• Không có kết quả nào được tìm thấy

DIỄN BIẾN CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "DIỄN BIẾN CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHIẾU HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC MÔN LỊCH SỬ: KHỐI 7

TUẦN 19, TIẾT 38 BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418- 1427) TIẾP THEO

HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC TÀI LIỆU VÀ THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT: theo công văn 4040 của BGD- ĐT

- Lập niên biểu và tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên sơ đồ: từ lập căn cứ lực lượng xây dựng, chống địch vây quét và mở rộng vừng hoạt động ở miền Tây Thanh Hóa cho đến chuyển căn cứ vào Nghệ An, mở vùng giải phóng và Tân Bình Thuận Hóa rồi phản công diệt viện và giải phóng đất nước.

- Nhớ tên một số nhân vật và địa danh. Lịch sử cùng với những chiến công tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa

- Hiểu được nguyên nhân thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Minh Câu hỏi cũng cố kiến thức cho học sinh:

II. DIỄN BIẾN CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN.

1/ Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra bắc (1424- 1426):

Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ những thắng lợi đầu tiên của cuộc khởi nghĩa chính là giải phóng Nghệ An (năm 1424)

- Em biết gì về Nguyễn Chích? Cho biết vì sao Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An? Kế hoạch đó đem lại kết quả gì?

- Lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu sau khi thực hiện kế hoạch của Nguyễn Chích

Thời gian Sự kiện

2/ Trận Tốt Động-Chúc Động (cuối năm 1424):

Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ được diến biến, kết quả trận Tốt Động – CHúc Động và Chi Lăng – Xương Giang

- Trình bày diễn biến, kết quả trận Tốt Động – Chúc Động.

- Trận thắng này có ý nghĩa như thế nào.

3/ Trận Chi Lăng- Xương Giang (Tháng 10- 1427)

Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ được diến biến, kết quả trận Chi Lăng – Xương Giang.

- Trình bày diễn biến, kết quả trận Chi Lăng – Xương Giang.

- Em có nhận xét gì về những thắng lợi chúng ta đã đạt được qua đoạn Bình Ngô đại cáo?

(2)

HOẠT ĐỘNG 2: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TỰ HỌC

Sau khi trả lời các câu hỏi ở các mục, học sinh ghi ra được nội dung bài học gồm các nội dung:

Nội dung bài học:

1/ Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra bắc (1424- 1426)

Thời gian Sự kiện

1424 Giải phóng Nghệ An

1425 Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa

1426 Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động 2/ Trận Tốt Động- Chúc Động (cuối năm 1426):

a) Hoàn cảnh:

- 10/1426, 5 vạn viện binh do vương Thông chỉ huy đã đến Đông Quan.

- Ta đặt phục binh ở Tốt Đông, Chúc Động.

b) Diễn biến:

- 7/11/1426 Vương Thông quyết định tấn công Cao Bộ (Chương Mĩ- Hà Tây).

- Quân ta từ mọi phía xông vào địch

c) Kết quả: 5 vạn quân địch tử thương, Vương Thông chạy về Đông Quan.

-> Đẩy giặc lún sâu vào thế bị động, lúng túng, ta chủ động...

3/ Trận Chi Lăng- Xương Giang (Tháng 10- 1427) a/ Chuẩn bị:

- Địch: 15 vạn viện binh từ TQ kéo vào nước ta.

- Ta: Tập trung lực lượng tiêu diệt quân Liễu Thăng trước b) Diễn biến:

- 8/10/1427 Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta đã bị phục kích và bị giết ở ải Chi Lăng

- Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang liên tiếp bị phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát

- Biết Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạnh vội vã rút quân về nước.

c) Kết quả:

- Liễu Thăng, Lương Minh bị tử trận, hàng vạn tên địch bị chết - Vương Thông xin hoà, mở hội thề Đông Quan, rút khỏi nước ta

Bài tập: Trắc nghiệm khách quan

(3)

Câu 1: Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, ai là người đã đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An?

A. Nguyễn Trãi B. Lê Lợi C. Nguyễn Chích D. Trần Nguyên Hãn Câu 2: Vào thời gian nào nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng (Thọ Xuân – Thanh Hóa)?

A. Vào ngày 12 tháng 9 năm 1424 B. Vào ngày 12 tháng 10 năm 1424 C. Vào ngày 10 tháng 12 năm 1424 D. Vào ngày 9 tháng 12 năm 1424

Câu 3: Từ tháng 10.1424 đến tháng 8.1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phòng khu vực rộng lớn từ đâu đến đâu?

A. Từ Nghệ An vào đến Thuận Hóa B. Từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân C. Từ Thanh Hóa vào đến Quảng Nam D. Từ Nghệ An vào đến Quảng Bình

Câu 4: Tháng 9.1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân đến đâu?

A. Vào Miền Trung B. Vào Miền Nam

C. Ra Miền Bắc D. Đánh thẳng ra Thăng Long

Câu 5: Với thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn, quân Minh phải rút về đâu để cố thủ?

A. Nghệ An B. Thanh Hóa C. Đông Quan D. Đông Triều Câu 6: Tháng 10.1426, 5 vạn viện binh của giặc do tướng nào chỉ huy kéo vào Đông Quan?

A. Trương Phụ B. Liễu Thăng C. Mộc Thạnh D. Vương Thông Câu 7: Vương Thông đã quyết định mở cuộc phản công đánh vào chủ lực của nghĩa quân Lam Sơn ở đâu?

A. Cao Bộ (Chương Mi, Hà Tây) B. Đông Quan

C. Đào Đặng (Hưng Yên) D. Tất cả các vùng trên

Câu 8: Chiến thắng nào của nghĩa quân đã làm cho 5 vạn quân Minh bị tử thương?

A. Cao Bộ B. Đông Quan

C. Chúc Động – Tốt Động D. Chi Lăng – Xương Giang

Câu 9: Vào thời gian nào 15 vạn quân viện binh của Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta?

A. Tháng 10 năm 1426 B. Tháng 10 năm 1427 C. Tháng 11 năm 1427 D. Tháng 12 năm 1427

Câu 10: Khi Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, chúng đã bị nghĩa quân phục kích và giết ở đâu?

A. Ở Nam Quan B. Ở Đông Quan C. Ở Vân Nam D. Ở Chi Lăng

Câu 11: Tên tướng nào đã thay Liễu Thăng chỉ huy quân Minh tiến vào Đông Quan?

A. Lý Khánh B. Lương Minh C. Thôi Tụ D. Hoàng Phúc

Câu 12: Vì sao quân ta phải chiếm thành Xương Giang trước khi viện binh của giặc đến?

A. Để chủ động đón đoàn quân địch

(4)

B. Không cho giặc có thành trú đóng, phải co cụm giữa cánh đồng C. Lập phòng tuyến, không cho giặc về Đông Quan

D. Câu a và c đúng

Câu 13: Chiến thắng Xương Giang, nghĩa quân Lam Sơn đã tiêu diệt bao nhiêu tên địch?

A. 15 vạn B. Gần 5 vạn C. Gần 10 vạn D. 20 vạn

Câu 14: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống câu sau đây: “Nghe tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thanh bị tiêu diệt hoàn toàn, Vương Thông ở …. (1)… vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận ….(2)…. Để được an toàn rút quân về nước””.

A. 1) Đông Quan 2) Đầu hàng không điều kiện B. 1) Chi Lăng 2) thua đau

C. 1) Đông Quan 2) Mở hội thề Đông Quan D. 1) Xương Giang

Câu 15: Hội thề Đông Quan diễn ra vào thời gian nào?

A. Ngày 10 tháng 12 năm 1427 B. Ngày 12 tháng 10 năm 1427 C. Ngày 3 tháng 1 năm 1428 D. Ngày 1 tháng 3 năm 1428

Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi chép:

Học sinh làm các câu hỏi vào vỡ theo yêu cầu gồm:

II. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

1/ Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra bắc (1424- 1426).

2/ Trận Tốt Động- Chúc Động (Cuối năm 1426).

3/ Trận Chi Lăng- Xương Giang (Tháng 10- 1427) Học sinh làm bài tập.

Lưu ý: học sinh ghi chép lại các câu hỏi thắc mắc, trở ngại của học sinh sau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Trường:

Lớp:

Họ tên học sinh:

Môn học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

Lịch sử 7

II.

1/

2/

3/

Chuẩn bị nội dung làm bài tâp.

(5)

Học sinh chuẩn bị bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427) Tiếp theo - Học sinh đọc trước bài và trả lời các câu hỏi sau:

1/ Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

2/ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử gì.

Liên hệ giáo viên bộ môn: Nguyễn Thị Kim Loan Môn dạy: Sử - GDCD

Điện thoại: 0385957581

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Sau cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng, nước ta lại bị các triều đại phong kiến phương Bắc tiếp tục thống trị với các chính sách rất dã man, tàn bạoa. -Tuy bị

+Nhà Đường cho sửa sang đường giao thông từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình đến các quận,huyện... Vì sao Nhà Đường lại cho sửa sang đường

Nguyễn Trãi khắc sâu lời cha dặn: “con trở về lập chí, rửa nhục cho nước, trả thù cho cha, như thế mới là đại hiếu”, sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc

+ Lối chiến thuật đúng đắn của những người lãnh đạo khởi nghĩa Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã biết dựa vào dân đưa cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng

-Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn trong thời kì này từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ở miền tây Thanh Hóa tiến tới làm chủ một vùng rộng lớn ở miền Trung và bao

“Trong hội thề Vương Thông cam kết rút quân về nước, không dám ngoan cố chờ đợi viện binh, và trên đường rút quân không được cướp bóc nhân dân. Về phía ta, Lê Lợi bảo

Thời cơ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng trong cả nước được Đảng ta xác định trong thời gian nào?. ☐ Trước khi Nhật đầu

- Trong suốt thời kì Bắc thuộc, hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn, nhỏ của người Việt đã bùng nổ, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai