• Không có kết quả nào được tìm thấy

TAI LIEU ON TAP SINH 11KII 2021

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TAI LIEU ON TAP SINH 11KII 2021"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

A. CÂU HỎI TỰ LUẬN:

Câu hỏi. Trình bày chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn.

+ Từ chưa có hệ tuần hoàn  có hệ tuần hoàn và hệ tuần hoàn ngày càng hoàn thiện.

+ Từ hệ tuần hoàn hở  hệ tuần hoàn kín.

+ Từ tuần hoàn đơn (tim 2 ngăn với một vòng tuần hoàn)  tuần hoàn kép (từ tim ba ngăn, máu pha nhiều  tim ba ngăn với vách ngăn trong tâm thất, máu ít pha trộn hơn  tim bốn ngăn máu không pha trộn).

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:

Câu 1. Động vật đơn bào

A. không có hệ tuần hoàn B. có hệ tuần hoàn C. có hệ tuần hoàn kín D. có hệ tuần hoàn hở

Câu 2. Trong hoạt động của hệ tuần hoàn, dịch tuần hoàn ( máu và dịch mô ) được vận chuyển đi khắp cơ thể nhờ thành phần nào?

A. Tim và hệ mạch B. Động mạch và tĩnh mạch C. Tim và tĩnh mạch D. Mao mạch và động mạch Câu 3. Trong hệ tuần hoàn kín, máu lưu thông

A. với tốc độ chậm và trộn lẫn dịch mô B. với tốc độ nhanh và trộn lẫn dịch mô C. với tốc độ chậm và không trộn lẫn dịch mô D. với tốc độ nhanh và không trộn lẫn dịch mô Câu 4. Nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?

A. Thân mềm và chân khớp B. Thân mềm và bò sát C. Chân khớp và lưỡng cư D. Lưỡng cư và bò sát Câu 5. Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?

A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao.

B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.

D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.

Câu 6. Hệ tuần hoàn kín có ở động vật nào?

A. Chỉ có ở động vật có xương sống.

B. Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.

C. Chỉ có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp.

D. Chỉ có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu.

Câu 7. Sự phân phối máu của hệ tuần hoàn kín trong cơ thể như thế nào?

A. Máu được điều hoà và phân phối nhanh đến các cơ quan.

B. Máu không được điều hoà và được phân phối nhanh đến các cơ quan.

C. Máu được điều hoà và được phân phối chậm đến các cơ quan.

D. Máu không được điều hoà và được phân phối chậm đến các cơ quan.

Câu 8 . Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?

A. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.

B. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.

C. Máu đến các cơ quan nhanh nên dáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.

D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.

Câu 9 . Hệ tuần hoàn kép có ở động vật nào?

A. Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.

B. Chỉ có ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

C. Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu.

D. Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu và cá.

(2)

A. CÂU HỎI TỰ LUẬN:

Câu 1: Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi?

Vì thời gian nghỉ trong 1 chu kì tim đủ để phục hồi khả năng họat động của cơ tim. Nếu xét riêng hoạt động của thành cơ thuộc các ngăn tim thì thời gian nghỉ còn nhiều hơn thời gian co của các ngăn tim.

Câu 2: Hãy so sánh hoạt động của hệ tim mạch khi lao động và lúc nghỉ ngơi. Sự sai khác giữa 2 trường hợp trên do đâu?

- Khi lao động tim đập nhanh, mạch dãn ra để máu đưa dinh dưỡng và ôxi nhiều, cung cấp năng lượng cho hoạt động cơ bắp. Đó là do xung thần kinh trung ương điều hòa tim mạch theo dây thần kinh giao cảm đến làm tim đập nhanh và mạnh.

- Ngược lại, khi nghỉ ngơi thì tim đập bình thường nhờ tác dụng đối lập của dây thần kinh đối giao cảm.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:

Câu 1. Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào?

A. Nút xoang nhĩ  Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất  Bó his  Mạng Puôc – kin  Các tâm nhĩ, tâm thất co.

B. Nút nhĩ thất  Hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ  Bó his  Mạng Puôc – kin  Các tâm nhĩ, tâm thất co.

C. Nút xoang nhĩ  Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất  Mạng Puôc – kin  Bó his  Các tâm nhĩ, tâm thất co.

D. Nút xoang nhĩ  Hai tâm nhĩ  Nút nhĩ thất  Bó his  Mạng Puôc – kin  Các tâm nhĩ, tâm thất co.

Câu 2. Huyết áp là lực co bóp của

A. tâm thất tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.

B. tâm nhĩ tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.

C. tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.

D. tim tống nhận máu từ tĩnh mạch tạo nên huyết áp của mạch.

Câu 3. Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?

A. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

B. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

C. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

D. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

Câu 4. Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch?

A. Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn. B. Vì mao mạch thường ở xa tim.

C. Vì số lượng mao mạch lớn hơn. D. Vì áp lực co bóp của tim giảm.

A. CÂU HỎI TỰ LUẬN:

Câu 1. Trình bày vai trò của gan trong sự điều hòa glucôzơ và prôtêin huyết tương.

- Vai trò của gan:

(3)

+ Điều hoà glucôzơ huyết: Glucôzơ tăng  hoocmôn insulin  glicôgen; nếu glucôzơ giảm

 hoocmôn glucagôn  glucôzơ.

+ Điều hoà prôtêin huyết tương : Khi prôtêin huyết tương giảm  gan tăng sản xuất prôtêin huyết tương và ngược lại.

Câu 2. Cảm giác khát thường xảy ra khi nào?

Cảm giác khát xảy ra khi áp suất thẩm thấu của máu tăng, huyết áp giảm hoặc do mất nước hoặc do lượng NaCl đưa vào nhiều làm nồng độ Na+ trong dịch ngoại bào tăng làm tăng áp suất thẩm thấu của máu. Những thay đổi trên sẽ kích thích trung khu điều hòa cân bằng nước ở vùng dưới đồi, gây nên cảm giác khát.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Cơ chế điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu tăng diễn ra theo trật tự nào?

A. Tuyến tuỵ  Insulin  Gan và tế bào cơ thể  Glucôzơ trong máu giảm.

B. Gan  Insulin  Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể  Glucôzơ trong máu giảm.

C. Gan  Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể  Insulin  Glucôzơ trong máu giảm.

D. Tuyến tuỵ  Insulin  Gan  tế bào cơ thể  Glucôzơ trong máu giảm.

Câu 2: Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

A. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. B. Trung ương thần kinh.

C. Tuyến nội tiết. D. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…

Câu 3: Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong

A. tế bào. B. mô. C. cơ thể. D. cơ quan.

Câu 4: Tuỵ tiết ra những hoocmôn tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào?

A. Điều hoà hấp thụ nước ở thận. B. Duy trì nồng độ glucôzơ bình thường trong máu.

C. Điều hoá hấp thụ Na+ ở thận. D. Điều hoà pH máu

Câu 5: Cơ chế điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu giảm diễn ra theo trật tự nào?

A. Tuyến tuỵ  Glucagôn  Gan  Glicôgen  Glucôzơ trong máu tăng.

B. Gan  Glucagôn  Tuyến tuỵ  Glicôgen  Glucôzơ trong máu tăng.

C. Gan  Tuyến tuỵ  Glucagôn  Glicôgen  Glucôzơ trong máu tăng.

D. Tuyến tuỵ  Gan  Glucagôn  Glicôgen  Glucôzơ trong máu tăng.

Câu 6: Ý nào dưới đây không có vai trò chủ yếu đối với sự duy trì ổn định pH máu?

A. Hệ thống đệm trong máu. B. Phổi thải CO2. C. Thận thải H+ và HCO3 D. Phổi hấp thu O2. Câu 7: Tuỵ tiết ra hoocmôn nào?

A. Anđôstêrôn, ADH. B. Glucagôn, Insulin. C. Glucagôn, renin. D. ADH, rênin.

Câu 8: Cơ chế điều hoà hấp thụ nước diễn ra theo cơ chế nào?

A. Áp suất thẩm thấu tăng  Vùng đồi  Tuyến yên  ADH tăng  Thận hấp thụ nước trả về màu  Áp suất thẩm thấu bình thường  vùng đồi.

B. Áp suất thẩm thấu bình thường  Vùng đồi  Tuyến yên  ADH tăng  Thận hấp thụ nước trả về màu  Áp suất thẩm thấu tăng  vùng đồi.

C. Áp suất thẩm thấu tăng  Tuyến yên  Vùng đồi  ADH tăng  Thận hấp thụ nước trả về màu  Áp suất thẩm thấu bình thường  vùng đồi.

D. Áp suất thẩm thấu tăng  Vùng đồi  ADH tăng  Tuyến yên  Thận hấp thụ nước trả về màu  Áp suất thẩm thấu bình thường  vùng đồi.

Câu 9: Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào?

A. Điều hoá huyết áp. B. Cơ chế duy trì nồng độ glucôzơ trong máu.

C. Điều hoà áp suất thẩm thấu. D. Điều hoá huyết áp và áp suất thẩm thấu.

Câu 10. Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

A. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.

B. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…

C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.

D. Cơ quan sinh sản

(4)

Câu 1. Bộ phận nào trong cây có nhiều kiểu hướng động?

A. Hoa. B. Thân. C. Rễ. D. Lá.

Câu 2 . Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là:

A. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

B. Do sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

C. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

D. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

Câu 3. Hai loại hướng động chính là:

A. Hướng động dương (Sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm (Sinh trưởng về trọng lực).

B. Hướng động dương (Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích).

C. Hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích).

D. Hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (Sinh trưởng hướng tới đất).

Câu 4. Hướng động là hình thức phản ứng của

A. một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng.

B. cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.

C. một bộ phận của cây truớc tác nhân kích thích theo một hướng xác định.

D. cây truớc tác nhân kích thích theo nhiều hướng.

Câu 5. Dựa vào sự vận động hướng động nào sau đây mà người ta bón phân theo tán lá nơi có nhiều rễ phụ và lông hút?

A. hướng đất dương B. hướng nước dương C. hướng sáng dương D. hướng hóa dương

Câu 1. …(1)…….là vận động của cây phản ứng lại sự thay đổi của tác nhân môi trường tác động đồng đều lên các bộ phận của cây.(1)là

A. Hướng động B. Ứng động

C. Ứng động sinh trưởng D. Ứng động không sinh trưởng Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không thuộc ứng động sinh trưởng : A. Vận động liên quan đến đồng hồ sinh học

B. Các tb ở 2 phía đối diện của cơ quan thực vật có tốc độ sinh trưởng khác nhau C. Vận động liên quan đến hoocmon thực vật

D. Các tb ở 2 phía đối diện của cơ quan thực vật có tốc độ sinh trưởng giống nhau Câu 3. Khi chạm vào lá của cây trinh nữ, các lá chét khép lại là do:

A. sự vận chuyển ion Na+ ra khỏi không bào gây mất nước

(5)

B. sự vận chuyển ion H+ ra khỏi không bào gây mất nước C. thể gối ở cuống lá và gốc lá chét giảm sức trương nước D. thể gối ở cuống lá và gốc lá chét tăng sức trương nước Câu 4 : Vận động theo chu kì sinh học là:

A. Vận động của cơ thể theo thời gian trong ngày B. Vận động do các chấn động bên ngoài

C. Vận động do sức trương nước

D. Vận động sinh trưởng về mọi phía của cơ thể thực vật Câu 5. Những ứng động nào sau đây là ứng động sinh trưởng?

A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.

B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.

C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí khổng đóng mở.

D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.

Câu 6: Ứng động (Vận động cảm ứng) là:

A. Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích.

B. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng.

C. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.

D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định.

Câu 7: Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?

A. Tác nhân kích thích không định hướng. B. Có sự vận động vô hướng C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào. D. Có nhiều tácnhân kích thích.

A. CÂU HỎI TỰ LUẬN:

Câu 1. Nêu đặc điểm, chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

- Hệ thần kinh vận động: điều khiển hoạt động của các cơ vân trong hệ vận động, đó là những hoạt động có y thức (theo ý muốn).

- Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều khiển và điều hòa hoạt động của các nội quan (cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản), đó là những họat động tự động, không theo ý muốn.

Câu 2. Khi trời rét, thấy môi tím tái, sởn gai ốc, ta vội đi tìm áo ấm mặc. Hãy phân tích xem có những bộ phận nào của hệ thần kinh tham gia vào phản ứng trên và đó là phản xạ gì, thuộc những loại nào?

- Môi tím tái, sởn gai ốc khi trời rét là những phản xạ không điều kiện do bộ phận thần kinh sinh dưỡng phụ trách

- Đi tìm áo ấm mặc là phản xạ có điều kiện và là một họat động có ý thức do vỏ não tham gia vào phản xạ.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:

Câu 1. Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào?

A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. B. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt.

C. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm. D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn.

Câu 2: Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay?

A. Là phản xạ có tính di truyền. B. Là phản xạ bẩm sinh.

C. Là phản xạ không điều kiện. D. Là phản xạ có điều kiện.

Câu 3: Hệ thần kinh ống được tạo thành từ hai phần rõ rệt là:

A. Não và thần kinh ngoại biên.

B. Thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.

C. Tuỷ sống và thần kinh ngoại biên.

(6)

D. Hệ thần kinh vận động điều khiển những hoạt động theo ý muốn và hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển những hoạt động không theo ý muốn.

Câu 4: Mức độ tiến hóa của hệ thần kinh ở động vật là

A. Hệ thần kinh dạng lưới, chưa có hệ thần kinh, hệ thần kinh dạng ống, hệ thần kinh dạng chuỗi B. Chưa có hệ thần kinh, hệ thần kinh dạng ống, hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng chuỗi C. Chưa có hệ thần kinh, hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, hệ thần kinh dạng ống

D. Hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng ống, hệ thần kinh dạng hạch, chưa có hệ thần kinh.

Câu 5: Hệ thần kinh có phản xạ chính xác và nhanh là hệ thần kinh:

A. dạng ống B. dạng chuỗi C. dạng hạch D. dạng lưới

A. CÂU HỎI TỰ LUẬN:

Câu 1 : Hãy trình bày những biến đổi xảy ra trong phản ứng của cơ thể khi giẫm phải một gai nhọn.

- Sự xuất hiện điện thế hoạt động của tế bào thụ cảm xúc giác khi giẫm phải gai.

- Sự lan truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh rồi qua các xináp tới nơron vận động.

- Xung truyền theo sợi trục của nơron vận động tới các cơ vận động bàn chân gây phản ứng co ngón chân, tránh tác động của gai nhọn.

Câu 2. Động vật có thể nhận biết, phân biệt được các kích thích khác nhau do đâu?

Do các kích thích khác nhau được các cơ quan thụ cảm tiếp nhận và mã hóa dưới dạng tần số xung thần kinh, loại tế bào hoặc vị trí của các tế bào thục cảm nhất định mà ta có thể cảm nhận, phân biệt được các kích thích khác nhau.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap?

A. Màng trước xinap. B. Khe xinap.

C. Chuỳ xinap. D. Màng sau xinap.

Câu 2: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là:

A. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và ít tiêu tốn năng lượng.

B. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm chạp và tiêu tốn nhiều năng lượng.

C. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.

D. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng.

Câu 3: Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào?

A. Khe xinap  Màng trước xinap  Chuỳ xinap  Màng sau xinap.

B. Màng trước xinap  Chuỳ xinap  Khe xinap  Màng sau xinap.

C. Màng sau xinap  Khe xinap  Chuỳ xinap  Màng trước xinap.

D. Chuỳ xinap  Màng trước xinap  Khe xinap  Màng sau xinap.

Câu 4: Chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap?

A. Màng trước xinap. B. Chuỳ xinap. C. Màng sau xinap. D. Khe xinap.

Câu 5 . Xináp là diện tiếp xúc giữa

A. tế bào cơ với tế bào tuyến B. tế bào tuyến với tế bào tuyến C. tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với tế bào khác D. tế bào cơ với tế bào tuyến

Câu 6 . Do đâu các bóng chứa chất trung gian hóa học bị vỡ?

A. K+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp

(7)

B. Na+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp C. Ca2+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp D. SO42- từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp

Câu 7. Khi các bóng xi náp bị vỡ, các chất trung gian hóa học sẽ được giải phóng vào

A. dịch mô B. dịch bào C. màng trước xi náp D. khe xi náp Câu 8 . Khi nào xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau xináp?

A. Chất trung gian gian hóa học đi vào khe xi náp

B. Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xi náp C. Chất trung gian hóa học tiếp xúc màng trước xi náp

D. Xung thàn kinh ở màng trước lan truyền đến màng sau xi náp Câu 9 . Trong xináp, túi chứa chất trung gian hóa học nằm ở

A. chùy xináp B. màng trước xináp C. màng sau xináp D. khe xináp

Câu 10 . Trong cơ chế truyền tin qua xináp, chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau làm cho màng sau

A. đảo cực B. tái phân cực C. mất phân cực D. đảo cực và tái phân cực Câu 11. Sau khi điện thế hoạt động lan truyền tiếp ở màng sau, axêtincôlin phân hủy thành A. axêtat và côlin B. axit axetic và côlin

C. axêtin và côlin D. estera và côlin

Câu 12: Ý nào không có trong quá trình truyền tin qua xináp?

A. Các chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp.

B. Các chất trung gian hoá học trong các bóng Ca+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xinap đến màng sau.

C. Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước.

D. Xung thần kinh lan truyền đến làm Ca+ đi vào trong chuỳ xinap.

A. CÂU HỎI TỰ LUẬN:

Câu 1. Tập tính động vật là gì?

- Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống để tồn tại và phát triển.

Câu 2. Phân biệt tập tính học được và tập tính bẩm sinh.

+ Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

+ Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Ý nào không phải là đặc điểm của tập tính bẩm sinh?

A. Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể.

B. Rất bền vững và không thay đổi.

C. Là tập hợp các phản xạ không điều kiện diễn ra theo một trình tự nhất định.

D. Do kiểu gen quy định.

Câu 2: Những tâp tính nào là những tập tính bẩm sinh?

A. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy.

B. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy.

C. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

D. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

(8)

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tập tính học được là chuỗi các phản xạ không điều kiện

B. Quá trình hình thành tập tính học được là quá trình hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron

C. Tập tính học được thường bền vững không thay đổi D. Tập tính học được được di truyền từ bố mẹ

Câu 4. Tập tính nào sau đây thuộc tập tính bẩm sinh?

A. Chim xây tổ B. Mèo bắt chuột

C. Tò vò đào hố đẻ trứng D. Người qua đường dừng lại khi gặp đèn đỏ

A. CÂU HỎI TỰ LUẬN:

Câu 1. Tập tính ở người có gì khác so với tập tính ở động vật?

Con người qua giáo dục, học tập và rèn luyện đã xây dựng được những tập tính mới, thói quen tốt và có khả năng kiềm chế, không để thể hiện những tập tính bẩm sinh không phù hợp với xã hội văn minh.

Câu 2. Con người đã thuần dưỡng các thú hoang như thế nào?

Con người đã lợi dụng những tập tính của thú hoang để thuần dưỡng phục vụ cho nhu cầu của đời sống con người bằng con đường thành lập các phản xạ có điều kiện.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Tập tính quen nhờn là tập tính động vật không trả lời khi kích thích A. không liên tục mà không gây nguy hiểm gì.

B. ngắn gọn mà không gây nguy hiểm gì.

C. lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm gì.

D. giảm dần cường độ mà không gây nguy hiểm gì.

Câu 2: Tính học tập ở động vật không xương sống rất ít được hình thành là vì:

A. Số tế bào thần kinh không nhiều và tuổi thọ thường ngắn.

B. Sống trong môi trường đơn giản.

C. Không có thời gian để học tập.

D. Khó hình thành mối liên hệ mới gữa các nơron.

Câu 3: Học khôn là:

A. Phối hợp những kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống gặp lại.

B. Biết phân tích các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới.

C. Biết rút các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới.

D. Phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết giải quyết những tình huống mới.

Câu 4: Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:

A. Học khôn. B. Học ngầm. C. Điều kiện hoá hành động. D. Quen nhờn

Câu 5: Tập tính kiếm ăn ở động vật có tổ chức hệ thần kinh chưa phát triển thuộc loại tập tính nào?

A. Số ít là tập tính bẩm sinh. B. Phần lớn là tập tính học tập.

C. Phần lớn là tập tính bẩm sinh. D. Toàn là tập tính học tập.

Câu 6: Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh thường tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là ví dụ về hình thức học tập:

A. Học ngầm. B. Điều kiện hoá đáp ứng.

C. Học khôn. D. Điều kiện hoá hành động.

(9)

Câu 7: Thầy yêu cầu bạn giải một bài tập di truyền mới, bạn giải được. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:

A. Điều kiện hoá đáp ứng. B. Học ngầm. C. Điều kiện hoá hành động. D. Học khôn.

Câu 8: Tập tính sinh sản của động vật thuộc loại tập tính nào?

A. Số ít là tập tính bẩm sinh. B. Toàn là tập tính tự học.

C. Phần lớn tập tính tự học. D. Phần lớn là tập tính bảm sinh.

Câu 9: Hình thức học tập đơn giản nhất của động vật là:

A. In vết. B. Quen nhờn. C. Học ngầm D. Điều kiện hoá hành động

Câu 10: Kiến lính sẵn sàng chiến đầu và hy sinh thân mình để bảo vệ kiến chúa và bảo vệ tổ, đây là tập tính

A. thứ bậc B. vị tha C. bảo vệ lãnh thổ D. di cư Câu 11: Một số loài cá, chim, thú thay đổi nơi sống theo mùa, đây là tập tính

A. kiếm ăn B. bảo vệ lãnh thổ C. sinh sản D. di cư Câu 12: Dựa vào kiến thức đã có để giải được bài tập, việc làm đó thuộc loại tập tính nào?

A. Quen nhờn. B. Điều kiện hóa đáp ứng. C. Học ngầm. D. Học khôn Câu 13: Hình thức học tập nào chỉ có ở động vật thuộc bộ Linh Trưởng?

A. In vết B. Học khôn C. Học ngầm D. Quen nhờn

Câu 1: Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở

A. cây một lá mầm và cây hai lá mầm B. chỉ xảy ra ở cây hai lá mầm

C. cây một lá mầm và phần thân non của cây hai lá mầm D. cây hai lá mầm và phần thân non của cây một lá mầm

Câu 2: Các lớp tế bào ngoài cùng (bần) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu?

A. Tầng sinh mạch B. Tầng sinh bần C. Mạch rây thứ cấp D. Mạch gỗ thứ cấp Câu 3: Mô phân sinh là:

A. loại mô có khả năng phân chia thành các mô trong cơ thể B. nhóm tế bào sơ khai trong cơ quan sinh dục C. nhóm tế bào ở đỉnh thân và đỉnh rễ

D. nhóm tế bào chưa phân hoá duy trì được khả năng nguyên phân Câu 4: Chức năng của mô phân sinh đỉnh là gì?

A. Làm cho thân cây dài và to ra B. Làm cho rễ dài và to ra

C. Làm cho thân và rễ cây dài ra D. Làm cho thân cây, cành cây to ra Câu 5: Hình thức sinh trưởng ở cây hai lá mầm là:

A. sinh trưởng sơ cấp B. sinh trưởng thứ cấp

C. sinh trưởng sơ cấpở thân trưởng thành và sinh trưởng thứ cấp ở phần thân non D. sinh trưởng sơ cấp ở phần thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành Câu 6. Loại mô nào tham gia vào sự sinh trưởng thứ cấp ở thực vật hai lá mầm?

A. Mô phân sinh đỉnh B. Mô phân sinh lóng C. Mô phân sinh bên D. Mô phân sinh thân

Câu 7: Tế bào chỉ có thể sinh trưởng được trong điều kiện độ no nước của tế bào không thấp hơn:

A. 93% B. 94% C. 95% D. 96%

Câu 8. Kết quả sinh trưởng sơ cấp ở thực vật hai lá mầm là:

(10)

A. làm cho thân và rễ cây dài ra B. làm cho lóng dài ra C. tạo mạch rây thứ cấp, gỗ dác, gỗ lõi D. tạo biểu bì, tầng sinh mạch,mạch gỗ sơ cấp.

Câu 9. Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây. B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.

C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm. D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Câu 10: Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?

A. Ở đỉnh rễ. B. Ở thân. C. Ở chồi nách. D. Ở chồi đỉnh.

Câu 11: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?

A. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.

B. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm.

C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch.

D. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).

Câu 12: Sinh trưởng thứ cấp là:

A. Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

B. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.

C. Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.

D. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Sinh sản vô tính là tạo ra cây con

A. giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

B. giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

C. giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

D. mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

Câu 2: Trong thiên nhiên cây tre sinh sản bằng:

A. Rễ phụ. B. Lóng. C. Thân rễ. D. Thân bò.

Câu 3: Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì:

A. Để tránh gió, mưa làm lay cành ghép. B. Để tập trung nước nuôi các cành ghép.

C. Để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá. D. Loại bỏ sâu bệnh trên lá cây.

Câu 4: Sinh sản sinh dưỡng là tạo ra cây mới

A. từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây. B. chỉ từ rễ của cây.

C. chỉ từ một phần thân của cây. D. chỉ từ lá của cây.

Câu 5: Sinh sản vô tính bằng bào tử có ở

A. rêu, dương xỉ. B. rêu, thực vật hạt trần, thực vật hạt kín.

C. quyết, cây 2 lá mầm, cây 1 lá mầm D. rêu, quyết, thực vật bậc cao.

Câu 6: Duy trì được các đặc tính quý từ cây gốc nhờ nguyên phân; rút ngắn thời gian sinh trưởng, phát triển. Đó là ưu điểm lớn nhất của

A. Cây giống từ cành giâm, chiết cành, nuôi cấy mô. B. Cây trồng từ hạt.

C. Cây mọc từ cành giâm, cây mọc từ hạt. D. Cây trồng được tạo từ phương pháp ghép cành.

Câu 7: Hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái. Con cái giống nhau và giống cây mẹ là khái niệm về

A. sinh sản hữu tính B. sinh sản vô tính C. sinh sản D. sinh sản bằng hạt.

(11)

Câu 1: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật?

A. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.

B. Tạo được nhiều biế dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.

C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.

D. Là hình thức sinh sản phổ biến.

Câu 2: Sinh sản hữu tính ở thực vật là:

A. Sự kết hợp của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

B. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

C. Sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

D. Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Câu 3: Thụ tinh ở thực vật có hoa là:

A. Sự kết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.

B. Sự kết hợp nhân của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.

C. Sự kết hợp hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nhân tam bội.

D. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng trong túi phôi.

Câu 4: Trong quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa trải qua những lần phân bào nào?

A. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân. B. 2 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.

C. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân. D. 2 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.

Câu 5: Trong quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?

A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân. B. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.

C. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân. D. 1 lần giảm phân, 4 lần nguyên phân.

Câu 6: Ý nào không đúng khi nói về quả?

A. Quả là do bầu nhuỵ dày sinh trưởng lên chuyển hoá thành. B. Quả không hạt đều là quả đơn tính.

C. Quả có vai trò bảo vệ hạt. D. Quả có thể là phương tiện phát tán hạt.

Câu 7: Thụ phấn là:

A. Sự kéo dài ống phấn trong vòi nhuỵ. B. Sự di chuyển của tinh tử trên ống phấn.

C. Sự nảy mầm của hạt phấn trên núm nhuỵ D. Sự tiếp xúc của hạt phấn với đầu nhụy.

Câu 8: Hình thức sinh sản có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới là khái niệm về

A. sinh sản hữu tính. B. sinh sản vô tính.

C. sinh sản bằng bào tử D. sinh sản bằng nuôi cấy mô tế bào.

Câu 9: Mỗi tế bào mẹ hạt phấn (2n) có thể tạo ra tối đa bao nhiêu hạt phấn?

A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 10. Mỗi tế bào mẹ hình thành noãn (2n) qua mấy lần nguyên phân để tạo ra túi phôi?

A. 2 B. 1 C. 4 D. 3 Câu 11: Trong túi phôi những tế bào tham gia vào quá trình thụ tinh kép là

A. tế bào đối cực và tế bào kèm. B. tế bào đối cực và tế bào cực.

C. tế bào cực và tế bào trứng. D. tế bào trứng và tế bào kèm.

Câu 12: Quá trình vận chuyển hạt phấn từ bao phấn đến núm nhụy. Đây là quá trình A. thụ tinh kép. B. thụ phấn. C. giao phấn. D. hình thành hạt.

Câu 13: Hạt phấn được hình thành từ

A. tế bào sinh dưỡng 2n. B. tế bào mẹ hạt phấn 2n.

C. Ống phấn 2n. D. Tế bào phát sinh 2n.

Câu 14: Thụ tinh kép là

A. giao tử đực thứ 1 (n) + tế bào cực (n) → hợp tử (2n) và giao tử đực thứ 2 (n) + tế bào nhân cực (2n) → phôi nhũ (3n).

(12)

B. giao tử đực thứ 1 (n) + tế bào trứng (n) → hợp tử (2n) và giao tử đực thứ 2 (n) + tế bào nhân cực (2n) → phôi nhũ (3n).

C. giao tử đực thứ 1 (n) + tế bào kèm (n) → hợp tử (2n) và giao tử đực thứ 2 (n) + tế bào nhân cực (2n) → phôi nhũ (3n).

D. giao tử đực thứ 1 (n) + tế bào đối cực (n) → hợp tử (2n) và giao tử đực thứ 2 (n) + tế bào nhân cực (2n) → phôi nhũ (3n).

Câu 15: Hạt được hình thành từ

A. hạt phấn. B. bầu nhụy. C. bầu nhị. D. noãn đã được thụ tinh.

Câu 16: Quả được hình thành từ

A. hạt phấn. B. bầu nhị. C. bầu nhụy. D. noãn đã được thụ tinh.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ý nghĩa của việc trồng cây đúng thời vụ đối với quá trình sinh sản ở thực vật: Quá trình tạo giao tử, thụ phấn, thụ tinh của cây trồng chịu ảnh hưởng nhiều từ điều kiện

- Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các

- Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải trải qua các hoạt động như: ăn và uống, vận chuyển

Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí khi đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi

Sử dụng mức độ đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) như là một đại diện cho hội nhập kinh tế, Bende‐Nabende, Ford, and Slater (2001) đã nghiên cứu vấn đề liệu FDI có

Nghiên cứu này nhằm thiết kế và tổ chức hoạt động seminar trong dạy học các chủ đề phần Sinh học di truyền ở Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định theo hướng tiếp

As shown in table 1, at the tillering stage, the growth parameters are very closely related to the root system, in which the indicators such as leaf mass, stem mass,

+ Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái trong noãn tạo thành hợp tử.. - Muốn có hiện tượng thụ tinh phải có hiện tượng thụ phấn