• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO, LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ

Môn học: GDCD - Lớp 9 Thời gian thực hiện: (04 tiết) I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Khái niệm năng động, sáng tạo, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

- Ý nghĩa của năng động, sáng tạo, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả

- Làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả

- Năng động, sáng tạo, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày

- Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả

- Ý nghĩa của việc thích ứng trước những sự thay đổi trong cuộc sống; biết quản lí thời gian học tập, sinh hoạt của bản thân hiệu quả.

- Muốn làm việc năng động, sáng tạo, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả phải biết thích ứng với sự thay đổi, biết quản lí thời gian lao động một cách hiệu quả.

2. Về năng lực:

Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được vai trò của năng động, sáng tạo, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả học tập, rèn luyện để đáp ứng các nhu cầu của bản .

Năng lực phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện, tự thực hiện được các công việc, nhiệm vụ của bản thân trong học tập và sinh hoạt hằng ngày một cách năng động, sáng tạo, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

3. Về phẩm chất:

Chăm chỉ: Kiên trì, cố gắng vươn lên, làm việc năng động, sáng tạo, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đạt kết quả tốt trong học tập.

Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân.

Trách nhiệm: Năng động, sáng tạo, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Phòng học thông minh, máy tính..

- Tài liệu, hình ảnh, video có liên quan nội dung bài học - Kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, phiếu bài tập...

III. TIÊNS TRÌNH DẠY HỌC Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Bùi Thị Thu Hằng

(2)

Hoạt động 1. MỞ ĐẦU a. Mục tiêu:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp

- Tạo tình huống có vấn đề để dẫn vào bài.

b. Nội dung: GV cho hạc sinh xem video về tấm gương năng động sáng tạo của thị xã Quảng Yên- Quảng Ninh. Em Nguyễn Tuấn Linh, lớp 9A, trường THCS Hà An.

Năm học 2020-2021.

https://www.facebook.com/truyenthongquangninh/videos/241285690572227/

Thông qua đoạn video em cảm nhận như thế nào?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV cho học sinh xem video, sau đó trả lời câu hỏi

https://www.facebook.com/truyenthongquangninh/videos/241285690572227/

Thông qua đoạn video em cảm nhận như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày ý kiến của bản thân mình.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học.

Chúng ta thấy bạn Nguyễn Tuấn Linh là một tấm gương tiêu biểu về năng động sáng tạo, Nhờ có sự năng động sáng tạo, biết liên hệ từ kiến thức bài học vào thực tiễn mà bạn tạo ra một sản phẩm có ích cho xã hội.

Năng động, sáng tạo có ý nghĩa rất lớn trong học tập, lao động, công tác…Chủ động, dám nghĩ, dám làm để tìm ra cái mới hay cách làm mới áp dụng vào công việc để đạt kết quả tốt nhất là điều mà không phải ai cũng có thể làm tốt được. Vậy để tìm hiểu thế nào là năng động, sáng tạo và năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống chúng ta cùng tìm hiểu bài học.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu:

- Giúp học sinh hiểu được những tấm gương năng động, sáng tạo qua hai mẩu chuyện đã học.

- Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo.

- Biểu hiện của năng động sáng tạo.

- Ý nghĩa của năng động, sáng tạo.

- Cách rèn luyện phẩm chất năng động, sáng tạo b. Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc câu chuyện “ Nhà bác học Ê-đi-xơn” và câu chuyện “Lê Thái Hoàng một học sinh năng động, sáng tạo” trong sách giáo khoa.

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu học tập để hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm tìm ra Năng động sáng tạo và biểu hiện của năng động sáng tạo? Ý nghĩa và cách rèn luyện của năng động sáng tạo.

(3)

c. Sản phẩm:

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 2: Nội dung bài học: Khái niệm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi

1. Việc làm của Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng thể hiện phẩm chất gì?

2. Qua tìm hiểu, em hiểu thế nào là năng động, sáng tạo? Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?

3. Qua hai câu chuyện trên em rút ra bài học gì cho bản thân?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh suy nghĩ, trả lời.

- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Học sinh nhận xét phần trình bày của bạn - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề

I. Đặt vấn đề:

II- Nội dung bài học:

1. Thế nào là năng động sáng tạo

; Làm việc có chất lượng, hệu quả

- Năng động: là tích cực, chủ động, dám nghĩ dám làm.

- Sáng tạo: là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá

trị mới về vật chất, tinh thần, hoặc tìm ra các cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có.

- Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định.

Nhiệm vụ 2: Nội dung bài học: Biểu hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Thử tài hiểu biết”

Luật chơi:

+ Giáo viên chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử 5 bạn xuất sắc nhất. Tìm hiểu biểu hiện của năng động, sáng tạo, làm việc có chất lược hiệu quả và ngược lạI.

+ Thời gian:Trò chơi diễn ra trong vòng năm phút.

+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

+Tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, đúng luật.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày.

2. Biểu hiện:

- Luôn cải tiến công cụ lao động.

- Tìm tòi, học hổi cách mới trong lao động, công tác.

- Áp dụng khoa học, kĩ thuật vào trong sản xuất.

- Tìm nhiều cách để làm bài tập…

(4)

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc cá nhân - Học sinh chơi trò chơi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn -Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thứ

Hình thức Năng động, sáng tạo, làm việc có NSCLHQ

Thiếu năng động, sáng tạo.

làm việc không có NSCLHQ

Lao động

-Chủ động dám nghĩ, dám làm, tìm ra cái mới, cách làm mới, năng suất, hiệu quả cao, phấn đấu để đạt mục đích tốt đẹp.

Chất lượng hàng hoá, mẫu mã tốt, hài lòng người tiêu dùng…

-Bị động, do dự, bảo thủ, trì trệ, không dám nghĩ dám làm, né tránh, bằng lòng với thực tại…

Học tập

-Phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi, kiên trì, nhẫn nại để phát hiện cái mới. Không thoả mãn với những điều đã biết . Linh hoạt xử lí các tình huống….

-Thụ động, lười học, lười suy nghĩ, không có chí vươn lên giành kết quả cao nhất. Học theo người khác, học vẹt.

Có tư tưởng dễ làm khó bỏ…

Sinh hoạt hàng ngày

-Lạc quan, tin tưởng, có ý thức phấn đấu vươn lên vượt khó, vượt khổ về cuộc sống vật chất và tinh thần, có lòng tin, kiên trì, nhẫn nại…

-Đua đòi, ỷ lại, không quan tâm đến người khác, lười hoạt động, bắt chước người khác mà chẳng hiểu tại sao, thiếu nghị lực, thiếu bền bỉ, chỉ làm theo sự hướng dẫn của người khác…

Nhiệm vụ 2: Nội dung bài học: Ý nghĩa Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi, xem video

? Làm việc năng động, sáng tạo; năng suất, chất lượng, hiệu quả có ý nghĩa như thế nào với người lao động, đối với xã hội

? Từ đoạn video trên, theo em, nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì hậu quả sẽ như thế nào? Em hãy nêu một ví dụ cụ thể.

? Có ý kiến cho rằng, để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả thì phải làm việc có kế hoạch và phải năng động, sáng tạo. Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao?

3. Ý nghĩa

* Năng động sáng tao

- Giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được kết quả cao trong học tập, lao động và trong cuộc sống, góp phần xây dựng gia đình và xã hội.

- Tạo nên những thành tích vẻ vang, mang lại vinh dự cho cá

nhân, gđ và xã hội.

* Làm việc năng suất, chất lượng, hệu quả

- Là yêu cầu cần thiết của người lao đọng trong thời đại ngày nay.

(5)

? Nêu một số tấm gương làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả mà em biết.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời ghi ra phần giấy dành cho cá nhân.

+Thảo luận nhóm cặp đôi 1 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV:

- Yêu cầu HS cử đại diện lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc nhóm

- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Yc hs nhận xét câu trả lời.

-Gv đánh giá, chốt kiến thức.

- Góp phần nâng cao đời sống cá nhân, gia đình và xã hội.

Nhiệm vụ 2: Nội dung bài học: Cách rèn luyện

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi với kĩ thuật khăn trải bàn.

? Để làm việc năng động, sáng tạo; có năng suất, chất lượng, hiệu quả người lao động phải làm gì.

? Để làm việc năng động, sáng tao; có năng suất, chất lượng, hiệu quả, là học sinh em cần làm gì.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời ghi ra phần giấy dành cho cá nhân.

+Thảo luận nhóm 2 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập chung của nhóm

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV:

- Yêu cầu HS cử đại diện lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc nhóm.

- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm

3.Rèn luyện tính năng động, sáng tạo :

* Năng động, sáng tạo

- Năng động, sáng tạo là kết quả của sự rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống.

- Để trở thành người năng động, sáng tạo mỗi học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình và cần vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống

* Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

- Người lao động

+ Lao động tự giác, có kỉ luật, + Luôn luôn năng động, sáng tạo.

+ Tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khoẻ, đạo đức nghề nghiệp …

- Học sinh

+ Học tập tự giác, tự chủ, có

(6)

vụ

-Yc hs nhận xét câu trả lời.

- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:

+ Kết quả làm việc của học sinh.

+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.

Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

kế hoạch.

+ Tìm tòi, sáng tạo, say mê trong học tập.

+ Có lối sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội…

Hoạt động 3. LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để làm được các bài tập qua đó thực hiện phẩm chất NĐ,ST và làm việc có CLHQ

b. Nội dung:

BT1: Tìm những câu thể hiện tính năng động, sáng tạo hoặc không năng động, sáng tạo?

1. Cô giáo Hà luôn tìm tòi phương pháp dạy học môn GDCD để học sinh ham thích học.

2. Bác Mai vươn lên làm giàu để thoát khỏi cảnh đói nghèo.

3. Anh Hùng bị mù cả hai mắt mà vẫn hát hay, đàn giỏi.

4. Toàn thường xuyên không làm bài tập vì cho rằng bài khó thì thôi.

Bài 3: (SGK – 30)

Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính năng động, sáng tạo:

1. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình 2. Dám làm những việc khó khăn mà người khác né tránh

3. Biết suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau trong công việc và học tập

4. Có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến riêng của mình 5. Chỉ làm theo những điều đã được hưỡng dẫn, chỉ bảo Bài tập 1: (SGK - 33)

Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Vì sao?

a. Trong giờ kiểm tra, chưa đọc kĩ đề bài Nam đã vội làm bài ngay

b. Hà thường sắp xếp thời gian, kế hoạch học tập một cách hợp lí vì vậy đạt được kết quả cao trong học tập

c. Anh Phong cho rằng, để nâng cao hiệu quả sản xuất thì cần phải tăng nhanh số lượng sản phầm trong một đơn vị thời gian

d. Chị Thủy thường tranh thủ thời gian để hoàn thành tốt công việc trong thời gian ngắn nhất

e. Anh Tân bảo vệ luận án trước thời hạn và đạt kết quả xuất sắc

* Bài tập 2: (SGK – 30)

Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây? Vì sao?

a. Học sinh nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được

b. Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài

c. Chỉ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mới cần đến sự năng động

d. Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của con người trong nền kinh tế thị trường

e. Người càng năng động, sáng tạo thì càng vất vả

(7)

f. Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của người lao động trong mọi thời đại

* Trò chơi: Ô chữ bí mật

c. Sản phẩm:

BT1: Những câu thể hiện tính năng động, sáng tạo hoặc không năng động, sáng tạo:1,2,3

Bài 3: (SGK – 30): Những hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính năng động, sáng tạo: 2,3,4

Bài tập 1: (SGK - 33): Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả:b, c,d,e. Vì đó là biểu hiện của việc tích cực, chủ động, luôn tích cực suy nghĩa tìm tòi...

Bài tập 2: (SGK – 30): Em không tán thành với những quan điểm nào sau:

a,b,c,e vì đó là biểu hiện thiếu năng động, sáng tạo, làm cho quá trình học tập , lao động không có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Tán thành với các quan điểm còn lại....

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv giao nhiệm vụ bài tập cho hs

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ -HS thảo luận theo nhóm bàn

- Tham gia phần chơi ô chữ bí mật

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Hs báo báo kết quả

- Hs khác lắng nghe, bổ sung, phản biện HS viết đúng hình thức và dung lượng Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động.

Hoạt động 4. VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn được xác định trong mục tiêu nhuwNawng lực tự chủ và tự học, năng

(8)

lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản than….thông qua các đơn vị kiến thức đã học trong chủ đề vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.

b. Nội dung:

*C Kể chuyện các tấm gương năng động, sáng tạo, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả:

+ Nhóm 1. Tấm gương trong lao động, sản xuất + Nhóm 2. Tấm gương trong thể thao

+ Nhóm 3, Tâm gương trong nhà trường

? Học được gì từ tấm gương đó.

* Thảo luận vấn đề sau:

Hiện nay trong HS chúng ta còn có hiện tượng học vẹt, lười suy nghĩ trong học tập nên kết quả chưa cao.

Theo em ta nên làm như thế nào để khắc phục hiện tượng đó?

? Xem xét hiện tượng trong học sinh nói chung và HS ở trong lớp nói riêng có hiện tượng đó không? Mức độ thế nào? Tác hại ra sao? hướng giải quyết?

* Lập kế hoạch: Hãy nêu một khó khăn mà em đã gặp phải trong học tập hoặc trong cuộc sống và tự xây dựng kế hoạch để khắc phục khó khăn đó.

* Sắm vai các tình huống sau:

Tình huống 1( tổ 1): Để tranh thủ thời gian trong tiết học Lịch sử, Minh thường đem bài tập của môn khác ra làm.

Tình huống 2 ( tổ 2)

Giờ học nhóm, trong khi các bạn đang tập trung suy nghĩ, tranh luận về cách giải bài tập toán thì Tú lại lơ đãng, ngồi ngáp vặt hoặc vẽ lung tung ra giấy. Khi các bạn giải toán xong, Tú chỉ việc chép lại vào vở.

Tình huống 3 ( tổ 3)

Hôm nay đến phiên Lâm và Hùng làm trực nhật lớp. Lâm đến lớp sớm, vừa làm vừa chơi, lại không đem theo khẩu trang chống bụi và không vẩy nước rước khi quét. Tùng đến sau, bảo Lâm: Sao cậu làm chậm thế, phải làm nhành lên chứ! Tùng quét lấy quét để rất nhanh làm bụi bay mù mịt, nhưng bỏ sót nhiều chỗ không quét, giẻ lau không giặt sạch nên bảng đen trông lem nhem rất xấu.

Tình huống 4 ( tổ 4):

Vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên anh Văn cho rằng mình cần phải làm bất cứ cách nào để tăng thu nhập.

? Trình bày các sản phẩm thể hiện sự năng động, sáng tạo, có chất lượng, hiệu quả: Đồ dùng học tập, trang trí thiếp, góc học tập, lãng hoa...( Lưu ý các nhóm được tự do lựa chọn sản phẩm sáng tạo nhưng không có sự trùng lập ý tưởng)

c. Sản phẩm:

- HS sưu tầm và kể được tấm gương, bày tỏ tình cảm, thái độ trân trọng, học tập các tấm gương NĐ, ST, LV có NSCLHQ.

- Đưa ra được quan điểm: không đồng tình với lối học vẹt, thụ động, thiếu NĐ, ST dẫn đến thiếu NSCLHQ, phê phán vfa có hướng giải quyết khắc phục vấn đề này.

- Lập được kế hoạch

- Sắm vai các tình huống và đưa ra cách giải quyết quyết tình huống

(9)

- Trình bày các sản phẩm thể hiện sự năng động, sáng tạo, có chất lượng, hiệu quả: Đồ dùng học tập, trang trí thiếp, góc học tập, lãng hoa...

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Hs nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ Gv giao nhiệm vụ, HS nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Sắm vai các tình huống

- Báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.

- Tham gia thảo luận, phân tích và trả lời các câu hỏi tìm hiểu phần nội dung và chuẩn bị các câu hỏi cho các nhóm khác.

- Làm sản phẩm, tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá

sản phẩm của các nhóm khác.

- Đưa ra câu hỏi cho các nhóm bạn nếu có thắc mắc…

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Hs báo báo kết quả

- Hs khác lắng nghe, bổ sung, phản biện HS viết đúng hình thức và dung lượng Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động.

https://www.facebook.com/truyenthongquangninh/videos/241285690572227/

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Lập kế hoạch học tập rõ ràng, chi tiết, phù hợp với năng lực bản thân. + Tự đặt ra phần thưởng cho bản thân khi đạt được mục tiêu học tập và hình phạt khi không đạt

Điều này hoàn toàn khác với đáp án vì đáp án không chú trọng yêu cầu về kĩ năng tạo lập văn bản mà chỉ tập trung vào các yêu cầu chi tiết về nội dung đối với một đề bài

Kỹ năng: - Phát hiện được những sai sót của hs qua việc giải hệ phương trình bằng các phương pháp thế, cộng đại số, đặt ẩn phụ và giải bài toán bằng cách lập

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập; tự đánh giá bản thân trong mối quan hệ với gia đình; biết bảy tỏ sự quan

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập; tự đánh giá bản thân trong mối quan hệ với gia đình; biết bảy tỏ sự quan

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập; tự đánh giá bản thân trong mối quan hệ với gia đình; biết bảy tỏ sự quan

-Thực hiện được một số việc tự phục vụ trong học tập và sinh hoạt ở trường -Hình thành cho HS năng lực tự chủ qua việc tự lực, tự giác trong học tập và rèn luyện, thể

-Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác, về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động... -Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và