• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 3.10.2019 Tiết 14 Ngày giảng: 7.10.2019

Bài 13: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM

PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA DỊCH VỤ 1. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:

1.1. Về kiến thức:

- Nắm được ngành dịch vụ (theo nghĩa rộng) ở nước ta có cơ cấu rất phức tạp và ngày càng đa dạng hơn.

- Thấy được ngành dịch vụ có ý nghĩa ngày càng tăng trong việc đảm bảo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, trong hoạt động của đời sống xã hội và tạo việc làm cho nhân dân, đóng góp vào thu nhập quốc dân.

- Hiểu được sự phân bố của ngành dịch vụ nước ta phụ thuộc vào sự phân bố dân cư và sự phân bố của các ngành kinh tế khác.

- Biết được các trung tâm dịch vụ lớn của nước ta.

1.2. Về kĩ năng:

- Có kĩ năng làm việc với sơ đồ cấu trúc

- Có kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích sự phân bố ngành dịch vụ.

1.3. Về thái độ: học tập nghiêm túc, thích thú khi liên hệ tình hình địa phương 1.4. Về năng lực:

- Năng lực chung: tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự quản lí...

- Năng lực bộ môn: Năng lực sử dụng biểu đồ.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

2.1.Giáo viên: máy ciếu

- Sơ đồ về cơ cấu các ngành dịch vụ ở nước ta

- Một số hình ảnh về các hoạt động dịch vụ hiện nay ở nước ta 2.2.Học sinh: Đọc và soạn bài theo nọi dung hướng dẫn.

3. Phương pháp – kĩ thuật

- Phân tích, đàm thoại vấn đáp, thảo luận, HS làm việc cá nhân, động não, trình bày 1 phút.

4. Tiến trình giờ dạy- giáo dục 4.1.Ổn định lớp ( 1/ )

4.2.Kiểm tra bài cũ:( 5/ )

Câu hỏi kiểm tra Đáp án - biểu điểm Đối tượng

1.Hãy chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp của

1.- CN năng lượng: than, .. ( 3đ) - CN vật liệu: VLXD, HC, Lkim 3đ)

1. HS TB-K

(2)

nước ta khá đa dạng?

2. Nêu tên các ngành công nghiệp trọng điểm nước ta? Các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta phát triển dựa vào những thế mạnh nào?

Phân bố tập trung tại khu vực nào?

- CN SXCCLĐ: cơ khí- điện tử (2đ) - CN cblttp&SXHTD (2đ

2.- 7 ngành CN trọng điểm.( 6đ)

- Thế manh: Phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên hoặc về nguồn lao động ( 2đ)

- Phân bố: Tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, vùng Đông Nam Bộ ( 2đ)

2.HS K-G

4.3. Bài mới: 32’

- Đặt vấn đề ( 1’) Dịch vụ là một trong 3 khu vực kinh tế lớn, gồm các ngành dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công cộng. Các ngành dịch vụ thu hút ngày càng nhiều lao động, tạo việc làm, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế. Cụ thể như thế nào ta vào bài mới tìm hiểu: Tiết 13 - bài 13: Vai trò đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ.

* Hoạt động 1: Cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ trong nền kinh tế - Mục tiêu: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu cơ cấu cũng như vai trò của ngành dịch vụ.

- Phương pháp - KT: phân tích, đàm thoại vấn đáp, thuyết trình nêu vấn đề, suy nghĩ cặp đôi- chia sẻ, trình bày 1 phút, nhóm.

- Thời gian: 15p

- Cách thức tiến hành:

Hoạt động dạy học của GV, HS Nội dung bài học

GV: Yêu cầu HS đọc thuật ngữ “ Dịch vụ”.

GV: chiếu slide H13.1

? Nghiên cứu SGK và quan sát bảng chú giải H 13.1 hãy nhận xét về cơ cấu của ngành dịch vụ ở nước ta.

HS trả lời; GV cùng HS hoàn thành sơ đồ

I. Cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ trong nền kinh tế

1. Cơ cấu ngành dịch vụ

- Dịch vụ là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người

- Cơ cấu ngành dịch vụ đa dạng gồm 3 nhóm ngành:

+ Dịch vụ sản xuất + Dịch vụ tiêu dùng

(3)

cấu trúc ngành dịch vụ

? Ở địa phương chúng ta có các loại hoạt động dịch vụ nào? Dịch vụ nào là phổ biến nhất?

- HS trả lời theo hiểu biết của bản thân.

? Cho ví dụ chứng minh rằng nền kinh tế càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ càng trở nên đa dạng.

GV chuẩn xác kiến thức kèm ví dụ chứng minh GV: chiếu slide

( Ví dụ 1: Nước ta được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu tốt, động thực vật quý hiếm -> ngành du lịch phát triển - > Thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế -> nhu cầu cao về khách sạn, nhà hàng => Dịch vụ nhà hàng, khách sạn phát triển

Ví dụ 2: Khi kinh tế chưa phát triển nhân dân đi thăm hỏi nhau: đi bộ, khi nền kinh tế phát triển người dân đi bằng ô tô, tàu hoả, máy bay => phát triển giao thông vận tải.

Ví dụ 3: Đây là thời đại kinh tế phát triển, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới -

> nhu cầu phát triển kinh tế, giao lưu quốc tế tăng => Dịch vụ công cộng phát triển.

Kết luận: Kinh tế càng phát triển ngành dịch vụ càng đa dạng)

GV: chiếu slide yêu cầu HS đọc mục 2, GV tóm tắt vai trò của ngành dịch vụ.

+ Dịch vụ công cộng

- Kinh tế càng phát triển dịch vụ càng đa dạng.

2. Vai trò của ngành dịch vụ trong sản xuất và đời sống

- Cung cấp nguyên nhiên liệu, vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho ngành kinh tế

- Tạo mối liên hệ giữa các vùng, nước ta và nước ngoài.

(4)

- Thảo luận lớp

? Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của bản thân, hãy phân tích vai trò của Bưu chính - Viễn thông trong sản xuất và đời sống.

GV sử dụng các câu hỏi nhỏ gợi mở:

? Nếu ngành bưu chính không chuyển kịp thời thư báo điều gì sẽ xảy ra?

? Nếu ngành Bưu chính - Viễn thông không làm việc tốt, nhà kinh doanh không biết sự biến động của giá cả thị trường thì điều gì sẽ xảy ra.

? Nếu ngành Bưu chính - Viễn thông không làm việc hoặc hoạt động không kịp thì điều gì sẽ xẩy ra đối với công tác cứu hộ, cứu nạn?

( Đáp án:

* Trong sản xuất: Bưu chính - Viễn thông phục vụ thông tin kinh tế giữa các nhà kinh doanh, các cơ sở sản xuất, dịch vụ và giữa nước ta với thế giới bên ngoài.

* Trong đời sống:Bưu chính - Viễn thông phục vụ nhu cầu, đảm bảo chuyển thư từ, bưu phẩm bưu kiện, điện báo và nhiều dịch vụ khác).

- Giải quyết việc làm -> nâng cao đời sống.

- Đóng góp giá trị kinh tế lớn của GDP.

* Hoạt động 2: Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta

- Mục tiêu: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm phát triển và phân bố của ngành dịch vụ.

- Phương pháp: phân tích, đàm thoại vấn đáp, thuyết trình nêu vấn đề, suy nghĩ cặp đôi- chia sẻ, trình bày 1 phút, nhóm.

- Thời gian: 7p

(5)

- Cách thức tiến hành:

GV: chiếu slide H13.1

? Dựa vào H13.1, tính tỉ trọng của các nhóm dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng và nêu nhận xét?

( Tính tỉ trọng => nhận xét: chưa thật phát triển; tỉ trọng của dịch vụ công cộng thấp, song có xu hướng phát triển cơ cấu đa dạng hơn)

? Tình hình phát triển ngành dịch vụ ở nước ta như thế nào?

GV gợi mở bằng các câu hỏi nhỏ:

+ Tỉ trọng - lao động ? - đóng góp?

+ Biểu hiện chuyển dịch cơ cấu?

+ Cơ hội phát triển?

- HS nghiên cứu đoạn "Sự phân bố… nghèo nàn"

? Tại sao các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều? Cho ví dụ?

HS : Trình bày

- Dịch vụ nước ta phân bố không đều do:

+ Dân cư phân bố không đều

. Dân cư đông đúc: đồng bằng, ven biển, các đô thị -> dịch vụ phát triển

. Dân cư thưa thớt: miền núi, nông thôn ->

dịch vụ kém phát triển

II. Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta 1. Đặc điểm phát triển

- So với nhiều nước trên TG, ngành dịch vụ của nước ta còn kém phát triển:

+ Khu vực dịch vụ thu hút 25%

lao động,

+ Chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP tới 38,5 % GDP cả nước (năm 2002)

- Trong điều kiện nền kinh tế mở, các hoạt động dịch vụ đã phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế.

2. Đặc điểm phân bố

- Dịch vụ nước ta phân bố không đều phụ thuộc chặt chẽ vào sự phân bố dân cư và sự phát triển của sản xuất

(6)

+ Trình độ phát triển kinh tế-xã hội

. Kinh tế-xã hội phát triển: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

. Kinh tế-xã hội kém phát triển, phát triển chậm: Tây Nguyên, Trung du và mn Bắc Bộ.

? Vì sao Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta?

- Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

4.4. Củng cố (3/ ) GV: chiếu slide

Câu 1: Khoanh tròn đáp án em cho là đúng nhất

Sự phân bố của các hoạt động dịch vụ phụ thuộc vào

a. Phân bố dân cư b. Trình độ phát triển kinh tế-xã hội c. Cả a và b đều sai d. Cả a và b đều đúng

Câu 2: Lấy ví dụ ở địa phương em chứng minh rằng ở đâu đông dân ở đó tập trung nhiều hoạt động dịch vụ?

4.5. Hướng dẫn HS về nhà- Chuẩn bị bài mới: (4/ ). GV: chiếu slide

- Yêu cầu HS học bài cũ, làm bài tập vẽ sơ đồ cơ cấu ngành DV theo 3 nhóm ngành

Dịch vụ sản xuất Dịch vụ tiêu dùng Dịch vụ công cộng -Thương nghiệp, dịch

vụ sửa chữa

- Khách sạn nhà hàng - Dịch vụ cá nhân và công cộng

- Giao thông vận tải, Bưu chính Viễn thông - Tài chính tín dụng - Dịch vụ cá nhân và công cộng

- KHCN, giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao…

- Quản lí Nhà nước, đoàn thể, bảo hiểm bắt buộc.

- Chuẩn bị bước bài mới: Bài 14 : GIAO THÔNG VẬN TẢI. BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

- Đọc và soạn ND bài theo câu hỏi gợi ý từng mục 5. Rút kinh nghiệm

Ngành dịch vụ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thứ hai, các công trình trước đây chưa đi sâu nghiên cứu kế toán doanh thu DVVTDĐ trong các DNVT Việt Nam trên 04 góc độ: nhận diện, xác định, ghi nhận,

Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã hệ thống hóa lý luận về tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm trong các loại hình

- Yêu cầu số 1: Hoạt động tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất từ nhựa như túi ni lông, bao bì nhựa,… làm cho lượng rác khó phân hủy ngày càng tăng lên, gây ô nhiễm

+ Vốn điều lệ:của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu góp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận

- Hoạt động sản xuất kinh doanh này còn góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giúp họ có thêm thu nhập... Doanh thu hợp tác xã liên tục

- Hiện tại, mỗi ngày, cơ sở sản xuất của chị đã cho ra rất nhiều sản phẩm và đã tạo công ăn việc làm cho trên 50 lao động nữ tại địa phương, thu nhập 5

 Tra cứu thông tin sáng chế nhằm xác định (các) sáng chế giải quyết vấn đề kỹ thuật đặt ra bằng cách tra cứu cơ sở dữ liệu sáng chế QUỐC TẾ.  Tra cứu được (các)

Trong đó, nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc điều tra, khảo sát, phỏng vấn các đối tượng có liên quan nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc đánh