• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỌC –HIỂU a.Mở đầu: Xuân Diệu đưa người đọc đến những cảm xúc vui tươi, yêu đời trước vẻ đẹp của mùa xuân

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỌC –HIỂU a.Mở đầu: Xuân Diệu đưa người đọc đến những cảm xúc vui tươi, yêu đời trước vẻ đẹp của mùa xuân"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

VỘI VÀNG Xuân Diệu

I.Tác giả -tác phẩm

-Xuân Diệu có bút danh là Trảo Nha, ông sinh ra ở quê mẹ Bình Định, nhưng lớn lên ở Quy Nhơn. Ông là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn cũng là cây bút mở đầu cho phong trào Thơ mới

-Vội vàng là bài thơ được trích từ tập Thơ Thơ (1938), thể thơ tự do.

II. ĐỌC –HIỂU

a.Mở đầu: Xuân Diệu đưa người đọc đến những cảm xúc vui tươi, yêu đời trước vẻ đẹp của mùa xuân.

Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi.

-Đó là một ước muốn khác thường, không tưởng, phản ánh ý thức cá nhân phát triển rất cao

• “Tôi muốn” “tắt nắng”,“buộc gió”thể hiện niềm khát khao nắm giữ thời gian, tạo vật

• Nắng và gió là thiên nhiên. Muốn nắng tắt, muốn buộc gió là muốn thay quyền tạo hóa để can thiệp vào thiên nhiên

• Điều đó cho ta thấy : Vì quá yêu cuộc sống mà tác giả có một ý muốn khác thường, táo bạo

• Nó phản ánh một tâm hồn lãng mạn, yêu tha thiết từng mùi hương, sắc màu của thiên nhiênvà cuộc sống.

- Nghệ thuật:

+ điệp cấu trúc “Tôi muốn/ Cho…” nhấn mạnh, tạo giọng uy quyền, đĩnh đạc thể hiện cái tôi cá nhân.

+Ẩn dụ “tắt nắng”, “buộc gió”, “màu đừng nhạt”, “hương đừng bay”

Tất cả tạo hình ảnh thơ giàu cảm xúc, lãng mạn, độc đáo.

b. Đoạn sau mở ra một khung cảnh thiên nhiên rực rỡ , lôi cuốn Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất

(2)

Của yến anh này đây khúc tình si Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

• Khung cảnh thiên nhiên rực rỡ sắc màu được Xuân Diệu miêu tả bằng những câu thơ bay bổng, rất sinh động: “ong bướm”, “lá hoa”, chim chóc, ánh sáng…

• Thiên nhiên được cảm nhận bằng tình yêu lứa đôi  ngọt ngào, lãng mạn . + Ong bướm đang trong hút mật, đang sinh sôi. Hình ảnh “tuần tháng mật”

còn gợi lên cảm xúc niềm vui hạnh phúc của những đôi lứa đang trong tuần trăng mật ngọt ngào…

+Chim chóc đang hót những khúc tình si,

+ Ngay cả ánh sáng cũng trữ tình, sinh động, biết “chớp hàng mi” …

• Đoạn thơ rất giàu nghệ thuật:

+Liệt kê ong bướm… hoa lá, yến anh, ánh sáng

+Điệp cấu trúc “này đây…” của Xuân Diệu được sử dụng thật tài tình và đầy khéo léo như lời mời gọi, phô bày hết những tinh hoa,tuyệt mỹ của cuộc sống.

+Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, ẩn dụ , lôi cuốn sôi nổi những nét đặc trưng của Thơ mới.

Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

-Đây là những câu thơ sáng tạo độc đáo. “Thần Vui hằng gõ cửa” khi ta chào đón một ngày mới trong niềm hân hoan, rạng rỡ Câu thơ diễn tả một tình yêu cuộc sống thiết tha, nồng nhiệt.

-Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”là một câu thơ +hiện đại, táo bạo

+đặc trưng cho thơ Xuân Diệu và cho Thơ Mới.

-Đó là một câu thơ diễn tả thiên nhiên bằng cảm xúc và ngôn ngữ của tình yêu, của cảm xúc.

+Tháng giêng là mùa xuân, là khoảnh khắc đẹp nhất của đất trời.

+Tháng giêng không chỉ đẹp, mà còn “ngon” Hình thức ẩn dụ độc đáo cho ta cảm nhận mùa xuân như một trái chín thơm ngon, có thể nếm thấy và cảm thấy nó tuyệt vời.

+Hơn thế nữa, sự tuyệt vời của thiên nhiên còn được so sánh như “một cặp môi gần” gợi ta cảm nhận thiên nhiên trong vẻ đẹp gợi cảm, quyến rũ như một nụ hôn trong tình yêu đôi lứa.

c. Cảm xúc của XD

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

(3)

• Cách ngắt câu trong một dòng thơ là một sáng tạo.

+diễn tả cảm xúc hụt hẫng, bất ngờ;

+niềm vui mùa xuân như vụt tắt vì cảm nhận thời gian “vội vàng” của tác giả.

+Vì “vội vàng” nên thấy thời gian qua nhanh. Vì thấy thời gian qua nhanh nên cảm nhận mùa xuân ngắn ngủi Không chờ đến khi nắng hạ bừng lên mới tiếc nuối, XD hoài xuân ngay trong chính mùa xuân.

Đoạn 2:

a. thể hiện quan niệm mới mẻ về thời gian, về tuổi trẻ.

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

-Thời gian trong quan niệm của XD là thời gian tuyến tính: chỉ có một chiều, những gì đã qua thì không trở lại.

-Vậy nên, những gì “đương tới” nghĩa là “đương qua”, những gì “còn non” nghĩa là “sẽ già”.

+“Xuân” là một từ đa nghĩa +là mùa xuân của đất trời

+là tuổi trẻ, tuổi thanh xuân “đương tới, nghĩa là đương qua còn non, nghĩa là sẽ già rất là ngắn ngủi

Bình: Đó là một quan điểm hiện đại VỀ THỜI GIAN, khác hẳn với văn học trung đại

-Thời gian trong thơ văn trung đại là một vòng tuần hoàn, đi rồi sẽ quay trở lại

- Thời gian trong thơ mới là thời gian là tuyến tính, là con đường một chiểu, đã đi qua thì không trở lại

 Bởi vậy:

+ Thời gian rất nghiệt ngã: làm cho cảnh vật héo tàn, tuổi trẻ qua nhanh, tình yêu phai nhạt….

b.Từ quan niệm thời gian ngắn ngủi, tác giả cảm thấy buồn bã, thất vọng, hoài nghi

“Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”

-Đoạn thơ dùng nhiều từ ngữ đối lập, lập luận phản bác, giọng thơ hờn dỗi, trách cứ.

+Lòng tôi rộng >< lượng trời cứ chật

+ xuân vẫn tuần hoàn>< tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại +Còn trời đất >< chẳng còn tôi.

Bình: Đoạn thơ mang đậm nét đặc trưng của thơ mới

(4)

• Ý thức cá nhân phát triển rất cao khi lấy cái tôi làm thước đo cho vạn vật vũ trụ, lấy khát vọng của mình so sánh với qui luật thiên nhiên.

• Ý thức về tuổi thanh xuân cũng rất mãnh liệt khi muốn tuổi trẻ được thắm lại hai lần, muốn mình được trẻ mãi, bất di bất dịch với thời gian.

c.Từ cảm xúc buồn bã, thất vọng, hoài nghi, XD cảm nhận cuộc sống xung quanh bằng cái nhìn ảo não

“Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…

Con gió xinh thì thào trong lá biếc Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa

-Mạch cảm xúc chuyển đổi một cách đầy bất ngờ. Cảnh vật trong đoạn trên căng tràn sức sống đến đây bỗng chùn xuống, thấm đẫm cảm xúc chia ly

+Cơn gió biết “hờn vì nỗi phải bay đi

+Chim đang líu lo cũng phải “đứt tiếng” vì “sợ độ phai tàn”

+Vô tri như “sông núi”, thời gian mà cũng phải “bâng khuâng”, rơm rớm “vị chia phôi”…

+Đoạn thơ kết lại bằng một tiếng than thống thiết: “Chẳng bao giờ, ôi!

Chẳng bao giờ nữa…”

-Nghệ thuật:

+Đoạn thơ dùng một loạt hình ảnh nhân hóa khiến những cảnh vật vô tri vô cảm cũng đong đầy cảm xúc.

+Điệp cấu trúc “phải chăng hờn” “phải chăng sợ” nhấn mạnh tiếng nói cảm xúc của chính nhà thơ. Đó là nỗi hoang mang khi ý thức cái tôi bé nhỏ và bất lực trong qui luật nghiệt ngã của thời gian.

PHẦN 3:

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

LẢM SƠ ĐỒ TƯ DUY CHO PHẦN 3Hạn chót nộp : 17g00, thứ ba tuần sau!

(5)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Từ cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên, đất trời  mở rộng ra là cảm xúc về mùa xuân đất nước  Ước nguyện trước mùa xuân  bài thơ khép lại với lời ca

Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời.. Khổ 2

* BVMT: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới, từ đó các em yêu quý vẻ đẹp của quê hương và có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi

Mục tiêu học sinh Đức: Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước

+ Những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ: giản dị, chân thành, giàu lý tưởng; góp phần thể

2. A! Con mèo này khôn thật!.. Thể hiện cảm xúc thán phục trước vẻ khôn ngoan của con mèo.b. Thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp

Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và tâm tình người lính qua đoạn trích từ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:.. Sông Mã xa rồi Tây

- Mạch cảm xúc: Từ xúc cảm trước vẻ đẹp của màu xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, tác giả thể hiện khát vọng được dâng hiến “MXNN” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc