• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 - Tuần 16 sách cùng học để phát triển năng lực - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 - Tuần 16 sách cùng học để phát triển năng lực - Giáo dục tiếu học"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 16: SỐNG NGĂN NẮP HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐỀ

I. Mục tiêu:

- HS hiểu được sự cần thiết của việc để đồ đạc ngăn nắp, đúng chỗ, giữ nhà cửa sạch sẽ, gọn gang và mong muốn được góp sức mình để dọn đồ đạc ở nhà và ở lớp.

- HS biết cách xếp đồ theo nguyên tắc: các đồ vật giống nhau hoặc có “ họ hàng”

với nhau thì ở gần nhau: “ giống nhau ở cạnh nhau”.

- HS biết chuẩn bị quần áo, sách vở trước khi đi ngủ để sáng hôm sau đi học không vội vàng.

II. Không gian sư phạm:

- Có thể lùi các dãy bàn lại để có không gian hoạt động.

III. Phương tiện:

- Thẻ từ : “ gọn gàng” và “ ngăn nắp”

IV. Các hoạt động dạy- học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động:

- GV nêu yêu cầu sau đó bật nhạc + Nhảy lần 1: Các hoạt động buổi sáng trước khi đi học

+ Nhảy lần 2: Hoạt động từ trường về đến nhà.

- GV nhận xét

2. Khám phá chủ đề

HĐ 1: Trò chơi: Hoàng đế cần gì?

Mục tiêu: HS hiểu được lợi ích của sự ngăn nắp, để sách vở đồ đạc đúng chỗ quy định, có hệ thống để dễ tìm, dễ lấy.

- GV: HD cách chơi. GV là hoàng đế, HS là thần dân. Hoàng đế đòi thứ gì than dân phải mang lên ngay, ai đưa nhanh nhất sẽ thắng.

- GV Hoàng đế đứng ở góc lớp

- HS lắng nghe

- Làm động tác: ngủ dậy, vươn vai, rửa mặt, đánh răng, chải đầu, mặc quần áo, ….. đeo ba lô, đi học.

- Cởi ba lô, cởi mũ, treo quần áo lên mắc…. Mỗi động tác lặp lại 4 lần.

- Các đội cử thủ lĩnh lên gặp Hoàng

(2)

- Chào các ngươi! Ta cần 1 cuốn vở và 2 quyển Toán. Hãy đi tìm về cho ta.

- GV nêu các đồ vật khác

- Phỏng vấn đội chiến thắng: Sao các em lấy được đồ nhanh thế?

Kết luận: Nếu để đồ đạc ngăn nắp thì các em sẽ dễ lấy, dễ tìm

- GV đưa thẻ từ : “ gọn gàng” và “ ngăn nắp”

HĐ 2: Sống ngăn nắp, nhắm mắt cũng thấy đồ

Mục tiêu: HS sắp xếp lại đồ dùng trong cặp cho hợp lí

- GV làm mẫu sắp xếp đồ đạc trên bàn - Yc HS mở cặp để riêng SGK, vở, bút - HD thực hành cặp đôi:

- KL: Đồ dùng giống nhau - để chung 1 chỗ

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề Bí kíp: Đồ dùng ngăn nắp

Mục tiêu: Hs nhớ được cách sắp xếp đồ đạc ngăn nắp hợp lí

- GV đọc và YC hs làm động tác cơ thể mô tả hành động: treo , cất, mắc…

KL: Bí kíp đồ dùng ngăn nắp giúp chúng ta tìm ra đỗ dễ hơn, nhanh hơn khi cần 4. Cam kết hành động.

- GV về nhà sắp xếp góc học tập và đồ dùng cá nhân của mình theo “ bí kíp” sau đó vẽ lại hoặc nhờ bố mẹ chụp lại.

đế: Kính chào Hoàng đế !

- Xin tuân lệnh! HS đi tìm. Thủ lĩnh mang lên cho Hoàng đế.

- HS trả lời

- HS theo dõi làm theo - HS thực hiện

- HS nhắm mắt lấy đồ vật nêu tên, ai lấy nhanh hơn sẽ thắng.

- HS nhắc lại CN- ĐT

- áo quần Treo trên mắc Chăn màn phải Gấp vào Cứ đồ nào Giống Nhau Cất chung vào Một Chỗ

(3)

- Trước khi đi ngủ chuẩn bị sẵn quần áo, ba lô…sẵn sang cho sáng hôm sau đi học

SINH HOẠT LỚP

VỞ KỊCH “ ĐỒ ĐẠC Ở ĐÂU?” HAY “ CHÚ BÉ KHÔNG GỌN GÀNG”

I. Mục tiêu:

- HS chia sẻ cảm xúc của HĐTN tiết trước, nhắc lại “ ba bước nhớ đồ”

- HS nhớ lại cảm xúc tích cực trong quá trình làm việc nhóm II. Không gian sư phạm:

- Có thể lùi các dãy bàn lại để có không gian hoạt động.

III. Phương tiện:

- Quần áo, mũ, đôi tất, cặp, đồng hồ báo thức….

IV. Các hoạt động dạy- học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động tổng kết tuần:

- GV thực hiện công tác tổng kết tuần và phổ biến những hoạt động của tuần sau

2. Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước

3. Hoạt động nhóm

Tập vở kịch: Đồ đạc ở đâu?

Mục tiêu: GV HD tập kịch chuẩn bị cho tiết sinh hoạt dưới cờ tuần sau. Mỗi tổ cử 1-2 HS tham gia.

- GV Phân công nhân vật: Người kể chuyện, cậu bé nhân vật chính, đồng hồ báo thức, áo, quần, tất, giày…

- GV dẫn chuyện: Có một bạn nhỏ tên là An.

An thích nhất là ngủ. Và buổi sáng An sợ nhất là tiếng… ( HS đoán) chuông đồng hồ.

An thò tay… nhét đồng hồ xuống gối.

Chuông lại reo An đành phải dậy vươn vai.

Dụi mắt mãi mới mở ra được, nhìn lên đồng hồ thấy đã sắp muộn rồi. An cuống cả lên đi tìm đồ đạc.

An đi tìm quần không thấy, bèn hỏi: “Quần

- HS lắng nghe

- HS diễn

- HS nhắc lại “Quần của tôi đâu

(4)

của tôi đâu rồi?”. Quần đang ở dưới gầm giường vội kêu: Đây, tôi đây! Hôm qua anh vứt tôi xuống gầm giường này! Hu hu tối quá GV nói tên đồ vật: Đôi tất, mũ, ba lô….

- Cuối cùng chuyện gì sảy ra với An?

KL: GV cảm ơn các diễn viên 4. Tổng kết và vĩ thanh.

- GV phân công người dẫn chương trình cùng thầy cô vào tiết sinh hoạt dưới cờ, nhắc lại các vai diễn và đề nghị cả lớp cùng hỗ trợ nhóm diễn khi cần.

- GV góp ý thêm để Hs luyện câu thoại ở nhà

rồi?” 1HS trả lời lời nói của quần

- HS nghĩ câu trả lời

- HS trả lời: Chạy cuống lên và đi học muộn.

- Diễn viên cúi chào khán giả,

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Bản chất: giáo viên giao cho mỗi đội một việc thực tế xung quanh đó học sinh có thể cảm giác cùng nhau lao động và thảo luận về các hình thức lao động mình có thể

-HS thấy được niềm vui rộn ràng khi làm việc nhà - Biết sử dụng dụng cụ gia đình một cách an

- Học sinh thấy được sự tham gia làm việc nhà theo sức của mình là cần thiết để có thể trở thành một chủ nhà đúng nghĩa.. - Học sinh tham gia tiểu phẩm Chủ nhà một cách

- HS hoạt động nhóm làm động tác thể hiện công việc mình đã làm, các thành viên khác theo dõi, đoán tên hoạt động.. đồ vật có trong

- Hiểu được rằng lời nói có thể mang lại cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực cho người khác.. - Hiểu được rằng lời nói mang lại

- Biết và thực hiện được cách nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và cảm nhận được ý nghĩa của lời nói lịch sự ấy2.

Kết luận: Có rất nhiều cách thư giãn xả giận, xả căng thẳng, để vượt qua cảm xúc tiêu cực giúp mình được dễ chịu và không làm tổn thương đến những người xung quanh..

Cảm xúc của con người thay đổi theo các tình huống của cuộc sống, thường được thể hiện bằng nét mặt, hành động, cử chỉ.Cách thể hiện cảm xúc của mình cũng ảnh hưởng tới