• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 16/01/2022 Tiết 39,40 CHỦ ĐỀ: BÒ SÁT

I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CHỦ ĐỀ:

- Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau giữa đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng.

- Nêu được những đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với điều kiện sống ở cạn.

- Mô tả được cách di chuyển của thằn lằn.

- Biết được sự đa dạng của bò sát thể hiện ở số loài, môi trường sống và lối sống.

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng phân biệt 3 bộ thường gặp trong lớp bò sát.

- Giải thích được lý do sự phồn thịnh và diệt vong của khủng long.

- Nêu được vai trò của bò sát trong tự nhiên và đời sống.

II. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ NỘI DUNG BÀI HỌC:

Nội dung 1: Tiết 39- Bài 38. Thằn lằn bóng đuôi dài.

Nội dung 2: Tiết 40- Bài 40. Đa dạng và đặc điểm của lớp Bò sát.

III. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

1. Kiến thức:

- Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau giữa đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng.

- Nêu được những đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với điều kiện sống ở cạn.

- Mô tả được cách di chuyển của thằn lằn.

- Biết được sự đa dạng của bò sát thể hiện ở số loài, môi trường sống và lối sống.

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng phân biệt 3 bộ thường gặp trong lớp bò sát.

- Giải thích được lý do sự phồn thịnh và diệt vong của khủng long.

- Nêu được vai trò của bò sát trong tự nhiên và đời sống.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện cho hs kĩ năng phân tích tranh, hoạt động nhóm.

3. Năng lực, phẩm chất:

a) Năng lực:

- Năng lực tự học: Tìm hiểu trước thông tin ở nhà.

- Năng lực giải quyết vấn đề: giải thích các câu hỏi.

- Năng lực tự quản lí, tự đánh giá.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Trong diễn đạt và trình bày.

- Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông để khai thác kiến thức.

- Năng lực tri thức sinh học - Năng lực nghiên cứu khoa học b) Phẩm chất:

(2)

- Tính trung thực, đoàn kết, khoan dung, hợp tác, có ý thức trách nhiệm, tự do phát biểu ý kiến, phát huy khả năng của bản thân... Giáo dục cho hs tính giản dị, tôn trọng, yêu thương, hạnh phúc.

4. Nội dung tích hợp, lồng ghép:

* Kĩ năng sống

+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh + Kĩ năng tự tin trong trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

+ Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.

+ Kĩ năng so sánh, phân tích, khái quát để rút ra đặc điểm chung của lớp bò sát.

- GDĐĐ:

+ Tôn trọng mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường.

+ Trách nhiệm trong việc vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường sống xung quanh

- BĐKH: Giáo dục học sinh biết bảo vệ những loài bò sát có ích, có ý thức phòng tránh những loài rắn độc và tuyên truyền mọi người nuôi đúng cách các loài rắn độc có giá trị kinh tế cao; có ý thức bảo vệ các loài bò sát có ích.

IV. CHUẨN BỊ VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN:

1. Phương pháp dạy học:

- Trực quan - Vấn đáp tìm tòi - Dạy học nhóm - Giải quyết vấn đề

2. Phương tiện dạy học:

2.1 Giáo viên:

- Tranh cấu tạo ngoài thằn lằn; Bảng phụ ghi nội dung bảng tr.125 - Tranh phóng to hình bài 40 SGK

- Máy chiếu, máy tính.

2.2 Học sinh:

- Nghiên cứu SGK, tham khảo tài liệu, sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học V. XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TẢ MỨC ĐỘ YÊU CẦU CỦA MỖI LOẠI CÂU HỎI/ BÀI TẬP CỐT LÕI CÓ THỂ SỬ DỤNG ĐỂ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập/thực hành thí nghiệm đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề:

Nội dung

Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

thấp Vận dụng cao Bài 38.

Thằn lằn bóng đuôi dài.

- Nêu được các đặc điểm về đời sống của thằn lằn - HS biết Mô tả cách ( động

- Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống.

- HS giải thích được đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống trên cạn của

- Giải thích đặc điểm sinh sản của thằn lằn có ưu thế hơn các loài trước đó

(3)

tác) di chuyển của thằn lằn?

thằn lằn Bài 40.

Đa dạng và đặc điểm của lớp Bò sát.

- Nêu đặc điểm chung của lớp bò sát - Nêu vai trò của bò sát

- Trình bày được tính đa dạng và thống nhất của lớp bò sát. Phân biệt được ba bộ bò sát thường gặp (có vảy, rùa, cá sấu).

- Giải thích được Nguyên nhân khủng long bị diệt vong, bò sát cỡ nhỏ vẫn tồn tại cho đến ngày nay

Đề xuất biện pháp để bảo vệ và phát triển các loài bò sát có lợi

VI. XÂY DỰNG CÂU HỎI, BÀI TẬP THEO CÁC MỨC ĐỘ ĐÃ MÔ TẢ:

(Mức độ nhận biết, mức độ thông hiểu, vân dụng thấp, vận dụng cao) 1. Câu hỏi nhận biết:

Câu 1: Nêu đặc điểm đời sống của thằn lằn? Đặc điểm nhiệt độ cơ thể của thằn lằn?

Câu 2: Nêu đặc điểm sinh sản của thằn lằn?

Câu 3: Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống của thằn lằn Câu 4: Nêu ích lợi và tác hại của bò sát? Lấy ví dụ minh họa?

Câu 5: Nêu đặc điểm môi trường sống của bò sát, sinh sản..?Khái quát lại đặc điểm chung của bò sát.

Câu 6: Sự đa dạng của bò sát thể hiện ở những điểm nào? Cho ví dụ 2. Câu hỏi thông hiểu:

Câu 1: so sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn và ếch đồng.

Câu 2: Trình bày quá trình phát triển của thằn lằn?

Câu 3: Mô tả cách di chuyển của thằn lằn

Câu 4: Nguyên nhân phồn vinh của khủng long ? Nêu những đặc điểm thích nghi của khủng long (cá, cánh, bạo chúa)

3. Câu hỏi vận dụng thấp:

Câu 1: Vì sao số lượng trứng của thằn lằn lại ít? Trứng thằn lằn có vỏ có ý nghĩa gì đối với đời sống ở cạn?

Câu 2: Nguyên nhân khủng long bị diệt vong? Tại sao bò sát cỡ nhỏ vẫn tồn tại cho đến ngày nay

4. Câu hỏi vận dụng cao:

Câu 1: Ưu thế của hiện tượng thụ tinh trong? Trứng thằm lằn có vỏ dai có ý nghĩa gì với đời sống ở cạn?

Câu 2: Đề xuất biện pháp để bảo vệ và phát triển các loài bò sát có lợi VII. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

TIẾT 38 - Bài 38: THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI 1. Ổn định lớp (1’)

- Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

(4)

? Nêu đặc điểm chung của lưỡng cư. Kể tên một số lưỡng cư có lợi ở địa phương em? Tình trạng số lượng hiện nay như thế nào? Nêu rõ nguyên nhân?

Yêu cầu:

- Lưỡng cư là ĐVCXS thích nghi đ/s vừa ở nước vừa ở cạn. 6đ + Da trần và ẩm.

+ Di chuỷên bằng 4 chi + Hô hấp bằng da và phổi

+ Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

+ Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển quan biến thái.

+ Là động vật biến nhiệt.

- Liên hệ thực tế nêu đúng đc 4đ 3. Các hoạt động dạy bài mới: (38’) 3.1. Hoạt động khởi động (1 phút)

Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; Vấn đáp – tìm tòi Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Cho Hs quan sát

Thằn lằn bóng đuôi dài là đại diện điển hình của lớp bò sát thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn. Vậy cơ thể của chúng có đặc điểm cấu tạo như thế nào giúp chúng thích nghi với môi trường sống đó? Ta Đặt vấn đề vào bài mới hôm nay:

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức (32’)

Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;

phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng

(5)

Hoạt động 1: Đời sống

* Mục tiêu: - HS nắm được các đặc điểm đời sống của thằn lằn.

- Trình bày được đặc điểm sinh sản của thằn lằn.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, làm bài tập so sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn và ếch đồng.

- GV kẻ nhanh phiếu học tập lên bảng, gọi 1 HS lên hoàn thành bảng.

- HS tự thu nhận thông tin, kết hợp với kiến thức đã học để hoàn thành phiếu học tập.

- 1 HS lên bảng trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.

I. Đời sống

Đặc điểm đời sống Thằn lằn Ếch đồng

1- Nơi sống và hoạt động

- Sống và bắt mồi ở nơi khô ráo

- Sống và bắt mồi ở nơi ẩm ướt cạnh các khu vực nước.

2- Thời gian kiếm mồi - Bắt mồi về ban ngày - Bắt mồi vào chập tối hay đêm

3- Tập tính

- Thích phơi nắng - Trú đông trong các hốc đất khô ráo.

- Thích ở nơi tối hoặc bóng râm

- Trú đông trong các hốc đất ẩm bên vực nước hoặc trong bùn.

- Qua bài tập trên GV yêu cầu HS rút ra kết luận.

- GV cho HS thảo luận:

? Nêu đặc điểm sinh sản của thằn lằn?

?Vì sao số lượng trứng của thằn lằn lại ít

? Trứng thằn lằn có vỏ có ý nghĩa gì đối với đời sống ở cạn?

- GV chốt lại kiến thức.

- Yêu cầu 1 HS nhắc lại đặc điểm đời sống của thằn lằn, đặc điểm sinh sản của thằn lằn.

- HS phải nêu được:

thằn lằn thích nghi hoàn toàn với môi trường trên cạn.

- HS thảo luận trong nhóm.

- Yêu cầu nêu được:

+ Thằn lằn thụ tinh trong tỉ lệ trứng gặp⭢ tinh trùng cao nên số lượng trứng ít.

+ Trứng có vỏ bảo⭢ vệ

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Rút ra kết luận

-

- Đời sống:

+ Sống ở nơi khô ráo, thích phơi nắng

+ Ăn sâu bọ

+ Có tập tính trú đông - Sinh sản:

+ Thụ tinh trong

+ Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng, phát triển trực tiếp.

(6)

Hoạt động 2: Cấu tạo ngoài và di chuyển

*Mục tiêu: HS giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn. Mô tả được cách di chuyển của thằn lằn.

- GV yêu cầu HS đọc bảng trang 125 SGK, đối chiếu với hình cấu tạo ngoài và ghi nhớ các đặc điểm cấu tạo.

- GV yêu cầu HS đọc câu trả lời chọn lựa, hoàn thành bảng trang 125 SGK.

- GV treo bảng phụ gọi 1 HS lên gắn mảnh giấy.

- GV chốt lại đáp án đúng:

1G; 2E; 3D; 4C; 5B và 6A.

- GV cho HS thảo luận: so sánh cấu tạo ngoài của thằn lằn với ếch để thấy được thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 38.2 đọc thông tin trong SGK trang 125 và nêu thứ tự cử động của thân và đuôi khi thằn lằn di chuyển.

- GV chốt lại kiến thức.

- Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Tôn trọng mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường.

+ Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể sinh vật ( thằn

- HS tự thu nhận kiến thức bằng cách đọc cột đặc điểm cấu tạo ngoài.

- Các thành viên trong nhóm thảo luận lựa chọn câu cần điền để hoàn thành bảng.

- Đại diện nhóm lên bảng điền, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS dựa vào đặc điểm cấu tạo ngoài của 2 đại diện để so sánh.

- HS quan sát hình 38.2 SGK, nêu thứ tự các cử động:

+ Thân uốn sang phải đuôi uốn sang trái,

⭢chi trước phải và chi sau trái chuyển lên phía trước.

+ Thân uốn sang trái, động tác ngược lại.

- 1 HS phát biểu, lớp bổ sung.

II. Cấu tạo ngoài và di chuyển

a. Cấu tạo ngoài

(Bảng đặc điểm cấu tạo ngoài)

b. Di chuyển:

- Khi di chuyển thân và đuôi tì vào đất, cử động uốn thân phối hợp các chi để tiến lên phía trước.

(7)

lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn)

3.3. Hoạt động luyện tập - vận dụng (4 phút)

Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Cho HS làm BT

Câu 1. Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng?

A. Không có mi mắt thứ ba.

B. Không có đuôi.

C. Da khô, có vảy sừng bao bọc.

D. Vành tai lớn.

Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không có ở thằn lằn bóng đuôi dài?

A. Hô hấp bằng phổi.

B. Có mi mắt thứ ba.

C. Nước tiểu đặc.

D. Tim hai ngăn.

Câu 3. Yếu tố nào dưới đây giúp thằn lằn bóng đuôi dài bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô?

A. Mắt có mi cử động, có nước mắt.

B. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu.

C. Da khô và có vảy sừng bao bọc.

D. Bàn chân có móng vuốt.

Câu 4. Trong các động vật sau, động vật nào phát triển không qua biến thái?

A. Ong mật.

B. Ếch đồng.

C. Thằn lằn bóng đuôi dài.

D. Bướm cải.

Câu 5. Yếu tố nào dưới đây không tham gia vào sự vận động của thằn lằn bóng đuôi dài?

A. Sự vận động của các vuốt sắc ở chân.

B. Sự co, duỗi của thân.

C. Sự vận động phối hợp của tứ chi.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây đúng khi nói về sinh sản của thằn lằn bóng đuôi dài?

A. Thụ tinh trong, đẻ con.

B. Thụ tinh trong, đẻ trứng.

C. Con đực không có cơ quan giao phối chính thức.

D. Cả A, B, C đều không đúng.

Câu 7. Đặc điểm nào dưới đây không có thằn lằn bóng đuôi dài?

A. Vảy sừng xếp lớp.

B. Màng nhĩ nằm trong hốc tai ở hai bên đầu.

C. Bàn chân gồm có 4 ngón, không có vuốt.

(8)

D. Mắt có mi cử động, có nước mắt.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng?

A. Ưa sống nơi ẩm ướt.

B. Hoạt động chủ yếu vào ban ngày, con mồi chủ yếu là sâu bọ.

C. Là động vật hằng nhiệt.

D. Thường ngủ hè trong các hang đất ẩm ướt.

Câu 9. Trứng của thằn lằn bóng đuôi dài được thụ tinh ở A. trong cát.

B. trong nước.

C. trong buồng trứng của con cái.

D. trong ống dẫn trứng của con cái.

Câu 10. Thằn lằn bóng đuôi dài thường trú đông ở A. gần hô nước.

B. đầm nước lớn.

C. hang đất khô.

D. khu vực đất ẩm, mềm, xốp.

- GV gọi đại diện các nhóm trả lời.

- GV nhận xét

3.4. Hoạt động tìm tòi và mở rộng (4 phút)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; vận dụng kiến thức.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu mỗi HS trả lời các câu hỏi sau:

Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng.

? Em hãy kể tên những động vật có đặc điểm cấu tạo giống với con thằn lằn bóng đuôi dài?

? Nêu các đặc điểm chứng minh thằn lằn tiến hóa hơn so với ếch đồng?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Tùy điều kiện, GV có thể kiểm tra ngay trong tiết học hoặc cho HS về nhà làm rồi kiểm tra trong tiết học sau.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS ghi lại câu hỏi vào vở bài tập rồi nghiên cứu trả lời.

2. Báo cáo kết quả:

- HS tìm hiểu ở nhà, hoàn thành bài tập

4. Củng cố: (1’)

- GV hệ thống bài, cho học sinh đọc kết luận SGK.

5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (1’)

(9)

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc phần Em có biết

- Chuẩn bị: + Xem trước bài: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát + Sưu tầm tranh ảnh về các loài bò sát.

TIẾT 40-Bài 40: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP BÒ SÁT

1. Ổn định lớp (1’) - Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài) 3. Các hoạt động dạy bài mới: (42’) 3.1. Hoạt động khởi động (1 phút)

Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; Vấn đáp – tìm tòi Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

B1:GV cho HS xem video về các loại Khủng long trong thời đại phồn thịnh và 1 số bò sát gần gũi với con người

B2:GV đặt câu hỏi: tại sao những loài Khủng long không còn tồn tại đến ngày nay?

HS trả lời

B3:GV dẫn dắt vào bài mới

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức (31’)

Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;

phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Sự đa dạng của bò sát

* Mục tiêu: Trình bày được tính đa dạng và thống nhất của lớp bò sát. Phân biệt được ba bộ bò sát thường gặp (có vảy, rùa, cá sấu).

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát H40.1 SGK tr.130 làm phiếu học tập.

- GV treo bảng phụ gọi HS lên điền

- GV chốt lại bằng bảng chuẩn kiến thức

- Từ thông tim trên và phiếu học tập GV cho HS

- Các nhóm đọc thông tin SGK thảo luận hoàn thành phiếu học tập - Đại diện nhóm lên làm bài tập, các nhóm khác nhận xét bổ sung - Các nhóm tự sửa chữa

- Các nhóm nghiên cứu thông tin và H40.1

I. Đa dạng của bò sát

- Lớp bò sát rất đa dạng, số loài lớn, chia làm 3 bộ

(10)

thảo luận:

+ Sự đa dạng của bò sát thể hiện ở những điểm nào? Cho ví dụ

- GV chốt lại kiến thức.

SGK thảo luận câu trả lời

- Có lối sống và môi trường sống phong phú.

Hoạt động 2: Các loài khủng long

* Mục tiêu: Giải thích được lí do sự phồn vinh và diệt vong của khủng long.

- GV giảng giải cho HS:

- Sự ra đời của bò sát.

+ Nguyên nhân: do khí hậu thay đổi.

+ Tổ tiên bò sát là lưỡng cư cổ.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát hình 40.2, thảo luận:

? Nguyên nhân phồn thịnh của khủng long?

? Nêu những đặc điểm thích nghi với đời sống của khủng long cá, khủng long cánh và khủng long bạo chúa?

- GV chốt lại kiến thức.

- GV cho HS tiếp tục thảo luận:

? Nguyên nhân khủng long bị diệt vong?

? Tại sao bò sát cỡ nhỏ vẫn tồn tại đến ngày nay?

- Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Tôn trọng mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường.

+ Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể sinh vật

- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

- HS đọc thông tin, quan sát hình 40.2, thảo luận câu trả lời:

+ Nguyên nhân: Do điều kiện sống thuận lợi, chưa có kẻ thù.

+ Các loài khủng long rất đa dạng.

- 1 vài HS phát biểu ⭢ lớp nhận xét, bổ sung.

- Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến. Yêu cầu nêu được:

- Lí do diệt vong:

+ Do cạnh tranh với chim và thú.

+ Do ảnh hưởng của khí hậu và thiên tai.

- Bò sát nhỏ vẫn tồn tại vì:

+ Cơ thể nhỏ dễ tìm⭢ nơi trú ẩn.

+ Yêu cầu về thức ăn ít.

+ Trứng nhỏ an toàn hơn.

- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác

II. Các loài khủng long

1. Sự ra đời và thời đại phồn thịnh của khủng long:

- Bò sát cổ hình thành cách đây khoảng 280 - 230 triệu năm. Sau đó do điều kiện thuận lợi bò sát cổ đã phát triển rất mạnh mẽ.

2. Sự diệt vong của khủng long:

- Thông tin SGK trang 132.

(11)

nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 3: Đặc điểm chung của bò sát

* Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm chung của lớp bò sát - GV yêu cầu HS thảo

luận:

Nêu đặc điểm chung của bò sát về:

+ Môi trường sống.

+ Đặc điểm cấu tạo ngoài.

- GV có thể gọi 1-2 HS nhắc lại đặc điểm chung.

- Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Tôn trọng mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường.

+ Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể sinh vật

- HS vận dụng kiến thức của lớp bò sát thảo luận rút ra đặc điểm chung về:

- Cơ quan di chuyển, sinh sản, thân nhiệt.

- Đại diện nhóm phát biểu các nhóm khác⭢ bổ sung.

III. Đặc điểm chung

- Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn đời sống ở cạn.

+ Da khô, có vảy sừng.

+ Cổ dài nên có thể quay về các phía.

+ Màng nhĩ nằm ở trong hốc tai ở hai bên đầu.

+ Chi yếu có vuốt sắc.

+ Thụ tinh trong, trứng có vỏ bao bọc, giàu noãn hoàng.

+ Là động vật biến nhiệt.

Hoạt động 4: Vai trò của bò sát

* Mục tiêu: Nêu được vai trò của bò sát trong tự nhiên và tác dụng của nó đối với con người

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:

+ Nêu lợi ích và tác hại của bò sát?

+ Lấy VD minh hoạ?

Cần làm gì để bảo vệ và phát triển các loài bò sát có lợi ?

- GD BVMT: Đa số bò sát có giá trị kinh tế cao (làm thuốc, thực phẩm, làm cảnh). Trong lớp bò sát ở Việt Nam chỉ những loài thuộc phân bộ Rắn là có độc với con người -> Giáo dục học sinh biết bảo vệ

- HS tự đọc thông tin và rút ra vai trò của bò sát.

- 1 vài HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.

- Nuôi, nhân giống các loài bò sát có giá trị kinh tế, dược liệu...

IV. Vai trò

- Ích lợi:

+ Có ích cho nông nghiệp: Diệt sâu bọ, diệt chuột.

+ Có giá trị thực phẩm:

ba ba, rùa.

+ Làm dược phẩm: rắn, trăn.

+ Sản phẩm mĩ nghệ:

vảy đồi mồi, da cá sấu.

- Tác hại:

+ Gây độc cho người:

rắn.

(12)

những loài bò sát có ích, có ý thức phòng tránh những loài rắn độc và tuyên truyền mọi người nuôi đúng cách các loài rắn độc có giá trị kinh tế cao; có ý thức bảo vệ các loài bò sát có ích.

- Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Học sinh có trách nhiệm khi đánh giá về tầm quan trọng của mỗi loài động vật.

+ Yêu quý thiên nhiên, sống hạnh phúc, sống yêu thương.

+ Giáo dục học sinh biết bảo vệ những loài bò sát có ích, có ý thức phòng tránh những loài rắn độc và tuyên truyền mọi người nuôi đúng cách các loài rắn độc có giá trị kinh tế cao; có ý thức bảo vệ các loài bò sát có ích.

3.3. Hoạt động luyện tập - vận dụng (4 phút)

Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Cho HS làm BT

a.Giải thích tại sao khủng long bị tiêu diệt còn những bò sát cỡ nhỏ trong những điều kiện ấy lại vẫn tồn tại và sống sót cho đến ngày nay.

b. Nêu môi trường sống của từng đại diện của ba bộ bò sát thường gặp - GV gọi đại diện các nhóm trả lời.

- GV nhận xét

3.4. Hoạt động tìm tòi và mở rộng (5 phút)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; vận dụng kiến thức.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.2. Quan sát hình ảnh và hoàn thành nội dung yêu cầu

(13)

- Nêu các bước sơ cứu khi bị rắn độc cắn?

- Nguyên nhân suy giảm số lượng các loài bò sát? Biện pháp bảo vệ những loài Bò sát có ích?

- Kể tên những loài rùa được bảo hộ ở vườn Quốc Gia Cúc Phương?

4. Củng cố: (1’)

- GV hệ thống bài, cho học sinh đọc kết luận SGK.

5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (1’) - Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc mục “Em có biết”

- Chuẩn bị: + Xem trước bài: Chim bồ câu + Tìm hiểu đời sống của chim bồ câu.

+ Kẻ bảng 1, 2 bài 41 vào vở.

VIII. RÚT KINH NGHIỆM:

- Kế hoạch và tài liệu dạy học: Đầy đủ, phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng

- Tổ chức hoạt động học cho học sinh: Phù hợp, có hiệu quả

- Hoạt động của học sinh: Tích cực, chủ động trong học tập, nắm được nội dung bài học.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phương pháp dạy học:Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan!. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan?. Định hướng phát triển năng lực: Năng

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan.. Định hướng phát triển năng lực: Năng

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan.. Định hướng phát triển năng lực: Năng

Bên cạnh những thành công đó, việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh theo định hướng phát triển năng lực ở trường Đại học Sư phạm

Để triển khai và giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra, tác giả đã sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục để nghiên cứu các bài báo, công trình khoa

Trong quá trình tiến hành thảo luận để làm cho bài của nhóm mình thêm phong phú và sinh động hơn thì sinh viên có thể kết hợp sử dụng những biện pháp

Phát triển năng lực thực hành hóa học của học sinh phổ thông trong dạy học chương 9 - chương trình hóa học 11 là một vấn đề cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục Việt