• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 44 Bài 47: QUẦN THỂ SINH VẬT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS hiểu được khái niệm quần thể và lấy được ví dụ minh họa cho một quần thể SV.

Phân biệt quần thể với một tập hợp cá thể ngẫu nhiên.

- Hiểu được một số đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi thông qua các ví dụ.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, NL tư duy sáng tạo, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng CNTT và truyền thông, NL sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực kiến thức sinh học, Năng lực nghiên cứu khoa học,năng lực thí nghiệm

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.

2. Học sinh

- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi và giới thiệu bài học: GV cho HS quan sát 1 số tranh: đàn bò, đàn trâu, khóm tre, rừng thông, hổ đang ngoạm con thỏ và hỏi: Những bức tranh này cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa các loài?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

(2)

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm quần thể sinh vật?

a) Mục tiêu: biết được quần thể sinh vật như thế nào.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Thế nào là 1 quần thể sinh vật?

Yêu cầu HS hoàn thành bảng 47.1: đánh dấu x vào chỗ trống trong bảng những VD về quần thể sinh vật và không phải quần thể sinh vật.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

I. Thế naò là quần thể sinh vật

?

Quần thể sinh vật: là tập hơp những cá thể cùng loài, sinh sống trong khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng giao phối với nhau để sinh sản.

VD: Rừng cọ, đồi chè, đàn chim én...

Hoạt động 2: Tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của quần thể a) Mục tiêu: biết được những đặc trung cơ bản của quần thể

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Các quần thể trong 1 loài phân biệt nhau ở những dấu hiệu nào?

? Tỉ lệ giới tính là gì?

Người ta xác định tỉ lệ giới tính ở giai đoạn nào? Tỉ lệ này cho phép ta biết đượcđiều gì?

?Tỉ lệ giới tính thay đổi như thế nào? Cho VD ?

? Trong chăn nuôi, người ta áp dụng điều này như thế nào?

- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát bảng

II. Những đặc trưng cơ bản của QT

1. Tỉ lệ giới tính

- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực với cá thể cái.

- Tỉ lệ giới tính thay đổi theo lứa tuôit, phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.

- Tỉ lệ giới tính cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.

2. Thành phần nhóm tuổi

(3)

47.2 và trả lời câu hỏi:

? Trong quần thể có những nhóm tuổi nào?

? Nhóm tuổi có ý nghĩa gì?

- GV yêu cầu HS đọc tiếp thông tin SGK, quan sát H 47 và trả lời câu hỏi:

? Nêu ý nghĩa của các dạng tháp tuổi?

? Mật độ quần thể là gì?

?Mật độ liên quan đến yếu tố nào trong quần thể? Cho VD?

? Trong sản xuất nông nghiệp cần có biện pháp gì để giữ mật độ thích hợp?

? Trong các đặc trưng của quần thể, đặc trưng nào cơ bản nhất? Vì sao?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

- Bảng 47.2.

- Dùng biểu đồ tháp để biểu diễn thành phần nhóm tuổi.

3. Mật độ quần thể

- Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.

- Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật.

Hoạt động 3: Tìm hiểu Ảnh hưởng của môi trường tới quần thế sinh vật.

a) Mục tiêu: biết được Ảnh hưởng của môi trường tới quần thế sinh vật.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi:

? Những nhân tố nào của môi trường đã ảnh hưởng đến số lượng cá thể trong quần thể?

? Mật độ quần thể điều chỉnh ở mức độ cân bằng như thế nào?

Trong sản xuất việc điều chỉnh mật độ cá thể có ý nghĩa như thế nào?

III.Ảnh hưởng của môi trường tới quần thế sinh vật.

- Các đời sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, thức ăn, nơi ở... thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng của quần thể.

(4)

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

- Khi mật độ cá thể

tăng cao dẫn tới thiếu thức ăn, chỗ ở, phát

sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chết. khi đó mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức độ cân bằng.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

1/ Quần thể là gì? Nêu ví dụ?

2/ Trong các đặc trưng của quần thể, đặc trưng nào cơ bản nhất? Giải thích vì sao?

3/ Trong sản xuất việc điều chỉnh mật độ cá thể có ý nghĩa như thế nào?

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập: Tìm hiểu ý nghĩa việc điều chỉnh mật độ cá thể được áp dụng thực tế sản xuất

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học để hệ thống lại kiến thức.

- Học bài và trả lời câu hỏi sgk / 142

- Tìm hiểu về vấn đề: độ tuổi, dân số, kinh tế xã hội, giao thông nhà ở.

- Đọc trước bài 48: Quần thể người . IV. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

(5)

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 45:

Bài 48: QUẦN THỂ NGƯỜI I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của quần thể người liên quan đến vấn đề dân số. Từ đó thấy được ý nghĩa của việc thực hiện pháp lệnh dân số.

- Giải thích được vấn đề dân số trong phát triển xã hội.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, NL tư duy sáng tạo, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng CNTT và truyền thông, NL sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực kiến thức sinh học, Năng lực nghiên cứu khoa học,năng lực thí nghiệm

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.

2. Học sinh

- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi và giới thiệu bài học: GV nhắc lại: Khái niệm quần thể, đặc trưng của quần thể, VD.

? Vậy trong các quần thể ở bài tập trên, quần thể người có đặc điểm gì giống và khác với quần thể sinh vật khác?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi

(6)

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: GV giới thiệu cụm từ quần thể người theo quan niệm sinh học vì mang những đặc điểm của quần thể về mặt xã hội có đầy đủ đặc trưng về pháp luật, chế độ kinh tế, chính trị-> Vào bài mới 48.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu so sánh sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác

a) Mục tiêu: biết được sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Quần thể người có đặc điểm nào giống với các đặc điểm của quần thể sinh vật khác?

? Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác ở những đặc trưng nào? Do đâu có sự khác nhau đó?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

I. Sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác

- Quần thể người có những đặc điểm sinh học giống quần thể sinh vật khác: giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong..

- Quần thể người có những đặc trưng khác với quần thể sinh vật khác: kinh tế, xã hội, hôn nhân,...

Con người có khả năng lao động và tư duy điều chỉnh đặc điểm sinh thái trong quần thể.

Hoạt động 2: Tìm hiểu Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người.

a) Mục tiêu: biết được đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

(7)

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Trong quần thể người, nhóm tuổi được phân chia như thế nào?

- GV giới thiệu tháp dân số H 48.

? Cách sắp xếp nhóm tuổi cũng như cách biểu diễn tháp tuổi ở quần thể người và quần thể sinh vật có đặc điểm nào giống và khác nhau?

? Em hãy cho biết thế nào là 1 nước có dạng tháp dân số trẻ và nước có dạng tháp dân số già?

? Trong 3 dạng tháp trên, dạng tháp nào là dân số trẻ, dạng tháp nào là tháp dân số già?

? Việc nghiên cứu tháp tuổi ở quần thể người có ý nghĩa gì?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

II. Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người.

- Quần thể người gồm 3 nhóm tuổi:

+ Nhóm tuổi trước sinh sản từ sơ sinh đến 15 tuôit.

+ Nhóm tuổi sinh sản và lao động:

15 – 65 tuổi.

+ Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc: từ 65 tuổi trở lên.

- Tháp dân số (tháp tuổi) thể hiện đặc trưng dân số của mỗi nước.

+ Tháp dân số trẻ là tháp dân số có đáy rộng, số lượng trẻ em sinh ra nhiều và đỉnh tháp nhọn thể hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ thấp.

+ Tháp dân số già là tháp có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao.

Hoạt động 3: Tìm hiểu Tăng dân số và phát triển xã hội a) Mục tiêu: biết được tăng dân số và phát triển xã hội

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: III. Tăng dân số và phát triển xã hội

(8)

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

- Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong

- Phát triển dân số hợp lý tạo được sự hài hoà giữa kinh tế và xã hội đảm bảo cuộc sống cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

1/ Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác ở những đặc trưng nào?

2/ Việc nghiên cứu tháp tuổi ở quần thể người có ý nghĩa gì?

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập: Việt Nam đã có b/pháp gì để giảm sự gia tăng dân số và nâng cao c/lượng c/sống?

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học để hệ thống lại kiến thức.

- Học bài trả lời câu hỏi 1,2,3 sgk/145.Đọc mục "Em có biết"

- Đọc bài tiếp theo: Bài 49: Quần xã sinh vật.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Tự xưng cũng là một cách nhân hoá khi các sự vật (cây cối, con vật, đồ vật,…) tự xưng bằng những từ ngữ mà con người dùng để xưng hô trong giao tiếp... Tự xưng là một

-GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: Thảo luận, trả lời các câu hỏi sau và ghi chép vào vở bài tập?. Căn cứ vào đặc

GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập: So

GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập:a. -

Trái đất này là của chúng mình Quả bóng xanh bay giữa trời xanh Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển Cùng bay nào, cho trái đất

c, Bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học.Em yêu cầu(đề nghị) bạn giữ trật tự để nghe cô giáo giảng

Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi : “Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được ?”.. Để tìm điều bí mật

c) Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình.. Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?”.. nêu phương tiện dùng để tiến hành hoạt động nói đến trong