu khắc và chạm khắc trang trí thời Trần?

TL: Tượng quan hầu, tượng thú, cảnh dâng hoa tấu nhạc....

- Hs: 2 dãy lần lượt đại diện lên bảng trả lời (mỗi Hs chỉ được ghi một tác phẩm, nếu vi phạm 1 lần trừ 1 điểm) trong thời gian 5 phút

- Gv và Hs cùng nhận xét và cùng tuyên dương tinh thần 2 đội.

- Gv nhận xét tiết học.

4.5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)

- Bài tập về nhà: Học bài theo câu hỏi SGK.

- Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài “Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Trần”, sưu tầm thêm hình ảnh và kiến thức qua mạng Internet.

5. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY:

- Nội dung:...

- Phương pháp:...

- Thời gian: ...

Duyệt, ngày … tháng…. năm 20

Tổ trưởng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +

Tiết học ôn tập kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song và các trường hợp bằng nhau của tam giác, giúp học sinh củng cố kiến thức và phát triển các năng lực toán

Giáo án tiết Ôn tập cuối năm Toán 7 này giúp học sinh hệ thống kiến thức về các đường đồng quy trong tam giác, vận dụng kiến thức vào vẽ hình chứng minh tính vuông góc và song song của đường thẳng, đồng thời hình thành và phát triển các năng lực toán học và phẩm chất

Giáo án này trình bày các mục tiêu, phương pháp và hoạt động học tập cho bài học về hai đường thẳng song