• Không có kết quả nào được tìm thấy

File thứ 1: hk2_su-6_601_30032021

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "File thứ 1: hk2_su-6_601_30032021"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THCS GIA THỤY TỔ XÃ HỘI

Năm học: 2020 - 2021

ÐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn: LỊCH SỬ LỚP 6

Ngày thi: 16/3/2021 Thời gian: 45 phút (Đề thi gồm 02 trang) (Học sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ và tên: ... Lớp: ...

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Học sinh làm vào phiếu bài làm Câu 1: Sau khi Phùng Hưng mất, người nối nghiệp là:

A. em trai Phùng Hải. C. không có ai nối nghiệp.

B. con trai Phùng An. D. tất cả các tướng cùng hợp sức nối nghiệp.

Câu 2: Sau cuộc khởi nghĩa chống quân Lương thắng lợi, Lý Bí đã làm gì?

A. Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, dời đô về Thăng Long.

B. Lý Bí lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Lý Thái Tổ.

C. Lý Bí lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Lý Nam Đế.

D. Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, dời đô về Đại La.

Câu 3: Kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng ” của người Châu Giao được nói đến trong sách nào?

A. Đại Nam thực lục B. Đại Việt sử kí toàn thư

C. Thiên Nam ngữ lục D. Nam Phương thảo mộc trạng Câu 4: Sau khi lên ngôi, Lý Bí Lấy niên hiệu là gì?

A. Quang Đức B. Thiên Đức C. Thuận Đức D. Khởi Đức Câu 5: Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành:

A. An Tây đô hộ phủ B. An Đông đô hộ phủ C. An Nam đô hộ phủ D. An Bắc đô hộ phủ Câu 6: Đất đai Âu Lạc bị Triệu Đà sáp nhập vào Nam Việt vào thời gian nào?

A. Năm 177 TCN B. Năm 178 TCN C. Năm 176 TCN D. Năm 179 TCN Câu 7: Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán:

A. vẫn giữa nguyên châu Giao.

B. sáp nhập châu Giao vào lãnh thổ châu khác.

C. tách riêng đất Âu Lạc ra để cai quản.

D. gộp thêm 3 tỉnh Trung Quốc vào châu Giao.

Câu 8: Đầu thế kỉ VI, triều đại phương Bắc nào đô hộ vùng Giao Châu?

A. Hán B. Lương C. Tùy D. Đường Câu 9: Sau khi sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, Triệu Đà đã chia Âu Lạc thành:

A. 2 quận là Giao Chỉ và Cửu Chân

B. 3 quận là Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam C. 3 quận là Cửu Chân, Nam Hải và Giao Chỉ D. 2 quận là Nhật Nam và Giao Chỉ

Câu 10: Tên gọi thân thuộc của nhân dân khi gọi Mai Thúc Loan là:

A. vua Mai B. vua Đế C. Vua Hắc D. Mai Hắc Đế Câu 11: Hiện nay, đền thờ Mai Hắc Đế ở:

ĐỀ 1 – Mã đề 601

(2)

A. núi Vệ và trong thung lũng Hùng Sơn. B. trong thung lũng Hùng Sơn.

C. Nam Đàn. D. núi Vệ.

Câu 12: Chính quyền đô hộ nhà Lương chia nước ta thành:

A. 5 châu B. 3 châu C. 6 châu D. 4 châu Câu 13: Ở Âu Lạc có loại vải nổi tiếng, gọi là:

A. vải Âu Lạc B. vải tơ tằm C. vải Giao Chỉ D. vải lụa Câu 14: Đâu không phải là lí do hào kiệt và nhân dân khắp nơi đều ủng hộ cuộc khởi nghĩa Lý Bí?

A. Muốn giành ngôi vua.

B. Ý chí giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta.

C. Nhà Lương cai trị và bóc lột tàn bạo nhân dân ta.

D. Nhân dân ta rất oán hận nhà Lương.

Câu 15: Câu nào sau đây là ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?

A. Thể hiện tinh thần tiếp thu nền văn hóa nước ngoài.

B. Khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.

C. Thể hiện tinh thần cầu tiến.

D. Khẳng định truyền thống đấu tranh kiên cường của dân ta.

Câu 16: Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về:

A. gạo B. đồng C. ngọc trai D. sắt Câu 17: Năm 722, nhà Đường cử Dương Tử Húc đem bao nhiêu quân sang đàn áp khởi nghĩa của Mai Hắc Đế?

A. 15 vạn quân B. 5 vạn quân C. 10 vạn quân D. 1 vạn quân Câu 18: Thứ sử Tiêu Tư đã có hành động gì trước cuộc khởi nghĩa của Lý Bí?

A. Tiêu Tư chặn nghĩa quân tại thành Long Biên.

B. Tiêu Tư dùng mưu kế hiểm độc làm nghĩa quân phải rút về Nghệ An.

C. Tiêu Tư bỏ thành Long Biên nhưng sau đó đem quân đánh úp, nghĩa quân phải rút lui.

D. Tiêu Tư hoảng sợ, bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.

Câu 19: Phùng Hưng quê ở:

A. Mê Linh B. Đường Lâm C. Cổ Loa D. Hát Môn Câu 20: Lý Nam Đế mong muốn điều gì khi đặt tên nước là Vạn Xuân?

A. Mong muốn sự trường tồn của dân tộc, khẳng định ý chí độc lập, tự chủ, đất nước thanh bình, tươi đẹp như vạn mùa xuân.

B. Đất nước tươi đẹp như vạn mùa xuân.

C. Mong muốn sự trường tồn của dân tộc.

D. Khẳng định ý chí độc lập, tự chủ.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm)

Câu 1: Những nét mới về văn hóa nước ta trong các thế kỉ I-VI là gì? Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên. (2 điểm)

Câu 2: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40. (3 điểm)

--- Chúc các con làm bài tốt! ---

(3)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

 Nhà vua và triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào với những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ?.

Nhöõng ñeà nghò ñoåi môùi ñaát nöôùc cuûa Nguyeãn Nhöõng ñeà nghò ñoåi môùi ñaát nöôùc cuûa Nguyeãn Tröôøng Toä chöùng toû oâng laø ngöôøi hieåu bieát saâu,

3- Thái độ của triều đình nhà Nguyễn trước đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ:.

-Học sinh biết: Những đề nghị chủ yếu canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. Qua đó, đánh giá lòng yêu nước của Nguyễn

Ôns đề nshị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước, thông thương với thế giới, thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng,

Là người hiểu biết sâu rộng và mạnh dạn đề nghị canh tân đất nước nhằm đưa nước ta thoát khỏi cảnh nghèo đói,

3- Thái độ của triều đình nhà Nguyễn trước đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ:.

[r]