• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 20/09/2021 Tiết: 12, 13

§6. THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH (2 tiết)

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức: Học xong bài, học sinh đạt được các yêu cầu sau:

- Nhận biết được thứ tự thực hiện các phép tính.

- Tính được giá trị của biểu thức đại số.

- Vận dụng được các tính chất của phép tính (kể cả phép tính lũy thừa với dố mũ tự nhiên) để tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí.

- Giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính.

2. Về năng lực:

a. Năng lực riêng:

- HS nghe hiểu, đọc hiểu, viết đúng kí hiệu và các loại dấu ngoặc.

b. Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; Năng lực mô hình hóa toán học; Năng lực phân tích; Năng lực giao tiếp toán học; Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

3. Về phẩm chất: Chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra, có ý thức tìm tòi, khám phá vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn. Trung thực báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm. Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, chính xác trong tính toán.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

1. Giáo viên:

- Một số bảng tình huống về việc thực hiện thứ tự các phép tính.

- Máy chiếu (nếu có).

2. Học sinh: SGK, vở ghi.

III. Tiến trình dạy học:

Tiết 1

1. Hoạt động 1: Mở đầu (7 phút)

a) Mục đích: HS thắc mắc về thứ tự thực hiện các phép tính.

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu.

c) Sản phẩm: Từ hình ảnh quan sát được học sinh thảo luận đưa ra được quy tắc thứ tự thực hiện các phép tính.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

(2)

GV cho học sinh quan sát bức tranh mở đầu bài học nói về thứ tự thực hiện các phép tính. Để gây sự tò mò cho học sinh.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Trong toán học, khi tính giá trị của một biểu thức, ta không được làm tùy tiện mà phải tính theo đúng quy ước thứ tự thực hiện các phép tính”. Đó là nội dung bài học ngày hôm nay.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Nội dung 1: Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức không chứa dấu ngoặc.

(15 phút) a) Mục tiêu:

- Nắm được thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức không chứa dấu ngoặc.

b) Nội dung: HS thực hiện tính toán các phép tính trong biểu thức thông qua thực hiện HĐ1, HĐ2, HĐ3, VD1, VD2, VD3, Luyện tập 1, 2, 3.

c) Sản phẩm:

- HS biết được thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức không chứa ngoặc.

- Thực hiện các phiếu bài tập 1, 2, 3.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

* - GV đưa ra nội dung của HĐ1: Hai bạn Y Đam San và Lan tính giá trị của biểu thức 100:10.2 như sau:

Y Đam San: Lan 100 :10.2

10.2 20

=

=

100 :10.2 100 : 20 5

=

= Bạn nào làm đúng?

- GV đặt ra câu hỏi : “Khi thực hiện các phép tính chỉ chứa phép cộng và trừ (hoặc nhân và chia) ta thực hiện như thế nào?

- GV nhấn mạnh thứ tự thực hiện các phép tính này.

- GV đưa ra nội dung VD1. Tính giá trị của biểu thức

a) 49 32+16 – b) 36:6.3

- Nội dung phiếu bài tập số 1: Tính giá trị của biểu thức:

– 1

a) 507 59 59- b) 180:6:3

- GV đưa ra nội dung của HĐ2: Hai bạn A Lềnh

I. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức không chứa dấu ngoặc.

- Khi biểu thức chỉ có các phép tính cộng và trừ (hoặc chỉ có các phép tính nhân và chia), ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

Ví dụ 1: Tính giá trị của biểu thức a) 49 32+16 =17+1– 6 =33

b) 36:6.3 = 6.3 = 18 Luyện tập vận dụng 1:

Phiếu học tập số 1:

–159 59 348

a) 507 - = - 59=289 b) 180:6:3=30:3=10

(3)

và Su Ni tính giá trị của biểu thức 28 - 4.3 như sau:

A Lềnh: Su Ni 28 4.3

24.3 72

-

=

=

28 4.3 28 12 16

-

= -

= Bạn nào làm đúng?

- GV đặt ra câu hỏi : “Khi thực hiện các phép tính chứa phép cộng, trừ, nhân và chia ta thực hiện như thế nào?

- GV nhấn mạnh thứ tự thực hiện các phép tính này.

- GV đưa ra nội dung VD2. Tính giá trị của biểu thức: 36 –18:2.3+8

- Nội dung phiếu bài tập số 2: Tính giá trị của biểu thức: 18 4.3: 6 12- +

* - GV đưa ra nội dung của HĐ3: Ba bạn H’Maryam, Đức và Phương tính giá trị của biểu thức 5 2.3+ 2 như sau:

H’Maryam: Đức: Phương:

2 2

5 2.3 7 3 7.9 63

+

= +

= =

2 2 2

5 2.3 5 6 11 121

+

= +

= =

5 2.32

5 2.9 5 18 23

+

= +

= + = Bạn nào làm đúng?

- GV đặt ra câu hỏi : “Khi thực hiện các phép tính chứa phép cộng, trừ, nhân, chia và nâng lên lũy thừa ta thực hiện như thế nào?

- GV nhấn mạnh thứ tự thực hiện các phép tính này.

- GV đưa ra nội dung VD3. Tính giá trị của biểu thức: 112- 6 .32

- Nội dung phiếu bài tập số 3: Tính giá trị của biểu thức: 4 :8.33 2- 52 +9

- Khi biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện phép tính nhân và chia trước, rồi đến cộng và trừ.

Ví dụ 2: Tính giá trị của biểu thức 18:2.3+8=36 9.3+8

=36 =9

36 – –

– 27

8 7

8 =1

+ +

Luyện tập vận dụng 2:

Phiếu học tập số 2:

18 4.3: 6 12 18 12 : 6 12 18 2 12 16 12

2 18 4.3: 6 12 18 4.3: 6 12 18 4.3: 6 12 8

- + = - +

= -

- +

- +

- +

+

= +

=

- Khi biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa ta thực hiện phép tính nâng lũy thừa lên trước, rồi đến nhân và chia, cuối cùng đến cộng và trừ.

Ví dụ 3: Tính giá trị của biểu thức

2 2

2

2 2

2

11 6 .

11 6 .3 121 36.3 12

3 11

1 108 3

. 1 6 3

- = -

-

=

=

- -

Luyện tập vận dụng 3:

Phiếu học tập số 3:

(4)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS hoạt động theo cặp.

+ GV quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày sản phẩm của mình + HS: Lắng nghe, ghi chú.

+ Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét kết quả học sinh nêu ra.

GV: Chốt lại kiến thức.

3 2 2

4 :8.3 5 9 64 :8.9 25 9 8.9 25 9 72 25 9 47 9 56 18 4.3: 6 12 18 4.3: 6 12 18 4.3: 6 12 18 4.3: 6 12

- +

-

- + = - +

= - + +

- +

- +

= - +

= +

=

Nội dung 2: Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức chứa dấu ngoặc.

(20 phút) a) Mục tiêu:

- Nắm được thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức chứa dấu ngoặc.

b) Nội dung: HS thực hiện tính toán các phép tính trong biểu thức thông qua thực hiện HĐ 4, HĐ5, VD4, VD5, Luyện tập 4, 5.

c) Sản phẩm:

- HS biết được thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức chứa ngoặc.

- Thực hiện các phiếu bài tập 4, 5.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

* - GV đưa ra nội dung của HĐ4: Hai bạn A Lềnh và Su Ni tính giá trị của biểu thức

(

30 5 : 5+

)

như sau:

A Lềnh: Su Ni

(

30 5 : 5

)

35: 5 7

=

+

=

(

30 5 : 5

)

30 1 31

=

+ +

= Bạn nào làm đúng?

- GV đặt ra câu hỏi : “Khi thực hiện các phép tính chứa dấu ngoặc ta thực hiện như thế nào?

- GV nhấn mạnh thứ tự thực hiện các phép tính này.

- GV đưa ra nội dung VD4. Tính giá trị của biểu thức 48+

(

12 8 :8.2-

)

2

II. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức chứa dấu ngoặc.

- Khi biểu thức có chứa dấu ngoặc, ta thực hiện các phép tính trong ngoặc trước.

Ví dụ 4: Tính giá trị của biểu thức

(5)

- Nội dung phiếu bài tập số 4: Tính giá trị của biểu thức: 15+

(

39 : 3 8 .4-

)

* - GV đưa ra nội dung của HĐ5: Thầy giáo hướng dẫn học sinh tính giá trị của biểu thức như sau: 180:{9+3.[30 – (5 – 2)]}

( )

{ } { [ ] }

( )

{ } { }

( )

{ } { }

( )

{ }

( )

{ }

180 : 9 3. 30 5 2 180 : 9 3

180 : 9 3. 30 5 2 180 : 9 3. 30 3 180 : 9 3

. 30 5 2 180

.27 180 : 9 81 180 :90 : 9 3. 30 5 2

180 : 9 3. 30 5 2 2

é ù

+ ë - - û é

é ù

+ ë - - û= + -

= +

+ ë - - ùû

é ù

+ - -

= +

ë û

é -

= + ë - ùû=

Quan sát các bước làm của thầy giáo và nhận xét thứ tự thực hiện các phép tính?

- GV đặt ra câu hỏi : “Khi thực hiện các phép tính chứa các dấu ngoặc ta thực hiện như thế nào?

- GV nhấn mạnh thứ tự thực hiện các phép tính này.

- GV đưa ra nội dung VD5. Tính giá trị của biểu thức: 80- éêë130 8. 7 4-

(

-

)

2ùúû - Nội dung phiếu bài tập số 5: Tính giá trị của biểu thức: 35-{5.[(16+12):4 + 3] – 2.10}

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS hoạt động theo cặp.

+ GV quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày sản phẩm của mình + HS: Lắng nghe, ghi chú.

+ Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét kết quả học sinh nêu ra.

GV: Chốt lại kiến thức.

( )

( )

( )

( )

( )

2 2

2 2 2 2

48 12 8 :8.2 48 12 8

48 1

:8

2 8 :8.2 48 4 :8.2 48 16 :8.2 48 2.2 48 4 52 .2 48 12 8 :8.2 48 12 8 :8.2

+ - = +

= +

= + + -

+ - + - +

= +

= -

Luyện tập vận dụng 4:

Phiếu học tập số 4:

( ) ( )

15+ 39 : 3 8 .4 15- = + 13 8 .4- 15 5.4 15 20 35

= + = + =

- Khi biểu thức có chứa các dấu ngoặc

( ) [ ] { }

, , thì thứ tự thực hiện các phép tính như sau:

( ) [ ] { }

® ® .

Ví dụ 5: Tính giá trị của biểu thức 35-{5.[(16+12):4 + 3] – 2.10}

[ ]

{ }

[ ]

{ }

{ }

{ }

=35 5. 28: 4 3 2.10

=35 5. 7 3 2.10

=35 5.10 2.10

=35 50 20

=35 30

=5

- + -

- + - - - - - -

Củng cố, dặn dò: (3 phút)

- Tiết học ngày hôm nay em học được những kiến thức gì?

(6)

- Về nhà ôn tập lại những nội dung đã học. Làm bài tập từ 1 đến 9 SGK/29.

Tiết 2

3. Hoạt động 3: Luyện tập (20 phút)

a) Mục đích: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS làm bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 29/SGK dựa vào kiến thức đã học.

c) Sản phẩm: HS trình bày lời giải đúng các bài tập ở trên.

Bài 1.

a)2370 179 21 2191 21 2212- + = + = b)100 : 5.4=20.4 80=

c)396 :18: 2=22 : 2 11= Bài 2.

a)143 12.5 143 60 83- = - = b)27.8 6 : 3 216 2- = - =214

c)36 12 : 4.3 17- + =36 3.3 17 36 9 17- + = - + =44 Bài 3.

2 3 2

a)3 .5 + =9 9.125 81 1125 81 1206+ = + =

3 2 2

b)8 : 4 - 5 =512 :16 25 32 25 7- = - =

3 2 2

c)3 .9 - 5 .9 18: 6+ =27.81 25.9 3 2187 225 3 1962 3 1965- + = - + = + = Bài 4.

(

3

)

a)32 6. 8 2- - + =18 32 6.0 18 32 18 50- + = + =

( ) (

3

)

2 2

( ) (

3

)

2 3 2

b) 3.5 9 . 1 2.3- + + =4 15 9 . 1 6- + + =16 6 .7 + =16 216.49 16 10584 16 10600+ = + = Bài 5.

a) 9234 : [3.3.(1 + 83)]}

= 9234 : [3.3.(1+512)]

= 9234 : (3.3.513)

= 9234 : (9.513) = 9234:4617 = 2 b) 76 – {2.[2.52 – (31 – 2.3)]} + 3.25

= 76 – {2.[2.25 – (31 – 6)]} + 75

= 76 – {2.[50 – 25]} + 75

= 76 – (2.25)+75

= 76 – 50 + 75 = 91 d) Tổ chức thực hiện:

Cho HS hoạt động cá nhân, trình bày lời giải các bài tập trên.

Với mỗi bài tập, GV đặt ra các câu hỏi: Bài yêu cầu gì? Vận dụng kiến thức nào để giải?

Còn cách giải nào khác không?

4. Hoạt động 4: Vận dụng (20 phút)

a) Mục đích: Học sinh sử dụng kiến thức đã học, để giải quyết một số bài tập thực tế.

b) Nội dung: HS làm bài 6, 7, 8 trang 29/SGK dựa vào kiến thức đã học.

c) Sản phẩm: HS trình bày lời giải đúng các bài tập ở trên.

(7)

Bài 6.

Trên 1 cm2 mặt lá có khoảng 30 000 lỗ khí.

Do đó, số lỗ khí trên chiếc lá có diện tích 7 cm2 là:

30 000 . 7 = 210 000 (lỗ khí) Số lỗ khí trên chiếc lá có diện tích 15 cm2 là:

30 000 . 15 = 450 000 (lỗ khí)

Tổng số lỗ khí trên hai chiếc lá có diện tích lần lượt là 7cm2 và 15cm2 là:

210 000 + 450 000 = 660 000 (lỗ khí)

Vậy tổng số lỗ khí trên hai chiếc lá có diện tích lần lượt là 7cm2 và 15cm2 là 660 000 lỗ khí.

Bài 7.

Anh Sơn mua 2 chiếc áo phông hết số tiền là:

125 000 . 2 = 250 000 (đồng) Anh Sơn mua 3 chiếc quần soóc hết số tiền là:

95 000 . 3 = 285 000 (đồng) Anh Sơn mua 5 chiếc khăn mặt hết số tiền là:

17 000 . 5 = 85 000 (đồng) Anh Sơn mua tất cả hết số tiền là:

250 000 + 285 000 + 85 000 = 620 000 (đồng)

Anh Sơn đã trả bằng hai phiếu mua hàng, mỗi phiếu trị giá 100 000 đồng.

Do đó anh Sơn còn phải trả thêm số tiền là:

620 000 – 100 000 . 2 = 420 000 (đồng)

(8)

Vậy anh Sơn còn phải trả thêm 420 000 đồng.

Bài 8.

Số tiền cô Hạnh phải trả để mua 30 quyển vở là:

7 500 . 30 = 225 000 (đồng) Số tiền cô Hạnh phải trả để mua 30 chiếc bút bi là:

2 500 . 30 = 75 000 (đồng) Một hộp bút chì có 12 chiếc nên hai hộp bút chì có số chiếc là:

12 . 2 = 24 (chiếc) Số tiền cô Hạnh phải trả để mua hai hộp bút chì là:

396 000 – 225 000 – 75 000 = 96 000 (đồng) Một chiếc bút chì có giá tiền là:

96 000 : 24 = 4 000 (đồng) Vậy một chiếc bút chì có giá là 4 000 đồng.

Bài 9.

Số học sinh đi du lịch là:

40 – 4 = 36 (học sinh) Tổng số tiền các bạn phải đóng thêm là:

25 000 . 36 = 900 000 (đồng)

Số tiền các bạn phải đóng thêm chính là tổng số tiền phải đóng của 4 học sinh không đi, do đó, theo dự kiến, mỗi bạn phải đóng số tiền là:

900 000 : 4 = 225 000 (đồng) Tổng chi phí cho chuyến đi là:

225 000 . 40 = 9 000 000 (đồng) Vậy tổng chi phí cho chuyến đi là 9 000 000 đồng.

d) Tổ chức thực hiện:

Cho HS hoạt động nhóm, trình bày lời giải các bài tập trên.

Với mỗi bài tập, GV đặt ra các câu hỏi: Bài yêu cầu gì? Vận dụng kiến thức nào để giải?

Còn cách giải nào khác không?

5. Hướng dẫn tự học ở nhà (5 phút) - Học bài theo vở ghi và SGK

(9)

- Lấy thêm các VD trong đời sống

- Đọc trước bài: “Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết” SGK /T30

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nếu chỉ chứa phép cộng và phép trừ (hoặc chỉ chứa phép nhân và phép chia) thì thực hiện các phép tính từ trái qua phải. - Nếu có các phép tính cộng, trừ, nhân,

Triển khai dạy học tích hợp các nội dung giáo dục 36 ở tiểu học linh hoạt theo các hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện thực tế của đối tượng học sinh, địa phương

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận?. + GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Tổ chức cho HS quan sát các bức tranh trong SGK và thảo luận, chuẩn bị cho hoạt động đóng vai theo tình huống trong tranh để

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ... Trường:THCS Đức Chính

a) Xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) bảo đảm các yêu cầu về phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học và học liệu, nhằm phát

a) Xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) bảo đảm các yêu cầu về phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học và học liệu, nhằm phát triển

* Sắp xếp dữ liệu là hoán đổi vị trí các hàng để giá trị dữ liệu trong một hay nhiều cột được sắp xếp theo thứ tự tăng dần hay giảm dần.. Lọc dữ liệu là gì? Để lọc dữ