• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vị trí, vai trò và quyền lợi của người già

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vị trí, vai trò và quyền lợi của người già "

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

48 Diễn đàn...

Vị trí, vai trò và quyền lợi của người già

trong xã hội nông thôn đồng bằng Bắc Bộ hiện nay

VŨ HOA THẠCH

Tuy cùng một xu hướng gia tăng tỷ lệ người già trên tổng số dân cư, nhưng vấn đề người già ở Việt Nam lại có nhiều nét đặc thù. Từ khi đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 10 ở nông thôn, và gần đây sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đang có xu hướng hạ thấp vị trí và vai trò của người già. Không còn giữ vị trí chủ chốt trong kinh tế gia đình, người già phải kiếm sống bằng mồ hôi trên trán của mình. Ngoài xã hội đã có biểu hiện người già đang bắt đầu bị rẻ rúng và khinh thường. Ở một số gia đình người già nhiều khi lại bị coi như một gánh nặng đối con cháu. Nhiều nơi đã xảy ra những sự việc như con cái chửi mắng bố mẹ già. Những hiện tượng này đã được các phương tiện thông tin đại chúng nêu lên không ít trong vài năm qua.

Từ hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã xây dựng một truyền thống đạo đức bền vững là quý trọng và chăm sóc người già. Truyền thống ấy không dễ đàng mất đi. Nó sẽ được khôi phục và nâng cao cùng với sự phát triển của đất nước.

Theo quan điểm xã hội học, nếu ta lấy cá nhân làm trung tâm nghiên cứu thì vị trí của cá nhân cũng sẽ quyết định vai trò và địa vị của người đó. Địa vị là tổng hợp những điều mà cá nhân ấy có thể chờ đợi trong xử sự của những người khác. Vai trò là tổng hợp những điều mà những người khác có quyền chờ đợi trong xử sự của cá nhân ấy1 . Do đó giữa vai trò và địa vị luôn luôn có mối liên hệ tất yếu với nhau. Từ cách hiểu này, chúng tôi xem xét vấn đề người già và vai trò của họ trong xã hội ngày nay thông qua một cuộc khảo sát xã hội học về nhóm người già ở một xã đồng bằng Bắc bộ.

Tỷ lệ người già 60 tuổi trở lên ở thôn An Điềm, xã Cộng Hòa, Nam Thanh, Hải Hưng là 8,7% trên tổng số dân cư. Trong đó các cụ ông chỉ có 34% trong tổng số các cụ. Trong 3 năm (1988, 1989, 1990) số lượng các cụ tăng lên tương đối ổn định là 57% qua một năm trên tổng số các cụ. So sánh với số liệu chung của cả nước ở đây có tỷ lệ người già cao hơn, đồng thời mức tăng cũng nhanh hơn. Tuy nhiên, sự tăng nhanh về số lượng lại không đồng thời với sự nâng cao về vai trò của các cụ trong xã hội. Tình hình này có nhiều nguyên nhân từ những thực tế phát triển kinh tế - xã hội trên đất nước ta nhiều năm qua.

1. Lao động và sinh hoạt của các cá nhân từ chỗ dựa trên cơ sở kinh tế của gia đình đã chuyển thành điều kiện của tổ chức sản xuất ở nông thôn khiến cho sự phụ thuộc lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái không còn như trước nữa. Tình hình đó dần dần tạo ra quá trình hạt nhân hóa của gia đình và người già không còn là chủ của một gia đình lớn với tư cách là người già trưởng như trước nữa. Ông không còn có thể quyết định mọi vấn đề kinh tế đối với gia đình của các con. Đặc biệt, từ sau khoán 10, mỗi gia đình là một đơn vị sản xuất độc lập. Gia đình người con chỉ còn quan hệ kinh tế trực tiếp với hợp tác xã chứ không phải với gia đình lớn mà người cha là đại diện.

Qua thực tế điều tra, chỉ có những người con chưa xây dựng gia đình mới còn chờ đợi sự chu cấp tạm thời về kinh tế của người già. Tỷ lệ người già còn trách nhiệm và quyền hạn về

1. Jean Cazeueune, Mười khái niệm của Xã hội học. Tư liệu TL. 354 cửa Thư viện Viện Xã hội học.

(2)

Xã hội học 49

kinh tế đối với các con là 25,5%. Trong đó số các cụ còn chu cấp về kinh tế cho một người con là 14,9% và cho hai người con là 10,6%. Đối với con cái, cùng với thời gian họ ngày càng tách khỏi sự phụ thuộc về kinh tế vào cha mẹ già. Còn đối với cha mẹ già, tuổi càng cao, sức khỏe càng yếu, họ ngày càng mất dần vai trò kinh tế trong gia đình. Từ địa vị của người chủ có toàn quyền quyết định mọi hoạt động kinh tế trong gia đình, cha mẹ già cùng với năm tháng đang trở thành bị lệ thuộc về kinh tế vào con cái. Nếu ta coi khả năng quán xuyến về kinh tế đình của người già như dấu hiệu biểu hiện việc còn độc lập về kinh tế đối với con cái thì tỷ lệ các cụ không còn quán xuyến được kinh tế gia đình nữa là 53,2%.

Tình hình trên cho thấy cơ sở kinh tế từng là chỗ dựa vững chắc cho địa vị và vai trò tuyệt đối của người già trong gia đình không còn nữa.

2. Trong một xã hội tiểu nông khép kín xưa kia, vốn trí thức của người già là một kho kinh nghiệm quý báu đối vơi con cháu. Trên mọi bước đi trong cuộc đời đầy gian truân và vất vả của tuổi trẻ kho kinh nghiệm đó thể hiện ra như một cẩm nang của hành động và chỗ dựa về tinh thần. Ngày nay, những câu nói cửa miệng xưa kia như "các cụ đã dạy rằng" hay "các cụ đã nói"... không còn sức nặng là bao nhiêu nữa trước sự biến đổi thường xuyên của cuộc sống hiện tại. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa và giáo dục, kho kinh nghiệm quý giá của các cụ xưa kia đang ngày càng trở nên lạc hậu nếu bàn thân nó không được từng ngày, từng giờ bổ sung thêm những tri thức mới. Trong khi đó, khi điều tra về trình độ văn hóa của người già, chúng tôi thấy tỷ lệ mù chữ ở các cụ là 44,7% biết đọc biết viết là 19,1%; trình độ cấp I là 12,8%; trình độ cấp II là 14,9% và thậm chí số người mù chữ lại do lâu ngày không sử dụng chiếm tới 18,5%.

Tình hình trên đã phần nào lý giải việc con cái ngày nay ít khi còn hỏi ý kiến của cha mẹ già và chờ đợi ở họ sự chỉ bảo cách giải quyết tốt nhất cho mọi vấn đề trong cuộc sống của mình. Người già đang dần dần bị tước đi ngay cả những niềm vui nho nhỏ của mình như đặt tên cho đứa cháu mới sinh hay dạy dỗ các cháu. Khi tìm hiểu về các hình thức cộng cư của người già chúng tôi thấy tỷ lệ các cụ già tách hộ, ở riêng đối với con cháu có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ này ở thôn An Điền là 14,8%. Trong đó, số các cụ ssống độc thân chiếm tới 4.2%. Xu hướng này đã đẩy người già hơn nữa vào thế giới của cô đơn và khép kín trước mọi biến động của xã hội bên ngoài.

3. Sự giảm sút về vai trò kinh tế cũng như vai trò là chỗ dựa về tinh thần của người già đối với con cháu đã đưa đến sự phá hoại những cơ sở của đạo đức truyền thống lấy chữ "hiếu" làm đầu. Cha mẹ già không còn là cây cổ thụ che mát cho các con nữa mà đã trở thành vật chướng ngại trong cuộc sống làm ăn còn qua khốn khổ của chúng. Thực tế này diễn ra đặc biệt rõ ở nhóm các cụ già tuổi cao, sức yếu, không còn khả năng lao động nông nghiệp. Mọi người già ở An Điền được nhận 0,8 định suất ruộng khoán so với một lao động chính. Số ruộng này các cụ thường giao cho con cái làm. Về nguyên tắc con cái có nghĩa vụ chăm sóc các cụ nhưng không phải cụ nào cũng được hưởng một sự chăm sóc chu đáo từ phía con cái. Chỉ có 63,87% các cụ trả lời là có nhận được sự giúp đỡ thường xuyên khi ốm đau. Số các cụ còn lại chỉ thỉnh thoảng mới được con cái chú y đến. Và thậm chí có 2,1% các cụ không được chăm sóc.

Trong gia đình quan hệ "phu từ tử hiếu" cũng đang dần dần bị thay thế bằng quan hệ sòng phẳng. Sự phân công lao động giữa cha mẹ già và con cái diễn ra dưới hình thức đổi công. Mặc dù ở riêng, hàng ngày các cụ vẫn thường xuyên đến nhà con cái để trông nom nhà cửa, nấu cơm, trông cháu trong khi các con ra đồng làm ruộng. Trước đây, những công việc này thể hiện một mặt là sự giúp đỡ con cái và mặt khác thỏa mãn những nhu cầu tình cảm của các cụ. Ngày nay sự nảy sinh các quan hệ đổi công sòng phẳng đã gây nên gánh nặng về mặt tâm lý đối với người già. Điều này lý giải vì sao một số người già ở nông thôn hiện nay đã không còn coi việc trông cháu như một nhu cầu tinh thần của mình nữa.

4. Trong xã hội truyền thống, người già có vai trò rất lớn trong những sinh hoạt văn hóa của cộng đồng làng xã. Từ những sinh hoạt Giáp trong ngõ xóm cho đến những hội làng với sự tham gia của toàn thể dân làng đều ghi nhận vai trò tổ chức và lãnh đạo của người già. Trong bối cảnh mới nét văn hóa truyền thống đó đang đần dần bị mai một.

(3)

50 Diễn đàn…

ở xã Cộng Hòa không còn các hội làng truyền thống. Đền thờ Bố Cái Đại Vương nằm trên mảnh đất rộng hàng trăm mét vuông ở ngay trung tâm thôn An Điền đã bị san bằng từ nhiều năm trước, nay không còn lại dấu vết gì.

Hai ngôi miếu cổ là Nghè An và Mục Đồng bằng chứng về sự thỏa hiệp giữa một bên là quan niệm bài trừ mê tín dị đoan một cách cức nhắc, với bên kia là nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người già.

Tuy nhiên, cũng trong thực tế nhiều năm qua, một số địa phương đã có nhiều sáng kiến trong việc kế thừa và phát huy nét đẹp của văn hóa truyền thống và cố gắng chăm sóc đời sống của các cụ già, nhất là cuộc sống tinh thần và đã đạt được những kết quả đáng kể . Có xã đã xây được nhà bảo trợ dành cho người già cô đơn và người tàn tật. Cũng có nhiều nơi đã tổ chức xây dựng các ngôi "nhà tình nghĩa dành cho cha mẹ của thương binh, liệt sĩ. Nhiều xã cũng đang khôi phục lại những lễ hội truyền thống của làng, đưa người già trở lại với vai trò bảo tồn những sinh hoạt văn hóa của làng Việt ngày xưa.

Để có được những giải pháp toàn diện, không chắp vá cho vấn đề người già phải có sự đổi mới từ phía chính sách xã hội của Nhà nước.

Về mặt kinh tế cần phải đảm bảo cho người già có được nguồn thu nhập ổn định đủ sống. Phải chăng không nên rút bớt ruộng của người nông dân khi họ bước vào tuổi hưu nông nghiệp. Với phần ruộng của mình người già giao cho con cái làm và thông qua đó đoàn kết được con cái xung quanh mình.

Về mặt xã hội cần có những chính sách nhằm khẳng định lại vai trò của người già thông qua việc động viên người già tham gia vào các công tác xã hội và sinh hoạt tập thể. Phải chăng ở đây vai trò của các câu lạc bộ người già có một ý nghĩa quan trọng.

Về mặt ý thức, cần có những tác động vào thái độ của con cái đối với bố mẹ nhằm tạo nên một ý thức đạo đức mới, dần dần tạo nên được dư luận trong toàn xã hội, kính trọng người già.

Nhà nước và làng xã đối với người già trong xã hội Việt Nam cổ truyền

TRẦN THỊ VINH

Trong lịch sử Việt Nam, nhà nước và làng xã đều chú ý quan tâm đến người già. Người già vừa được hưởng quyền lợi của nhà nước lại vừa được hưởng quyền lợi của làng. Luật nước và lệ làng đều có điều khoản ưu tiên nâng đỡ người già. Nhưng luật của nhà nước mãi đến sau này, từ thế kỷ XV mới có điều khoản qui định về người già. Lệ làng có từ lâu nhưng khoán ước của các làng xã cũng mới đến thế kỷ XVIII mới ghi chép cụ thể về những quyền lợi của người già.

Vì trong pháp luật đến thế kỷ XV mới có điều luật bảo vệ quyền lợi cho người già nên trong sử sách trước đó có ghi rất nhiều sự kiện về sự ứng xử của các bậc vua chúa đối với người già cũng như tâm lý "kính già" (trọng lão) trong dân gian. Từ xa xưa ở Việt Nam truyền thống "trọng lão đã ăn sâu trong tinh thần của mọi người, do đó trong xã hội, người già có lúc đã đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là thời kỳ công xã nông thôn còn ngư trị . "Trọng lão" là phương thức điều chỉnh không những hành động của đời sống dân gian, mà còn chi phối trên một phạm vi nào đó đời sống cung đình.

(4)

Xã hội học 51

Bắt đầu từ thời Lê sơ (thế kỷ XV trở đi), ý thức "trọng lão" được đưa vào trong pháp luật của nhà nước.

Trong định chế của nhà nước đã có những điều luật qui định về người già. Sự tôn trọng người già đã được cụ thể hoá thành một điều luật. Trong "Hồng Đức thiện chính thư" vẫn còn ghi: "Trong hương thôn có người già mà không kính nể, dám tư ngồi ăn uống cùng một mâm, một chiếu, thì lấy tội khinh nhờn mà luận tội phạt 30 trượng"(1)

Trong hình luật thời Lê cố điều khoản qui định chiếu cố đến người già khi phạm tội hình luật. Theo điều 16 trong chương Danh lệ của bộ "Quốc triều hình luật" qui định, những người già từ 70 tuổi trở lên phạm tội từ lưu trở xuống đều cho chuộc bằng tiền. Từ 80 tuổi trở lên, phạm tội phản nghịch, giết người đáng phải tới chết thì cũng phải tâu vua để xét định, ăn trộm và đánh người bị thương thì cho chuộc, còn ngoài ra thì không bắt tội. Từ 90 tuổi trở lên dầu có bị tội chết cũng không hành hình, nếu có kẻ nào xui xiểm thì bắt kẻ xui xiểm, nếu ăn trộm có tang vật thì kẻ nào chứa chấp tang vật ấy phải bồi thường1

Trong điều 17 của chương trình Danh lệ ghi thêm : Khi phạm tội chưa già cả tàn tật, đến khi già cả tàn tật việc mới phát giác, thì xử tội theo luật già cả tàn tật(2). Những người trong khi đương chịu tội đồ mà đến tuổi già hoặc trở nên tàn tật cũng xử như thế2

Đối với việc xử án có liên quan đến người già cũng đều được nhà nước chú ý nương nhẹ. Điều luật qui định:

Những người được nghị giảm tội và những người từ 70 tuổi trở lên thì đều không được đem tra tấn, chỉ theo lời khai của người làm chứng mà định tội. Làm trái thì xử theo tội cố ý hay lầm lỡ. Những người mà luật cho phép được ấn dấu cho nhau và người từ 80 tuổi trở lên đều không được gọi ra làm chứng. Làm trái thì xử biếm 1 tư(3). Luật nước thì như vậy còn lệ làng thì ra sao? Trong khoán ước thành văn của các làng từ thế kỷ XVII trở đi có ghi nhiều điều khoản liên quan đến tuổi già, đến những người trong số nhận định xếp vào hàng "lão hạng".

Trong hương thôn, sự tôn trọng người già không những ăn sâu trong tiềm thức của mọi người mà làng xã còn thể chế hóa trong khoán ước của làng thành những qui định cụ thể về việc phạt những ai vi phạm điều luật tôn kính và giúp đỡ người già. Như điều 83 trong hương ước của ông Quỳnh Đôi (Nghệ An) thế kỷ XVII ghi: Ai gặp người già cả mà không giúp sức thì bị phạt3. Hương ước của làng Mộ Trạch (Hải Hưng) qui định: Các sĩ thứ trong làng, các nhân sĩ ngụ cư, cùng các hầu binh, nô tỳ phải "lễ độ" khi đi qua đền chùa, các nhà cửa trưởng quan, các quan viên trưởng lão, các vị tôn kính phải ngả nón chào, đang ngồi trong hàng thấy họ phải đứng lên, nếu thất lễ thì sĩ thứ bị phạt, sĩ nhân ngụ cư bị khiển trách thầy dạy, hầu binh nô tỳ thì khiển trách người nuôi dưỡng họ(4).

Ngoài sự tôn kính người già, trong hương ước của các làng xã cũng qui định những điều luật bảo đảm quyền lợi cho người già. Quyền lợi đầu tiên mà người già được hưởng là lễ mừng thọ lão.

Ở Việt Nam xưa, trong các làng xã đặc biệt không có lễ kỷ niệm ngày sinh nhật, vì vậy việc tổ chức mừng thọ lão là một ân huệ của làng vừa về tinh thần vừa về vật chất đối với các cụ.

Xưa kia trong các làng xã hầu như không có làng nào là không có lệ mừng thọ lão. Lệ mừng thọ lão thường tổ chức vào sau tết Nguyên Đán. Tuổi được mừng thọ có nơi tổ chức cho các cụ từ 60 tuổi, nhưng phần lớn các làng xã thường tổ chức cho các cụ từ 70 tuổi trở lên.

Lễ mừng mỗi nơi một khác tùy theo lệ của từng làng. Có làng chỉ mừng bằng câu đối, có làng mừng bằng tiền, có làng mừng bằng vải hoặc quần áo v.v... Tuổi càng cao thì lễ mừng càng lớn.

Chẳng hạn, ở làng Trung Phường (Hà Tĩnh) thời Tự Đức (1848 - 1883), lễ mừng thọ cho các cụ qui định như sau: Kỳ lão cơ phẩm vọng đến 60 tuổi, thì làng đem rượu ngon đáng giá 1 quan tiền đến mừng. Cụ nào 70 tuổi thì thêm một quan tiền, một câu đối câu đối bằng giấy hồng điều; 80 tuổi mừng thêm 1 áo mịn, 3 quan tiền; 90 tuổi mừng thêm áo vải quyến mịn và 5 quan tiền; đến 100 tuổi thêm 1 áo vải quyến đỏ và 10 quan tiền(8)

Lệ làng ở thôn Phố Đông, xã Nam Kim Đông, huyện Thanh Chương (Nghệ An) qui định mức lễ mừng thọ lão theo thứ bậc tuổi: lên lão 70 tuổi mừng 2 quan tiền, lên lão 80 tuổi mừng 4 quan tiền, lên lão 90 mừng 10 quan tiền và 2 vuông vải đô may áo, lên lão 100 tuổi mừng tiền 20 quan và 1 tấm lụa bạch(9) .

(5)

52 Diễn đàn...

Theo khoán ước của thôn Nguyễn Trung, xã Đa Ngưu, huyện Văn Giang ghi năm Tự Đức thứ 6 (1854) thì các cụ phụ lão 90 tuổi và 100 tuổi, ngoài lễ mừng trướng và 20 quan tiền, làng còn tổ chức cả một đêm ca xướng mừng thọ.

Đó là lệ dân mừng, còn lệ làng mừng thọ lão cổ phân biệt thành 2 loại thọ quan và thọ dân. Tức những nhận định trong làng có chức sắc gã nghỉ hưu và những dân đinh bình thường đến tuổi được mừng. Ví dụ theo hương ước của xã Đô Lương (huyện Hương Sơn; Hà Tĩnh) ghi năm Tự Đức thứ 24 (1817) qui định định lệ mừng như sau: Thọ quan 80 tuổi được xã mừng trướng và trầu rượu đáng giá 20 quan. Thọ dân 100 tuổi được mừng tiền, trầu rượu đáng 5 giá quan(10)

Quyền lợi thứ hai mà làng xã dành cho các cụ là ngôi thứ trong làng. Ở trong làng đã là "dân hạng" thì cứ ai cao tuổi nhất là được trọng vọng. Người cao tuổi được ngồi bên hữu của đình làng và ngồi trên cùng khi có việc làng. Ở làng Yên Sở (Hà Tây) các lão thượng (trên 70 tuổi) và lão trung (60 - 69 tuổi) được ngồi ở vị trí trên đầu của đình(11)

Từ thế kỷ XVIII trở đi vị trí của các cụ thuộc hàng dân hạng trong chốn đình trung có sự thay đổi do ngày càng có nhiều tầng lớp chức sắc trong làng. Nguyên lý "trọng xỉ" (trọng tuổi tác) đã phần nào nhường chỗ cho nguyên lý "trọng tước" (trọng bằng cấp). Trong đình làng 5 gian của thôn Dương Liễu xà Nam Kim Thượng, gian giữa dành riêng cho việc thờ thần, gian tả giành riêng cho những người khoa sắc kỳ mục thứ tự theo sự đỗ đạt hoặc tước vị. Còn gian hữu mới đến các lão hạng từ cao tuổi đến thấp.

Các cụ còn được làng dành cho một ít quyền lợi trong việc điều hành một vài công việc của làng. Có nhiều làng trong các văn bản hành chính (hương ước, bản khai thuế chẳng hạn) vẫn còn thấy các chữ ký của các kỳ lão, hương lão bên cạnh chữ ký của các quan viên chức dịch. Có khi các cụ cao tuổi còn được giữ chức trách nào đó trong bộ máy quản lý làng xã (như làng Yên Sở, Hoài Đức - Hà Nội, làng Ngọc Than, Quốc Oai - Hà Tây) v.v... Có những làng các cụ phụ lão còn được tham gia vào việc hòa giải những vụ kiện cáo, hay xử những vụ vi phạm an ninh trật tự trong xã.

Về quyền lợi vật chất trong làng các cụ già thường được hưởng phần ưu tiên, Mỗi khi có việc làng, cỗ bàn hoặc phần biếu cho dân hạng, các cụ cao tuổi thường được phần biếu nhiều hơn, ngon hơn. Chẳng hạn ở xã Lan Khê, sau kỳ tế lễ cầu phúc (sau tết Nguyên Đán), lúc vào dự yến ẩm các cụ cứ 60 tuổi trở nên thì ngồi 2 người một mâm cỗ, 70 - 80 tuổi 1 người 1 cỗ. Ở làng Trung Phường 70 tuổi được nhận phần biếu thịt thủ (phần vinh dự nhất trong cỗ biếu - chỉ có các đại khoa và phó bảng mới được nhận). Hoặc là khi chia ruộng công làng xã những người nhiều tuổi thường được nhận phần ruộng tốt hay nhận trước (như ở làng Quỳnh Đôi - Nghệ An, Hà Nam - Quảng Ninh) v.v...

Quyền lợi thiết thân nhất đối với các cụ phụ lão mà lệ làng ở một số nơi dành cho các cụ là phần ruộng công của làng. Ví dụ làng đã dành một số ruộng công của làng chia riêng cho người già gọi là dưỡng lão điền. Ví dụ ở xã Thanh Qua, mỗi lão hạng đến 80 tuổi được làng biếu 2 sào ruộng. Thôn Dương Liễu, tổng Nam Kim có lệ biếu đất bồi cho những người đậu đạt và những người già. Dân làng dành 1 mẫu ở xứ Lá Cờ để làm phần biếu hương lão (từ 70 đến 90 tuổi mỗi người 1 phần, người già 100 tuổi được 2 phần(12) .

Thôn Thọ Lão, xã Hoàng Tây, huyện Kim Bảng (Hà Nam Ninh) đến trước Cách mạng tháng Tám vẫn có lệ:

nhân đinh 17 tuổi bắt đầu được nhận ruộng công cho đến 53 tuổi (tuổi lên lão theo qui định của làng) . Đến tuổi đó trả ruộng công cho làng, được miễn mọi đóng góp và được làng cấp cho dưỡng lão điền không phải chịu thuế với các mức như sau: từ 53 tuổi đến 70 tuổi được cấp 2 sào, 80 tuổi 4 sào và 90 tuổi được cả 1 mẫu(13).

Có nơi trong các làng xã, trong việc chia ruộng công, dân làng thường dành phần ruộng tốt, gần cho những người nhiều tuổi tính từ thấp đến cao chứ không lấy chức tước phẩm hàm làm tiêu chuẩn.

Một quyền lợi thiết thân nữa đối với những người già khi vừa bước vào hàng "lão hạng" là giảm bớt và tiến tới miễn hẳn sưu thuế và tạp dịch. Ví dụ theo hương lệ xã Lan Khê (tổng Yên Định, huyện Nông Cống, Thanh Hóa) qui định: Dân đinh từ 50 tuổi trở lên được miễn trừ

(6)

Xã hội học 53

sai phái các công việc đê điều. Từ 60 tuổi trở lên được miễn trừ thuế thân một nửa. Từ 70 tuổi trở lên được miễn hoàn toàn(14)

Theo hương lệ của thôn Ngọc Mạch (xx Hương Canh, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội), người nào 50 tuổi lên lão hạng tiền dung chỉ còn một nửa. Đến 55 tuổi vọng nhập hương lão sau đó được miễn tất cả tiền dung và các sưu sai tạp dịch khác(15).

Khoán ước ghi vào cuối thế kỷ XVIII của xã Bằng Liệt (Thanh Trì - Hà Nội) qui định chi tiết hơn: Dân đinh 50 tuổi đến trình làng cho nhập vào sổ hương lão, cho vào lão hạng và chỉ còn chịu một nửa số dung diệu và ngoại tiền còn các sưu dịch khác vẫn như cũ. Nếu dân đinh 55 tuổi được xếp vào loại lão trưởng các tiền dung, diệu, sưu dịch đều được miễn, chỉ phải chịu một nửa ngoại tiền. Đến 60 tuổi được xếp vào loại lão nhiêu được miễn có ngoại tiền(16).

*

* *

Từ những cứ liệu lịch sử nói trên, có thể tóm tắt nêu lên hai vấn đề:

1 - Trong lịch sử Việt Nam, nhà nước và làng xã cùng song song thực hiện chế độ ưu đãi người già, nhưng làng xã đã quan tâm tới người già tốt hơn và hợp lý hơn nhà nước vì người già sống nhiều với làng xã, đóng góp nhiều cho làng về tất cả các mặt trong đó có cả thuần phong mỹ tục của làng.

2 - Trong lịch sử Việt Nam, làng xã đã quan tâm chăm sóc người già tốt hơn nhà nước thì làng xã lại có nhược điểm về mặt này. Làng chỉ mới quan tâm, trợ giúp, bảo vệ quyền lợi cho lớp người già là nam giới, trong khi luật nước không phân biệt nam giới và nữ giới, ngay cả thời kỳ chưa có luật qui định thì các nhà vua của chế độ quân chủ đều quan tâm săn sóc cả các cụ ông lần cụ bà. Ở trong các làng xã tất cả quyền lợi chỉ dành cho nam giới. Tất nhiên những nam giới hay nói khác đi những đinh nam trong làng luôn là lực lượng phu phen tạp dịch và sưu thuế cho làng, nên những quyền lợi cụ thể như chia ruộng, miễn sưu thuế phải dành cho nam giới là cần thiết. Nhưng ở chốn đỉnh trung chỉ các cụ ông mới được dự việc làng, dự yến ẩm và những quyền lợi khác, còn phụ nữ không hề được tham gia dự bất kỳ một công việc gì của làng. Đây là điều chỉ tồn tại trong các làng xã cổ truyền, trong nông thôn ngày nay công việc đó chắc chắn phủ thực hiện khác trước.

CHÚ THÍCH :

(1), (8), (9), (10), (12), (13), (14), (15), (16) Trích theo Nguyên Đức Nghinh "Người già trong làng xã" trong

"Nông thôn Việt Nam trong lịch sử" tập 2, 1978 trang 164, 165 - 166, 167 -168, 169, 174 (2), (3) "Quốc triệu hình luật", bản dịch 1991 Hà Nội, trang 41

(4), (5) Phan Huy Chú "Lich triều hiến chương loại chí - Hình luật chí". tập III trang 110, 157 (6), (7), (11) Trích theo Bùi Xuân Đính, trong "Lệ làng phép nước" 1985. trang 55 - 58, 56

Vài nét về đời sống tâm lý của người già

LÊ HÀ

Q

ua các cuộc khảo sát, thống kê hàng năm ở nước ta phần lớn số người về hưu đã 55-60 tuổi. Họ đều xác định về hưu là một điều tất yếu, về hưu để nhường chỗ cho các đi sau

(7)

54 Diễn đàn...

là một quá trình tự nhiên, song họ không khỏi có tâm trạng băn khoăn, day dứt, lưu luyến với những công việc mình đã gắn bó suốt cả thời gian dài của cuộc đời, lo lắng cho cuộc sống sắp tới. Về hưu đối với mỗi người, ở mỗi vị trí công tác khác nhau thường diễn ra tâm lý khác nhau. Những người lao động chân tay, những người nhanh nhẹn nhạy bén với thời cuộc thường dễ thích nghi với cuộc sống mới, còn nhiều cụ ở cương vị công tác cao thì lại khó thích nghi hơn, thậm chí có người còn bị những cơn sốc tinh thần khó vượt qua nổi. Ở các cụ về hưu tất nhiên là có sự giảm bớt về kinh tế, quyền lợi tinh thần và địa vị, vai trò xã hội, nhất là uy tín của chính bản thân các cụ. Họ cảm thấy trở nên thừa, khó bắt nhịp được với hoàn cảnh mới. Qua khảo sát đời sống của các cụ về hưu ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội tháng 7 năm 1990 chúng tôi thấy rằng khoảng 80% trong số các cụ về hưu đó băn khoăn nhiều đến vấn đề là làm sao để dễ hòa nhập với môi trường mới? Làm gì để có thu nhập?

Môi trường của người về hưu rất khác nhau: chẳng hạn về nghề nghiệp, địa vị xã hội, học vấn... trước đây.

Các cụ thường tìm những người có cùng sở thích, cảnh ngộ gần giống nhau để giao tiếp và làm sao tránh được sự đơn chiếc trong cuộc sống.

Một vấn đề mà chúng ta không thể không quan tâm, đó là mối quan hệ gia đình đối với các cụ về hưu. Khi hết nghĩa vụ lao động với xã hội các cụ dành thời gian cho những người thân trong gia đình. Các cụ thấy vui khi con cái trưởng thành, đối xử có hiếu. Song lại nảy sinh mâu thuẫn giữa các thế hệ.

Thông thường, người già do sức khỏe yếu kém, không có người chăm sóc, ăn uống thiếu thốn, bệnh tật phát triển nên các cụ thường hay lo ngại, sợ hãi với những biến cố có thể xảy ra. Kể cả những khi không ăn, không ngủ được cũng băn khoăn, lo nghĩ gây ra cáu gắt, cố chấp nhỏ nhặt, thích người ít tuổi tôn trọng mình. Có cụ còn mặc cảm "bị đẩy ra lề xã hội" khi không có sự chăm sóc chu đáo.

Những người già cô đơn hay sống bằng kỷ niệm, dễ chạnh lòng buồn tủi, hối tiếc những gì đã qua, khao khát tình cảm, đòi hỏi sự chăm sóc. Mỗi khi bệnh tật, hay khi gặp khó khăn gì người khác giúp đỡ thì ngại phiền, đôi lúc còn ý nghĩ tiêu cực là muốn chết.

Qua thực tế chúng tôi thấy rằng hiện nay có những người già về hưu, những thân nhân liệt sĩ cô đơn, già yếu, thiếu người chí cốt để nương tựa, không tự lo liệu lấy cuộc sống được. Hơn nữa nền kinh tế của nước ta bây giờ đang chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, mở rộng cơ chế thị trường, chính điều này càng gây nhiều khó khăn đối với các cụ già nhất là các cụ già cô đơn.

Đi sâu vào khía cạnh tâm lý của người già còn nhiều điểm chúng ta phải lưu tâm, song tôi có một suy nghĩ là chúng ta nên làm thế nào đưa ra một hướng hoạch định chính sách xã hội tạo điều kiện cho các cụ sống thanh thản những năm tháng cuối của cuộc đời.

Qua khảo sát thực tế ở Hà Nội, Hải Hưng, Thanh Hóa... tôi thấy có một số liệu pháp dưới góc độ tâm lý như sau:

a) Song song với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về các quyền lợi và chế độ đối với người già, trong mỗi cơ quan, cơ sở sản xuất cần có sự chuẩn bị tâm lý cho những người già sắp đến tuổi về hưu bằng phim ảnh, sách báo, các buổi tọa đàm trò chuyện thân tình, động viên kịp thời để tránh tình trạng bị những cơn sốc đột ngột, gây ra tâm lý bị ức chế, không được thoải mái đối với họ.

b) Một điều ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc cống của người già là mối quan hệ giữa các cụ già với nhau, giữa cụ ông, cụ bà, giữa con, cháu với các cụ. Các con, cháu phải luôn là người động viên gần nhất, làm sao để các cụ già cảm thấy mình có vai trò quan trọng bậc nhất trong gia đình. Con cháu phải có trách nhiệm chăm sóc, giúp đỡ người già. Ở nước ta, do điều kiện nhà cửa, không cho phép nên thường trong một nhà, có nhiều thế hệ ở, vì vậy cần phải giáo dục cho lớp trê tình cảm biết yêu thương, kính trọng người già. Các cụ thường hay để ý, hay lo xa, bởi thế con cháu chăm sóc các cụ phải được thể hiện ngay cả ở việc làm, trong mỗi nét nhìn, mỗi cử chỉ, mỗi lời nói khi giao tiếp... Điều này càng chứng tỏ sự đầm ấm, hạnh phúc trong mỗi gia đình làm tăng sức khỏe tuổi già, sự thoải mái về mặt tinh thần là liều thuốc quý giá nhất đối với các cụ. Không phải tất cả các cụ đều đã được đáp ứng về mặt này.

(8)

Xã hội học 55

c) Ở phần lớn người già, sức khỏe và mức sống đều sút kém đi, cho nên từng người tùy theo điều kiện, hoàn cảnh tạo ra cho mình một cách sống phù hợp để duy trì cuộc sống bình thường, nhưng thanh thản, lành mạnh.

Bên cạnh việc tổ chức các câu lạc bộ thể dục, thể thao ngoài trời nhằm đảm bảo sức khỏe cho các cụ, các cấp nên quan tâm xây dựng các câu lạc bộ làm nơi hội tụ tuổi già, nhằm mục đích để các cụ tìm bạn tâm đầu ý hợp, cùng cảnh ngộ để giao tiếp, các cụ động viên và giúp đỡ lẫn nhau.

d) Qua tiếp xúc với các cụ già, tôi thấy nguyện vọng lớn nhất của người già, đặc biệt là người già hưu trí là muốn được làm việc, được tiếp tục cống hiến cho xã hội phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của mình. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì cội nguồn của niềm vui chính là kết quả của các hoạt động, trước hết là hoạt động lao động.

Cho nên chúng ta phải động viên và tổ chức cho các cụ già còn sức khỏe lao động, lao động nhẹ nhàng, thích hợp tạo thêm những niềm vui trong cuộc sống hàng ngày như trồng cây hóng mát, cây ăn qua, trồng hoa, làm nghề đan lát, tham gia các công tác xã hội của xã, phường... Tùy theo khả năng và sức khỏe của từng người để tạo thêm mức thu nhập trong sinh hoạt (chẳng hạn ở Hà Tây có nhà bảo trợ xã hội ở xã Tây Đằng, huyện Ba Vì nuôi 11 cụ già cô đơn, các cụ đã trồng các loại cây ăn quả như chuối hồng xiêm ... và nuôi hai con lợn, đây là điều chúng ta đáng phải khuyến khích và động viên các cụ).

đ) Chúng ta cần phải tôn trọng tự do tín ngưỡng, phong tục tập quán của người già (nhất là đối với các cụ ở trong các nhà nuôi dưỡng). Không còn gì vui hơn đối với người già được có nó thế giới riêng cho mình để thờ cúng tổ tiên theo phong tục từ bao đời nay để lại

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Theo Hiến pháp năm 2013, tại Chương II, Điều 14 ghi nhận: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh

Yêu cầu a) Suy nghĩ và hành động của T thể hiện sự hiểu biết về quyền quyền và nghĩa vụ của công dân. Qua đó T đã thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện

A. Kiến tha lâu ngày đầy tổ.. Tích tiểu thành đại. Chịu khó mới có mà ăn. Học thuộc bài và soạn bài trước khi đến lớp. Không học bài cũ. Bỏ học chơi game. Đua xe trái

- SV 6: Thạch Sanh giết đại bàng, cứu được công chúa nhưng lại bị Lí Thông hãm hại, trong lúc tìm lối lên, Thạch Sanh gặp và cứu con vua Thủy Tề được vua Thủy Tề tặng

- Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể: môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và oxi qua hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân huỷ và khí

Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Như vậy, trong bức tranh trên, các em có thể thấy người già nhiều hơn người trẻ và chỉ có ít người trẻ nhưng phải gồng gánh khá nhiều

Trong trường hợp tổng quát thuật toán PvectorClock có thể mô phỏng cho bất kỳ tập các tiến trình nào, miễn sao có được tập các nhãn thời gian trên mỗi sự kiện của

Câu 6: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam về văn hóa, giáo dục nghĩa là các dân tộc đều.. thống nhất chỉ dùng chung một