• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết: 5

NGUYÊN TỬ

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức: Biết được:

- Các chất đều được tạo nên từ các nguyên tử.

- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm. Electron ký hiệu là e, có điện tích nhỏ nhất ghi bằng dấu (-).

- HS biết hạt nhân tạo bởi proton(p) có điện tích ghi bằng dấu (+),) và nơtron (n) không mang điện.

- Những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.

- HS biết được trong nguyên tử có số e = số p, e luôn chuyển động và sắp xếp thành từng lớp. Nhờ e mà các nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau.

2/ Kĩ năng:

- Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e, số lớp e, số e trong mỗi lớp dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể ( H, Cl, C, Na ).

3/ Tư duy

- Rèn khả năng quan sát, diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác.

- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

- Rèn khả năng khái quát hóa, trừu tượng.

4/ Thái độ, tình cảm:

- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, say mê nghiên cứu khoa học 5/ Định hướng phát triển năng lực:

* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác * Năng lực riêng: Năng lực thực hành, vận dụng thực tiễn

II/ Chuẩn bị :

1. GV: Sơ đồ ở bảng phụ cấu tạo 3 nguyên tử Hiđro, Oxi, Natri.

2. HS: nghiên cứu trước bài.

III/ Phương pháp:

- Nêu và giải quyết vấn đề.

IV/ Tiến trình bài dạy:

1/ Ổn định lớp: (1’) - Kiểm tra sĩ số

2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)

1. Chất là gì? Vật thể được tạo ra từ đâu?

2. Phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo?

3/ Bài mới :

(2)

Đặt vấn đề: Mọi vật trong tự nhiên tạo ra từ chất này hay chất khác. Còn các chất được tạo ra từ đâu ? Để trả lời câu hỏi đó ta nghiên cứu bài nguyên tử.

Phát triển bài:

Hoạt động 1:(16 phút)

Mục tiêu: Biết thế nào là nguyên tử, thành phần của nguyên tử Phương pháp: Trực quan, thuyết trình.

Kỹ thuật: Nghiên cứu tài liệu Tài liệu tham khảo: sgk, sgv

Hình thức tổ chức dạy học: Dạy học phân hóa

Hoạt động của GV và HS Nội dung.

GV đặt câu hỏi giúp học sinh nhớ lại chất và vật thể.

?Vật thể được tạo ra từ đâu.

- HS: Từ chất.

?Chất tạo ra từ đâu.

- GV hướng dẫn HS sử dụng thông tin trong Sgk và phần đọc thêm (Phần 1).

- HS trả lời câu hỏi: Nguyên tử là những hạt như thế nào?

- HS nhận xét mối quan hệ giữa chất, vật thể và nguyên tử được liên hệ từ vật lý lớp 7.(Tổng điện tích của các hạt e có trị số tuyệt đối = Điện tích dương hạt nhân).

*GVthông báo KL hạt: e =9,1095.

1028g.

1/ Nguyên tử là gì ?

- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện, từ đó tạo ra mọi chất.

- Nguyên tử gồm:

+ Hạt nhân mang điện tích dương .

+ Vỏ tạo bởi 1 hay nhiều e mang điện tích âm.

-Kí hiệu : + Electron : e (-).

Ví dụ: Nguyên tử Heli (Bt5 - trang6)

(3)

Hoạt động 2:(17 phút) Mục tiêu: Tìm hiểu cấu tạo hạt nhân nguyên tử

Phương pháp: Trực quan, thuyết trình.

Kỹ thuật: Nghiên cứu tài liệu Tài liệu tham khảo: sgk, sgv

Hình thức tổ chức dạy học: Dạy học phân hóa

Hoạt động của GV và HS Nội Dung

GV hướng đẫn HS đọc thông tin sgk.

? Hạt nhân nguyên tử tạo bởi những loại hạt nào.

?Cho biết kí hiệu, điện tích của các hạt.

*GV thông báo KL của p,n:

+ p = 1,6726. 1028g.

+ n = 1,6748. 1028g.

HS đọc thông tin Sgk (trang 15).

GV nêu khái niệm “Nguyên tử cùng loại”

? Em có nhận xét gì về số p và số e trong nguyên tử .

? So sánh KL hạt p, n , e trong nguyên tử.

- GV phân tích , thông báo : Vậy khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.

- HS làm bài tập 2.

2.Hạt nhân nguyên tử:

- Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron.

- Kí hiệu:

+ Proton : p (+)

+Nơtron :n (không mang điện).

- Nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân (tức là cùng điện tích hạt nhân).

Số p = Số e.

mhạt nhân

mnguyên tử

4/ Củng cố: (3’)

- Trình bày cấu tạo của nguyên tử?

- Electron có đặc điểm gì ? 5/ Hướng dẫn về nhà: (3’)

- Đọc kết luận Sgk.

- Đọc phần đọc thêm - Bài tập:3,4 (Sgk).

V/ Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

...

(4)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

TIẾT 6

NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức : Biết được

- Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.

- Ký hiệu hoá học dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi ký hiệu chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố.

2/ Kĩ năng:

- Đọc được tên một nguyên tố khi biết KHHH và ngược lại.

3/ Tư duy

- Rèn khả năng quan sát, diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác.

- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

- Rèn khả năng khái quát hóa, trừu tượng.

4/ Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.

5 / Định hướng phát triển năng lực:

* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác * Năng lực riêng: Vận dụng thực tiễn

II/ Chuẩn bị:

1. GV: Bảng ký hiệu các nguyên tố hoá học (Trang 42- Sgk).

2. HS: đọc trước bài ở nhà III/ Phương pháp:

- Nêu và giải quyết vấn đề, học tập hợp tác nhóm.

IV/ Tiến trình bài dạy:

1/ Ổn định lớp: (1’) - Kiểm tra sĩ số:

2/ Kiểm tra bài cũ: (6’)

HS1: Nguyên tử là gì ? Nguyên tử tạo bởi những loại hạt nào?

Hãy nêu tên, kí hiệu, điện tích của các loại hạt đó?

3/ Bài mới: (25’) Đặt vấn đề: như SGK Phát triển bài

Hoạt động 1:

Mục tiêu: biết được nguyên tố hóa học là gì?

Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm.

Kỹ thuật dạy học: phân nhóm, hoạt động cá nhân

(5)

Tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn KT-KN Hoạt động của GV và HS Nội dung.

GV cho HS nhắc lại khái niệm nguyên tử.

HS: trả lời

Thế nào là nguyên tử cùng loại?

HS: nguyên tử có cùng số p trong hạt nhân

GV khi nói đến lượng nguyên tử vô cùng lớn người ta nói “nguyên tố hóa học” thay cho cụm từ “loại nguyên tử”

GV: Vậy nguyên tố hóa học là gì ? + Có bao nhiêu NTHH?

Liên hệ giáo dục đạo đức học sinh:

Trong hơn 100 NTHH có rất nhiều NTHH có lợi cho cuộc sống chúng ta, cô trò sẽ tìm hiểu lần lượt trong các tiết

học tiếp theo. Bên cạnh đó các NTHH đều có hạn chế nhất định nếu mỗi chúng ta không biết sử dụng đúng cách dạc biệt là các NT phóng xạ.

+ Các em sẽ làm gì để người thân, cộng đồng sử dụng các NTHH đúng cách?

- Học tốt, có hiểu biết về các NTHH, từ đó có trách nhiệm tuyên truyền cho cộng đồng sử dụng đúng cách các NTHHH.

GV phân tích thêm: Hạt nhân nguyên tử tạo bởi p và n.

Nhưng chỉ có p là quyết định. Những nguyên tử nào có cùng p thì cùng 1 nguyên tố hoá học.

GV: thảo luận nhóm hoàn thành bài tập sau:

a) Hãy điền số thích hợp vào các ô trống trong bảng sau:

Số p Số n Số e

Nguyên tử 1 19 20 19

Nguyên tử 2 20 20 20

Nguyên tử 3 19 21 19

Nguyên tử 4 17 18 17

Nguyên tử 5 17 20 17

b) Trong 5 nguyên tử trên những cặp nguyên tử nào thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học? Vì sao?

- Nguyên tử 1 và 3 cùng thuộc 1 nguyên tố hóa học vì có cùng số p (nguyên tố Kali)

- Nguyên tử 4 và 5 cùng thuộc 1 nguyên tố hóa học vì có cùng số p (nguyên tố Clo)

c) Tra bảng SGK/tr.42 để biết tên các nguyên tố đó?

HS: thảo luận nhóm

GV: gọi đại diện nhóm lên bảng làm.

I.Nguyên tố hoá học là gì?

1/ Định nghĩa:

- Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng proton trong hạt nhân.

- Số p là số đặc trưng của nguyên tố hoá học.

Hoạt động 2:

Mục tiêu: biết cách kí hiệu Nguyên Tố hóa học

Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm.

Kỹ thuật dạy học: hoạt động cá nhân,kỹ thuật đật câu hỏi

Tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn KT-KN

Hoạt động của GV và HS Nội dung

? Vì sao phải dùng kí hiệu hoá học.

- GV giải thích: Kí hiệu hoá học được

2/ Kí hiệu hoá học :

(6)

thống nhất trên toàn thế giới.

? Bằng cách nào có thể biểu diễn ký hiệu hoá học của các nguyên tố . HS: Đọc SGK -> trả lời

GV hướng dẫn cách viết ký hiệu hoá học (Dùng bảng ký hiệu của các nguyên tố)

GV: thông báo

GV: Dùng kí hiệu hóa học để biểu diễn: 3 nguyên tử H, 5 nguyên tử K, 6 nguyên tử Mg, 7 nguyên tử Fe....

HS: lên bảng viết

GV : bổ sung uốn nắn sai sót.

- Mỗi nguyên tố hoá học dược biểu diễn bằng 1 hay 2 chữ cái. Trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng chữ in hoa.

*Ví dụ1:

- KHHH của nguyên tố Hiđro : H - KHHH của nguyên tố Oxi là : O - KHHH của nguyên tố Natri là : Na - KHHH của nguyên tố Canxi là: Ca

* Quy ước;

Mỗi kí hiệu của nguyên tố còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó.

*Ví dụ2:

3H , 5K, 6Mg , 7Fe.

4/ Củng cố: (10’)

Bài tập 1/sgk/20. Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống:

a/ Đáng lẽ nói những ... loại này, những ... loại kia, thì trong khoa học nói...hóa học này, ... hóa học kia.

b/ Những nguyên tử có cùng số... trong hạt nhân đều là ... cùng loại, thuộc cùng một ... hóa học.

Bài tập 3/sgk/20

a/ 2C : 2 nguyên tử cacbon 5O: 5 nguyên tử oxi 3Ca: 3 nguyên tử canxi b/ Ba nguyên tử nitơ: 3N Bẩy nguyên tử canxi: 7Ca Bốn nguyên tử natri: 4Na 5/ Hướng dẫn về nhà: (3’)

- Học bài, đọc thêm mục III.Có bao nhiêu nguyên tố hóa học - Nắm cách viết ký hiệu hoá học của các nguyên tố.

- Học thuộc kí hiệu hóa học của các nguyên tố bảng SGK/42 - Bài tập về nhà:1,2,3,8 (Sgk).

V/ Rút kinh nghiêm:

...

...

...

...

...

(7)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Theo Rutherford – Bohr, nguyên tử có cấu tạo gồm hạt nhân ở bên trong và lớp vỏ tạo bởi một hay nhiều electron (kí hiệu là e) mang điện tích âm?. Bên trong hạt nhân

Trong hạt nhân nguyên tử, hạt prôton mang điện dương (+e) trong khi hạt nơtron không mang điện, do đó điện tích của hạt nhân nguyên tử tính theo đơn vị e (điện tích

Câu hỏi C4 trang 56 Vật Lí 7: Hãy nhớ lại xem trong nguyên tử, hạt nào mang điện tích dương, hạt nào mang điện tích âm..

+ Vỏ: tạo bởi một hay nhiều electron (hạt electron kí hiệu là e, mang điện tích âm và chuyển động xung quanh hạt nhân).. + Hạt nhân: gồm proton (kí hiệu là p, mang

Nguyên tử: là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. Có hàng chục triệu chất khác nhau, nhưng chỉ có trên một trăm loại nguyên tử. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương

Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều eletron mang điện tích âm.. Hạt nhân tạo bởi proton

Dạng 2: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất?.. Bài 5: Bình thường các hạt mang điện tích tồn tại trong nguyên tử gồm:.. A. Hạt nhân mang điện

Nguyên tử X có tổng số các hạt cơ bản (proton, electron, nơtron) là 115 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Tổng số hạt không