• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
34
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 10

Ngày soạn: 03/11/2017 Ngày giảng: Thứ hai 06/11/2017

Buổi sáng:

Tập đọc- Kể chuyện Tiết 28 – 29: GIỌNG QUÊ HƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

A. TẬP ĐỌC

- Hiểu nghĩa 1 số từ khó trong bài và nắm được cốt chuyện: tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.

- Đọc trôi chảy toàn bài. Bộc lộ được tình cảm thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.

- Thêm yêu quý quê hương, đất nước mình.

*Hs năng khiếu trả lời được câu hỏi 5.

B. KỂ CHUYỆN

- Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

- Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. Biết nhận xét lời kể của bạn.

*Hs năng khiếu kể lại được cả câu chuyện.

2. Kĩ năng

- Đọc đúng: luôn miệng, vui lòng, nén nỗi...

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học.

* QTE: Quyền có quê hương, tự hào về giọng nói quê hương.

II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

- Tự nhận thức bản thân.

- Thể hiện sự cảm thông.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK

- Tranh minh họa truyện trong SGK.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ: (5’)

Gv nhận xét bài ôn tập của HS.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (2’) b. Luyện đọc: (15’)

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.

- Hướng dẫn luyện đọc từng câu kết hợp luyện đọc từ phát âm sai.

- Hướng dẫn luyện đọc từng đoạn.

- Đọc nối tiếp câu và luyện đọc lại từ phát âm sai.

(2)

+ Hướng dẫn ngắt nghỉ câu dài.

+ Giải nghĩa từ: đôn hậu, thành thực, bùi ngùi.

- Yêu cầu học sinh đọc theo nhóm đôi.

c. Tìm hiểu bài : (15’)

- Đọc thầm đoạn 1 và cho biết:

+ Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai?

+ Chuyện gì xẩy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên?

+ Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng?

+ Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương?

- Qua câu chuyện em nghĩ gì về giọng quê hương?

d. Luyện đọc lại.(10')

- Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại.

+ Luyện nhấn giọng ở một số từ trong đoạn.

+ Luyện đọc theo vai.

+ Tổ chức thi đọc nhóm theo vai: Người dẫn chuyện, Thuyên, anh thanh niên

- Cùng lớp bình chọn .

KỂ CHUYỆN a. Nêu nhiệm vụ: (2’)

- Nêu yêu cầu của bài?

b. Giúp hs hiểu yêu cầu của bài tập: (15’) - Hướng dẫn học sinh dựa vào tranh kể lại từng đoạn của câu chuyện.

- Yêu cầu học sinh kể theo nhóm từng đoạn câu chuyện.

- Tổ chức kể trước lớp toàn bộ chuyện.

- Kể theo vai câu chuyện.

3. Củng cố - Dặn dò: ( 2')

+ Quên hương em có giọng đặc trưng riêng không?

+ Khi nghe giọng nói quê hương mình, em cảm thấy

- Học sinh nối tiếp đọc đoạn.

- Đặt câu với từ thành thực.

- Học sinh đọc theo nhóm.

- Thuyên và Đồng cùng ăn với 3 người thanh niên.

- Vì ba thanh niên đến gần xin được trả tiền hộ.

- Vì gợi cho anh thanh niên nhớ đến người mẹ.

- Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương.

- Giọng quê hương giúp những người cùng quê thêm gắn bó, gần gũi nhau hơn.

- 3 học sinh tạo thành một nhóm, luyện đọc theo vai: người dẫn chuyện, Thuyên, anh thanh niên

- Dựa vào tranh kể lại câu chuyện "Giọng quê hương".

- Từng học sinh kể một đoạn theo tranh.

- Học sinh kể nối tiếp đoạn theo nhóm.

- Học sinh kể cá nhân.

- Kể theo vai.

- Hs suy nghĩ trả lời.

(3)

thế nào?

* QTE: Quyền có quê hương, tự hào về giọng nói quê hương.

- Nhận xét giờ học.

--- Toán

Tiết 46: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.

2. Kĩ năng

- Biết cách đo độ dài, biết đọc kết quả đo. Biết dùng mắt ước lượng độ dài một cách tương đối chính xác.

3. Thái độ

- Tự tin, hứng thú trong học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, VBT - Thước mét.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ: (4’)

- 2 HS lên bảng làm:

25dam+43= ....dam 475dm – 65dm=...dm 18km x 5=...km 64cm : 6 = ...cm

- Gv nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’) Nêu yêu cầu của tiết học.

b. Hướng dẫn thực hành:

Bài 1:Vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước: (5’)

+ Nêu yêu cầu của bài.

+ Nêu độ dài từng đoạn thẳng?

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

- Nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước?

- 2 hs lên bảng làm bài tập

- Vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.

- AB = 5 cm; CD = 8 cm;...

- Học sinh làm bài.

-...chấm 1 điểm trùng với điểm o chấm điểm thứ 2 trùng với số đo của đường thẳng. Nối 2 điểm ta được

(4)

Bài 2:Đo độ dài đoạn thẳng rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm: (5’)

- Nêu yêu cầu chính của bài ?

- Yêu cầu học sinh thực hành => báo cáo kết quả làm việc.

Bài 3:Ước lượng chiều dài của các đồ vật, đo độ dài của chúng rồi điền vào bảng sau:

- Cho học sinh quan sát lại thước mét để có biểu tượng về độ dài 1 m.

- Yêu cầu học sinh ước lượng độ dài của bút chì, chiều dài mép bàn học, chiều cao của chân bàn học.

3. Củng cố - Dặn dò:(3') - Nhận xét giờ học.

đoạn thẳng.

-... đo độ dài một số đoạn thẳng.

- Học sinh làm bài.

- Có biểu tượng vững.

- Học sinh báo cáo kết quả => thực hiện phép đo để kiểm tra lại.

--- Buổi chiều:

Đạo đức

Tiết 10: CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN. (tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết thông cảm, chia sẻ vui buồn cùng bạn trong những tình huống cụ thể, biết đánh giá và tự đánh giá bản thân trong việc quan tâm giúp đỡ bạn.

- Quý trọng các bạn, biết quan tâm chăm sóc, chia sẻ vui buồn với bạn bè.

2. Kĩ năng

- Biết vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.

3. Thái độ

- Hs yêu thích môn học.

*QTE: Quyền được tự do kết bạn, được đối xử bình đẳng, được hỗ trợ giúp đỡ khi gặp khó khăn.

II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

- Kĩ năng lắng nghe ý kiến của người thân.

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khi bạn vui, buồn.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vở bài tập đạo đức.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ: (4')

? Khi bạn có chuyện buồn em cần làm gì? - Hs trả lời.

(5)

? Khi bạn có chuyện vui em cần làm gì?

Gv nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài : - Nêu yêu cầu tiết học b. Các hoạt động :

*. Hoạt động 1: Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai. (10’)

Học sinh biết phân biệt hành vi đúng và hành vi sai đối với bạn bè khi có chuyện buồn.

- Cách tiến hành.

+ YC hs thảo luận nhóm đôi.

+ Gv nêu các việc.

+ Gv kết luận: Các việc a, b,c,d,đ,g là đúng vì thể hiện được sự quan tâm đến bạn bè. Các việc h,e là việc làm sai vì không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn.

*QTE: Quyền được tự do kết bạn, được đối xử bình đẳng, được hỗ trợ giúp đỡ khi gặp khó khăn.

*.Hoạt động 2: Liên hệ và tự liên hệ. (8’) - Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ liên hệ, tự liên hệ trong nhóm theo nội dung:

+ Em đã biết chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp trong trường chưa? Chia sẻ như thế nào?

+ Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ vui buồn chưa? Khi được bạn bè chia sẻ, em cảm thấy như thế nào?

* Kết luận: Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng nhau.

*. Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi phóng viên. (8’)

- Yêu cầu học sinh lần lượt đóng vai phóng

- Lắng nghe

- Thảo luận đưa ra việc đúng, việc sai.

- Hs lắng nghe.

- Hs liên hệ

- Các nhóm tiến hành liên hệ

- Các thành viên trả lời từng câu hỏi - Hs khác bổ sung ý kiến

- Khi được bạn bè chia sẻ cảm thấy rất vui và thoải mái

- Lắng nghe

(6)

viên, phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi:

+ Vì sao bạn bè cần quan tâm chia sẻ vui buồn cùng nhau?

+ Hãy kể một câu chuyện về chia sẻ về vui buồn cùng bạn?

+ Cần làm gì khi bạn có niềm vui hoặc khi bạn có chuyện buồn?

* Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn vơi đi.

3. Củng cố - Dặn dò: (1') - Nhận xét giờ học.

- Lắng nghe Gv phổ biến luật chơi.

- Hs phân vai.

- Hs trả lời.

- Hs kể về câu chuyện của mình.

- Cần chia sẻ.

- Lắng nghe

--- Chính tả

Tiết 19: QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài "Quê hương ruột thịt" Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài. Trình bày đúng hình thức văn xuôi.

2. Kĩ năng

- Viết đúng, đẹp bài chính tả.

- Tìm và viết được tiếng có vần oai/ oay.

3. Thái độ

- Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.

* GDBVMT, BĐ: Hs yêu cảnh đẹp thiên nhiên đất nước từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, VBT, VCT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ: (4’)

1 hs tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d, gi ? - Gv nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’) Nêu yêu cầu của tiết học.

b. Hướng dẫn hs viết chính tả.

- 1 hs viết trên bảng, dưới lớp viết ra giấy nháp.

(7)

* Hướng dẫn chuẩn bị: (6’) - Giáo viên đọc bài chính tả.

+ Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình?

+ Chỉ ra những chữ viết hoa trong bài? Vì sao?

*GDBVMT,BĐ: Em cần làm gì để giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên đất nước?

- Yêu cầu học sinh tìm từ khó viết và luyện viết từ khó.

* Hs viết chính tả: (10’)

- Giáo viên đọc bài chính tả cả lớp lắng nghe và chép lại chính xác đoạn chính tả - Đọc soát lỗi.

* Chấm chữa bài: 5’

- Chấm và nhận xét một số bài.

c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.(5') - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài.

- Hs đọc yêu cầu.

- Yêu cầu hs tự làm.

- Nhận xét, chốt lời giải đúng.

3.Củng cố - dặn dò: (1') + Nhận xét giờ học.

- Vì đó là nơi chị sinh ra và lớn lên...

...đó là tên riêng, chữ cái đầu câu.

- Hs tìm và nêu.

- Hs trả lời.

- Học sinh tự tìm và luyện viết trong bảng con.

- Học sinh viết bài vào vở.

- Học sinh soát lỗi.

- 1 Hs đọc yêu cầu.

Từng nhóm thi đua nhau đọc đúng nhanh, nhiều từ chứa tiếng có cặp vần oai/ oay.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp

LÊN XUỐNG XE BUÝT, XE LỬA AN TOÀN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS hiểu biết một số quy định lên xuống xe buýt, xe lửa an toàn.

2. Kĩ năng:

- HS thực hiện lên xuống xe buýt, xe lửa đúng và an toàn.

3. Thái độ:

- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện việc lên xuống xe buýt, xe lửa an toàn.

II. CHUẨN BỊ:

(8)

1.Giáo viên:

- Tranh ảnh về các hình ảnh lên xuống xe buýt của mọi người để trình chiếu minh họa.

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3 2. Học sinh

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3.

- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Trải nghiệm:

- H: Em hãy kể tên một số loại phương tiện giao thông công cộng mà em biết? - H: Trong lớp mình đã có bạn nào từng đi xe buýt, xe lửa?

- H: Khi lên xuống xe buýt, xe lửa em thực hiện như thế nào?

2. Hoạt động cơ bản: Thực hiện lên xuống xe buýt, xe lửa an toàn

- GV yêu cầu 1 HS đọc truyện ” Đừng vội vã”.

H: Tuấn và chị Thảo đi thăm ông bà nội bằng phương tiện gì?

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau:

+ Khi xe buýt đến, tại sao chị Thảo ngăn không cho Tuấn lên xe ngay? (Tổ 1+2) + Tại sao Tuấn bị ngã? (Tổ 3+4)

- GV mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét.

H: Khi đi xe buýt, xe lửa chúng ta phải lên xuống như thế nào cho an toàn?

- GV nhận xét, chốt ý: Khi đi xe buýt hay xe lửa, chúng ta nên lên xuống một cách trật tự và an toàn.

- HS trả lời: xe buýt, taxi, xe lửa, máy bay….

- HS: Xe buýt

- Thảo luận nhóm đôi

- Đại diện các nhóm trình bày

- Khi đi xe buýt hay xe lửa, chúng ta nên lên xuống một cách trật tự và an toàn.

(9)

- GV cho HS xem một số tranh, ảnh minh họa.

3. Hoạt động thực hành

- GV cho HS quan sát hình trong sách và yêu cầu HS và xác định hành vi đúng, sai của các bạn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng bằng hình thức giơ thẻ Đúng/ Sai.

- GV nhận xét.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi câu hỏi:

H: Những người thực hiện lên xuống xe buýt, xe lửa ở tranh 2,4,5 thể hiện điều gì? Là người văn minh, lịch sự, có văn hóa giao thông.

GV chốt ý: Người có văn hóa giao thông luôn cư xử lịch sự khi tham gia giao thông.

4. Hoạt động ứng dụng: Bày tỏ ý kiến - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1 H: Tại sao các hành vi ở tranh 1, 3, 6 của phần thực hành không nên làm?

H: Em sẽ nói gì với những người có hành động không nên làm ở tranh 1,3,6?

-GV nhận xét.

-GV liên hệ giáo dục: Khi lên xuống xe buýt, xe lửa các em phải chú ý cẩn thận và chấp hành đúng các quy định chung.

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2:

- GV cho HS thảo luận nhóm 5 viết tiếp câu chuyện. HS thảo luận trong vòng 5’

- GV gọi đại diện 3 nhóm trình bày câu chuyện của nhóm mình.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

-GV nhận xét, tuyên dương những nhóm có câu chuyện hay.

- Hs thực hành theo hướng dẫn

- Hs trả lời

- Hs đọc yêu cầu bài tập 1 - Hs trả lời

- Hs đọc yêu cầu bài tập 2 - Thảo luận nhóm 5

- Đại diện các nhóm trình bày.

(10)

-GV chốt ý:

Lên xe hay xuống tàu Em luôn luôn ghi nhớ Phải dành phần ưu ái Cho phụ nữ mang thai Cho người già, em nhỏ.

5. Củng cố, dặn dò:

- Cho HS chơi trò chơi Rung chuông vàng, bằng cách trả lời các câu hỏi để củng cố kiến thức cho học sinh.

- GV dặn dò học sinh tham gia giao thông an toàn và tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia. Chuẩn bị bài “ An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy”

-

- Hs tham gia trò chơi.

Ngày soạn: 04/11/2017 Ngày giảng: Thứ ba 07/11/2017 Buối sáng:

Toán

Tiết 47: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố cách ghi kết quả đo độ dài.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc và viết số đo độ dài. So sánh các số đo độ dài.

3. Thái độ

- Tự tin, hứng thú yêu thích môn toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, VBT

- Thước mét và ê ke cỡ to.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ: (4’)

- Vẽ đoạn thẳng có độ dài do em tự chọn? - 1 hs lên bảng.

(11)

- Gv nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’) Nêu yêu cầu của tiết học.

b. Hướng dẫn thực hành.

Bài 1: Đo gang tay của các bạn trong tổ em rồi so sánh. (15’)

- Giáo viên nêu bài toán:

- Gv cho hs thực hành đo gang tay của từng bạn trong tổ rồi điền kết quả vào vở.

+ Muốn biết bạn nào có gang tay dài nhất ta làm ntn?

+ Cần so sánh như thế nào?

+ Vậy bạn nào gang tay gắn nhất? Bạn nào gang tay dài nhất?

- Yêu cầu học sinh đọc lại chiều dài gang tay các bạn theo thứ tự từ lớn đến bé và từ bé đến lớn.

Bài 2: Đo chiều dài bước chân của các bạn rồi so sánh:(15’)

- Giáo viên nêu bài toán:

- Gv cho hs thực hành đo bước chân của từng bạn trong tổ rồi điền kết quả vào vở.

+ Muốn biết bạn nào có bước chân dài nhất ta làm ntn?

+ Cần so sánh như thế nào?

+ Vậy bạn nào bước chân gắn nhất? Bạn nào có bước chân dài nhất?

- Yêu cầu học sinh đọc lại chiều dài bước chân các bạn theo thứ tự từ lớn đến bé và từ bé đến lớn.

3. Củng cố - Dặn dò:(1')

- Hs thực hành đo gang tay của mình rồi đọc.

-...phải so sánh số đo gang tay của các bạn với nhau.

- Đổi các số đo gang tay của từng bạn về số đo theo một đơn vị đo là cm rồi so sánh.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh đọc.

- Hs thực hành đo bước chân của mình rồi đọc.

-...phải so sánh số đo bước chân của các bạn với nhau.

- Đổi các số đo bước chân của từng bạn về số đo theo một đơn vị đo là cm rồi so sánh.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh đọc.

(12)

- Nhận xét giờ học.

Tập viết

Tiết 10: ÔN CHỮ HOA G (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố cách viết chữ hoa G thông qua từ ứng dụng: Ông Gióng, câu ứng dụng:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ . Viết đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ.

3. Thái độ

- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Mẫu chữ viết hoa: G, Ô, T

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (4’) - Học sinh viết: G, Gò Công.

Nhận xét, tuyên dương 2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài : (2’) - Nêu yêu cầu của tiết học.

b. Hướng dẫn hs viết trên bảng con:

(8’)

* Luyện viết chữ hoa :

- Cho hs tìm chữ hoa có trong bài.

- Viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.

* Luyện viết từ ứng dụng:

- Giới thiệu: Ông Gióng là nhân vật trong truyện cổ Thánh Gióng đã đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc.

- Viết mẫu từ ứng dụng trên bảng.

* Luyện viết câu ứng dụng : - Cho hs đọc câu ứng dụng.

- Giúp hs hiểu nghĩa: câu ca dao tả cảnh đẹp và cuộc sống thanh bình trên đất nước ta. Trấn Vũ là một đền thờ và Thọ Xương là những địa điểm thuộc Hà Nội trước đây.

- Viết mẫu trên bảng.

c. Hướng dẫn viết vào vở tập viết :

- Hs lên bảng viết, lớp viết bảng con.

- G , Ô , T

- Cả lớp viết trên bảng con.

- Đọc từ ứng dụng.

- Lắng nghe.

- Cả lớp viết trên bảng con.

- Đọc câu ứng dụng.

- Lắng nghe.

- Cả lớp viết vào vở.

(13)

(20’) (theo yêu cầu).

- Viết bài theo mẫu chữ mới, viết đúng nét, đủ độ cao và khoảng cách giữa các chữ.

d. Chấm, chữa bài : (3’) - Chấm 1/3 số bài và nhận xét.

3. Củng cố – dặn dò. (2-3’) - Về nhà tập viết phần ở nhà.

--- Tự nhiên xã hội

Tiết 19: CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu khái niệm về các thế hệ trong một gia đình nói chung và trong gia đình của bản thân học sinh.

2. Kĩ năng

- Có kĩ năng phân biệt gia đình một thế hệ, hai thế hệ trở lên. Giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình của mình.

3.Thái độ

- Yêu quý gia đình của mình.

* GD TTHCM: HS có ý thức nhắc nhở các thành viên trong gia đình gìn giữ môi trường sạch, đẹp theo gương Bác Hồ.

II. KĨ NĂNG SỐNG

- Kĩ năng giao tiếp: Tự tin với các bạn trong nhóm để chia sẻ, giới thiệu về gia đình của mình

- Trình bày, diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Một số ảnh chụp gia đình 2 - 3 thế hệ. Học sinh mang ảnh của gia đình mình.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Từ tuần 1- tuần 8 các con đã học chủ đề gì?

? Muốn cho con người luôn khỏe mạnh các con cần làm gì?

?Trong các thời gian trong ngày các con học vào thời điểm nào tốt nhất?

- HS khác nhận xét.

- Hs trả lời.

- Hs trả lời

(14)

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài : (2’) Nêu yêu cầu của tiết học.

b. Các hoạt động :

Hoạt động 1: Tìm hiểu về gia đình.

(10’)

? + Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất?

Kết luận: Trong mỗi gia đình có nhiều người, ở các lứa tuổi khác nhau. Những người ở các lứa tuổi khác nhau đó gọi là các thế hệ trong một gia đình.

- Giáo viên phát cho mỗi nhóm ảnh về gia đình hai thế hệ và gia đình ba thế hệ.

Yêu cầu các nhóm thảo luận theo yêu cầu sau:

+ ảnh có những ai? Kể tên?

+ Ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất?

Kết luận: Trong một gia đình có thể có ít hoặc nhiều thế hệ cùng chung sống.

Hoạt động 2:Gia đình các thế hệ.

(13’)

- Yêu cầu học sinh quan sát các tranh vẽ trang 38, 39 => thảo luận theo nội dung:

+ Tranh trang 38, 39 nói về gia đình ai?

Có bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ?

Kết luận: Mỗi gia đình có thể có 1, 2 hoặc nhiều thế hệ cùng sinh sống. Gia đình 1 thế hệ là gia đình chỉ có 1 vợ chồng, chưa có con. Gia đình 2 thế hệ là gia đình có bố, mẹ, con. Gia đình nhiều thế hệ là gia đình có bố, mẹ, con, ông, bà, cụ,...

- Hs nhắc lại

- Hs trả lời.

- Lắng nghe

- Các nhóm quan sát tranh => báo cáo kết quả làm việc.

- Hs trả lời câu hỏi

- Hs lắng nghe.

- Hs quan sát tranh

- Các nhóm thảo luận => báo cáo kết quả.

- Hs nhắc lại

(15)

Hoạt động 3: Giới thiệu về gia đình mình. (10’)

- Yêu cầu học sinh lên giới thiệu về gia đình của mình qua những bức ảnh đã chuẩn bị.

* GDTTHCM: Con cần làm gì để giữ gìn môi trường sạch, đẹp?

3. Củng cố, dặn dò:(2’) - Nhận xét tiết học.

- Hs nối tiếp lên giới thiệu về gia đình - Hs phát biểu

--- Buổi chiều:

Thực hành Toán

LUYỆN TẬP VỀ BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Luyện cho hs vẽ các đoạn thẳng.

- Củng cố khái niệm:bảng đơn vị đo độ dài và các phép nhân chia.

2. Kĩ năng

- Vẽ đoạn thẳng với độ dài cho trước, làm tính chính xác.

3. Thái độ

- HS có thái độ yêu thích môn học

* Bài 1,2,3 HS cả lớp. Bài 4,5 HS khá giỏi

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- VTH

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5')

- Gọi 2 hs lên bảng đọc bảng đơn vị đo độ - 2-3 hs đọc . dài

- Gọi hs nhận xét

- Gv nhận xét tuyên dương 2. Bài mới: (30')

Bài 1: Vẽ đoạn thẳng: (5’) - Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài tập.

- Yc hs vẽ vào vở.

Gv cùng cả lớp chữa bài.

Bài 2: Viết tiếp vào ô trống: (8’) - Gọi 1 hs nêu yêu cầu bài tập.

- Gv hướng dẫn cách làm.

- Hs làm bài vào vở. Một số hs nối tiếp

- Hs vẽ theo yêu cầu

- Hs nêu yêu cầu.

a,Khánh cao:1m 35cm Lê cao :1m 27cm

(16)

nhau nêu kết quả.

- Gv cùng cả lớp chữa bài.

Bài 3: Tính nhẩm. (5’)

+ Bài yêu cầu chúng ta tìm gì?

- Yêu cầu hs làm vở bài tập.

Gs chấm, chữa bài.

Bài 4: Tính.(5’)

+ Bài yêu cầu chúng ta tìm gì?

- Yêu cầu hs làm vở bài tập.

Gs chấm, chữa bài.

Bài 5: Viết các đơn vị thích hợp vào chỗ chấm: (5’)

- Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm đôi tìm đơn vị thích hợp điền vào chỗ chấm.

- Các nhóm đọc và đối chiếu kết quả.

- Nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò: (2’) - Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị cho tiết học sau.

Khoa cao:1m 33cm Hồng cao:1m 33cm Sửu cao;1m 30cm

b,Trong 5 bạn cao nhât là: bạn Khoa - Hs trả lời.

- Hs làm bài vào vở.

- Hs trả lời.

- Hs làm bài vào vở.

- Hs thảo luận nhóm.

- Các nhóm nêu kết quả.

--- Thực hành Tiếng việt

LUYỆN ĐỌC BÀI: BẾP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu nội dung bài : Sự cảm nhận đàn gà con và tuổi thơ của mình giống nhau trong hình ảnh căn bếp quê hương ấm cúng của tác giả.

- Trả lời được các câu hỏi trong bài.

2. Kĩ năng

- Đọc đúng, rành mạch, trôi chảy toàn bài.

- Đọc đúng các từ có âm, vần, thanh hs địa phương dễ lẫn.

- Biết ngắt, nghỉ hợp lí sau những dấu chấm, phẩy, các cụm từ.

3. Thái độ

- Hs yêu thích môn học

* Bài 1,2,3 dành cho cả lớp. Bài 4,5 HS khá giỏi

(17)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh họa. Bảng viết sẵn câu, đoạn văn dài cần hướng dẫn.

- HS: Sách thực hành TV 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ: (5’)

- Yêu cầu 1 học sinh đặt câu theo mẫu

“Ai là gì?”.

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (2’) - Nêu yêu cầu của tiết học b. Luyện đọc: (13’)

- Gv đọc mẫu toàn bài

+ Yêu cầu hs đọc câu- Luyện đọc từ khó.

- Nhận xét , sửa sai

+ Gv yêu cầu hs đọc từng đoạn.

- Gv kết hợp giải nghĩa từ: khói lam chiều, củi gộc, xập xòe.

- Yêu cầu hs đọc từng đoạn trong nhóm.

- Gọi hs thi đọc từng đoạn.

- Nhận xét.

c. Hướng dẫn tìm hiểu bài Bài 2: Chọn câu trả lời đúng.(5’)

- Gv yêu cầu Hs đọc toàn bài và đánh dấu vào ô trống trước câu trả lời đúng .

- Gv nhận xét chốt lại.

- Câu chuyện này nói lên điều gì?

- Gv đưa ra nội dung của bài.

- Cho Hs nhắc lại: Sự cảm nhận đàn gà con và tuổi thơ của mình giống nhau trong hình ảnh căn bếp quê hương ấm cúng của tác giả.

Bài 3: Nối câu với kiểu câu tương ứng.

(10’)

- HS nêu lệnh đề

- Thảo luận nhóm đôi.

- HS nối

- Nhận xét, tuyên dương.

- 1 hs lên bảng đặt câu, dưới lớp viết ra giấy nháp.

- Hs đọc thầm theo.

- Hs đọc nối tiếp nhau từng câu, - Hs đọc đoạn nối tiếp.

- Hs giải thích, theo dõi, lắng nghe.

- Hs đọc theo nhóm.

- Hs đọc đoạn.

- Hs đọc thầm bài và đánh dấu váo ô trống trước câu TL đúng.

- Hs nêu Kết quả bài làm.

- Lớp nhận xét.

- Hs trả lời.

- Hs lắng nghe.

- Hs lần lượt nhắc lại

- Hs đọc đề. Hs làm bài vào vở.

- Hs thảo luận nhóm đôi.

- Hs lên bảng làm bài - Lớp nhận xét.

(18)

3. Củng cố, dặn dò: (2’) - Gv gọi 2 hs đọc lại toàn bài.

- Về luyện đọc bài .Chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.

--- Ngày soạn: 05/11/2017

Ngày giảng: Thứ tư 08/11/2017 Buổi sáng:

Toán

Tiết 48: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố về nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học. Quan hệ của một số đơn vị đo độ dài thông dụng và giải toán có lời văn.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đặt tính và tính, kĩ năng giải toán và đổi đơn vị đo độ dài.

3. Thái độ

- Tự tin, hứng thú yêu thích thực hành môn toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, VBT

- Bảng phụ, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ: (4’)

- 3 HS đọc thuộc lòng bảng đơn vị đo độ dài.

- 2 HS lên bảng làm:

4km =...m 1m =....mm 3 dam =...m 1dm =....cm - Nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’) Nêu yêu cầu của tiết học.

b. Hướng dẫn luyện tập:

Bài 1: Tính nhẩm: (5’) + Nêu yêu cầu của bài?

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở sau đó nêu miệng "kết quả".

+ Nhận xét các phép tính trong bài 1.

- 3 hs đọc.

- 2 hs lên bảng.

- Hs nhận xét

- Tính nhẩm.

- Đều là các phép tính nhân chia trong bảng tính đã học.

(19)

Bài 2: Đặt tính rồi tính:(10’) - Yêu cầu 1 hs đọc đề bài.

- Hướng dẫn học sinh làm 1 phép nhân, 1 phép chia.

+ Yc hs nêu lại cách đặt tính rồi tính.

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

- Yêu cầu 3 hs lên bảng làm bài mỗi bạn làm 1 phép nhân và 1 phép chia, dưới lớp làm vào vở.

- Gv và hs nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

(10’)

- Nêu yêu cầu của bài?

- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở.

? Mỗi đơn vị liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần?

Bài 4: Bài toán: (5’) 1 HS đọc yêu cầu.

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài sau đó làm bài vào vở.

? + Bài toán củng cố lại dạng toán gì?

Bài 5: Vẽ đoạn thẳng MN: (5’) 1 HS đọc yêu cầu.

+ Xác định độ dài MN bằng độ dài đoạn thẳng AB là bao nhiêu xăng – ti – mét rồi vẽ.

3. Củng cố - Dặn dò:(3') - Nhận xét giờ học.

- Hs đọc đề bài - Hs nêu lại.

-3 hs lên bảng làm bài, hs dưới lớp làm bài vào vở.

- Điền số vào chỗ trống.

- Học sinh làm bài.

- Gấp kém nhau 10 lần.

- Học sinh làm bài.

- 1 học sinh lên bảng làm.

- Dạng toán gấp một số lên nhiều lần.

-Hs lắng nghe và thực hiện..

Tậpđọc Tiết 30: THƯ GỬI BÀ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu được mục đích của thư từ.

- Nắm được hình thức trình bày của một bức thư.

(20)

- Hiểu được nội dung bức thư: Tình cảm sâu sắc của bạn nhỏ đối với bà của mình.

2. Kĩ năng

- Đọc đúng các từ ngữ dễ viết sai: lâu rồi, năm nay, sống lâu,...Bước đầu có hiểu biết về thư và cách viết thư.

- Bước đầu bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc, thích hợp với từng kiểu câu.

Đọc tương đối nhanh và nắm được những thông tin chính của bức thư.

- Thấy được tình cảm gắn bó với quê hương; yêu quý bà của người cháu.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học.

* QTE: Quyền được sống giữa cộng đồng và nhận được sự quan tâm, chia sẻ của mọi người trong cộng đồng. Bổn phận phải biết quan tâm đến mọi người trong cộng đồng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, một phong bì thư và bức thư của học sinh gửi bà.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ : (4’)

- 1 Học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài "

Giọng quê hương"

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài : (2’) Nêu yêu cầu của tiết học.

b. Luyện đọc : (15’)

* Đọc mẫu :

- Gv đọc mẫu toàn bài.

- Giọng nhẹ nhàng, tình cảm, ngắt nghỉ rõ giữa các phần của bức thư.

* Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ :

- Đọc nối tiếp câu .

- Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó: lâu rồi, năm nay, sống lâu.

- Hướng dẫn luyện đọc đoạn.

* Hướng dẫn cách đọc ngắt nghỉ câu dài.

* Giải nghĩa một số từ khó: đê, diều.

c. Hướng dẫn tìm hiểu bài : (10’) - Đọc thầm phần đầu bức thư và trả lời . + Đức viết thư cho ai?

+ Dòng đầu bức thư bạn viết thế nào?

- Gv nêu: đó chính là quy ước khi viết

- 1hs đọc và trả lời câu hỏi.

- Hs lắng nghe.

- Hs lắng nghe.

- Hs đọc nối tiếp câu.

- Hs luyện đọc từ khó.

- Hs luyện đọc đoạn.

+ Phần 1: Hải Phòng...cháu nhớ bà lắm.

+ Phần 2: Dạo này ... dưới ánh trăng.

+ Phần 3: còn lại

-...cho bà bạn Đức ở quê.

- Dòng đầu bạn viết: Hải Phòng, ngày 6 tháng 11 năm 2003.

(21)

thư, mở đầu thư người viết bao giờ cũng viết địa điểm và ngày gửi thư.

- Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2:

+ Đức hỏi thăm bà điều gì?

+ Đức kể với bà điều gì?

+ Đoạn cuối bức thư cho thấy tình cảm của Đức đối với bà như thế nào?

- Giáo viên giới thiệu một bức thư của 1 học sinh

* Gv kết luận: khi viết thư cho người thân, bạn bè ta cần hỏi thăm sức khỏe tình hình của họ. Sau đó,chúng ta cần thông báo tình hình của gia đình, bản thân cho người đó biết.

d. Luyện đọc lại. (6’)

- Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại.

+ Luyện nhấn giọng ở một số từ trong đoạn.

+ Thi đọc theo nhóm.

3. Củng cố, dặn dò: (2’)

* QTE: Quyền được sống giữa cộng đồng và nhận được sự quan tâm, chia sẻ của mọi người trong cộng đồng. Bổn phận phải biết quan tâm đến mọi người trong cộng đồng.

- Em đã bao giờ viết thư cho ông bà chưa? Khi đó em đã viết những gì?

- Nhận xét giờ học.

- Hs đọc đoạn 2.

-...Đức thăm hỏi sức khoẻ của bà.

- ...tình hình gia đình và bản thân bạn.

-...rất kính trọng và yêu quý bà.

- Hs lắng nghe.

- Hs luyện đọc lại - Thi đọc theo nhóm.

- Hs trả lời.

--- Buổi chiều:

Chính tả (nghe - viết) Tiết 20: QUÊ HƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nghe và viết chính xác ba khổ thơ đầu bài thơ "Quê hương".

2. Kĩ năng

- Viết đúng, đẹp bài chính tả. Luyện đọc, viết các chữ có vần khó (ét, oet). Tập giải câu đố để xác định 1 số chữ có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn.

3. Thái độ

(22)

- Rèn tính cẩn thận, sạch sẽ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, VBT, VCT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

-Học sinh viết: quả xoài, nước xoáy,...

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (2’) Nêu yêu cầu của tiết học.

b. Hướng dẫn viết:

* Hướng dẫn chuẩn bị: (6’) - Giáo viên đọc bài chính tả.

- Hướng dẫn nhận xét chính tả:

+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?

- Yêu cầu học sinh tự tìm những từ dễ viết sai => hướng dẫn học sinh luyện viết vào bảng con.

* Hs nghe-viết. (16’)

- Giáo viên đọc bài chính tả.

* Chấm, chữa bài. (5’)

- Đọc bài, soát lối và tự chữa lỗi.

- Chấm vài bài và nêi nhận xét chung.

c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:

Bài 2: Điền vào chỗ trống et hay oet.(5’) - Cho cả lớp làm vào vở, 1 em lên bảng viết lời giải và đọc kết quả.

- Cùng lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài 3: Viết lời giải các câu đố sau:

Chọn phần a:

3. Củng cố – dặn dò. (2-3’)

- Các em viết bài còn mắc lỗi về nhà viết lại.

- Chuẩn bị cho tiết học sau.

- 2 em viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.

- Hs lắng nghe.

- Hs trả lời

- Hs viết các từ dễ viết sai vào bảng con.

- Học sinh viết bài vào vở.

- Học sinh soát lỗi.

- Lớp làm bài vào vở, 1 hs lên bảng điền.

- Chữ: nặng- nắng, lá-là.

--- Thực hành Toán

LUYỆN TẬP ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

(23)

- Luyện tập đơn vị đo độ dài , xác định góc đã học.

- Củng cố khái niệm:bảng đơn vị đo độ dài.

2. Kĩ năng

- Giải bài toán có lời văn.

3. Thái độ

- Hs có thái độ yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- VTH

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5')

- Gọi 2 hs lên bảng – 1 Hs đọc bảng đơn vị đo độ dài.

4km =...m 1m =....mm 3 dam =...m 1dm =....cm - Gọi hs nhận xét

- Gv nhận xét tuyên dương 2. Bài mới :

Bài 1: đổi đơn vị đo độ dài ,so sánh điền dấu.(10’)

a, 6m 8cm > 6m b, 8m 5cm = 805cm 6m 8cm < 7m 8m 5cm < 850m 5m5dm = 55dm 2m6dm >20dm Gv cùng cả lớp chữa bài.

Bài 2: Tính(5’)

- Gv hướng dẫn cách làm.

a, 8dam + 9dam = 17dam 86hm - 35hm = 31hm b, 630m - 47m = 16 mm 876cm – 90cm = 786cm - Gv cùng cả lớp chữa bài.

Bài 3: Bài toán: (5’)

-Gọi HS đọc bài, tóm tắt, giải - Gọi HS chữa bài

- Nhận xét

- Hs đọc YC bài tập - Hs làm bài vào vở.

- Hs làm vào vở

- Một số hs đọc kết quả - HS vận dụng làm bài tập

Tãm t¾t:

Can 1 : 27l Can 2 hơn : 5l 2 can :…l dầu?

Bài giải

Can 2 có số l dầu là : 27 + 5 = 32 ( lít ) Cả 2 can có số l dầu là:

27 + 32 = 59 (lít ) Đáp số: 59 lít dầu.

(24)

Bài 4: Bài toán: (5’)

-Gọi hsđọc bài, tóm tắt, giải - Gọi hs chữa bài

- Nhận xét

Bài 5: Đố vui (3’) -Hs làm việc cá nhân

Cách xác định hình tam giác ? - Gọi 1 hs lên chữa bài

3. Củng cố, dặn dò: (2’) - Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị cho tiết học sau.

- Hs làm vào vở Bài giải

Minh có số vở là .

39 - 5 = 34 ( nhãn vở ) Cả 2 bạn có số nhãn vở là.

39 + 34 = 73 (nhãn vở ) Đáp số :73 nhãn vở - Hs lần lượt tìm tam giác.

+8 tam giác

--- Ngày soạn: 06/11/2017

Ngày giảng: Thứ năm 09/11/2017 Buổi sáng:

Toán Tiết 49: TỰ KIỂM TRA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Kiểm tra các kiến thức từ đầu năm đến giờ.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng thực hành toán.

3. Thái độ

- Hứng thú, tự giác trong học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Làm bài kiểm tra:

-Gv yêu cầu học sinh làm bài cá nhân vào vở.

2. Củng cố - Dặn dò:(3') - Gv thu bài chấm.

- Nhận xét tiết kiểm tra.

- Hs làm bài kiểm tra cá nhân.

--- Luyện từ và câu

(25)

Tiết 10: SO SÁNH. DẤU CHẤM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được các hình ảnh so sánh âm thanh với âm thanh trong bài.

- Luyện tập về cách sử dụng dấu chấm trong một đoạn văn.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng sử dụng các hình ảnh so sánh trong Tiếng Việt. Biết chấm câu đúng chỗ.

- Bồi dưỡng thói quen dùng từ đúng, nói, viết thành câu.

3. Thái độ

- HS có thái độ yêu thích môn học.

*GDBVMT: HS các câu thơ, câu văn tả cảnh thiên nhiên ở Côn Sơn- Chí Linh- Hải Dương. Việt Bắc, nhà văn Đoàn Giỏi tả cảnh vườn chim ở Nam Bộ.

* TTHCM: Bác Hồ là gương sáng về ý chí và nghị lực, vượt qua mọi khó khăn để thực hiện lý tưởng cao đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ ghi nội dung bài số 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ : (4’)

- Gọi 2 em đặt câu theo mẫu Ai là gì? và Ai làm gì?

Nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài : (2’) - Nêu yêu cầu của tiết học.

b. Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1: Nêu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu học sinh đọc thầm khổ thơ và làm việc theo cặp để trả lời 2 câu hỏi.

Bài 2:

+ Nêu yêu cầu của bài?

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt.

+ 3 câu a, b, c đều dùng từ chỉ sự so sánh nào? Thuộc kiểu so sánh nào đã học?

*TTHCM :

+ Trong bài 2 các câu văn đều dùng phép so sánh gì?

- Hai em làm bài miệng.

- HS lắng nghe

- Đại diện nhóm trả lời.

- Trời mưa so sánh tiếng thác, tiếng gió.

- Tiếng mưa rất to, vang.

- Học sinh làm bài => báo cáo kết quả bài làm.

-...như.

ngang bằng.

- So sánh âm thanh với âm thanh.

- Vùng Côn Sơn thuộc vùng đất Chí Linh- Hải Dương, nơi người anh hùng

(26)

*GDBVMT: Những câu thơ trên tả cảnh thiên nhiên ở những vùng đất nào trên đất nước ta?

-Yêu cầu học sinh tự tìm 1 số câu văn câu thơ khác có dùng phép so sánh âm thanh với âm thanh.

Bài 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề

=> làm bài vào vở => báo cáo kết quả bài làm.

+ Khi nào sử dụng dấu chấm câu?

+ Khi viết câu cần lưu ý điều gì?

- Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn.

+ Khi đọc đoạn văn có dấu chấm cần ngắt giọng như thế nào?

3. Củng cố – dặn dò. (2-3’) - Nhận xét giờ học.

dân tộc- nhà thơ Nguyễn Trãi về ở ẩn.

Trăng và suối tả cảnh Việt Bắc…

- Học sinh nêu.

Học sinh làm bài - 1 học sinh lên bảng làm vào bảng phụ.

-...khi câu văn diễn đạt đủ ý. Người đọc, người nghe hiểu được câu văn.

-...đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm.

- Học sinh đọc.

-...ngắt giọng bằng thời gian đọc 2 tiếng.

--- Buổi chiều

Tự nhiên xã hội Tiết 20: HỌ NỘI, HỌ NGOẠI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giải thích thế nào là họ nội, họ ngoại.

- Giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình, xưng hô đúng với các anh, chị em của bố mẹ.

2. Kĩ năng

- Ứng xử đúng với những người họ hàng của mình, không phân biệt hộ nội, họ ngoại.

3. Thái độ

- Biết cách ứng xử đúng.

* GD BVMT: HS có ý thức nhắc nhở các thành viên trong gia đình gìn giữ môi trường sạch, đẹp.

II. KĨ NĂNG SỐNG

-Kĩ năng giao tiếp: Tự tin với các bạn trong nhóm để chia sẻ, giới thiệu về gia đình của mình.

(27)

- Trình bày, diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Một số ảnh họ hàng nội ngoại.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ : (4’)

? Gia đình 3 thế hệ gồm những ai?

? Thế nào là gia đình có 1 thế hệ?

Nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài : (2’) Nêu yêu cầu của tiết học.

b. Bài mới:(24’)

*. Hoạt động 1:(10’) Giải thích được những người thuộc họ nội là những ai, họ ngoại là những ai?

- Yêu cầu học sinh làm việc với SGK.

+ Quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi?

+ Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai?

+ Ông ngoại Hương sinh ra những ai trong ảnh?

+ Quang đã cho các bạn xem ảnh của những ai?

Kết luận: Ông, bà sinh ra bố và các anh chị em ruột của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội.

Ông, bà sinh ra mẹ và anh chị em ruột của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại.

*. Hoạt động 2:(10’) Kể về họ nội, họ ngoại.

- Yêu cầu học sinh kể cho nhau nghe về họ nội họ ngoại của mình.

Kết luận: Mỗi người ngoài bố, mẹ, anh, chị em ruột của mình còn có những người họ hàng thân thích khác đó là họ nội, họ ngoại.

- HSTL

- Hs lắng nghe

- Hs làm việc với SGK

- Học sinh quan sát => báo cáo kết quả.

-...ông bà, mẹ, bác.

- ...ông bà, bố, cô.

- Hs lắng nghe.

- Học sinh làm việc theo nhóm => các nhóm lên giới thiệu với lớp.

- Hs lắng nghe.

(28)

*. Hoạt động 3:(10’) Đóng vai.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận và đóng vai với các tình huống: Họ hàng bên nội hoặc bên ngoại đến chơi khi bố, mẹ đi vắng.

Kết luận: Phải biết yêu quý, quan tâm giúp đỡ những người họ hàng thân thích của mình

3. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Gọi vài em đọc mục Bạn cần biết.

- Nhận xét tiết học.

- Học sinh thảo luận => đóng vai.

- Hs lắng nghe.

--- Thủ công

KIỂM TRA CHƯƠNG I PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH (1tiết)

I. Mục tiêu:

Đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh qua sản phẩm gấp hình.

II. Giáo viên chuẩn bị:

Các mẫu cảu bài 1,2,3,4,5.

III. Nội dung bài kiểm tra :

Đề kiểm tra: Em hãy gấp hoặc gấp, cắt ,dán một trong những hình đã học ở chương I.

- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của bài kiểm tra.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên các bài đã học. Học sinh quan sát lại các mẫu. Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra. Giáo viên quan sát, giúp đở học sinh còn lúng túng.

IV. Đánh giá:

Hoàn thành ( A ) Chưa hoàn thành ( B )

Thực hiện chưa đúng quy trình Không hoàn thành sản phẩm V. Nhận xét, dặn dò:

Nhận xét bài kết quả kiểm tra của học sinh

dặn học sinh giờ sau mang đầy đủ dụng cụ học tập để học bài “ Cắt, dán chữ cái đơn giản”

---o-0-o---

Ngày soạn: 07/11/2017

(29)

Ngày giảng: Thứ sáu 10/11/2017 Buổi sáng:

Toán

Tiết 50: BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Bước đầu làm quen với bài toán giải bằng 2 phép tính.

2. Kĩ năng

- Biết vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán và trình bày lời giải.

3. Thái độ

- Giúp hs yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học - SGK, VBT

III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: (4’) - 2 HS lên bảng làm:

4km =...m 1m =....mm 3 dam =...m 1dm =....cm - Nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới : a. Giới thiệu bài:

Nêu yêu cầu của tiết học.

b. Hướng dẫn giải bài toán:

* Bài toán 1.

+ Đọc bài toán 1.

- Hướng dẫn tìm hiểu đề toán kết hợp gắn đồ dùng.

+ Câu hỏi a thuộc dạng toán gì? Câu hỏi b thuộc dạng toán gì?

- Yêu cầu học sinh làm bài vào giấy nháp.

+ Nếu bài toán chỉ có một câu hỏi "cả 2 hàng có mấy cái kèn" cần giải như thế nào?

* Bài toán 2:

+ Đọc bài toán 1.

+ Muốn tìm số cá ở cả 2 bể cần biết gì?

- Hai em làm bảng lớp, cả lớp làm trên bảng con.

- Học sinh lắng nghe.

- Hs đọc bài toán.

* Bài toán về nhiều hơn.

* Bài toán tìm tổng 2 số.

- Học sinh làm.

- Vẫn thực hiện như khi có 2 câu hỏi.

- Đọc bài toán 2.

- Phân tích đề toán.

-...biết số cá ở mỗi bể.

-...bể 1.

(30)

+ Số cá ở bể nào đã biết?

+ Muốn biết số cá ở bể 2 làm như thế nào?

- Yêu cầu học sinh làm bài giải vào giấy nháp.

Giáo viên: Đây là bài toán giải bằng 2 phép tính.

c. Thực hành:

Bài 1: Bài toán: (8’)

- Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán.

+ Để tìm hai ngăn có bao nhiêu quyển sách em phải biết gì?

+ Muốn tìm số sách ngăn dưới cần làm như thế nào?

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

Bài 2: Bài toán: (8’)

- Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán.

+ Để tìm đàn gà có bao nhiêu con em phải biết gì?

+ Muốn tìm số gà mái cần làm như thế nào?

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

Bài 3: Lập bài toán theo tóm tăt rồi giải bài toán đó: (10’)

- Yêu cầu học sinh đặt đề toán theo tóm tắt

- Yêu cầu hs đọc đề bài.

- Yêu cầu học sinh làm bài giải.

Nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố – dặn dò. (2’) - Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.

-...lấy số cá ở bể 1 công với 3.

- 1 học sinh lên bảng làm.

- Đọc yêu cầu của bài.

- Phân tích đề toán.

-...biết số sách ngăn dưới.

-...lấn số sách ngăn trên trừ đi 4.

- Học sinh làm bài.

- Đọc yêu cầu của bài.

- Số gà mái.

- Lấy số gà trống cộng với 15.

- Học sinh làm bài.

-Đề bài: Lớp 3A có 28 học sinh, lớp 3B nhiều hơn lớp 3A 3 học sinh.

Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh?

- Hs đọc đề bài - Học sinh làm bài.

---

(31)

Tập làm văn

Tiết 10: TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Dựa theo mẫu bài tập đọc "Thư gửi bà" và gợi ý về hình thức - nội dung thư, biết viết một bức thư ngắn để thăm hỏi, báo tin cho người thân. Diễn đạt rõ ý, đặt câu đúng, trình bày đúng hình thức một bài thơ, ghi rõ nội dung trên bì thư để gửi theo đường bưu điện.

2. Kĩ năng

- Biết viết một bức thư gửi theo đường bưu điện.

- HS yêu thích môn học.

*QTE: Quyền được tham gia( viết thư và phong bì thư) II. Đồ dùng dạy học

- SGK

III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- 1 HS đọc bài: “ Thư giử bà” nhận xét về cách trình bày một bức thư.

? Dòng đầu thư ghi những gì?

? Dòng tiếp theo ghi lời xưng hô với ai?

? Cuối thư ghi những gì?

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (2’) Nêu yêu cầu của tiết học.

b. Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1: (15’)

- Nêu yêu cầu của bài 1.

- Yêu cầu học sinh đọc phần gợi ý của bài.

? + Em dự định viết thư cho ai? - Yêu cầu học sinh nói miệng về bức thư mình sẽ viết? (theo gợi ý).

- Giáo viên chấm điểm, nhận xét bổ sung bài làm của học sinh.

Bài 2:(5’)

- Yêu cầu học sinh đọc bài 2.

- Học sinh trình bày miệng bức thư theo các câu hỏi gợi ý.

- Học sinh viết bài vào giấy => trình bày bài trước lớp.

-Hs đọc yêu cầu bài 1.

-Hs trả lời.

Học sinh đọc bài 2.

- Góc trái: viết rõ tên và địa chỉ người gửi thư. Góc phải phía trên dán tem, góc phải dưới: viết rõ tên và địa chỉ người nhận thư.

- Học sinh viết cụ thể trên phong bì =>

(32)

- Hướng dẫn học sinh quan sát phong bì thư và nhận xét về cách trình bày mặt trước của phong bì?

- Yêu cầu học sinh thực hành trên bì thư.

3. Củng cố – dặn dò. (2-3’) - Nhận xét tiết học.

- Những em chưa hoàn thành bài về nhà viết cho xong.

đọc kết quả bài làm.

---

* Sinh hoạt

………

………

……….………...

………

……….…..

………

………

……….………..

………

………

………

Kĩ năng sống TÔI LÀ AI

I. MỤC TIÊU

- Hiểu được những gì thuộc về mình và biết tự hài lòng về bản thân mình.

- Thực hành những việc đơn giản để tự chăm sóc mình - rèn cho mình có thói quen tốt

II. CHUẨN BỊ

- GV: SGV thực hành kỹ năng sống.

- HS: SGK thực hành kỹ năng sống.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

I/ Ổn định II/ Bài mới:

* Giới thiệu bài

* Bài 1: Nhu cầu và sở thích của tôi - GV nêu câu hỏi?

+ Em hãy ghi những nhu cầu và sở thích của mình vào những chỗ trống tương ứng dưới đây ?

- HS nhận xét.

+ HS nêu các nhu cầu và sở thích của mình

- HS lắng nghe và nhắc lại tên tựa bài:

Tự chăm sóc bản thân.

(33)

+ Đó là những việc làm nào?

* Bài 2: Thói quen của tôi Thảo luận nhóm

Mục tiêu: HS nhận biết được các việc nào nên làm và không nên làm để có sức khỏe tốt.

- GV cho HS điền các thói quen của mình vào bài tập

- Gọi HS nêu thói quen của mình

* Bài 3:Những điều tôi thấy hài lòng về mình

- Chơi trò chơi

- GV phổ biến luật chơi: Chia 2 đội thi ghi nhanh những gì mình cảm thấy hài lòng về bản thân mình

- HS chơi thử - HS chơi

- Nhận xét, tuyên dương.

- HS nghe

- HS điền vào bài tập - HS nêu

- HS nghe - HS chơi thử - HS tuyên dương

* Buổi chiều

Bài 10: Thườngthức mĩ thuật XEM TRANH TĨNH VẬT

I/ MỤC TIÊU:

- HS hiểu biết thêm cách sắp xếp hình, cách vẽ màu ở tranh tĩnh vật.

- HS cảm nhận được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.

- HS có ý thức giữ gìn đồ vật.

II/ CHUẨN BỊ:

- Thầy - Sưu tầm tranh tĩnh vật hoa quả của các họa sĩ.

- Tranh tĩnh vật của HS năm trước.

- Trò: - Mang đầy đủ đồ dùng học tập.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động khởi động:

1/ Kiểm tra bài cũ, 2/ Bài mới:

- GV giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Xem tranh.

- GV: Treo tranh yêu cầu HS thảo luận theo nội dung:

+ Tác giả của bức tranh là ai?

+ Tranh vẽ những loại hoa quả gì?

+ Hình dáng các loại hoa quả đó?

+ Màu sắc của các loại hoa quả?

- HS chú ý lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm.

+ Đường Ngọc Cảnh.

+ Quả sầu riêng, na, hồng.

+ Tròn, bầu dục…

+ Đỏ, vàng, trắng.

(34)

+ Hình ảnh chính của các loại hoa quả được đặt ở vị trí nào?

+ Tỷ lệ các hình ảnh chính so với hình ảnh phụ?

- GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- GV: Yêu cầu các nhóm bạn nhận xét.

- GV nhận xét chung: Họa sĩ Đường Ngọc Cảnh đã nhiều năm tham gia giảng dạy tại trường mĩ thuật Đông Dương. Ông rất thành công về đề tài phong cảnh, tĩnh vật( hoa quả) ông đã có nhiều tác phẩm đạt giải thưởng trong triển lãm.

Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.

- GV: Nhận xét chung giờ học.

+ Khen ngợi HS hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.

Hoạt động nối tiếp củng cố, dặn dò:

+ Bức tranh trên muốn nói với em điều gì?

- GV nhận xét.

- GV dặn dò HS.

+ Sưu tầm Tranh tĩnh vật của họa sĩ.

+ Tiết sau mang đầy đủ đồ dïng học tập.

+ Hơi lệch về bên trái.

+ Hình ảnh chính to hơn hình ảnh phụ.

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS nhận xét.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS lắng nghe cô nhận xét.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe cô dặn dò.

---******---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Với quan điểm đó, Lênin cho rằng để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh với giai cấp tư sản, lật đổ chế độ tư bản, xây dựng chế độ xã hội mới (chế độ xã

- Hiểu ND:Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của người bạn nhỏ (TL được các câu hỏi trong SGK, thuộc 2 khổ thơ trong bài. HS khá

- Hiểu ND:Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của người bạn nhỏ( TL được các câu hỏi trong SGK, thuộc 2 khổ thơ trong bài.. Thái độ

- Hiểu ND:Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của người bạn nhỏ (TL được các câu hỏi trong SGK, thuộc 2 khổ thơ trong bài. Thái độ -

- Hiểu ND:Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của người bạn nhỏ( TL được các câu hỏi trong SGK, thuộc 2 khổ thơ trong bài. Thái độ -

- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó, của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen..

Câu 8: Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người, cuộc đời, thức tỉnh sự trân trọng giá trị

- Hiểu ý nghĩa : Tình cảm thiết tha gắn bó, của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.. - Kể lại được từng đoạn