• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẤN 30

Ngày soạn : 11/13/4/2018

Ngày dạy : Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2018 Buổi sáng

Toán

TIẾT 146: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập hoặc tự kiểm tra về

- Phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của một số.

- Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.

- Tính diện tích hình bình hành.

- HSNK làm thêm được bài 4, 5.

II. Đồ dùng dạy học - Bảng nhóm

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Muốn tính diện tích HBH ta làm như thế nào?

- Cùng HS nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài - Trực tiếp

2. Thực hành Bài 1

- Gọi HS nhắc lại qui tắc cộng, trừ, nhân, chia phân số và thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có phân số - 2 HS làm bảng nhóm, lớp làm vở

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu học sinh nêu lại các bước giải và giải bài toán.

- Gọi 1 HS lên bảng giải bài.

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài 3

- 2 HS trả lời.

- Nhận xét

- Lắng nghe

- 2 HS nhắc lại qui tắc cộng, trừ, nhân, chia phân số và thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có phân số

- HS thực hiện

a) 5

13 10 )26 14; 11 56 )44 4; )3 72; )13 20;

23 b c d e

- Lớp nhận xét.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- HS nêu

- 1 học sinh lên bảng giải bài.

Bài giải

Chiều cao của hình bình hành là:

18 : 9 x 5 = 10 (cm)

Diện tích của hình bình hành là:

18 x 10 = 180 (cm2) Đáp số: 180cm 2 - Nhận xét, bổ sung.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

(2)

- Gọi HS đọc đề bài toán.

- Bài toán thuộc dạng toán nào?

- Nêu các bước giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó?

- Yêu cầu HS giải bài toán trong nhóm đôi (2 nhóm làm trên phiếu).

- Nhận xét, sửa sai.

Bài 4: GV hướng dẫn HS làm bài C. Củng cố - dặn dò

- Nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó?

- Nhận xét giờ học.

+ Dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.

+ Vẽ sơ đồ

+ Tìm tổng số phần bằng nhau + Tìm các số

- Giải bài toán trong nhóm đôi.

Bài giải

Tổng số phần bằng nhau:

2 + 3 = 5 (phần) Số ô tô có:

63 : 7 x 5 = 45 (ô tô) Đáp số: 45 ô tô - Lắng nghe, điều chỉnh và sửa sai.

- HS làm bài vào vở.

- 2 HS nêu.

- Lắng nghe

--- Tập đọc

Tiết 233: HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài: Tây Ban Nha, Ma - gien lăng, Ma - tan, đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt qua khó khăn, hi sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.

- HS yêu thích môn học thích khám phá thế giới.

- HSNK trả lời được câu hỏi 5.

*BĐ: HS hiểu thêm về các đại dương thế giới; biết biển là đường giao thông quan trọng.

II. Kĩ năng sống

- Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

III. Đồ dùng

- Ảnh chân dung Ma-gien-lăng SGK. Bảng phụ chép đoạn văn luyện đọc.

IV. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm trabài cũ

- Đọc thuộc bài: Trăng ơi .. từ đâu đến và trả lời câu hỏi 2, 3 trong SGK.

- 2 học sinh lên trả bài.

(3)

- GV nhận xét từng HS.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

- Em biết gì về nhà thám hiểu Ma-gien- lăng?

- Cho HS quan sát tranh SGK và giới thiệu

2. Luyện đọc

- Gọi 1HS đọc toàn bài.

- GV chia bài làm 3 đoạn, yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn.

- Lần 1: Luyện đọc từ khó.

- Lần 2: Giải nghĩa từ.

- Lần 3: Nhận xét tuyên dương - Yêu cầu HS luyện đọc trong N2 - Gọi 2 nhóm đọc bài

- GV đọc diễn cảm và nêu giọng đọc 3. Tìm hiểu bài

- Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?

- Vì sao Ma-gien-lăng lại đặt tên cho vùng đất mới tìm được là Thái Bình Dương?

- Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?

- Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào? Chọn ý đúng.

- Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt những kết quả gì?

- Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm?

- Lớp nhận xét.

- 1-2HS nêu - Lắng nghe

- 1HS đọc

- HS chú ý lắng nghe.

- Học sinh nối tiếp đọc bài.

- Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien- lăng, Ma-tan.

- Ma-tan, sứ mạng - Đoc nối tiếp

- Luyện đọc nhóm đôi - 2 nhóm đọc bài - Lắng nghe.

- Cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

- Vì ông thấy nơi đây sóng yên biển lặng nên đặt tên là Thái Bình Dương.

- Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển.

Phải giao tranh với thổ dân.

- HS chọn ý c

- Chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.

- Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra.

+ Những nhà thám hiểm là những người ham hiểu biết, ham khám phá những cái mới lạ, bí ẩn.

+ Những nhà thám hiểm có nhiều công hiến lớn lao cho loài người...

(4)

4. Đọc diễn cảm

- Yêu cầu các em đọc nối tiếp 3 đoạn của bài và nêu giọng đọc từng đoạn.

- GV đưa bảng phụ hướng dẫn HS đọc đoạn:“Vượt Đại Tây Dương ... ổn định được tinh thần”.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm - Nhận xét, tuyên dương HS.

C. Củng cố - dặn dò

- Qua bài tập đọc này giúp em hiểu điều gì?

* BĐ: Em hãy kể tên các đại dương trên thế giới? Biển có vai trò gì trong cuộc sống con người

- Nhận xét tiết học.

- Học sinh đọc và nêu cách đọc từng đoạn.

- 2 học sinh đọc thể hiện.

- HS đọc theo cặp sau đó thi đọc - Lắng nghe

- HS trả lời

- HS kể tên các đại dương nà nêu va trò của biển

- Lắng nghe

Buổi chiều

GDNGLL - Thực hành toán LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Ôn tập về cộng, trừ, nhân, chia phân số,tỉ lệ bản đồ,diện tích hình bình hành.

2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, giải toán.

3.Thái độ:- Giáo dục Hs tính cẩn thận tự tin trong học toán.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(5’) 3

7 -

6

5

3 7 x

6 5

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới a. Gtb:(1’ ) b. Luyện tập Bài tập 1:(6’)

- - -

- Gv nhận xét, củng cố bài.

Bài tập 2: (6’) - Gv nhận xét.

- 2 học sinh làm.

- Lớp nhận xét.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- 1 học sinh lên bảng viết bài.

- Lớp làm vào vở bài tập.

- Nhận xét bổ sung.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- 3 học sinh làm vào bảng phụ.

(5)

Bài tập 3:(6’)

- Gọi Hs nêu yêu cầu.

- Hướng dẫn mẫu.

- Cho HS làm vở, 3 em lần lượt làm trên bảng lớp.

- Nhận xét, kết luận kết quả.

Bài tập 4:(6’)

- Gọi hs đọc bài toán.

- Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào?

- Yêu cầu hs làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài tập 5:(6’) - Gọi hs đọc đề bài

- Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng, củng cố bài.

3. Củng cố, dặn dò:(4’) - Nhận xét giờ học.

- Tuyên dương hs.

- Lớp làm bài vào vở bài tập.

- Nh n xét, b sung.ậ ổ Tỉ lệ bản

đồ

1:1000 1:400 1:100000 Độ dài

thu nhỏ

1cm 3dm 1mm

Độ dài thật

1000 cm

1200d m

10000 mm

- 1 hs đọc đề bài - 1 hs trả lời.

- Hs làm vở, 1 hs lên bảng - Nhận xét, chốt bài làm đúng

Bài giải

Độ dài đáy hình bình hành là:

12 x 4/3 = 16 ( cm ) Diện tích miếng bìa là:

12 x 16 = 192 ( cm2 )

Đáp số: 192 cm2 . - 1 hs đọc đề bài

- Hs tự làm bài và báo cáo.

- Nhận xét.

Ngày soạn : 14/4/2018

Ngày dạy : Thứ ba ngày 17tháng 4 năm 2018 Buổi sáng

Luyện từ và câu

TIẾT 234: MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH - THÁM HIỂM I. Mục tiêu

- Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm (BT1, BT2); bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm (BT3).

II. Đồ dùng dạy học - Bảng nhóm.

III. Các hoạt động dạy - học

(6)

Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ

- 2 Học sinh nêu lại ghi nhớ trong bài LTVC trước (giữ phép lịch sự khi yêu cầu đề nghị…) đọc kết qủa bài tập 4 - Nhận xét từng HS.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Trực tiếp

2. HD học sinh làm bài tập Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung - Yêu cầu HS làm bài trong nhóm 4.

- Gọi HS trình bày.

- Em thích thăm quan du lịch những đâu? Tại sao?

- Kết luận: Để một chuyến du lịch có kết quả, thoái mái những công việc chuẩn bị cần hết sức chu đáo.

Bài 2

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập

- Yêu cầu học sinh tự thực hiện bài vào VBT. 2 học sinh lên bảng tìm từ.

- Học sinh khác nhận xét và bổ sung GV chốt kết quả

- Thế nào là hoạt động “thám hiểm”.

- 2 HS thực hiện theo yêu cầu

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- HS đọc to trước lớp - Làm bài trong nhóm 4 - Trình bày

Tìm những từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch

a) Đồ dùng: va li, cần câu lều trại, giày thể thao, mũ quần áo bơi…

b) Phương tiện giao thông tàu thuỷ, bến tàu ô tô con, máy bay, tàu điện,

c) Tổ chức, nhân viên, khách sạn, lều tua du lịch,…

d) Địa điểm tham quan du lịch: phố cổ,bãi biển công viên, hồ, núi…

- HS nối tiếp trả lời - Lắng nghe

- HS đọc to trước lớp - HS thực hiện

Tìm những từ ngữ liên quan đến hoạt động thám hiểm.

a) Đồ dùng: la bàn, lều trại, quần áo.

b) Những khó khăn nguy hiểm cần vượt qua: bão, đói khát sự cô đơn.

c) Những đức tính cần thiết của người tham gia:kiên trì, dũng cảm, bạo dạn, tò mò, hiểu kĩ, không ngại khổ.

- Nhận xét bổ sung - HS trả lời theo ý hiểu

(7)

- GV nhận xét chốt Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Hướng dẫn: Các em tự chọn nội dung mình viết hoặc vẽ về du lịch, hoặc về thám hiểm hoặc kể lại một chuyến du lịch mà em đã từng tham gia trong đó có sử dụng một số từ ngữ thuộc chủ điểm mà các em tìm được ở BT1, 2.

- Gọi HS trình bày

- Cùng HS nhận xét, sửa chữa cách dùng từ, đặt câu

C. Củng cố - dặn dò

- Bài học giúp em hiểu biết gì về đề tài Du lịch - Thám hiểm?

- GV nhận xét giờ học

- Lắng nghe - HS đọc yêu cầu - Lắng nghe, làm bài

- Tuần qua lớp em trao đổi, thảo luận nên tổ chức đi tham quan, du lịch ở đâu. Địa phương chúng em có rất nhiều địa điểm thú vị, hấp dẫn:

bãi biển, thác nước, núi cao... Cuối cùng chúng em quyết định đi tham quan thác nước. Chúng em phân công nhau chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cuộc tham quan: lều trại, mũ, dây, đồ ăn, nước uống. Có bạn còn mang theo cả bóng, vợt, cầu lông, máy nghe nhạc, điện thoại...

- Nhận xét sửa sai

- HS trả lời

- Lắng nghe, thực hiện

Toán

TIẾT 147: TỈ LỆ BẢN ĐỒ I. Mục tiêu

- Bước đầu biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì.

- HSNK làm thêm được bài 3.

II. Đồ dùng dạy học

- Bản đồ Thế giới, bản đồ VN.

III. Các ho t ạ động d y - h cạ ọ

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Viết tỉ số của a và b, biết:

a = 2 b = 5 - GV cùng HS nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài - Trực tiếp

- 2 HS viết.

- Nhận xét.

- Lắng nghe

(8)

2. Giới thiệu tỉ lệ bản đồ

- Cho HS xem bản đồ thế giới và bản đồ VN có ghi tỉ lệ và giới thiệu về bản đồ.

- Gọi HS đọc các tỉ lệ bản đồ

- Giới thiệu: Các tỉ lệ 1: 1 0000 000 1: 500000 ghi trên các bản đồ gọi là tỉ lệ bản đồ.

+ Tỉ lệ bản đồ 1: 10 000 000 cho biết hình nước VN được vẽ thu nhỏ mười triệu lần, chẳng hạn: Độ dài 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là

10 000 000cm hay 100km

+ Tỉ lệ bản đồ 1 : 10 000 000 có thể viết dưới dạng phân số

10000000

1 ; tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị đo độ dài (cm, dm, m,...) và mẫu số cho biết độ dài thật tương ứng là

10 000 000 đơn vị đo độ dài đó (10 000 000cm, 10 000 000dm, 10 000 000m,.)

2. Thực hành Bài 1

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập và làm bài cá nhân.

- Học sinh lần lượt nêu miệng kết quả.

- GV cùng HS nhận xét bổ sung Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Tổ chức HS thảo luận nhóm đôi.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- GV nhận xét sửa sai C. Nhận xét - dặn dò

- Gọi HS nhắc lại nội dung bài - Nhận xét tiết học.

- Quan sát

- Tìm và đọc trước lớp - Lắng nghe

- HS quan sát lắng nghe.

- HS đọc và làm bài cá nhân

- Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 mm ứng với độ di thật là 1000mm, 1 cm ứng với 1000cm; 1dm ứng với 1000 dm

- Học sinh và nhận xét bổ sung - HS đọc yêu cầu

- HS thảo luận nhóm đôi và trình bày kết quả

- Lắng nghe, sửa sai.

- 2 HS nhắc lại

- HS lắng nghe và thực hiện

Buổi chiều

Chính tả

TIẾT 235 :ĐƯỜNG ĐI SA PA

(9)

I. Mục tiêu

- Nhớ - viết lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn đã HTL trong bài Đường đi Sa Pa.

- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn r/d/gi (hoặc v/d/gi).

II. Đồ dùng dạy học.

- VBT tiếng Việt

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu HS viết: trung thành, chung sức, con trai, cái chai, phô trương, chương trình,…

- GV cùng HS nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC.

2. Hướng dẫn viết chính tả.

- Đọc yêu cầu bài tập 1.

- Đọc thuộc lòng đoạn văn cần nhớ viết - Phong cảnh Sa Pa được thay đổi như thế nào?

- Tìm và luyện viết từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả?

- Nhớ - viết chính tả.

- Soát bài.

- GV thu một số bài chấm.

- GV cùng HS nhận xét chung.

3. Bài tập.

Bài 2a : Gọi HS đọc yêu cầu - GV kẻ lên bảng

- Yêu cầu HS trình bày

- GV cùng HS nhận xét, chốt bài đúng:

- 2 HS lên bảng viết, lớp viết nháp.

- Lắng nghe - 1 HS đọc.

- 2 HS đọc.

- …thay đổi theo thời gian trong một ngày. Ngày thay đổi mùa liên tục: mùa thu, mùa đông, mùa xuân.

- HS tự tìm và đọc, cả lớp luyện viết:

- VD: thoắt cái, khoảnh khắc, ma tuyết, hây hẩy, nồng nàn, hiếm quý, diệu kì,

- Cả lớp viết bài.

- HS đổi chéo vở soát lỗi.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào nháp theo N2.

- Đại diện 3 nhóm lên bảng thi, lớp trình bày miệng.

ong ông ưa

r rong chơi, ròng ròng, rong biển, bàn hàng rong, đi rong,

nhà rông, rồng, rỗng, rộng, rồng lên,…

rửa, rữa, rựa,…

d cây dong, dòng nước, dong dỏng,.. cơn dông,(hoặc cơn giông)

dưa, dừa, dứa,

… gi giong buồm, gióng hàng, giọng nói,

giỏng tai, giong trâu, trống giong

cơn giông, giống, nòi giống,…

ở giữa, giữa chừng,…

(10)

cờ mở,…

Bài 3. Lựa chọn bài 3a.

- GV chép đề bài lên bảng

- GV cùng HS nhận xét chung, chốt bài đúng

C. Củng cố - dặn dò

- Chấm, tuyên dương bài viết đẹp.

- Nhận xét tiết học - Giao bài về nhà.

- HS đọc yêu cầu.

- HS tự làm bài vào vở, 1 HS lên chữa bài.

- Thứ tự điền đúng: thế giới, rộng, biên giới, dài.

- Lắng nghe

Thực hành Tiếng Việt LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:- Hiểu nội dung bài:Chinh phục đỉnh Ê-vơ-rét 2.Kĩ năng:- Đọc trôi chảy toàn bài.

3.Thái độ:

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở thực hành Tiếng Việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

Đọc thuộc lòng 1 bài tập đọc mà em đã được học - Nêu nội dung chính của bài Nhận xét, đánh giá

2.Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Luyện đọc(14’) - Giáo viên đọc mẫu

- yêu cầu đọc nối tiếp theo đoạn

Quan sát , sửa phát âm, cách ngắt nghỉ Nhận xét- đánh giá

c. Tìm hiểu bài(15’)

Bài 2: Chọn câu trả lời đúng Gọi học sinh đọc yêu cầu

Yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm Nhận xét - kết luận

a.Bùi Văn Ngợi,Phan Thanh Nhiên,Lê Bá Công.

b.22 - 5 - 2008 c.8848 mét.

d.Leo trên dốc băng…

e.Cân cảm.

g. Để bộc lộ came xúc…

- 3 Hs đoc Nhận xét bài.

Nghe

Luyện đọc theo đoạn Luyện đọc theo cặp Đại diện cặp đọc

Luyện đọc diễn cảm đoạn cuối 1 Hs đọc cả bài

Đọc yêu cầu

Thảo luận nhóm bàn- làm và báo cáo kết quả - nhận xét

(11)

Câu chuyện muốn nói về điều gì?

Bài 3:Đặt câu cảm

- Yêu cầu hs làm bài và báo cáo.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

1 học sinh đọc toàn bài và nêu nội dung - Nhận xét giờ học.

- Hs làm bài.

- 2 hs báo cáo.

--- Ngày soạn : 15/4/ 2018

Ngày dạy : Thứ tư ngày18 tháng 4 năm 2018 Toán

TIẾT 148: ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ I. Mục tiêu

- Bước đầu biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.

- HSNK làm thêm được bài 3.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh ảnh SGK, bảng nhóm.

III. Các ho t d ng d y - h cạ ộ ạ ọ

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

+ Tỷ lệ 1: 10 000 ở bản đồ VN cho biết gì?

- 2 HS lên bảng làm lại BT 1, 2 (155) - Nhận xét kết quả của học sinh.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Trực tiếp

2. Giới thiệu bài toán

Bài 1: Cho HS quan sát bản vẽ: Trường mầm non xã Thắng Lợi nhưng nếu bài toán: vẽ theo tỷ lệ 1: 300. Trên bản đồ cổng trường rộng 2 cm. Hỏi chiều rộng thật của cổng trường là mấy mét?

+ Quan sát và nhận xét: độ rộng cổng trường trên bản đồ là bao nhiêu?

+ Tỉ lệ của bản độ là bao nhiêu? Có ý nghĩa gì?

+ Vậy 1cm ở bản đồ ứng với bao nhiêu cm ở thực tế? 2cm ở bàn đồ ...? cm ở thực tế?

* GV: Để tìm độ dài thật của cổng trường, ta lấy độ dài ở bản đồ nhân với tỉ lệ của 1 đơn vị đo ở thực tế

(2 x 300cm)

- HS trả lời

- 2 HS lên bảng làm bài - Lắng nghe, nhận xét

- Lắng nghe - HS đọc đề

+ Quan sát và nhận xét: độ rộng cổng trường trên bản đồ là 2cm.

+ Tỉ lệ: 1: 300

+ 1cm tương tứng với 300cm ở thực tế.

- HS trình bày bài giải vào vở

+ 2 cm tương tứng với 600cm ở thực tế.

Bài giải

(12)

Bài 2

- Gọi HS đọc đề.

+ Độ dài thu nhỏ của quãng đường HN - HP là bao nhiêu?

+ Tỉ lệ của bản đồ này là gì?

- Áp dụng đơn vị đo mm và giải thích?

- Vậy, để đo 102mm trên bản đồ tương ứng với độ dài thật, ta làm như thế nào?

- 1 HS lên bảng giải bài tập. Dưới lớp làm vào vở.

c. Vậy, qua 2 bài toán, hãy cho biết cách tìm độ dài thật của 1 đơn vị bản đồ?

- GV chốt dạng bài 3. Thực hành Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

+ Bảng cho biết gì? yêu cầu làm gì?

- HS làm bài dựa vào tỉ lệ bản đồ đã cho.

- 3 HS lên bảng tính kết quả điền vào bảng.

- Lớp và giáo viên nhận xét

+ Để tìm được độ dài thật đó, bạn làm như thế nào? tại sao?

Bài 2

- HS đọc yêu cầu và cho biết:

- 1 HS lên bảng giải bải tập.

- Lớp và GV nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố - dặn dò

- Bài học giúp em có hiểu biết gì?

- GV nhận xét giờ học.

Chiều rộng thật của cổng trường:

2 300 = 600 (cm).

600cm = 6m Đáp số: 6m.

- HS đọc đề bài và nhận xét:

+ 102 mm + 1: 1000.000

- 1m tương ứng 100.000 mm thực tế.

- HS trả lời

Bài giải

Quãng đường HN - HP dài là:

102 100000 = 102000000(mm) 102000000(mm) = 102 km.

Đáp số: 102km.

* Lấy số đo ở bản đồ và tỉ lệ của 1 đơn vị đo đó ngoài thực tế.

- Lắng nghe

- HS đọc - HS nêu

- HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét.

- HS trả lời.

- Đọc yêu cầu

Bài giải

Chiều dài thật của phòng học là:

4 200 = 800 (cm) 800 (cm) = 8m Đáp số: 8m - Nhận xét chữa bài.

- HS trả lời

- Lắng nghe, thực hiện Tập đọc

(13)

TIẾT 236: DÒNG SÔNG MẶC ÁO I. Mục tiêu

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng vui, tình cảm.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương. (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc được đoạn thơ khoảng 8 dòng).

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc. Tranh SGK III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Nhận xét từng HS.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Trực tiếp

2. Luyện đọc - 1 HS đọc bài - Bài chia mấy đoạn

- Gọi HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài.

+ Lượt 1: Luyện phát âm: khuya, nhòa, vầng trăng, ráng vàng.

+ Lượt 2: HD giải nghĩa từ: điệu, hây hây, ráng.

+ Lượt 3: Nhận xét tuyên dương

- Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm đôi.

- Gọi 2 nhóm đọc

- GV đọc diễn cảm và nêu giọng đọc.

3. Tìm hiểu bài

- Vì sao tác giả nói là dòng sông điệu?

- Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày?

- Cách nói "dòng sông mặc áo" có gì hay?

- Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?

- Yêu cầu HS nêu nội dung bài thơ.

4. Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL

- 1 HS đọc, lớp nhận xét - Lắng nghe

- Lắng nghe

- Lớp lắng nghe theo dõi vào SGK.

- HS chia 2 đoạn.

- HS nối tiếp nhau đọc cả bài - Luyện cá nhân

- HS đọc và giải nghĩa từ - HS nối tiếp đọc

- Luyện đọc trong nhóm đôi - 2 nhóm đọc

- Lắng nghe

- Vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc giống như con người đổi màu áo.

- Nắng lên - áo lụa đào thướt tha;

trưa - xanh như mới …..

- Đây là hình ảnh nhân hóa làm cho con sông trở nên gần gũi với con người.

- Hình ảnh nhân hóa làm nổi bật sự thay đổi màu sắc của dòng …

- Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương, qua đó cho ta thấy tình yêu và niềm tự hào của tác giả với dòng sông quê hương.

(14)

- Gọi HS đọc lại 2 đoạn của bài

- Yêu cầu HS lắng nghe, tìm các từ cần nhấn giọng trong bài.

- HD HS đọc diễn cảm đoạn 2.

- Yêu cầu HS đọc trong nhóm.

- Yêu cầu HS đọc thầm, nhẩm thuộc bài thơ.

- GV nhận xét, tuyên dương học sinh.

C. Củng cố - dặn dò

- Em yêu thích dòng sông nào ở quê hương mình ?

- Nhận xét tiết học.

- HS đọc lại bài thơ

- Lắng nghe, trả lời: điệu làm sao, thướt tha, bao la, thơ thẩn, hây hây ráng vàng, ngẩn ngơ, áo hoa, nở nhòa,...

- HS lắng nghe - HS đọc nhóm đôi - Nhẩm bài thơ

- Vài HS thi đọc thuộc lòng trước lớp

- HS trả lời

- HS lắng nghe và thực hiện

--- Ngày soạn : 16/4/2018

Ngày dạy : Thứ năm ngày 19 tháng 4 năm 2018 Tập làm văn

TIẾT 237: LUYỆN TẬP QUAN SÁT CON VẬT I. Mục tiêu

- Nêu được nhận xét về cách quan sát và miêu tả con vật qua bài văn Đàn ngan mới nở (BT1, BT2); bước đầu biết cách quan sát một con vật để chọn lọc các chi tiết nổi bật về ngoại hình, hoạt động và tìm từ ngữ để miêu tả con vật (BT3, BT4) II. Đồ dùng dạy học

- Tranh đàn ngan. VBT.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS đọc nội dung cần ghi nhớ, đọc lại dàn ý chi tiết tả một vật nuôi trong nhà.

- Nhận xét từng HS.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Trưc tiếp

2. HD quan sát Bài 1, 2

- Gọi HS đọc nội dung BT - HS quan sát tranh đàn ngan.

+ Để miêu tả đàn ngan tác giả đã quan sát những bộ phận nào của chúng (HS trả lời, GV gạch chân bằng phấn màu các bộ phận tác giả quan sát)

- HS thực hiện theo yêu cầu

- Lắng nghe nhận xét.

- Lắng nghe

- HS đọc to trước lớp - Quan sát, lắng nghe

+ Hình dáng, bộ lông, đôi mắt, cái mỏ, cái đầu, hai cái chân

(15)

- Những câu văn nào miêu tả đàn ngan mà em cho là hay?

- Yêu cầu HS ghi vào vở những hình ảnh, từ ngữ miêu tả mà mình thích.

Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Kiểm tra việc lập dàn ý của HS

- Khi tả ngoại hình của con chó hoặc con mèo, em cần tả những bộ phận nào?

- Gợi ý: Chú ý những đặc điểm…..

- Gọi HS đọc kết quả, GV ghi bảng.

- Cùng HS nhận xét, khen ngợi những HS biết dùng từ ngữ, hình ảnh sinh động

Bài 4

- Gọi HS đọc yêu cầu - GV gợi ý cho HS.

- HS đọc kết quả quan sát, GV ghi vào 2 cột.

Hoạt động của con mèo - luôn quấn quýt bên người

- nũng nịu dịu đầu vào chân em như đòi bế

- ăn nhỏ nhẹ, khoan thai, từ ngoài vào trong

- bước đi nhẹ nhàng, rón rén - nằm im thin thít rình chuột

- vờn con chuột đến chết mới nhai ngau ngáu

- nằm dài sưởi nắng hay lấy tay rửa mặt - Cùng HS nhận xét, khen ngợi những HS biết dùng những từ ngữ, hình ảnh

- Hình dáng: chỉ to hơn cái trứng một tí

- Bộ lông: vàng óng, như màu của những con tơ nõn...

- Đôi mắt: chỉ bằng hạt cườm, đen nhánh hạt huyền, long lanh đưa đi đưa lại như có nước.

- Cái mỏ: màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẻ cũng mềm như thế, ngăn ngắn.

- Cái đầu: xinh xinh, vàng mượt - Hai cái chân: lủn chủn, bé tí màu đỏ hồng

- Ghi vào vở

- HS đọc yêu cầu

- bộ lông, cái đầu, hai tai, đôi mắt, bộ ria, bốn chân, cái đuôi

- Lắng nghe, ghi nhớ - HS đọc kết quả - Lắng nghe

- HS đọc yêu cầu

- Lắng nghe, thực hiện - Thực hiện

Hoạt động của con chó

- mỗi lần có người về là vẫy đuôi mừng rối rít

- nhảy chồm lên em

- chạy rất nhanh, hay đuổi gà, vịt - đi rón rén, nhẹ nhàng

- nằm im, mắt lim dim giả vờ ngủ - ăn nhanh, vừa ăn vừa gầm gừ như sợ mất phần

- HS lắng nghe và thực hiện - Lắng nghe

(16)

sinh động

C. Củng cố - dặn dò

- Dàn ý của bài văn miêu tả con vật?

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- HS trả lời

- Lắng nghe, thực hiện

--- Luyện từ và câu

TIẾT 238: CÂU CẢM I. Mục tiêu

- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm (ND Ghi nhớ).

- Biết chuyển câu kể đã cho thành câu cảm (BT1, mục III); bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước (BT2), nêu được cảm xúc được bộ lộ qua câu cảm (BT3).

- HSNK  làm thêm được bài tập 3.

II. Đồ dùng dạy học - Bảng nhóm.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS làm lại bài tập 3 - Nhận xét bai từng HS.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Trực tiếp 2. Phần nhận xét

- Gọi HS nối tiếp nhau đọc các BT1, 2, 3.

- Hai câu văn trên dùng để làm gì?

- Cuối các câu trên có dấu gì?

3. Ghi nhớ

- Gọi HS đọc ghi nhớ 4. Luyện tập

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu BT

- Yêu cầu HS tự làm bài nhóm 2.

- Gọi HS phát biểu ý kiến Câu kể

- HS đọc đoạn văn đã viết về hoạt động du lịch hay thám hiểm - Nhận xét

- Lắng nghe

- HS nối tiếp nhau đọc

- Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao! dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bô lông mèo

- A! con mèo này khôn thật! dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông mèo.

- Cuối câu có dùng dấu chấm than - Vài HS đọc trước lớp

- HS đọc yêu cầu

- Tự làm bài VBT. 1 nhóm làm vào bảng nhóm

- Lần lượt phát biểu Câu cảm

(17)

a) Con mèo này bắt chuột giỏi.

b) Trời rét.

c) Bạn Ngân chăm chỉ.

d) Bạn Giang học giỏi

- GV cùng HS nhận xét chốt đáp án đúng.

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.

- Gọi HS nhận xét.

Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Nhắc nhở: Các em cần nói cảm xúc.

a. Ôi, bạn Nam đến kìa!

b. Ồ, bạn Nam thông minh quá!

c. Trời, thật là kinh khủng!

C. Củng cố - dặn dò

- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ và lấy ví dụ.

- Nhận xét giờ học.

- Chà, con mèo này bắt chuột giỏi quá!

- Ôi, trời rét quá!

- Bạn Ngân chăm chỉ quá!

- Chà, bạn Giang học giỏi ghê!

- Nhận xét, sửa sai.

- HS đọc yêu cầu - HS thưc hiện

a) Trời, cậu giỏi thật!

- Bạn thật là tuyệt ! - Bạn giỏi quá!...

b) Ôi, cậu cũng nhớ ngày sinh nhật của mình à, thật tuyệt!

- Trời ơi, lâu quá rồi mình mới gặp cậu!

- Trời, bạn làm mình cảm động quá!

- Nhận xét

- HS đọc yêu cầu

- Lắng nghe, thực hiện

a. Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ. (Hôm nay cả lớp được đi tham quan Viện Bảo tàng Quân đội. Mọi người đều tập trung đông đủ, chỉ thiếu bạn Nam.

Tất cả nóng lòng chờ đợi, bỗng một bạn nhìn thấy Nam từ xa đang đi lại, bèn kêu lên: Ôi, bạn Nam đến kìa!) b. Bộc lộ cảm xúc thán phục. (Cô giáo ra cho cả lớp một cây đố thật khó, chỉ mỗi mình bạn Nam giải được. Bạn Hải thán phục thốt lên: ồ, bạn Nam thông minh quá!)

c. Bộc lộ cảm xúc ghê sợ. (Em xem một trích một đoạn phim kinh dị của Mĩ, trên ti vi, thấy một con vật quái dị, em thốt lên: Trời, thật là kinh khủng!)

- Vài HS đọc và lấy VD - Lắng nghe, thực hiện

(18)

Toán

TIẾT 149: ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ (Tiếp theo) I. Mục tiêu

- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.

- HSNK làm thêm được bài 3.

II. Đồ dùng dạy học - Bảng nhóm

III. Các ho t ạ động d y - h cạ ọ

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS lên bảng, yêu cầu các em làm lại các bài tập 1; 2

- Nhận xét bài từng HS.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2. Nội dung

a. Giới thiệu bài toán 1

- Độ dài thật (khoảng cách giữa 2 điểm A và B trên sân trường) là bao nhiêu mét?

- Trên bản đồ có tỉ lệ nào?

- Phải tính độ dài nào? Theo đơn vị nào?

- Làm thế nào để tính?

- Vì sao phải đổi đơn vị đo của độ dài thật ra xăng-ti-mét?

- Gọi 1 HS lên bảng, lớp làm vào nháp.

Giải thích: Có thể hiểu tỉ lệ bản đồ 1 : 500 cho biết cứ độ dài thật là 500 cm thì ứng với độ dài trên bản đồ là 1cm. Vậy 2000cm thì ứng với 4cm trên bản đồ

b. Giới thiệu bài toán 2 - Gọi HS đọc bài toán

- Bài toán cho biết những gì?

- Bài toán hỏi gì?

- HS lên bảng thực hiện, HS lớp dưới theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

- Lắng nghe - Lắng nghe

- Là 20 mét

- 1 : 500

- Tính độ dài thu nhỏ tương ứng trên bản đồ, theo đơn vị xăng-ti-mét.

- Lấy độ dài thật chia cho 500

- Độ dài thu nhỏ theo đơn vị xăng-ti- mét thì độ dài thật tương ứng phải là đơn vị xăng-ti-mét

- HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp.

20m = 2000cm

Khoảng cách giữa hai điểm A và B trên bản đồ là:

2000 : 500 = 4 (cm) Đáp số: 4cm - Lắng nghe

- HS đọc to trước lớp

- Quãng đường HN-Sơn Tây dài 41km. Tỉ lệ bản đồ là 1 : 1000000 - Quãng đường HN - Sơn Tây thu nhỏ trên bản đồ dài bao nhiêu mi-li- mét ?

(19)

- Khi giải các em chú ý điều gì?

- Yêu cầu HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp

3. Thực hành

Bài 1: Gọi HS đọc đề toán

- Các em tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ theo độ dài thật và tỉ lệ bản đồ đã cho rồi viết kết quả vào ô trống tương ứng. Lưu ý phải đổi số đo của độ dài thật ra số đo cùng đơn vị đo của độ dài trên bản đồ tương ứng.

- Gọi HS nối tiếp báo cáo kết quả.

- GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 2

- Gọi HS đọc đề bài

- Yêu cầu 1 HS làm bảng nhóm, lớp làm bài vào vở.

- GV cùng HS nhận xét C. Củng cố - dặn dò

- Muốn tính độ dài thu nhỏ trên bản độ khi biết độ dài trong thực tế và tỉ lệ bản đồ ta làm sao?

- Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

- Độ dài của quãng đường thật và quãng đường thu nhỏ phải cùng đơn vị đo.

- HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp

41 km = 4100000mm

Quãng đường HN - Sơn Tây trên bản đồ dài là :

41000000 : 1000000 = 41 (mm) Đáp số : 41mm - HS đọc đề toán

- Lắng nghe, ghi nhớ thực hiện

- HS báo cáo

- Nhận xét, sửa sai.

- 1HS đọc to trước lớp

12km = 1 200 000cm

Quãng đường từ bản A đến bản B trên bản đồ di là :

1 200 000 : 100 000 = 12 (cm) Đáp số: 12 cm - Nhận xét

- Lấy độ dài thật chia cho tỉ lệ trên bản đồ (cùng đơn vị đo)

- Lắng nghe, thực hiện

Ngày soạn : 17/ 4/ 2018

Ngày dạy : Thứ sáu ngày 20 tháng 4 năm 2018 Toán

TIẾT 150:THỰC HÀNH I. Mục tiêu

- Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng.

- HSNK làm thêm được bài tập 2.

II. Đồ dùng dạy học

(20)

- Hình minh họa SGK.

- Thước dây cuộn hoặc đoạn dây dài có ghi dấu từng mét.

- HS: Cọc tiêu (để gióng thẳng hàng trên mặt đất) III. Các ho t ạ động d y - h cạ ọ

Hoạt động học Hoạt động dạy

- Nhóm trưởng báo cáo

- Lắng nghe

- Theo dõi

- Lắng nghe

- HS phát biểu ý kiến - Lắng nghe

- HS cùng GV thực hành

- HS quan sát - Lắng nghe

- Chú ý theo dõi và lắng nghe

- Lắng nghe

A. Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra dụng cụ thực hành của các nhóm

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài - Trực tiếp

2. HD thực hành tại lớp a. Đo đoạn thằng trên mặt đất

- Chọn lối đi giữa lớp rộng nhất, sau đó dùng phấn chấm hai điểm A, B trên lối đi

- Nêu yêu cầu: Chúng ta sẽ dùng thước dây, đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B

- Làm thế nào để đo được khoảng cách giữa 2 điểm A và B?

- Kết luận cách đo đúng như SGK - Gọi HS cùng thực hành đo độ dài khoảng cách hai điểm A và B

b. Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất

- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trong SGK và nêu:

+ Để xác định 3 điểm trong thực tế có thẳng hàng với nhau hay không người ta sử dụng các cọc tiêu và gióng các cọc này.

+ Cách gióng cọc tiêu như sau:

. Đóng 3 cọc tiêu ở 3 điểm cần xác định . Đứng ở cọc tiêu đầu tiên hoặc cọc tiêu cuối cùng. Nhắm một mắt, nheo mắt còn lại và nhìn vào cạnh cọc tiêu thứ nhất.

Nếu:

Nhìn rõ các cọc tiêu còn lại là 3 điểm chưa thẳng hàng.

Nhìn thấy 1 cạnh (sườn) của 2 cọc tiêu còn lại là 3 điểm đã thẳng hàng.

3. Thực hành ngoài lớp học

- Yêu cầu: Dựa vào cách đo như cô đã HD và hình vẽ trong SGK, các em thực

(21)

- Các nhóm thực hành

- Nghe GV HD

- Báo cáo kết quả thực hành

- HS lắng nghe và thực hiện

hành đo độ dài giữa 2 điểm cho trước.

* Giao việc: Nhóm 1, 2 đo chiều dài lớp học, nhóm 3, 4 đo chiều rộng lớp học, nhóm 5, 6 đo khoảng cách hai cây bàng trên sân trường sau đó ghi kết quả đo được theo nội dung BT1

- Theo dõi, hướng dẫn nhóm lúng túng và ghi nhận kết quả thực hành của mỗi nhóm..

- Nhận xét kết quả thực hành của các nhóm

C. Củng cố - dặn dò - Củng cố lại bài học - Nhận xét tiết học Tập làm văn

TIẾT 239: ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I. Mục tiêu

- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng (BT1); hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng (BT2).

II. Kĩ năng sống

- Thu thập, xử lí thông tin.

- Đảm nhận trách nhiệm công dân.

III. Đồ dùng dạy học

- 1 bản phô tô phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.

IV. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS đọc lại đoạn văn tả ngoại hình con mèo (hoặc con chó) đã viết BT3.

- Nhận xét từng HS.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài - Trực tiếp

2. HD HS làm bài tập Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung

- Treo tờ phiếu phô tô lên bảng, giải thích từ ngữ viết tắt: CMND (chứng minh nhân dân)

- Gợi ý: BT này đặt trong 1 tình huống là em và mẹ đến

- Yêu cầu HS tự điền nội dung vào

- HS thực hiện theo yêu cầu - Nhận xét

- Lắng nghe

- HS đọc to trước lớp - Lắng nghe

- Lắng nghe, ghi nhớ - Tự điền vào phiếu

(22)

phiếu.

- Gọi HS nối tiếp nhau đọc tờ khai - Cùng HS nhận xét

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Điền xong, em đưa cho mẹ. Mẹ hỏi:

"Con có biết tại sao phải khai báo tạm trú, tạm vắng không?". Em trả lời mẹ thế nào?

Kết luận: Cần phải đăng kí tạm trú, tạm vắng khi rời đang ở đến nơi khác sinh sống.

C. Củng cố - dặn dò - Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

- Nối tiếp đọc tờ khai - Nhận xét

- HS đọc to trước lớp

- Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền quản lí được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở những người ở nơi khác mới đến...

- Lắng nghe, ghi nhớ

- HS lắng nghe và thực hiện

Kể chuyện

TIẾT 240: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu

- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc

- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (đoạn truyện).

* BVMT: HS kể lại câu chuyện. Qua đó, mở rộng vốn hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống của các nước tiên tiến trên thế giới.

II. Đồ dùng dạy học

- HS sưu tầm những câu chuyện nói về du lịch hay thám hiểm.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Gọi 1 HS kể 2 đoạn của câu chuyện và nêu ý nghĩa truyện.

- Nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

- Tiết học hôm nay, các em sẽ kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc về du lịch, thám hiểm. Để kể được, các em phải tìm đọc truyện ở nhà hoặc nhớ lại câu chuyện mình đã nghe.

2. HD HS kể chuyện

a. HD HS hiểu yêu cầu của bài

- 1 HS lên bảng, lớp nhận xét - Lắng nghe

- Lắng nghe

(23)

- Gọi HS đọc đề bài

- GV chép đề bài lên bảng.

- Gạch dưới: được nghe, được đọc, du lịch, thám hiểm.

- Gọi HS đọc các gợi ý 1,2

- Theo gợi ý, có 3 truyện đã có trong SGK. Các em có thể kể những truyện này. Bạn nào kể chuyện ngoài SGK sẽ được tuyên dương.

- Gọi HS hãy nói tiếp nhau nói: Em chọn kể chuyện gì? Em đã nghe kể chuyện đó từ ai, đã đọc truyện đó ở đâu?

- GV ghi vắn tắt dàn ý bài kể chuyện, gọi HS đọc

- Nhắc nhở: Các em kể tự nhiên, với giọng kể, nhìn vào các bạn là những người đang nghe mình kể. Với những truyện khá dài, các em có thể kể 1 - 2 đoạn.

b. HS thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện

- Các em hãy kể cho nhau nghe câu chuyện của mình trong nhóm đôi. Kể xong trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.

- Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp.

- Yêu cầu HS lắng nghe, trao đổi về câu chuyện.

- 1 HS đọc to trước lớp - Theo dõi

- 2 HS đọc - Lắng nghe

+ Em chọn kể chuyện về cuộc thám hiểm hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất của nhà hàng hải Ma-gien-lăng.

Đây là bài tập đọc trong SGK TV4.

+ Em kể chuyện thám hiểm Vịnh ngọc trai cùng thuyền trưởng Nê-mô. Truyện này em đã đọc trong Hai vạn dặm dưới biển.

+ Em kể chuyện về những người chinh phục đỉnh núi Ê-vơ-rét. Truyện này em đọc trong báo TNTP

+ Em kể chuyện ếch và chẫu chàng.

Câu chuyện này, bà em kể cho em nghe vào tuần trước khi bà giải thích câu: ếch ngồi đáy giếng...

- 1 HS đọc to trước lớp - Lắng nghe

- Thực hành kể chuyện trong nhóm đôi

- Vài HS thi kể chuyện trước lớp - Trao đổi về câu chuyện

+ Bạn hãy nói ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể.

+ Bạn có thích nhân vật chính trong câu chuyện không? Vì sao?

+ Trong câu chuyện này, bạn thích chi tiết nào nhất?

(24)

* BVMT: Các con đã vừa được nghe các bạn kể câu chuyện của mình. Một số bạn có kể về môi trường sống của các nước trên thế giới. Cô khuyến khích các con tìm hiểu thêm các câu chuyện như vậy để biết thêm về thế giới xung quanh chúng ta

- Cùng HS nhận xét, bình chọn bạn có truyện hay nhất, kể chuyện hấp dẫn nhất, đặt câu hỏi hay nhất.

C. Củng cố - dặn dò

- Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia. Mang đến lớp ảnh chụp về cuộc du lịch hay cuộc đi thăm người thân, đi xa đâu đó của mình.

- Nhận xét tiết học

+ Bạn có suy nghĩ gì sau nghe xong câu chuyện?

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- Nhận xét, bình chọn.

- Lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

--- Sinh hoạt + Kĩ năng sống

NHẬN XÉT TUẦN 31

KĨ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua. Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới. HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

- HS biết cách kiểm soát cảm xúc của mình trong mọi tình huống

2.Kĩ năng: Nhận biết được cảm xúc tiêu cực để không ảnh hưởng xấu đến bản thân và những người xung quanh.

3.Thái độ: Yêu thích tiết học.- HS có ý thức tự kiểm soát cảm xúc của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp. Sách Kĩ năng sống 4

III. NỘI DUNG

A. K N NG S NGĨ Ă Ố 1.Khởi động: (2’)

- Cả lớp hát 1 bài hát 2. Bài mới

a. Gtb(1’)

b. Các hoạt động

(25)

Hoạt động 1(7’): Bài tập 1 - GV quan sát

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Khi gặp khó khăn trong cuộc sống, em thường có cảm giác gì?

Hoạt động 2: (8’) Bài tập 2: Câu chuyện vết thương.

- Yêu cầu Hs đọc câu chuyện

- Ban đầu cậu bé có tính nết gì đặc biệt?

- Người cha đã khuyên cậu bé làm gì mỗi khi nổi nóng.

- Theo em, cảm xúc tiêu cực (ví dụ: buồn chán, giận dữ, ...) có ảnh hưởng gì đến em và những người xung quanh?

- Nếu em biết kiểm soát cảm xúc tốt thì em sẽ có lợi gì? Những người xung quanh em có lợi gì?

- Gv nhận xét, rút ra kết luận.

3. Củng cố - dặn dò (2’)

- Khi gặp các tình huống khó khăn chúng ta cần làm gì?

- Nhận xét chung gờ học.

- Dặn Hs về nhà chuẩn bị bài sau.

-HS đọc yêu cầu bài tập 1 - HS làm bài cá nhân

- HS đọc bài làm, nhận xét bổ sung - HS nối tiếp nhau trả lời.

- 2 HS đọc câu chuyện.

- Làm việc nhóm 4 để trả lời câu hỏi - Đại diện các nhóm báo cáo

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS đọc ghi nhớ sách giáo khoa

- Lắng nghe.

B. SINH HOẠT

1. Lớp trưởng nhận xét - ý kiến của các thành viên trong lớp.

2. Giáo viên chủ nhiệm *Nề nếp

- Chuyên cần: ...

- Ôn bài: ...

- Thể dục vệ sinh: ...

- Đồng phục:...

*Học tập

...

...

...

...

*Các hoạt động khác

...

...

...

- Lao động: ...

(26)

- Thực hiện ATGT: ...

3. Phương hướng tuần tới.

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp.

- Thực hiện tốt ATGT, an toàn trong trường học. Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Không ăn quà vặt.

- Phòng dịch bệnh. Phòng tránh đuối nước, không chơi trò chơi bạo lực...

- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường. Tích cực trồng và chăm sóc công trình măng non. Lao động theo sự phân công.

--- Buổi chiều

THỰC HÀNH TOÁN LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể.

- Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó.

2.Kĩ năng: - Đọc, viết được số tự nhiên trong hệ thập phân.

3.Thái độ:- Giáo dục Hs tính cẩn thận tự tin trong học toán.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. KTBC:(5’)

- Hãy kể các chữ số trong dãy số tự nhiên?

- Số 21071808 gồm mấy lớp? Là những lớp, hàng nào.?

- Nhận xét.

2.Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) - Nêu yêu cầu bài học b. Hướng dẫn ôn tập Bài 1(6’)

- Treo bảng phụ ND bài 1.

- Gọi hs nêu yêu cầu.

- Yêu cầu hs làm vở.

- Gọi 1 làm bảng phụ.

- Gọi hs lần lượt trình bày bài làm, nêu cách đọc, viết số tự nhiên.

- Nhận xét.

Bài 2:(6’)

- Gọi hs nêu các hàng, lớp đã học.

- 2 hs trả lời

- Gọi 1 làm bảng phụ, lớp nhận xét.

- Làm bài vào vở và chữa bài.

- Nối tiếp nêu:

+ Lớp đơn vị gồm: hàng đơn vị, chục,

(27)

- Yêu cầu hs lần lượt đọc từng số và nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số, thuộc hàng nào, lớp nào?

- Nhận xét.

Bài 3:(6’)

- Gọi Hs nêu yêu cầu.

- Yêu cầu hs làm bài và báo cáo - Nhận xét.

Bài 4(6’)

- Gọi hs nêu yêu cầu bài.

- Yêu cầu hs làm bài vào vở.

- Gọi hs trình bày kết quả.

- Hs nhận xét.

Bài 5(6’)

- Gọi hs nêu yêu cầu bài.

- Yêu cầu hs làm bài vào vở.

- Gọi hs trình bày kết quả.

- Hs nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:(4’) - Hệ thống kiến thức ôn tập.

- Tổng kết bài, nhận xét giờ học.

trăm.

+ Lớp nghìn gồm: Hàng nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.

+ Lớp triệu gồm: hàng triệu, chục triệu, trăm triệu.

- Lần lượt nêu miệng.

- 1em nêu.

- Hs làm bài, báo cáo.

- 1 hs đọc yêu cầu bài tập.

- Hs làm bài, báo cáo.

- 1 hs đọc yêu cầu bài tập.

- Hs làm bài, báo cáo.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta (lúa gạo, cà phê, cao su, chè; trâu, bò, lợn)..

[r]

She’s listening

3/ Ngày nay chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hàng ngày..

Đồng Xuân Lan.. - Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về đất nước ta?. - Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên đất nước ta đang trên đà

Cây rơm giống như một túp lều không cửa, nhưng với tuổi thơ có thể mở cửa ở bất cứ nơi nào.. Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui

Đề bài : Kể lại một câu chuyện em đã được nghe , được đọc về du lịch hay thám hiểm..

GV Nguyễn Thị Tuyết.. Tìm những từ ngữ liên quan đến hoạt động thám hiểm : a) Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm... M : la bàn,