• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA HKI VẬT LÝ 8 (2021 - 2022)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA HKI VẬT LÝ 8 (2021 - 2022)"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA HKI VẬT LÝ 8 (2021 - 2022)

CÂU 1: Hai ô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ngôi nhà.

Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Các ô tô đứng yên đối với ngôi nhà B. Các ô tô chuyển động đối với nhau C. Ngôi nhà đứng yên đối với các ô tô D. Các ô tô đứng yên đối với nhau

CÂU 2: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì:

A. một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác.

B. một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác.

C. một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động.

D. một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.

CÂU 3: Hai bạn A và B cùng ngồi trên hai mô tô chạy nhanh như nhau, cùng chiều.

Đến giữa đường gặp bạn C đang ngồi sửa xe đạp đang bị tuột xích. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. A chuyển động so với B B. B đứng yên so với C C. A đứng yên so với B D. A đứng yên so với C

CÂU 4: Trong các chuyển động sau, quỹ đạo của chuyển động nào là đường thẳng:

A. Một chiếc lá rơi từ trên cây xuống.

B. Bánh xe khi xe đang chuyển động.

C. Một viên phấn rơi từ trên cao xuống.

D. Một viên đá được ném theo phưong nằm ngang.

CÂU 5: Trong các ví dụ về vật đứng yên so với vật mốc sau đây ví dụ nào là sai:

A. Trong chiếc đồng hồ đang chạy đầu kim đứng yên so với cái bàn.

B. Trong chiếc ô tô đang chuyển động người lái xe đứng yên so với ô tô.

C. Trên chiếc thuyền đang trôi theo dòng nước người lái thuyền đứng yên so với chiếc thuyền.

D. Cái cặp để trên mặt bàn đứng yên so với mặt bàn.

CÂU 6: Ôtô đi với vận tốc 500 m/phút đổi ra km/h là:

A. 50 km/h B. 40 km/h C. 30 km/h D. 60 km/h

CÂU 7: Một xe đạp đi với vận tốc 15 km/h. Con số đó cho ta biết điều gì? Hãy chọn câu trả lời đúng:

(2)

A. Thời gian đi của xe đạp.

B. Quãng đường đi của xe đạp.

C. Xe đạp trong1 giờ đi được quãng đường là 15 km.

D. Xe đạp đi được 15 km/h

CÂU 8: Một ôtô đi trên đoạn đường thứ nhất 2km với vận tốc 30 km/h, chặng thứ hai với vận tốc gấp đôi chặng thứ nhất hết thời gian 20 phút. Độ dài tổng quãng đường ô tô đi được là:

A. 20 km B. 50 km C. 22 km D. 32 km

CÂU 9: Hai người đi xe đạp, người thứ nhất đi quãng đường 300m hết một phút, người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5 h. Người nào đi nhanh hơn? Vì sao?

A. Người thứ 1 đi nhanh hơn vì t1 < t2

B. Người thứ 2 đi nhanh hơn vì s2 > s1

C. Người thứ 1 đi nhanh hơn vì v1 > v2

D. Người thứ 2 đi nhanh hơn vì v1 < v2

CÂU 10: Chuyển động nào dưới đây là chuyển động đều?

A. Chuyển động của ô tô khi khởi hành.

B. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.

C. Chuyển động của tàu hoả khi vào ga.

D. Chuyển động của một điểm ở đầu cánh quạt khi quạt quay ổn định.

CÂU 11: Một HS đi từ nhà đến trường, thời gian đi nửa đoạn đường đầu là 5 phút. Đi hết nửa còn lại là 9 phút. Biết vận tốc trung bình là 1,8m/s. Chiều dài đoạn đường từ nhà đến trường là:

A. 9 m B. 16,2 m C. 25,2 m D. 1512 m

CÂU 12: Một vận động viên thi chạy ở cự ly 1500m, ở 1000m đầu chạy trong thời gian 5 phút, đoạn còn lại chạy với vận tốc 10m/s. Vận tốc trung bình của vận động viên đã chạy ở cự ly 1500m là:

A. 3,3 m/s B. 4,3 m/s C. 6,7 m/s D. 7,6 m/s

CÂU 13: Tuyến xe buýt Bến Thành - Suối Tiên dài 19,7km chạy với vận tốc trung bình 40k/m. Từ Bến Thành đến Suối Tiên, xe buýt dừng ở 15 trạm dừng, thời gian dừng lại mỗi trạm là 2 phút, đến Suối Tiên xe buýt dừng lại 15 phút rồi quay về Bến Thành cũng dừng lại tại 15 trạm dừng, mỗi lần dừng lại cũng mất 2 phút. Vậy thời gian để xe buýt hoàn thành 1 vòng từ Bến Thành đến Suối Tiên rồi quay về lại Bến Thành là:

A. 29,55 phút

(3)

B. 59,1 phút C. 104,1 phút D. 134,1 phút

CÂU 14: Hành khách đang ngồi trên ôtô đang chuyển động bỗng bị lao về phía trước, điều đó chứng tỏ xe:

A. Đột ngột tăng vận tốc B. Đột ngột giảm vận tốc C. Đột ngột rẽ sang trái D. Đột ngột rẽ sang phải

CÂU 15: Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?

A. Lá rơi từ trên cao xuống

B. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa C. Xe máy chạy trên đường

D. Hòn đá lăn từ trên núi xuống

CÂU 16: Một người đang chạy nhanh đột nhiên muốn chạy quanh một cái cột, người đó phải lấy một tay ôm lấy cột là để:

A. Giảm vận tốc khi chạy,

B. Gây ra lực tác dụng lên cơ thể để dễ thay đổi hướng của chuyển động.

C. Gây ra lực, tăng vận tốc khi đang chạy.

D. Giảm lực tác dụng lên cơ thể.

CÂU 17: Trong những hiện tượng sau, câu nào có phần giải thích không liên quan đến hiện tượng quán tính?

A. Trời mưa, trên đường nhựa đi xe đạp dễ bị ngã.

B. Khi một người bị trượt chân, thường bao giờ cũng ngã.

C. Một diễn viên xiếc ngồi trên ngựa đang phi nhanh, nhảy lên cao, khi rơi xuống lại vẫn đúng vào yên ngựa.

D. Không có cách phanh nào có thể làm cho ô tô dừng lại tức khắc.

CÂU 18: Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:

A. trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn.

B. trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi.

C. trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.

D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn.

CÂU 19: Một vật đang chuyển động thẳng đều, chịu tác dụng của 2 lực F1 và F2. Tại một thời điểm nào đó, lực F1 bất ngờ mất đi, vật sẽ chuyển động như thế nào? Tại

sao?

A. Vật sẽ chuyển động nhanh hơn nếu lực F2 cùng hướng với chuyển động ban đầu và ngược lại.

B. Vật sẽ chuyển động chậm hơn nếu lực F2 cùng hướng với chuyển động ban đầu.

C. Vật sẽ chuyển động nhanh hơn nếu lực F2 ngược hướng với chuyển động ban đầu.

D. Vật sẽ dừng lại.

CÂU 20: Vật 1 và 2 đang chuyển động với các vận tốc v1 và v2 thì chịu các lực tác dụng như hình vẽ.Trong các kết luận sau kết luận nào đúng?

(4)

A. Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 giảm vận tốc B. Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 tăng vận tốc C. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 tăng vận tốc D. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 giảm vận tốc

CÂU 21: Ba lực có cường độ lần lượt là F1 = 25N, F2 = 75N và F3 = 50N cùng tác dụng vào một vật. Để vật đứng yên, ba lực đó phải:

A. Cùng phương, trong đó F1, F2 cùng chiều nhau và F3 ngược chiều với hai lực trên.

B. Cùng phương, trong đó F1, F3 cùng chiều nhau và F2 ngược chiều với hai lực trên.

C. Cùng phương, trong đó F1, F3 cùng chiều nhau và F1 ngược chiều với hai lực trên.

D. Cùng phương, trong đó F1, F2 và F3 cùng chiều.

CÂU 22: Một vật đang chuyển động thẳng với vận tốc v. Muốn vật chuyển động theo phương cũ và chuyển động nhanh lên thì ta phải tác dụng một lực như thế nào vào vật? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Cùng phương ngược chiều với vận tốc B. Có phương không vuông góc với vận tốc C. Cùng phương cùng chiều với vận tốc D. Có phương vuông góc với vận tốc

CÂU 23: Một vật đang chuyển động đều với lực kéo là 600N, biết lực ma sát bằng 30% trọng lượng xe. Khối lượng xe là:

A. 18 kg B. 60 kg C. 200 kg D. 300 kg

CÂU 24: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực đẩy xe chuyển động là A. ma sát trượt.

B. ma sát lăn.

C. ma sát nghỉ.

D. quán tính.

CÂU 25: Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để:

A. tăng quán tính B. tăng ma sát trượt C. tăng ma sát lăn D. tăng ma sát nghỉ

CÂU 26: Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?

A. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc

B. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc C. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc D. Giảm độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc

(5)

CÂU 27: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào không cần tăng ma sát A. Khi đi trên nền đất trơn.

B. Để ô tô vượt qua chỗ lầy C. Phanh xe để xe dừng lại D. Khi kéo vật trên mặt đất

CÂU 28: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?

A. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy.

B. Ma sát làm mòn lốp xe.

C. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe.

D. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn.

CÂU 29: Trường hợp nào dưới đây, lực ma sát có hại?

A. Dùng tay không rất khó mở nắp lọ bị kẹt.

B. Ma sát làm nóng và làm mòn những bộ phận chuyển động của máy móc.

C. Trời mưa, trên đường nhựa đi xe đạp dễ bị ngã.

D. Tất cả các trường hợp trên lực ma sát đều có hại.

CÂU 30: Hoàng đưa 1 vật nặng hình trụ lên cao bằng 2 cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát lớn hơn?

A. Cả 2 cách như nhau B. Kéo vật

C. Lăn vật

D. Không so sánh được.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

12 km/h là vận tốc trung bình của xe đạp trên cả quãng đường từ Mai Sao đến Đồng Mỏ...

Trong ngôn ngữ đời sống, khi nói một vật đang chuyển động thực chất chúng ta đã chọn những vật gắn với Trái Đất như nhà cửa, cây cối, cột cây số…làm vật mốc.. C2:

B. Sai, vì người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền trôi theo dòng nước nên người lái đò đứng yên so với dòng nước.. Sai, vì người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền

Chú ý: Trong chuyển động tròn đều, độ lớn của vec tơ vận tốc (vận tốc dài) không đổi nhưng hướng của nó thay đổi, luôn có phươg tiếp tuyến với quỹ đạo tại mỗi vị trí

Nếu chọn trục toạ độ Ox trùng với đường chuyển động của ô tô, chiều dương hướng từ A đến B, gốc toạ độ O nằm giữa A và B và cách A 10km, gốc thời gian là lúc 8

Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi

Bài 312 (trang 57 Bài tập Toán 5): Vận tốc của ca nô khi nước lặng là 13 km/giờ. Vận tốc dòng nước là 3 km/giờ. Tính vận tốc của ca nô khi đi xuôi dòng và vận tốc của ca

lấy 3 ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm thay đổi tốc độ chuyển động, thay đổi hướng chuyển động hoặc làm vật bị biến dạng.. Khi quả bóng đập vào tường, lực do