• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vật lí 10 Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian | Giải Vật lí 10 Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vật lí 10 Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian | Giải Vật lí 10 Cánh diều"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 3. Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian

A/ Câu hỏi đầu bài

Mở đầu trang 27 SGK Vật lí 10:

Báo đốm (hình 3.1) có tốc độ tối đa khoảng 30 m/s. Từ lúc đứng yên, sau một vài bước nhảy, một con báo đốm có thể đạt tốc độ 20 m/s chỉ sau 2 s.

Một chiếc ô tô thông thường thì không thể tăng tốc nhanh như vậy trong 2 s, nhưng trên một con đường thẳng và dài, nó có thể dễ dàng đi nhanh hơn một con báo.

Bạn hiểu thế nào là tăng tốc độ?

Trả lời:

Tăng tốc độ có thể hiểu là sự thay đổi của tốc độ theo thời gian, cụ thể là tốc độ lớn dần theo thời gian.

B/ Câu hỏi giữa bài I. Gia tốc

Quan sát, trả lời câu hỏi hoặc thảo luận 1 trang 28 SGK Vật lí 10:

Một ô tô tăng tốc từ lúc đứng yên, sau 6,0 s đạt vận tốc 18 m/s. Tính độ lớn gia tốc của ô tô.

Trả lời:

Gia tốc của ô tô là 1 18 0 2

a 3m / s

6

= − =

Độ lớn gia tốc của ô tô là 3 m/s2.

Quan sát, trả lời câu hỏi hoặc thảo luận 2 trang 28 SGK Vật lí 10:

Người lái xe ô tô hãm phanh để xe giảm tốc độ từ 23 m/s đến 11 m/s trong 20 s.

Tính độ lớn của gia tốc.

Trả lời:

(2)

Gia tốc của ô tô khi hãm phanh là 2 11 23

a 0,6

20

= − = − (m/s2)

Độ lớn gia tốc ô tô khi hãm phanh là: 0,6 m/s2. Luyện tập 1 trang 28 SGK Vật lí 10:

Trong một cuộc thi chạy, từ trạng thái đứng yên, một vận động viên chạy với gia tốc 5,0 m/s2 trong 2,0 giây đầu tiên. Tính vận tốc của vận động viên sau 2,0 s.

Trả lời:

Từ trạng thái đứng yên, một vận động viên chạy với gia tốc 5,0 m/s2 trong 2,0 giây đầu tiên.

Vận tốc của vận động viên sau 2,0 s là v = 5,0.2,0 = 10,0 m/s II. Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng

Quan sát, trả lời câu hỏi hoặc thảo luận 3 trang 29 SGK Vật lí 10:

Một người lái ô tô đang đi với tốc độ ổn định trên đường cao tốc, chợt nhìn thấy tín hiệu báo có nguy hiểm ở phía trước nên dần dần giảm tốc độ. Ô tô tiến thêm một đoạn thì người này thấy một tai nạn đã xảy ra và phanh gấp để dừng lại. Vẽ phác đồ thị vận tốc – thời gian để biểu diễn chuyển động của ô tô này.

Trả lời:

Ban đầu, ô tô đang đi với tốc độ ổn định (đường màu đỏ), sau đó giảm dần tốc độ (đường màu vàng), sau đó ô tô phanh gấp, tốc độ giảm dần về 0 (đường màu xanh) và xe dừng lại.

(3)

Quan sát, trả lời câu hỏi hoặc thảo luận 4 trang 29 SGK Vật lí 10:

Từ độ dốc của đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng trên hình 3.3, hình nào tương ứng với mỗi phát biểu sau đây?

1. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.

2. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.

3. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.

4. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).

Trả lời:

1. Độ dốc dương, gia tốc không đổi

2. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn

(4)

3. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.

4. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).

III. Tính gia tốc và độ dịch chuyển từ đồ thị vận tốc – thời gian 1. Tính gia tốc từ đồ thị vận tốc – thời gian

2. Tính độ dịch chuyển từ đồ thị vận tốc – thời gian Luyện tập 2 trang 30 SGK Vật lí 10:

Bảng 3.2 liệt kê một số giá trị vận tốc của người đi xe máy trong quá trình thử tốc độ dọc theo một con đường thẳng.

(5)

Bảng 3.2 Vận tốc

(m/s)

0 15 30 30 20 10 0

Thời gian (s) 0 5 10 15 20 25 30

a) Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian cho chuyển động này.

b) Từ những số đo trong bảng, hãy suy ra gia tốc của người đi xe máy trong 10 s đầu tiên.

c) Kiểm tra kết quả tính được của bạn bằng cách tìm độ dốc của đồ thị trong 10 s đầu tiên.

d) Xác định gia tốc của người đi xe máy trong thời gian 15 s cuối cùng.

e) Sử dụng đồ thị để tìm tổng quãng đường đã đi trong quá trình thử tốc độ.

Trả lời:

Bảng 3.2

Vận tốc (m/s) 0 15 30 30 20 10 0

Thời gian (s) 0 5 10 15 20 25 30

a) Đồ thị vận tốc – thời gian

(6)

b) Trong 10 giây đầu tiên, gia tốc là 1 30 0 2

a 3 m / s

10 0

= − =

c) Độ dốc của đồ thị trong 10 giây đầu tiên là 30 2

a 3 m / s

=10 =

Độ dốc của đồ thị trong 10 giây đầu tiên bằng độ lớn gia tốc đã tính ở ý b) d) Gia tốc trong 15 giây cuối cùng là 2 0 30

a 2

15

= − = − m/s2

e) Quãng dường đi được chính là diện tích hình thang giới hạn bởi đồ thị và trục Ot, ta có (5 30).30

S 525 m

2

= + =

Vận dụng trang 31 SGK Vật lí 10:

Đồ thị vận tốc – thời gian (hình 3.7) biểu diễn chuyển động thẳng của ô tô trong khoảng thời gian 30 s.

a) Mô tả chuyển động của ô tô.

b) Từ đồ thị, xác định vận tốc ban đầu và vận tốc cuối cùng của ô tô trong thời gian 30 s.

c) Xác định gia tốc a của ô tô.

d) Bằng cách tính diện tích dưới đồ thị, hãy xác định độ dịch chuyển của ô tô.

(7)

e) Tính độ dịch chuyển của ô tô bằng công thức o 1 2 d v t at

= +2 . So sánh với kết quả ở phần d.

Trả lời:

a) Ô tô chuyển động chậm dần, vận tốc giảm dần theo thời gian.

b) Tốc độ đầu (ở t = 0s) là 20 m/s; tốc độ cuối (ở t = 30 s) là 8 m/s.

c) Gia tốc của ô tô là 8 20

a 0, 4

30

= − = − m/s2

d) Độ dịch chuyển của ô tô là diện tích dưới đồ thị, là diện tích hình thang (8 20).30

S 420

2

= + = m

e) Áp dụng công thức dịch chuyển của ô tô bằng công thức o 1 2 d v t at

= +2 1 2

d 20.30 .( 0, 4).30 420 m

= +2 − =

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vận tốc là đại lượng vectơ, có phương, chiều xác định. Tốc độ là đại lượng đại số. Một người tập thể dục chạy trên đường thẳng trong 10 min. Tính quãng đường chạy,

- Giai đoạn 1: chuyển động thẳng đều với vận tốc không đổi – có đồ thị là đường nằm ngang song song với trục thời gian. - Giai đoạn 2: chuyển động chậm dần, độ dốc

 = t được gọi là tốc độ trung bình vì trong quá trình chuyển động, sẽ có lúc vật đi được quãng đường dài hơn, có lúc đi được quãng đường ngắn hơn trong cùng 1

Để đo thời gian di chuyển, ta dùng đồng hồ bấm giây khi vật đi được 1 quãng đường đã xác định, hoặc đọc giá trị trên đồng hồ hiện số khi làm thí nghiệm sử dụng

Câu hỏi trang 37 SGK Vật Lí 10: Hãy tìm thêm ví dụ về chuyển động biến đổi trong cuộc sống. - Tên lửa lúc bắt đầu phóng.. - Thả rơi một quả bóng rổ. Gia tốc của chuyển

Dùng trụ thép làm vật rơi trong thí nghiệm vì trong quá trình rơi trụ thép chịu tác dụng của lực cản nhỏ hơn rất nhiều so với trọng lượng nên có thể coi chuyển động là

a. Trong cả 2 trường hợp, lực hướng tâm là hợp lực của phản lực của mặt đường lên xe và trọng lực. Các đoạn đường cong phải làm mặt đường nghiêng về phía tâm để tăng độ

Câu hỏi 2 trang 36 Vật Lí 10: Dựa vào bộ dụng cụ thí nghiệm được gợi ý, thiết kế và thực hiện phương án xác định tốc độ tức thời của viên bi tại vị trí cổng quang