• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 21 Ngày soạn: 10 /04/2020

Ngày giảng:Thứ hai ngày 13 tháng 04 năm 2020 Học vần BÀI 90: ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS đọc. viết 1 cách chắc chắn 12 vần vừa học từ bài 84 đến bài 89.

- Đọc đúng các từ ngữ, câu và đoạn thơ ứng dụng.

- Nghe, hiểu và kể theo tranh truyện kể Ngỗng và tép.

2. Kĩ năng

- Đoc, viết được các vần, tiếng, từ có trong và ngoài bài ôn tập.

3. Thái độ

- HS yêu thích học bộ môn và tự giác học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Tranh minh họa, máy tính, điện thoại, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ ( 3-5 phút)

- Cho HS đọc và viết: rau diếp, tiếp nối, ướp cá, nườm nượp

- Gọi HS đọc câu ứng dụng: Nhanh tay thì được Chậm tay thì thua Chân giậm giả vờ Cướp cờ mà chạy.

2. Ôn tập (32-35 phút) a) Các vần đã học:

- GV đưa bảng ôn, GV đọc vần cho HS viết.

- Nhận xét trong 12 vần có gì giống nhau?

- Trong 12 vần, vần nào có âm đôi?

- Đọc lại các vần trong bài.

b) Đọc từ ngữ ứng dụng.

- GV ghi bảng: đầy ắp, đón tiếp, ấp trứng.

- Đọc thầm và tìm tiếng có chứa vần vừa ôn tập: ắp, tiếp, ấp.

- GV cho HS quan sát tranh, ảnh gà mẹ ấp trứng, cốc nước đầy.

- Luyện đọc toàn bài trên bảng.

3. Luyện tập:

a) Luyện đọc:

- Luyện đọc sgk.

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và nhận xét Xem tranh vẽ gì?

- 2 HS thực hiện.

- 2 HS đọc.

- 1 vài HS nêu.

- 1 vài HS nêu.

- Vài HS đọc.

- Vài HS nêu.

- Vài HS đọc.

- Vài HS đọc.

- Vài HS nêu.

(2)

- Luyện đọc các câu ứng dụng.

- Tìm tiếng có chứa vần vừa ôn.

- Đọc các câu ứng dụng.

- Đọc trơn toàn bài.

b) Luyện viết:

- GV viết mẫu: đón tiếp, ấp trứng.

- Yêu cầu HS luyện viết vở tập viết.

c) Kể chuyện: Ngỗng và Tép - GV kể chuyện 2 lần.

- GV giới thiệu vì sao ngỗng lại ko ăn tép qua câu chuyện Ngỗng và tép.

- GV tổ chức cho HS kể . - Gọi HS kể trước lớp.

- ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình cảm của vợ chồng nhà Ngỗng đã sẵn sàng hi sinh vì nhau.

4. Củng cố, dặn dò: (3- 5 phút) - Đọc lại bài trong sgk.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà đọc lại bài và làm bài tập.

- Vài HS đọc.

- Vài HS nêu.

- Vài HS đọc.

- Vài HS đọc.

- HS viết bài vở tập viết.

- HS kể nhìn theo tranh

-Lắng nghe, ghi nhớ

Học vần BÀI 91: OA - OE

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS đọc và viết được: oa, oe, họa sĩ, múa xòe.

- Đọc được đoạn thơ ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Sức khẻo là vốn quý nhất.

2. Kĩ năng

- Đọc, viết được các vần, tiếng, từ có trong và ngoài bài có vần oa,oe.

*QTE: Quyền được chăm sóc sức khoẻ 3. Thái độ

- HS yêu thích học bộ môn và tự giác học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

Tranh minh họa bài học, máy tính, điện thoại, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ ( 3-5 phút) - HS đọc bài trong sgk

- GV nhận xét

2. Bài mới ( 30-35 phút) 1. Giới thiệu bài: GV nêu 2. Dạy vần: oa

- GV giới thiệu vần oa và đưa tên bài

- 3HS

(3)

- Đánh vần và đọc vần oa - Phân tích vần oa

- Viết vần oa - Viết tiếng họa

- Đánh vần và đọc tiếng họa.

- Phân tích tiếng họa.

- GV viết bảng: họa

- GV cho HS quan sát tranh Họa sĩ.

+ Tranh vẽ ai?

+ Họa sĩ là những người làm công việc gì?

- GV viết bảng họa sĩ.

- Đọc: oa- họa. họa sĩ.

oe: (thực hiện như trên) - So sánh vần oa với vần oe.

* Đọc từ ứng dụng: Sách giáo khoa, hòa bình, chích chòe, mạnh khỏe.

- Đọc thầm và tìm tiếng mới - Đọc lại các từ ứng dụng.

3. Luyện tập a) Đọc sgk:

- Quan sát tranh câu ứng dụng và nhận xét.

- Đọc thầm câu ứng dụng tìm tiếng mới chứa vần oe.

- Đọc câu ứng dụng - Đọc toàn bài trong sgk b) Luyện viết:

- GV viết mẫu: họa sĩ, múa xòe.

- Luyện viết vở tập viết - GV chữa bài và nhận xét 4. Củng cố, dặn dò (3- 5 phút) - Đọc lại bài trong sgk

- GV nhận xét giờ học

- Dặn HS về nhà học bài và làm bài tập.

- 5HS

- 1 vài HS nêu

- 5 HS

- 1 vài HS nêu

- 1 HS nêu

- 10 HS - 1HS nêu

- vài HS nêu - Vài HS đọc.

- 1vài HS nêu - 1vài HS nêu - 5HS

- 10HS - HS viết bài

-lắng nghe

Toán

TIẾT 84: BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giúp HS bước đầu nhận biết bài toán có lời văn thường có:

- Các số (gắn với các thông tin đã biết).

- Các câu hỏi (chỉ thông tin cần tìm).

2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn.

3. Thái độ: Say mê học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mô hình để lập bài toán có lời văn, tranh minh hoạ, máy tính, điện thoại

(4)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - HS làm bài tập:

+ Tính: 11 + 2 + 4 = 15 – 1 + 6 = + Đặt tính rồi tính: 17 - 3 = 13 + 5 =

- GV nhận xét.

2. Bài mới: (30-32 phút ) 1. Giới thiệu bài toán có lời văn:

Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống:

- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.

+ Vậy lúc đầu có mấy con ngựa đang ăn cỏ?

+ Về sau thêm mấy con nữa?

- YC HS viết số thích hợp vào chỗ chấm để được BT.

- Gọi HS đọc lại bài toán đã đầy đủ.

- Làm phần b tương tự phần a.

Bài 2: Nêu tiếp câu hỏi để có bài toán.

- Gọi HS nêu yêu cầu bài toán.

- Cho HS quan sát tranh và nêu thành bài toán.

+ Bài toán cho biết những gì + Bài toán còn thiếu gì?

- Lưu ý: Trong câu hỏi bài toán có từ “tất cả” và viết dấu ? ở cuối bài.

- Cho HS làm bài. - Gọi HS đọc lại bài toán đã đầy đủ.

d) Bài 3: Nhìn tranh vẽ, nêu số thích hợp và câu hỏi bằng lời để có bài toán

- Cho HS nêu yêu cầu bài toán

+ Bài toán cho những gì? + BT còn thiếu những gì?

- Cho HS làm bài tập. - Đọc lại bài.

2. Trò chơi lập bài toán:

- Cho HS dựa vào mô hình, tranh, ảnh,... để tự lập bài toán tương tự như các bài toán trên.

- GV tổ chức cho HS thi đua lập đề toán.

- GV nx, đánh giá.

3. Củng cố, dặn dò: (5 phút ) - Y/c hs nhắc lại tên bài học.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò học sinh ôn lại bài tập và chuẩn bị cho bài tiết học sau.

- 2 HS làm bài.

- 2 HS làm bài.

- 2 HS đọc yêu cầu.

+ Lúc đầu có 3 con ngựa đang ăn cỏ.

+ Thêm 2 con nữa.

- HS làm bài.

- Vài HS đọc.

- HS thực hiện như phần a.

- HS nêu.

- HS nêu.

- HS trả lời.

- HS nêu.

- HS làm bài.

- Vài HS đọc.

1 HS nêu yêu cầu.

+ HS nêu.

- HS làm bài.

- Vài HS đọc.

- Hs nhắc lại.

-Lắng nghe và thực hiện

---

(5)

Ngày soạn: 10 /04/2020

Ngày giảng:Thứ ba ngày 14 tháng 04 năm 2020 Học vần

BÀI 92: OAI - OAY

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS đọc và viết được: oai, oay, điện thoại, gió xoáy.

- Đọc được các câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa) 2. Kĩ năng

- Đọc, viết được các vần, tiếng, từ có trong và ngoài bài có vần oai,oay.

3. Thái độ

- HS yêu thích học bộ môn và tự giác học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

Tranh minh họa bài học, máy tính, điện thọa, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ ( 3-5 phút) - HS đọc bài trong sgk

- GV nhận xét

2. Bài mới (30-32 phút) 2.1. Giới thiệu bài: GV nêu 2.2. Dạy vần:

oai

- GV giới thiệu vần oai - Đánh vần và đọc vần oai.

- Phân tích vần oai.

- Đánh vần và đọc tiếng thọai.

- Phân tích tiếng thoại.

- GV cho HS quan sát cái điện thoại.

+ Đây là cái gì?

+ Điện thoại dùng để làm gì?

- GV viết bảng: điện thoại.

- Cho HS đọc: oai, thoại, điện thoại.

oe: (thực hiện như trên)

- So sánh vần oai với vần oay.

- Gọi HS đọc: oay, xoáy, gió xoáy.

* Đọc từ ứng dụng: quả xoài, khoai lang, hí hoáy, loay xoay.

- Đọc thầm và tìm tiếng mới - Đọc lại các từ ứng dụng.

3. Luyện tập a) Đọc sgk:

- Quan sát tranh câu ứng dụng và nhận xét.

- 3HS

- 5HS

- 1 vài HS nêu - 5 HS

- 1 vài HS nêu

- 1 HS nêu - 1 vài HS nêu.

- 10 HS - 1HS nêu - 10 HS đọc.

-5 HS đọc

- vài HS nêu

(6)

- Đọc thầm câu ứng dụng tìm tiếng mới chứa vần oai.

- Đọc câu ứng dụng - Đọc toàn bài trong sgk b) Luyện viết:

- GV viết mẫu: điện thoại, gió xoáy.

- GV nhắc HS tư thế ngồi viêt và cách cầm bút.

- Luyện viết vở tập viết - GV chữa bài và nhận xét 4. Củng cố, dặn dò ( 3-5 phút) - Đọc lại bài trong sgk

- GV nhận xét giờ học

- Dặn HS về nhà học bài và làm bài tập.

- Xem trước bài 93.

- Vài HS đọc.

-5 HS đọc - HS quan sát.

- HS thực hiện.

- HS viết bài -Thực hiện yc Lắng nghe

Học vần

BÀI 93: OAN OĂN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS đọc và viết được: oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn.

- Đọc được các câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Con ngoan, trò giỏi.

2. Kĩ năng

- Rèn cho hs kĩ năng đọc, viết 3. Thái độ

- Hs yêu thích môn học

* QTE: Quyền được cô giáo dạy dỗ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

Tranh minh họa bài học, máy tính, điện thoại thông minh, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) - HS đọc bài trong sgk - GV nhận xét

2. Bài mới ( 32-35 phút) 2.1. Giới thiệu bài: GV nêu 2.2. Dạy vần: oan

- GV giới thiệu vần oan và ghi bảng - Đánh vần và đọc vần oan.

- Phân tích vần oan.

- Viết vần oan.

- Viết tiếng khoan.

- Đánh vần và đọc tiếng khoan.

- Phân tích tiếng khoan.

- 3HS

- 5HS

- 1 vài HS nêu - 5 HS

- 1 vài HS nêu

(7)

- GV viết bảng: khoan

- GV cho HS quan sát tranh giàn khoan.

+ Tranh vẽ gì?

- GV giới thiệu về giàn khoan.

- GV viết bảng giàn khoan.

- Đọc: oan, khoan, giàn khoan.

oăn (thực hiện như trên) - So sánh vần oan với vần oăn - Đọc: oăn, xoăn, tóc xoăn,

* Đọc từ ứng dụng: bé ngoan, học toán, khỏe khoắn, xoắn thừng.

- Đọc thầm và tìm tiếng mới - Đọc lại các từ ứng dụng.

3. Luyện tập

a) Đọc bài trong sgk:

- Quan sát tranh câu ứng dụng và nhận xét.

- Đọc thầm câu ứng dụng tìm tiếng mới chứa vần oan.

- Đọc câu ứng dụng - Đọc toàn bài trong sgk b) Luyện viết:

- GV viết mẫu: giàn khoan, tóc xoăn.

- GV nhắc HS tư thế ngồi viêt và cách cầm bút.

- Luyện viết vở tập viết - GV nhận xét

4. Củng cố, dặn dò ( 3-5 phút) - Đọc lại bài trong sgk

- GV nhận xét giờ học

- Dặn HS về nhà học bài và làm bài tập.

- Xem trước bài 94.

- 1 HS nêu

- 10 HS - 1HS nêu - 10 HS đọc.

- Vài HS nêu - Vài HS đọc.

- 1vài HS nêu - 1vài HS nêu - 5HS

- 10HS

- HS quan sát.

- HS thực hiện.

- HS viết bài

-Thực hiện yc

Toán

TIẾT 85: GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS bước đầu nhận biết các việc thường làm khi giải toán có lời văn.

- Tìm hiểu bài toán.( Bài toán đã cho biết những gì? Bài toán hỏi gì?) - Giải bài toán: (Thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết nêu trong câu hỏi và Trình bày bài giải.)

2. Kĩ năng: Bước đầu tập cho HS tự giải bài toán.

3. Thái độ: HS tự giác, yêu thích học bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌCB.

Sử dụng các tranh vẽ trong SGK, VBT, máy tính, điện thoại.

(8)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ ( 3-5 phút)

- Gọi 1 HS đọc bài toán : An có 5 quả bóng, An mua thêm 3 quả bóng. Hỏi An có tất cả mấy quả bóng ?

- GV hỏi :

+ Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ?

+ Để tìm số quả bóng An có ta thực hiện phép tính gì ?

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới ( 30-32 phút)

1. Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải

- GV treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?

- Trong lúc HS trả lời GV ghi phần tóm tắt lên bảng “Ta có thể tóm tắt bài toán như sau”

- GV hướng dẫn HS giải bài toán :

+ Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm thế nào ?

+ Như vậy nhà An có 9 con gà.

- GV hướng dẫn trình bày bài giải : + Hướng dẫn HS viết câu lời giải.

+ Viết phép tính + Viết đáp số

- Gọi HS đọc lại bài giải vài lần.

- GV nhấn mạnh : Khi giải bài toán ta viết bài giải như sau :

+ Viết “Bài giải”

+ Viết câu lời giải

+ Viết phép tính (tên đơn vị viết trong dấu ngoặc)

+ Viết đáp số.

2. Thực hành :

* Bài 1 (SGK/117) - Gọi 1 HS đọc đề.

- 1 HS đọc đề toán.

- HS trả lời :

+ Bài toán cho biết: An có 5 quả bóng, An mua thêm 3 quả bóng.

+ Bài toán hỏi: An có tất cả mấy quả bóng ?

+ ĐÓ biết số quả bóng An có ta làm phép cộng.

- 1 HS đọc.

- ... Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà.

- ... Nhà An có tất cả mấy con gà?

- Vài HS nêu lại tóm tắt của bài toán.

+ ... lấy 4 cộng 4 bằng 9.

+ Vài HS nhắc lại.

- HS nghe GV hướng dẫn.

Bài giải Nhà An có tất cả là:

5 + 4 = 9 (con gà) Đáp số: 9 con gà

- 2 HS đọc lại bài giải.

- HS chú ý.

*Bài 1:

- HS đọc đề : An có 4 quả bóng,

(9)

- Hướng dẫn HS viết số thích hợp vào phần tóm tắt.

- Gọi 2 HS đọc lại phần tóm tắt.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.

- Yêu cầu HS dựa vào bài giải cho sẵn đề viết tiếp phần còn thiếu, sau đó đọc lại toàn bộ bài giải.

- Chữa bài, nhận xét.

* Bài 2 (SGK/117) - Gọi 1 HS đọc đề toán.

- GV viết tóm tắt lên bảng.

- Gọi HS nhắc lại cách trình bày bài giải.

- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.

- Chữa bài, nhận xét.

4. Củng cố, dặn dò ( 5 phút)

- Khi giải bài toán ta viết bài giải như thế nào ?

- Bài sau : Xăngtimet. Đo độ dài.

- Nhận xét tiết học

Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?

- HS viết số vào phần tóm tắt.

- 2 HS đọc.

- HS tìm hiểu bài toán.

- HS dựa vào bài giải cho sẵn đề viết tiếp phần còn thiếu, sau đó đọc lại toàn bộ bài giải.

*Bài 2:

- HS đọc đề.

- 1 HS nêu điền số vào phần tóm tắt.

- HS nhắc lại cách trình bày bài giải.

- 1 HS chữa bài, cả lớp theo dõi, nhận xét.

- HS trả lời.

-Lắng nghe --- Ngày soạn: 10 /04/2020

Ngày giảng:Thứ tư ngày 15 tháng 04 năm 2020 Học vần

BÀI 94: OANG OĂNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS đọc và viết được: oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng.

- Đọc được các câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề áo choàng, áo len, áo sơ mi.

2. Kĩ năng

- Rèn cho hs kĩ năng đọc, viết.

3. Thái độ

- Hs yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

Tranh minh họa bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ(3- 5 phút)

- HS đọc bài trong sgk - 3HS

(10)

- GV nhận xét

2. Bài mới ( 30-35phút) 2.1. Giới thiệu bài: GV nêu 2.2. Dạy vần: oang

- GV giới thiệu vần oang và ghi bảng - Đánh vần và đọc vần oang.

- Phân tích vần oang.

- Viết vần oang.

- Viết tiếng hoang.

- Đánh vần và đọc tiếng hoang.

- Phân tích tiếng hoang.

- GV viết bảng: hoang

- GV cho HS quan sát tranh vỡ hoang.

+ Tranh vẽ gì?

- GV giới thiệu về vỡ hoang.

- GV viết bảng vỡ hoang.

- Đọc: oang, hoang, vỡ hoang.

oăng (thực hiện như trên)

- So sánh vần oang với vần oăng.

- Đọc : oăng, hoẵng, con hoẵng.

* Đọc từ ứng dụng: áo choàng, oang oang, liến thoắng, dài ngoẵng.

- Đọc thầm và tìm tiếng mới.

- Đọc lại các từ ứng dụng.

3. Luyện tập a) Đọc sgk:

- Quan sát tranh câu ứng dụng và nhận xét.

- Đọc thầm câu ứng dụng tìm tiếng mới chứa vần oang. oăng.

- Đọc câu ứng dụng - Đọc toàn bài trong sgk b) Luyện viết:

- GV viết mẫu: vỡ hoang, con hoẵng.

- GV nhắc HS tư thế ngồi viêt và cách cầm bút.

- Luyện viết vở tập viết - GV chấm bài và nhận xét 3. Củng cố, dặn dò ( 3-5 phút) - Đọc lại bài trong sgk

- GV nhận xét giờ học

- Dặn HS về nhà học bài và làm bài tập.

- Xem trước bài 95.

- 5HS

- 1 vài HS nêu - HS quan sát - 5 HS

- 1 vài HS nêu

- 1 HS nêu

- 10 HS - 1HS nêu - 10 HS đọc.

- Vài HS nêu - Vài HS đọc.

- 1vài HS nêu - 1vài HS nêu - 5HS

- 10HS

- HS quan sát.

- HS thực hiện.

- HS viết bài

-Lắng nghe, thực hiện

Học vần

BÀI 95: OANH OACH (Tiết 1)

(11)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hs đọc và viết được: oanh, oach, doanh trại, thu hoạch.

- Đọc được các câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nhà máy, cửa hàng, doanh trại.

2. Kĩ năng:

- Đọc,viết nhanh, chính xác các vần, từ đã học.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học.

* QTE: Bổn phận phải ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ, biết giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà, tuổi nhỏ làm việc nhỏ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

Tranh minh họa bài học.Máy tính, điện thoại, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) - Hs đọc bài trong sgk - Gv nhận xét

2. Bài mới ( 32-35 phút) 2.1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2.2. Dạy vần:

oanh

- Gv giới thiệu vần oanh và ghi bảng - Đánh vần và đọc vần oanh.

- Phân tích vần oanh.

- Viết vần oanh.

- Viết tiếng doanh

- Đánh vần và đọc tiếng doanh - Phân tích tiếng doanh

- Gv viết bảng: doanh

- Gv cho hs quan sát tranh doanh trại.

+ Tranh vẽ gì?

- Gv giới thiệu về doanh trại.

- Gv viết bảng doanh trại

- Đọc: oanh, doanh, doanh trại.

oach (thực hiện như trên)

- So sánh vần oanh với vần oach.

- Đọc : oach, hoạch, thu hoạch.

* Đọc từ ưd: khoanh tay, mới toanh, kế hoạch, loạch xoạch.

- Đọc thầm và tìm tiếng mới.

- Đọc lại các từ ứng dụng.

3. Dặn dò (5p)

- Gọi HS đọc lại toàn bài

- 3hs

- 5hs

- 1 vài hs nêu - Hs quan sát - 5 hs

- 1 vài hs nêu

- 1 hs nêu - 10 hs - 1hs nêu - 10 hs đọc.

- Vài hs nêu - Vài hs đọc.

-3 hs đọc

(12)

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò học sinh đọc lại bài và chuẩn bị bài cho tiết học sau.

Toán

TIẾT 86: XĂNG-TI-MÉT. ĐO ĐỘ DÀI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Có khái niệm ban đầu về độ dài, tên gọi, kí hiệu của xăng- ti- mét (cm).

2. Kĩ năng: Biết đo độ dài đoạn thẳng với đơn vị là xăng- ti- mét trong các trường hợp đơn giản.

3. Thái độ: HS yêu thích và tự giác học bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Thước thẳng có vạch chia thành từng cm, máy tính, điện thoại.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: (3- 5 phút) - Gọi HS làm bài tập 2, 3 sgk.

- GV nhận xét, đánh giá 2. Bài mới ( 30-32 phút)

2.1. Giới thiệu đơn vị đo độ dài (cm) và dụng cụ đo độ dài (thước có các vạch chia thành từng cm).

- GV giới thiệu cái thước thẳng có chia vạch cm.

- GV giới thiệu đơn vị xăng- ti- mét viết tắt là cm.

- GV ghi bảng. Gọi HS đọc.

2.2. Giới thiệu các thao tác đo độ dài.

- GV hướng dẫn HS đo độ dài theo 2 bước:

+ Đặt vạch số 0 của thước trùng với 1 đầu của đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng.

+ Đọc số ghi ở vạch của thước) trùng với đầu kia của đoạn thẳng, đọc kèm theo đơn vị đo.

- GV vẽ đoạn thẳng AB dài 3 cm.

- GV vẽ đoạn thẳng MN dài 6 cm.

2.3. Thực hành:

a) Bài 1: Viết kí hiệu của xăng- ti- mét.

- Yêu cầu HS tự viết.

- Nhận xét bài viết.

b) Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc số đo.

- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, viết số đo rồi đọc số đo.

- Gọi HS đọc trước lớp.

- Nhận xét bài làm.

c) Bài 3: Đặt thước đúng ghi Đ, sai ghi S.

- Yêu cầu HS tự làm bài và chữa bài

- 2 HS làm bài giải.

- HS quan sát.

- Nhiều HS đọc.

- HS quan sát.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS tự viết bài.

- HS nêu.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Vài HS đọc.

- HS nêu.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài.

(13)

d) Bài 4: Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi viết số đo.

- Yêu cầu HS tự đo từng đoạn thẳng rồi viết số đo.

3. Củng cố, dặn dò ( 2-5 phút) - GV nhận xét giờ học

- Dặn HS về làm bài tập.

- Vài HS nêu.

-HS tự làm bài.

--- Ngày soạn: 10 /04/2020

Ngày giảng:Thứ năm ngày 16 tháng 04 năm 2020 Học vần

BÀI 95: OANH OACH (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hs đọc và viết được: oanh, oach, doanh trại, thu hoạch.

- Đọc được các câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nhà máy, cửa hàng, doanh trại.

2. Kĩ năng:

- Đọc,viết nhanh, chính xác các vần, từ đã học.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học.

* QTE: Bổn phận phải ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ, biết giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà, tuổi nhỏ làm việc nhỏ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

Tranh minh họa bài học, máy tính, điện thoại thông minh, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Luyệntập: (35p) a. Đọc sgk:

- Quan sát tranh câu ưd và nhận xét.

- Đọc thầm câu ưd tìm tiếng mới chứa vần oanh. oach.

- Đọc câu ưd.

* QTE: Bổn phận phải ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ, biết giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà, tuổi nhỏ làm việc nhỏ.

- Đọc toàn bài trong sgk b. Luyện nói:

- Nêu chủ đề luyện nói: Nhà máy, cửa hàng, doanh trại.

- Em thấy cảnh gì ở tranh?

- Trong cảnh đó em thấy những gì?

- HS quan sát - 5hs

- 10hs

- 1vài hs nêu - Vài hs nêu.

(14)

- Có ai ở đó, họ đang làm gì?

c. Luyện viết:

- Giáo viên viết mẫu: doanh trại, thu hoạch.

- Gv nhắc hs tư thế ngồi và cách cầm bút.

- Luyện viết vở tập viết - Gv chữa bài và nhận xét 2.Củng cố- dặn dò(3-5phút) - Đọc lại bài trong sgk - Gv nhận xét giờ học

- Dặn hs về nhà học bài và làm bài tập - Xem trước bài 96

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài - 1hs

-2 Hs đọc.

-Hs lắng nghe Học vần

BÀI 96: OAT OĂT (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hs đọc và viết được: oat, oăt, hoạt hình, loắt choắt.

- Đọc được các câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Phim hoạt hình.

2. Kĩ năng:

- Đọc,viết nhanh, chính xác các vần, từ đã học.

3. Thái độ: - Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

Tranh minh họa bài học, máy tính, điện thoại thông minh, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) - Hs đọc bài trong sgk - Gv nhận xét

2. Bài mới ( 32-35 phút) 2. 1.Giới thiệu bài: Gv nêu 2.2. Dạy vần: oat

- Gv giới thiệu vần oat và ghi bảng - Đánh vần và đọc vần oat.

- Phân tích vần oat.

- Viết vần oat.

- Viết tiếng hoạt

- Đánh vần và đọc tiếng hoạt.

- Phân tích tiếng hoạt - Gv viết bảng: hoạt

- Gv cho hs quan sát tranh phim hoạt hình.

+ Tranh vẽ gì?

- 3hs

- 5hs

- 1 vài hs nêu

- 5 hs

- 1 vài hs nêu

- 1 hs nêu

(15)

- Gv giới thiệu về phim hoạt hình.

- Gv viết bảng: hoạt hình - Đọc: oat, hoạt, hoạt hình.

oăt (thực hiện như trên) - So sánh vần oat với vần oăt.

* Đọc từ ứng dụng:

- lưu loát, đoạt giải, chỗ ngoặt, nhọn hoắt.

- Đọc thầm và tìm tiếng mới.

- Đọc lại các từ ứng dụng.

3. Củng cố - Dặn dò (3p) - Đọc lại toàn bài

- Gv nhận xét tiết học.

- 10 hs - 1hs nêu -5hs đọc

-5hs đọc

Toán

TIẾT 87 : LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS củng cố kt về giải toán có lời văn.Biết giải bài toán có lời văn và trình bày bài giải.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng trình bày bài giải đúng các bước.

3. Thái độ: Phát huy tính tự giác , sáng tạo của hs trong học toán.

-HS làm bài 1, 2,3 SGK/ trang 121

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Bảng phụ, BC, máy tính, điện thoại. Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)

- Xăngtimet được viết tắt như thế nào ? - Đo độ dài các đoạn thẳng sau :

... ...

- GV nhận xét.

2. Bài mới ( 32 phút)

2.1. Giới thiệu bài : Hôm nay, chúng ta học bài Luyện tập trang 121.

- Đưa tên bài lên bảng.

2.2. Luyện tập :

* Bài 1 : SGK / 121 - Gọi HS đọc bài toán.

- Gọi 1 HS đọc tóm tắt rồi viết số thích

- ... cm

- HS Thực hiện

- Cả lớp mở SGK trang 121.

*Bài 1:

- Trong vườn có 12 cây chuối, bố trồng thêm 3 cây chuối. Hỏi trong vườn có tất cả bao nhiêu cây chuối?.

- HS đọc tóm tắt rồi viết số thích

(16)

hợp vào chỗ chấm.

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?

- Muốn biết số cây chuối trong vườn có tất cả bao nhiêu ta làm phép tính gì ? - Ai nêu được câu lời giải ?

- Ai nêu được phép tính ? - Ai nêu được đáp số ?

- GV gọi 1 HS trình bày bài giải, cả lớp làm BC.

- Chữa bài, nhận xét.

* Bài 2 : SGK / 121

- GV hướng dẫn HS làm tương tự bài 1.

- Nhận xét, tuyên dương.

* Bài 3 : SGK/121 - Gọi 1 HS đọc tóm tắt.

- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán.

- Gọi 1 HS lên bảng trình bày bài giải, cả lớp làm Vở

- GV chữa bài, nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò (2- 3 phút)

- Gọi HS nhắc lại cách trình bày bài giải.

- Bài sau : Luyện tập.

- Nhận xét, tuyên dương.

hợp vào chỗ chấm.

- ... có 12 cây chuối, thêm 3 cây chuối

- ... trong vườn có tất cả bao nhiêu cây chuối?

- ... phép tính cộng.

Số cây chuối trong vườn có tất cả là:

12 + 3 = 15 (cây chuối) Đáp số : 15 cây chuối - 1 HS trình bày bài giải, cả lớp làm BC.

*Bài 2:

- HS làm tương tự bài 1.

*Bài 3:

Có : 5 hình vuông Có : 4 hình tròn

Có tất cả : ... hình vuông và hình tròn?

- HS tìm hiểu đề toán.

- HS thực hiện làm bài .

- HS nhắc lại cách trình bày bài giải.

-Lắng nghe Ngày soạn: 10 /04/2020

Ngày giảng:Thứ sáu ngày 17 tháng 04 năm 2020 Học vần

BÀI 96: OAT OĂT (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hs đọc và viết được: oat, oăt, hoạt hình, loắt choắt.

- Đọc được các câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Phim hoạt hình.

2. Kĩ năng: Đọc,viết nhanh, chính xác các vần, từ đã học.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

(17)

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

Tranh minh họa bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

3. Luyệntập (35p) a. Đọc sgk:

- Quan sát tranh câu ứng dụng và nhận xét.

- Đọc thầm câu ứng dụng tìm tiếng mới chứa vần oat. oăt.

- Đọc câu ứng dụng - Đọc toàn bài trong sgk b. Luyện nói:

- Nêu chủ đề luyện nói: Phim hoạt hình.

- Em thấy cảnh gì ở tranh?

- Trong cảnh đó em thấy những gì?

- Có ai ở đó, họ đang làm gì?

c. Luyện viết:

- Giáo viên viết mẫu: hoạt hình, loắt choắt.

- Gv nhắc hs tư thế ngồi và cách cầm bút.

- Luyện viết vở tập viết - Gv chữa bài và nhận xét 4. Củng cố- dặn dò ( 3-5 phút) - Đọc lại bài trong sgk

- Gv nhận xét giờ học

- Dặn hs về nhà học bài và làm bài tập.

- Xem trước bài 97.

- Vài hs nêu - Vài hs đọc.

- 1vài hs nêu - 1vài hs nêu - 5hs

- 10hs - 1hs nêu - 1vài hs nêu - Vài hs nêu.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài

- 1Hs

-Lắng nghe Học vần

BÀI 97: ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hs nhớ cách đọc và viết đúng các cần: oa, oe, oai, oay, oan, oăn, oang, oăng, oanh, oach, oat, oăt và các từ chứa những vần đó ở các câu, đoạn ứng dụng.

- Biết ghép các âm để tạo vần đã học.

- Biết đọc đúng các từ và câu ưd trong bài.

- Nghe và kể lại được câu chuyện Chú gà trống khôn ngoan, dựa vào tranh minh hoạ trong sgk.

2. Kĩ năng: Đọc,viết nhanh, chính xác các vần, từ đã học.

(18)

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

- Tranh ảnh minh hoạ bài học, máy tính, điện thoại, SGK.

- Bảng ôn tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) - Đọc bài trong sgk

- Viết: hoạt hình, loắt choắt.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới ( 32-35 phút) 2.1. Ôn các vần oa, oe Trò chơi: xướng- hoạ

- Gv hướng dẫn hs cách chơi - Gv tổ chức cho hs chơi - Gv tổng kết trò chơi 2.2. Học bài ôn

- Yêu cầu hs ghép các âm thành vần vào bảng ôn ở sgk.

- Đọc bài trong sgk.

- Gv đọc cho hs viết.

- Gv tổ chức cho hs thi tìm từ chứa các vần đã học.

- Yêu cầu hs đọc kq.

- Gv tổng kết cuộc thi.

3. Luyện tập ( 35 phút) a. Luỵện đọc:

- Đọc đoạn thơ ứng dụng - Gv đọc mẫu

- Luyện đọc toàn bài b. Kể chuyện:

- Gv kể câu chuỵện: Chú Gà Trống khôn ngoan.

- Gv kể lần 2 kết hợp hỏi hs:

+ Con Cáo nhìn lên cây và thấy gì?

+ Cáo đã nói gì với Gà Trống?

+ Gà Trống đã nói gì với Cáo?

+ Nghe Gà Trống nói xong Cáo đã nói gì? Vì sao Cáo lại làm như vậy?

- Gọi hs kể từng đoạn câu chuyện.

- Nhận xét, cho điểm.

c. Luyện viết:

- Hs luyện viết bài trong vở tập viết.

- Gv chữa bài và nhận xét.

- 3 hs - 2 hs

- Hs thực hiện trò chơi

- Hs làm theo cặp - Hs đọc theo cặp.

- 10 hs đọc -Hs tìm từ

- 5 hs - 5 hs đọc - Hs theo dõi

- Vài hs nêu - vài hs nêu - Vài hs kể - Vài hs nêu.

- Vài hs kể.

- Hs viết bài

(19)

4. Củng cố- dặn dò (3- 5 phút) - Đọc bài trong sgk.

- Dặn hs về nhà đọc bài, kể lại câu chuyện đã học.

- 2 hs đọc

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A.. Kĩ năng: Vận dụng làm nhanh các bài tập 3. Thái độ: Vận dụng trong thực tế.. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động

- GV: Hình ảnh, video , slide minh họa; Bài powpoint; Học trên phần mềm zoom; Máy tính, Ipad, điện thoại. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.. Hoạt động của

ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng nhóm, máy tính, ti vi III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.. Hoạt động của thầy Hoạt động của

Sự cạnh tranh này được thể hiện giữa các ngân hàng trong nước vói nhau và giữa ngân hàng trong nưóc với ngân hàng nưóc ngoài... chưa

Tích hợp GDSKSS thông qua các hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong dạy học Sinh học nói chung, phần Sinh học cơ thể nói riêng vừa giúp học sinh (HS) tiếp

Mỗi giai đoạn trải nghiệm có thể có nhiều dạng hoạt động học tập khác nhau, GV cần lựa chọn dạng hoạt động phù hợp cho mỗi giai đoạn và ghép nối các giai đoạn thành

a / Tìm các từ chỉ hoạt động trong khổ thơ trên b/ Hoạt động chạy của những chú gà con được miêu tả bằng cách nào?. Đọc khổ thơ dưới đây

Luận án sử dụng các phương pháp để đánh giá khá toàn diện và đầy đủ thực trạng quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam thông