• Không có kết quả nào được tìm thấy

Những hoạt động quản lý đào tạo theo cách tiếp cận này ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Những hoạt động quản lý đào tạo theo cách tiếp cận này ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO THEO CÁCH TIẾP CẬN BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CẤP CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA AUN-QA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN,

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TS. Cao Thị Châu Thủy* Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM

Tóm tắt: Bộ tiêu chuẩn đánh giá cấp chương trình đào tạo theo AUN-QA là cơ sở định hướng, hướng dẫn cho các đối tượng liên quan đến quản lý hoạt động đào tạo được làm tường minh về cơ sở lý luận trong bài viết. Những hoạt động quản lý đào tạo theo cách tiếp cận này ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cũng được nhận định cần được cải thiện. Trên cơ sở đó, một số kiến nghị được tác giả đề xuất để cách tiếp cận trong quản lý đào tạo theo AUN-QA vận hành hiệu quả hơn.

Từ khóa: đào tạo, quản lý, AUN-QA

1. Đặt vấn đề

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang phát triển theo xu hướng nền kinh tế tri thức chiếm tỷ lệ cao, thì vai trò của giáo dục ngày càng trở nên quan trọng.

Mục tiêu của giáo dục đại học Việt Nam là đào tạo người học trở thành một lực lượng lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến thức và năng lực thực hành tương xứng với trình độ đào tạo để phục vụ cho xã hội. Để đạt được yêu cầu trên, trường đại học phải thực hiện tốt các khâu từ xác định mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo đến quá trình đào tạo cũng như hoạt động quản lí đào tạo. Hoạt động đào tạo ảnh hưởng lớn đến “sản phẩm” đầu ra - chất lượng của lực lượng lao động, vì đây là quá trình người học chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và nâng cao thái độ, ý thức thông qua hoạt động giảng dạy, học tập và đánh giá của giảng viên và người học.

Song song với hoạt động đào tạo, hoạt động quản lí đào tạo cũng cần được tiến hành đồng thời. Theo Berit Karseth (2006) mục đích của quản lý đào tạo nói chung là nhằm đảm bảo rằng tất cả người học lĩnh hội được nhiều nhất những kiến thức mà họ xứng đáng được nhận. Bên cạnh đó, hoạt động quản lí đào tạo cũng nhằm đảm bảo cho người học sử dụng được tất cả kiến thức, kỹ năng họ đã học được, để sau này làm tốt công việc của mình khi ra trường (Middlewood & Burton, 2001). Như vậy có thể nói, hoạt động quản lí đào tạo tốt, có hiệu quả sẽ góp phần đảm bảo hoạt động đào tạo đạt được mục đích, mục tiêu đặt ra, tức là đảm bảo “đầu ra” - người học đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

* Email: chauthuy@hcmussh.edu.vn

(2)

Thực tiễn và các lý thuyết quản lý giáo dục đào tạo đã chỉ ra nhiều cách thức, mô hình, công cụ và những cách tiếp cận khác nhau để quản lý hoạt động giáo dục, đào tạo như quản lý theo chức năng, mục tiêu, nội dung, tổng thể theo phương pháp kinh tế, hành chính, tâm lý,… Bên cạnh đó những năm gần đây, để cải tiến phát triển giáo dục và đào tạo theo xu hướng phát triển chung của khu vực và thế giới, các nhà giáo dục, quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu,… đã có những cách tiếp cận quản lý theo những bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo như của ABET, AUN-QA,…

Vậy quản lý hoạt động đào tạo theo cách tiếp cận Bộ tiêu chuẩn AUN-QA là như thế nào? Thực tế hoạt động này đang diễn ra tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM ra sao? Những kiến nghị, đề xuất nào cần được đưa ra để cải tiến cách tiếp cận này ở hoạt động quản lý đào tạo? Đây là những vấn đề đặt ra mà bài viết mong muốn giải quyết.

2. Hoạt động đào tạo

Thông tin phản hồi

Hình 1. Mô hình tổng thể quá trình đào tạo

Dựa vào Mô hình tổng thể quá trình đào tạo của Trần Khánh Đức (2019), chúng ta có thể nhận thấy về cấu trúc quá trình, đào tạo có hai nhóm nội dung, nhiệm vụ cơ bản thường được đề cập là: (1) Công tác đào tạo là những công việc phục vụ, hỗ trợ để quá trình đào tạo đạt được mục tiêu đặt ra, với những nhóm công việc liên quan đến

- SV và HV - GV - Chương trình - Trang thiết bị và tài liệu/học liệu - Cở sở vật chất - Nguồn tài chính

- Hiện trạng cuộc sống và việc làm - Thích ứng xã hội và nghề nghiệp - Thu nhập - Phát triển cá nhân và ngh nghiệp - Tự tạo việc làm

- Các hoạt động và đánh giá

- Dạy – học - Nghiên cứu KH&CN - Dịch vụ -…..

- Kiến thức, kỹ năng, thái độ xã hội – nghề nghiệp

- Năng lực sống và lao động hành nghề - Sức khỏe/Hiểu biết bản thân – xã hội

- Ngoại ngữ, đa văn hóa - Kỹ năng sử dụng máy tính

Đầu vào Quá trình đào tạo Tham gia xã hội và thị

trường lao động Kết quả đào tạo

(3)

“đầu vào”, “đầu ra” và “theo dõi kết quả” và (2) Quá trình đào tạo là quá trình thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập để đạt được mục tiêu đặt ra.

Trên cơ sở đó chúng ta nhận thấy rằng, các khái niệm đào tạo thường định nghĩa ở nội dung “quá trình đào tạo”. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002) định nghĩa “Đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho con người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và có khả năng nhận một sự phân công nhất định, góp phần của mình vào sự phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của nhân loại”. Theo Ủy ban dịch vụ nhân lực của Vương quốc Anh (Manpower Services Commission- MSC, U.K., 1981, trích dẫn trong Masadeh, Mousa 2012), đào tạo là

“một quá trình thực hiện kế hoạch để thay đổi thái độ, kiến thức và kỹ năng thông qua quá trình học tập để thực hiện có hiệu quả đối với bất cứ hoạt động hoặc phạm vi hoạt động nào. Mục đích là để phát triển khả năng của cá nhân và đáp ứng nhu cầu nhân lực của các tổ chức trong các hoàn cảnh làm việc ở hiện tại và tương lai”. Đây là hai định nghĩa không chỉ làm rõ được nội hàm của hoạt động đào tạo mà còn có thể phân biệt với các khái niệm khác - có một số khía cạnh giống với nó như khái niệm giáo dục.

3. Quản lý hoạt động đào tạo theo cách tiếp cận Bộ tiêu chuẩn đánh giá cấp chương trình đào tạo của AUN-QA

Quản lý đào tạo đại học là “quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (gồm các cấp quản lý khác nhau từ Ban Giám hiệu, các phòng, khoa, đến tổ bộ môn và từng giảng viên) lên các đối tượng quản lý (bao gồm giảng viên, sinh viên, cán bộ quản lý cấp dưới và cán bộ phục vụ đào tạo) thông qua việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lí nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường” (Lê Quang Sơn, 2010).

Dựa vào cơ sở lý luận ở mục 2 về hoạt động đào tạo đã được làm rõ, so sánh các nội dung/hoạt động đào tạo đại học với Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cấp chương trình đào tạo (CTĐT) của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA), phiên bản 3.0 năm 2015, chúng ta nhận thấy chúng có sự tương đồng về mặt cấu trúc nội dung liên quan đến hoạt động đào tạo. Nhận định ở tài liệu hướng dẫn đánh giá chất lượng cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN-QA phiên bản 3.0 thì “Mô hình Đảm bảo chất lượng (ĐBCL) cấp CTĐT theo AUN-QA tập trung vào chất lượng của các hoạt động đào tạo ở những khía cạnh: chất lượng đầu vào, chất lượng quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra”.

(4)

Hình 2. Mô hình ĐBCL cấp CTĐT theo AUN-QA (phiên bản 3)

Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN- QA phiên bản 3 có 11 tiêu chuẩn: (1) kết quả học tập mong đợi; (2) Mô tả CTĐT; (3) cấu trúc và nội dung CTĐT; (4) Phương thức dạy và học; (5) Kiểm tra, đánh giá; (6) Chất lượng giảng viên; (7) Chất lượng đội ngũ cán bộ hỗ trợ; (8) Chất lượng SV và các hoạt động hỗ trợ SV; (9) Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị; (10) Nâng cao chất lượng; và (11) Đầu ra. Dựa trên bộ tiêu chí này các đơn vị “tự đánh giá chất lượng hoạt động đào tạo của đơn vị, có thể là ở cấp trường, cấp hệ thống hay cấp CTĐT. Đó chính là hoạt động rà soát nhằm chẩn đoán và đánh giá các hoạt động giảng dạy, học tập và kết quả đầu ra, dựa trên việc xem xét cẩn thận cấu trúc và nội dung chương trình, các nguồn lực cũng như hiệu quả hoạt động của một đơn vị, một hệ thống và một CTĐT” (Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo, 2015). Tất cả các nội dung/hoạt động đào tạo được kiểm tra đánh giá theo chu trình PDCA cụ thể: P- Plan (nội dung/hoạt động đó có được lập kế hoạch không?); D- Do (nội dung/hoạt động đó được thực hiện như thế nào?); C- Check (nội dung/hoạt động đó có được kiểm tra giám sát hay không?);

A- Act ( Khi nhận diện được thực trạng (ưu điểm và tồn tại) từ hoạt động kiểm tra, giám sát có đề xuất các giải pháp, cách thức, công cụ,… để cải tiến không?). Như vậy, Bộ tiêu chuẩn đánh giá cấp CTĐT của AUN-QA là cơ sở, là những mốc chuẩn để các tổ chức không chỉ nhận diện, đánh giá được tình hình thực tế mà còn đưa ra được các giải pháp, cách thức cải tiến có cơ sở khoa học và tính thực tiễn để đạt được mục tiêu của cơ sở/đơn vị đào tạo. Điều này được Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo (2015) khẳng định “báo cáo tự đánh giá là khởi điểm cho hoạt động phối hợp cải tiến chất lượng giữa ủy ban rà soát và khoa”.

Ở góc nhìn sử dụng Bộ tiêu chuẩn này như một cách thức, công cụ để quản lý hoạt động đào tạo như sau: Do Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng CTĐT của AUN-QA có những tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể có thể đo lường, đánh giá mức độ thực hiện, đạt được của các tổ chức giáo dục đào tạo như đã trình bày ở trên nên Bộ tiêu chuẩn này như là

(5)

công cụ hỗ trợ hướng dẫn để các nhà quản lý thu thập thông tin, dữ liệu dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí đo lường được để biết thực trạng hoạt động đào tạo của cơ sở hiện trạng như thế nào? Cần phải đạt được ở mức nào thì đáp ứng yêu cầu chung của khu vực và thế giới trong hoạt động đào tạo? Cần phải cải thiện những nội dung/hoạt động đào tạo nào để đáp ứng yêu cầu của khu vực và thế giới?... Khi xác định được mục tiêu, nhận diện được những vấn đề/nội dung cần phải được cải thiện thì các chủ thể quản lý sẽ tác động vào đối tượng quản lý bằng các phương thức, công cụ để đạt được mục tiêu đặt ra. Như vậy bộ công cụ này hỗ trợ người quản lý các cấp từ Ban Giám hiệu, các phòng, khoa, đến tổ bộ môn và từng giảng viên nhận biết được điểm mạnh, điểm hạn chế của cơ sở, cũng như biết yêu cầu chi tiết cụ thể cần phải thực hiện ở các nội dung công việc đào tạo và các đối tượng thực hiện trực tiếp, gián tiếp và quản lý hoạt động đào tạo; từ đó thúc đẩy việc xác định các giải pháp, các kế hoạch để cải thiện hoạt động đào tạo đạt được mục tiêu.

4. Thực tế quản lý hoạt động đào tạo theo cách tiếp cận Bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo của AUN-QA tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cấp CTĐT của AUN-QA là một trong các công cụ hỗ trợ cho hoạt động quản lý hoạt động đào tạo tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG- HCM, bên cạnh Bộ tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hệ thống dữ liệu tự đánh giá và cơ chế hoạt động theo PDCA. Đối tượng sử dụng trực tiếp Bộ công cụ này là Phòng KT&ĐBCL và Tổ ĐBCL ở các khoa/bộ môn (khối chuyên môn), các phòng/ban (khối hành chính).

Các đối tượng trên sử dụng Bộ tiêu chuẩn đánh giá cấp CTĐT của AUN-QA để có cơ sở cho việc đối sánh thực tế với yêu cầu đặt ra để thực hiện chu trình PDCA đối với quản lý hoạt động đào tạo. Với sự hỗ trợ của các chuyên gia, các Tổ ĐBCL tự rà soát, đánh giá hoạt động đào tạo của Khoa/Bộ môn dựa trên Bộ tiêu chuẩn đánh giá CTĐT của AUN-QA để từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp và chính sách cải tiến hoạt động đào tạo. Hoạt động này được thực hiện hàng quý, đây được xem là hoạt động thường xuyên của các khoa/bộ môn tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM. Cụ thể, dựa vào quá trình đào tạo và nội dung của bộ tiêu chuẩn, có 4 nhóm nội dung lớn được tiến hành thực hiện (Sổ tay Đảm bảo chất lượng, 2019):

4.1. Đối với hoạt động giám sát và cải tiến chương trình đào tạo, đầu vào và đầu ra Tổ ĐBCL có thể sử dụng Bộ tiêu chuẩn đánh giá cấp CTĐT AUN-QA, phiên bản mới nhất (phiên bản 3) để giám sát, tự đánh giá CTĐT (Tiêu chuẩn 1-3) và đầu ra (Tiêu chuẩn 11) của đơn vị, định kỳ 2 năm/lần phải rà soát và điều chỉnh CTĐT sau các đợt tổ chức tọa đàm với cựu SV và nhà tuyển dụng theo quy định chung của Trường.

Phòng KT&ĐBCL có xây dựng các biểu mẫu để giám sát, tự đánh giá chất lượng CTĐT theo chuẩn AUN-QA định kỳ 2 năm/lần và tỉ lệ tốt nghiệp hàng năm.

(6)

Bảng 1. Tự đánh giá chương trình đào tạo theo AUN-QA Điều chỉnh CTĐT năm…. Tóm tắt nội dung

điều chỉnh cụ thể Lý do điều chỉnh và ý kiến của bên liên quan Điều chỉnh nội dung CTĐT (bổ

sung, thay đổi môn học, module bắt buộc, tự chọn,…)

Điều chỉnh cấu trúc, số tín chỉ,…

Điều chỉnh khác

Tương tự như vậy, có thể lập bảng tự đánh giá đối với Tiêu chuẩn 2 và Tiêu chuẩn 3.

Riêng đối với đầu ra, cần thống kê theo bảng để giám sát, đánh giá, đồng thời lập kế hoạch và thực hiện cải tiến.

4.2. Đối với hoạt động giám sát và cải tiến dạy học và kiểm tra đánh giá người học Việc giám sát, tự đánh giá hoạt động dạy-học và kiểm tra đánh giá có thể vừa căn cứ vào kết quả khảo sát môn học hàng học kỳ, kết quả dự giờ giảng hàng năm học, vừa có thể dựa vào Tiêu chuẩn 4 và Tiêu chuẩn 5 của AUN-QA để xem xét các đề cương chi tiết môn học, các đề thi, hình thức kiểm tra đánh giá hàng học kỳ. Chẳng hạn có thể sử dụng Bảng 2 sau đây để theo dõi hình thức trình bày về mục kiểm tra đánh giá trong các đề cương môn học cũng như xem xét khi duyệt đề thi:

Bảng 2. Giám sát, cải tiến dạy học, kiểm tra đánh giá Nội dung giám sát, điều chỉnh Kế hoạch điều chỉnh,

cải tiến Kết quả điều chỉnh Các đề cương chi tiết môn học

Các hoạt động dạy và học (đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học) Nội dung kiểm tra đánh giá

Chấm điểm và giải đáp thắc mắc Phê duyệt đề thi

Nội dung khác liên quan

4.3. Đối với hoạt động giám sát và cải tiến chất lượng đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất

Việc giám sát, tự đánh giá nguồn lực phục vụ đào tạo có thể dựa vào Tiêu chuẩn 6, 7 và 9 của AUN-QA để xem xét các hoạt động phát triển số lượng và chất lượng nguồn lực tương ứng. Các bảng biểu cũng được xây dựng, chẳng hạn có thể sử dụng Bảng 3 sau đây để theo dõi và thực hiện điều chỉnh, cải tiến:

(7)

Bảng 3. Giám sát, cải tiến chất lượng đội ngũ, cơ sở vật chất Nội dung giám sát, điều chỉnh Kế hoạch điều chỉnh,

cải tiến Kết quả điều chỉnh Kế hoạch nhân sự và chuẩn bị nguồn bổ

sung GV

Hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ GV về chuyên môn

Hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ GV về năng lực sư phạm

Số lượng và chất lượng đội ngũ phục vụ đào tạo của Khoa/Bộ môn

Xem xét phản hồi về số lượng và chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị

Có các biểu mẫu được thiết kế để giám sát thực trạng chất lượng của đơn vị như về nguồn lực:

Bảng 4. Thống kê tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ GV, chuyên viên phục vụ đào tạo Năm tập huấn,

bồi dưỡng Đối tượng tập huấn

Hình thức tập huấn

Mục đích và nội dung tập huấn

Nơi tổ chức và cấp chứng chỉ

(nếu có)

Bảng 5. Thống kê NCKH (có thể ghi chú thêm giải thưởng NCKH SV) Năm Số lượng các đề tài NCKH GV Số lượng đề tài NCKH SV

Cấp

trường ĐHQG Cấp Bộ

Cấp nhà

nước/Nafosted

Cấp

tỉnh Trường ĐHQG Cấp Bộ

Khác

4.4. Đối với hoạt động giám sát và cải tiến công tác phục vụ người học

Việc giám sát, tự đánh giá chất lượng phục vụ người học có thể dựa vào Tiêu chuẩn 8 của AUN-QA về cả chuyên môn và ngoài chuyên môn để điều chỉnh các hoạt động cố vấn học tập, tư vấn người học về mọi mặt, các hoạt động rèn luyện các kỹ năng chung cho SV. Chẳng hạn có thể sử dụng bảng sau đây để theo dõi và thực hiện điều chỉnh, cải tiến hoạt động này:

(8)

Bảng 6. Giám sát, cải tiến công tác phục vụ người học Nội dung giám sát, điều chỉnh Kế hoạch điều chỉnh,

cải tiến Kết quả điều chỉnh Hoạt động cố vấn học tập và công tác

chủ nhiệm về giám sát tiến độ học tập Hoạt động tư vấn người học về các hoạt động ngoại khóa

Hoạt động NCKH của SV

Hoạt động hỗ trợ SV về đời sống, việc làm,…

Hoạt động tư vấn SV về tâm sinh lý,…

Các hoạt động ngoại khóa, phục vụ người học cần được thống kê theo mẫu dưới đây:

Bảng 7. Thống kê hoạt động ngoại khoá tiêu biểu Năm Nội dung/Tên hoạt

động ngoại khoá

Hình thức

ngoại khoá Đối tượng

tham gia Nơi tổ chức

Lồng ghép vào tất cả các hoạt động giám sát trên là hệ thống ĐBCL bên trong, thực hiện cải tiến để nâng cao chất lượng các hoạt động, đồng thời giám sát và cải tiến chính các cơ chế và quy trình giám sát, cải tiến theo yêu cầu của Tiêu chuẩn 10 trong Bộ tiêu chuẩn AUN-QA.

Bên cạnh đó hàng năm nhà trường đều thực hiện đánh giá ngoài nội bộ và đánh giá ngoài các CTĐT của các khoa theo kế hoạch của nhà trường và của ĐHQG TP HCM.

Đến nay, có 15 CTĐT được đánh giá ngoài nội bộ, và có 09 CTĐT được đánh giá ngoài chính thức bởi AUN, bao gồm: Cử nhân ngành Việt Nam học (2011), Cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh (2013), Cử nhân ngành Quan hệ quốc tế (2014), Cử nhân ngành Văn học (2016), Cử nhân ngành Báo chí (2016), Cử nhân ngành Công tác xã hội (2017), Cử nhân ngành Giáo dục (2019), Thạc sĩ Việt Nam học (2019), Thạc sĩ Lý luận và Phương pháp Dạy học tiếng Anh (2019). Dựa vào điểm số các tiêu chuẩn, tiêu chí, điểm mạnh và các điểm cần cải thiện được Hội đồng đánh giá thông qua, Khoa cần phải trình được Kế hoạch cải thiện hoạt động đào tạo của Khoa và tiến hành thực hiện kế hoạch bằng các cách triển khai thực hiện kế hoạch, chiến lược cụ thể.

Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng tác động của việc sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT theo tiêu chuẩn AUN-QA đối với việc cải tiến hoạt động quản lý đào tạo, cũng như chất lượng đào tạo thì chưa được tổ chức khảo sát đánh giá có tính chất toàn diện và hệ thống.

(9)

5. Một số kiến nghị để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đào tạo theo cách tiếp cận AUN-QA

Từ cơ sơ lý luận và thực tiễn của việc quản lý hoạt động đào tạo theo tiếp cận đánh giá chất lượng cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN-QA, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau để nâng cao chất lượng quản lý theo cách tiếp cận này như sau:

Đối với quản lý cấp khoa: Các đối tượng quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt động đào tạo ở cấp độ này cần nhận thức đúng vai trò của bộ công cụ này trong việc quản lý hoạt động đào tạo. Cần nhận diện thực trạng đào tạo của khoa/bộ môn một cách chính xác, trung thực, có tinh thần cầu tiến để có những giải pháp, cách thức, công cụ cho việc giải quyết các vấn đề được xác định cần được cải thiện. Cần thực hiện việc đánh giá hoạt động cải thiện các vấn đề hạn chế một cách có kế hoạch, có tính hệ thống theo năm học và trong chu kỳ 5 năm.

Đối với quản lý cấp phòng/trung tâm có chức năng thực hiện hoạt động ĐBCL: Hoạt động tư vấn, hỗ trợ các đơn vị đánh giá hoạt động đào tạo cần có kế hoạch cụ thể, gắn với thực tiễn của các khoa/bộ môn hơn. Đề xuất, tham mưu cho Nhà trường có những chính sách khuyến khích hỗ trợ thúc đẩy như khen thưởng để các khoa/bộ môn thêm động lực thực hiện có hiệu quả.

Đối với quản lý cấp trường (Ban Giám hiệu): Cần đưa ra những chính sách, quy trình có tính chất hệ thống trong việc đẩy mạnh việc tự rà soát đánh giá hoạt động đào tạo của các khoa/bộ môn dựa trên bộ tiêu chuẩn AUN-QA. Thực hiện và đẩy mạnh hoạt động đánh giá mức độ tác động và hiệu quả của hoạt động này đối với công tác quản lý đào tạo và chất lượng đào tạo để có những thay đổi cải thiện không chỉ cấp độ khoa/bộ môn, mà cả ở các phòng/ban liên quan đến hoạt động hỗ trợ người học như Phòng Đào tạo, Phòng Công tác Sinh viên, Phòng Quản trị Thiết bị, Thư viện Trường,…

6. Kết luận

Quản lý đào tạo cấp khoa/bộ môn theo tiếp cận đánh giá chất lượng cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN-QA là một cách thức bổ sung hỗ trợ quản lý đào tạo tốt hơn vì đây được xem như là một bộ công cụ giúp nhận diện được thực trạng đào tạo của cơ sở giáo dục với những tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể như ở nội dung nào của hoạt động động đào tạo, hoạt động đó thuộc bộ phận nào, đối tượng thực hiện và quản lý là ai?… Từ đó, các đối tượng quản lý hoạt động đào tạo không chỉ ở cấp khoa/bộ môn mà cả những đối tượng khối phòng/ban nhận diện được thực trạng và có những giải pháp cải tiến hướng tới ĐBCL đáp ứng yêu cầu của khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, để công cụ này phát huy hiệu quả trong hoạt động quản lý hoạt động đào tạo thì các đối tượng quản lý các cấp liên quan cần thực hiện và rà soát hoạt động cải tiến một cách có tính hệ thống và thực hiện đánh giá sự tác động của công cụ đối với hoạt động quản lý đào tạo và chất lượng đào tạo nhằm có dữ diệu cải tiến tốt hơn.

Lời cảm ơn: “Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) trong khuôn khổ Đề tài mã số C2019-18b-11”.

(10)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

AUN (2015). Guide to AUN-QA Assessment at Programme Level (version 3.0).

Bangkok: ASEAN University Network.

Hội đồng Quốc gia (2002). Từ điển Bách khoa Việt Nam (Tập 2). Hà Nội: Nxb. Từ điển Bách Khoa.

Karseth, B. (2006). Curriculum restructuring in higher education after the Bologna process: a new pedagogic regime? Revista Española de Educación Comparada 12: 255-284.

Lê Quang Sơn (2010). Những vấn đề của quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học sư phạm. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng 6(41): 125- 134.

Masadeh, M. (2012). Training, Education, Development and Learning: What is the difference?. European Scientic Journal 8(10): 62-68.

Middlewood, D., & Burton, N. (2001). Managing the curriculum. London: Paul Chapman/Sage.

Trần Khánh Đức (chủ biên) (2019). Quản lý đào tạo và quản trị nhà trường hiện đại. Hà Nội: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo (2015). Tài liệu hướng dẫn đánh giá chất lượng cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN-QA (bản tiếng Việt). TP.

Hồ Chí Minh: Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM (2019). Sổ tay Đảm bảo chất lượng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Để thực hiện tốt việc tổ chức bảo vệ luận văn cho các học viên, Ban Giám hiệu đề nghị các Viện/Khoa/Bộ môn thông báo các nội dung trong văn bản này đến toàn

Đánh giá kết quả học tập của ngƣời học phải dựa trên chuẩn đầu ra, phải làm rõ mức độ đạt đƣợc của ngƣời học theo các cấp độ tƣ duy quy định trong chuẩn đầu ra của

Nghiên cứu của Phạm Thị Liên (2016) đã thực hiện nghiên cứu về chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của sinh viên trường hợp Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia

[r]

Cơ cấu tổ chức quản lý đào tạo của trường đã ổn định và phát huy tốt vai trò tổ chức quản lý đào tạo, thực hiện đồng bộ các hoạt động trong đào tạo giữa giảng

Một trong các chính sách đang được thực hiện là đào tạo bác sĩ đa khoa theo chương trình 4 năm từ y sĩ, chủ yếu cho tuyến cơ sở và miền núi - nơi có nhiều người

và tập thể cán bộ hướng dẫn xin trân trọng đề nghị Phòng QLĐT Sau đại học xét duyệt các Học phần tiến sĩ, Tiểu luận tổng quan và các Chuyên đề tiến sĩ

Trong bài báo này, chúng tôi trình bày việc kết hợp giữa dữ liệu của phần mềm quản lý đào tạo đại học và các API của Google để tự động hóa trong việc tạo lập, quản lý