• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ, SINH HỌC 11

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ, SINH HỌC 11"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)
(2)

44 •

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ 217 kỳ 2 - 5/2020

NGHIÊN CỨU & ỨNG DỤNG

THIẾT KẾ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC

PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ, SINH HỌC 11

Đặng Thị Dạ Thủy*, Nguyễn Thị Diệu Phương*

ABSTRACT

A system of exercises for competency development is the tool for students to orient their learning activities as well as the tool for teacher to reinforce, review, test and evaluate student competency. This article proposes the process of designing exercises to develop the knowledge and skill application competence in teaching Body Biology section. The designed process has been applied for teaching the “Reproduction” topic.

Keywords: Competency, knowledge and skill application competency, exercises, teaching Body Biology section.

Ngày nhận bài: 25/4/2020; Ngày phản biện: 29/4/2020; Ngày duyệt đăng: 8/5/2020.

1. Mở đầu

Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng (NL VDKT, KN) đã học là một trong những năng lực (NL) cốt lõi của NL Sinh học. NL của người học chủ yếu được hình thành và phát triển qua hoạt động học tập.

Hệ thống bài tập (BT) phát triển năng lực (PTNL) chính là công cụ để giáo viên (GV) tổ chức các hoạt động học tập trong các khâu của quá trình dạy học nhằm PTNL của học sinh (HS). Nội dung phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11 ở THPT nghiên cứu về các đặc trưng như chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản; các nguyên tắc, kỹ thuật vận dụng vào thực tiễn sản xuất và cuộc sống [3]. Các tình huống thực tiễn như: sức khỏe sinh sản, giáo dục dân số, ứng dụng trong chăn nuôi, trồng trọt,… là nguồn tư liệu phong phú để xây dựng BT PTNL VDKT, KN trong dạy học.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng Theo Chương trình Giáo dục phổ thông - môn Sinh học (2018), “NL VDKT, KN là NL vận dụng được kiến thức, KN đã học để giải thích, đánh giá hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống; có thái độ và hành vi ứng xử thích hợp” [1; tr 7]. Căn cứ vào nội hàm của khái niệm NL VDKT, KN, chúng tôi xác định cấu trúc của NL này gồm có 2 NL thành phần với 4 chỉ số xác định NL được thể hiện ở bảng 1.

* TS. Trường Đaị học Sư phạm Huế

Bảng 1. Cấu trúc của NL VDKT, KN (2 NL thành phần với 4 chỉ số xác định NL)

NL thành phần Chỉ số xác định NL

1. Giải thích thực tiễn

(1) Giải thích, đánh giá được những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống, tác động của chúng đến phát triển bền vững.

(2) Giải thích, đánh giá, phản biện được một số mô hình công nghệ ở mức độ phù hợp.

2. Có hành vi, thái độ thích hợp

(3) Đề xuất, thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng.

(4) Bảo vệ thiên nhiên, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

2.2. Bài tập phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng

Dựa trên định nghĩa về NL VDKT, KN đã học có thể hiểu BT PTNL VDKT, KN là dạng BT yêu cầu HS vận dụng kiến thức, KN đã học để giải thích, đánh giá hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống; từ đó có thái độ và hành vi ứng xử thích hợp. Cấu trúc BT PTNL VDKT, KN bao gồm các thành phần sau: (1) Tiêu đề: Tiêu đề về tình huống thực tiễn; (2) Phần dẫn: Mô tả nội dung của tình huống thực tiễn cần giải quyết; (3) Phần yêu cầu: Có thể có 1 hoặc nhiều câu hỏi (trắc nghiệm/ tự luận), câu hỏi có thể được sắp xếp theo các mức độ rèn luyện NL VDKT, KN khác nhau (theo yêu cầu của 2 NL thành phần với 4 chỉ số xác định NL) [2].

(3)

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ 217 kỳ 2 - 5/2020

• 45

NGHIÊN CỨU & ỨNG DỤNG

2.3. Quy trình thiết kế bài tập PTNL VDKT và KN trong dạy học phần Sinh học Cơ thể, Sinh học 11 Bước 1: Lựa chọn chủ đề ở sách giáo khoa, xác định mục tiêu PTNL VDKT, KN của HS. Dựa vào cấu trúc nội dung chương trình, GV lựa chọn chủ đề dạy học phù hợp với mục tiêu PTNL VDKT, KN. Tiếp đó, xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ và định hướng PTNL (NL Sinh học và NL chung);

chú trọng phân tích mục tiêu PTNL VDKT, KN.

Bước 2: Phân tích nội dung, xác định vấn đề trọng tâm để thiết kế BT. GV phân tích nội dung để xác định thành phần kiến thức trọng tâm của chủ đề.

Phân tích mối quan hệ giữa kiến thức, KN của chủ đề sắp học với kiến thức, KN của các chủ đề HS đã học.

Đây là cơ sở để xây dựng những tình huống, định hướng cho việc xây dựng bài tập mang tính vừa sức.

Bước 3: Thu thập và lựa chọn tư liệu cho việc thiết kế BT. Các tình huống thực tiễn như: sức khỏe sinh sản, giáo dục dân số, giáo dục môi trường;

nguyên tắc kỹ thuật vận dụng trong chăn nuôi, trồng trọt,…là nguồn tư liệu phong phú để xây dựng các BT. GV thu thập và chọn lọc tư liệu từ các nguồn sách báo, trang web khoa học…; thông tin có thể là một hay một chuỗi các bài viết khoa học, đoạn phim tư liệu, đồ thị, bảng số liệu, thí nghiệm, … Đây chính là nguồn dữ liệu “thô” để thiết kế các BT.

Bước 4: “Gia công sư phạm” các tư liệu để thiết kế BT PTNL VDKT, KN. Trên cơ sở nguồn tư liệu đã chọn lọc, GV tiến hành “gia công sư phạm” để thiết kế BT PTNL VDKT, KN sao cho phù hợp với mục tiêu đề ra. Phác thảo BT, bao gồm: (1) Đặt tiêu đề:

Tiêu đề có thể là một câu hỏi hoặc một cụm từ ngắn gọn sao cho thể hiện được vấn đề thực tiễn kích thích hứng thú nhận thức của HS. (2) Viết phần dẫn: thông tin nên được thể hiện dưới dạng một tình huống với lời văn chính xác, hình ảnh rõ ràng. (3) Viết phần yêu cầu: Có thể có 1 hoặc nhiều câu hỏi (trắc nghiệm/ tự luận), câu hỏi có thể được sắp xếp theo các mức độ rèn luyện NL VDKT, KN. GV xây dựng lời giải của BT. Ngoài ra, GV cần dự kiến kết quả của HS, những sai lầm HS gặp phải và phương án sửa chữa.

Bước 5: Thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng BT PTNL VDKT, KN

GV xác định BT sẽ được sử dụng ở khâu nào trong quá trình dạy học. HS sử dụng BT trên lớp hay ở nhà. Từ đó, soạn kế hoạch bài học có sử dụng BT phù hợp.

2.4. Vận dụng quy trình thiết kế BT PTNL VDKT và KN trong dạy học chủ đề “Sinh sản”

phần Sinh học Cơ thể, Sinh học 11

Bước 1: GV phân tích mục tiêu của chủ đề “Sinh

sản” về kiến thức, kỹ năng, thái độ và NL. HS giải thích, đánh giá được những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống như giâm, chiết, ghép cành; sinh sản (SS) hữu tính ở thực vật (TV), động vật (ĐV),...; Đề xuất, thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng,...Xác định cấu trúc của NL VDKT, KN (bảng 1).

Bước 2: Phân tích nội dung, xác định vấn đề trọng tâm để thiết kế BT. Thành phần kiến thức trọng tâm là khái niệm về SS, SS vô tính, SS hữu tính, SS bằng bào tử, SS sinh dưỡng, nuôi cấy mô,...

Bước 3: Thu thập và lựa chọn tư liệu cho việc thiết kế BT. Trong chủ đề “Sinh sản”, các tình huống thực tiễn trong chăn nuôi, trồng trọt như các hình thức SS sinh dưỡng, nuôi cấy mô, nhân bản vô tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản, giáo dục dân số, … là nguồn tư liệu phong phú để xây dựng BT. GV thu thập và chọn lọc tư liệu.

Bước 4: “Gia công sư phạm” các tư liệu để thiết kế BT PTNL VDKT, KN.

Trong chủ đề “Sinh sản”có thể thiết kế nhiều BT PTNL VDKT, KN, minh họa một số BT sau:

BT 1: Cây khoai tây - cà chua, loại cây “2 trong 1”

Kỹ sư công nghệ sinh học Nguyễn Thị Trang Nhã đã cho ra đời loại cây trồng mới vừa cho thu hoạch củ khoai tây lại vừa cho trái cà chua với năng suất cao. Cụ thể, khi được trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, loại cây “2 trong 1” này đã đạt bình quân hơn 19 tấn củ khoai tây/ha và hơn 38 tấn cà chua/ha/vụ trên cùng diện tích, trong khi hàm lượng các chất trong củ và quả trong cà chua và khoai tây ghép cao hơn cà chua thường, khoai tây thường trồng đối chứng (hình 1).

Nghiên cứu thông tin trên và thảo luận nhóm để giải quyết tình huống sau:

Tình huống 1: Một nhóm HS tranh luận về loại cây cà chua - khoai tây trong đoạn thông tin trên, Nga cho rằng đây là loại cây biến đổi gen; Bích lại khẳng định đây là cây lai khác loài giữa cây cà chua và cây khoai tây. Theo em, ý kiến nào là chính xác? Tại sao?

Nêu ý kiến của em về vấn đề này.

Tình huống 2: Hiện nay, ở Hà Nội, có người làm vườn đã thành công trong việc tạo ra loại cây ngũ quả gồm bưởi, cam, quýt, quất và phật thủ (hình 2). Quan sát loại cây này, có ý kiến cho rằng đây là một giống cây mới, tiến bộ hơn cả cây cà chua-khoai tây vì nó kết hợp được đặc tính của 5 loài cây. Theo em, ý kiến trên có chính xác không? Vì sao? Cơ sở khoa học của việc tạo ra loại cây ngũ quả này là gì?

(4)

46 •

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ 217 kỳ 2 - 5/2020

NGHIÊN CỨU & ỨNG DỤNG

Hình 1.Cây cà chua- khoai tây

Hình 2. Cây ngũ quả

Hình 3. Thuốc kích rễ NAA

BT 2: Thuốc kích rễ

Quan sát người làm vườn sử dụng một số chất trong giâm cành cây thân gỗ. Ví dụ: Thuốc kích rễ NAA (hình 3). Thành phần của loại thuốc này có α – NAA. Bạn Nam cho rằng loại thuốc này chứa nhiều chất dinh dưỡng như N, P, K,.... làm cho rễ sinh trưởng mạnh khi giâm cành. 1/ Theo em, ý kiến của bạn Nam có hợp lý không? Tại sao?. 2/ Với các nguyên vật liệu sau đây: Cành bánh tẻ của cây hoa hồng, hoa giấy…, cốc thủy tinh, cát sạch, kéo cắt cây, bình phun ẩm, dung dịch α – NAA với nồng độ 4000 – 6000 ppm. Hãy thiết kế và thực hành một thí nghiệm để tìm hiểu tác động của α – NAA trong kỹ thuật giâm cành.

BT 3: Tại sao uống thuốc tránh thai, ngăn không cho trứng rụng nhưng vẫn hành kinh?

Thành phần chủ yếu của viên thuốc tránh thai gồm có progesteron và ostrogen là hai thành phần của hoocmôn thể vàng. Các hoocmon này một mặt có tác dụng duy trì lớp niêm mạc tử cung, gây xung huyết, dày và xốp chuẩn bị đón trứng đến làm tổ nếu trứng được thụ tinh, mặt khác tạo ra mối quan hệ ngược đối với vùng dưới đồi và thùy trước tuyến yên gây kìm hãm tiết FSH và LH, cũng có nghĩa là kìm hãm sự phát triển của trứng và không gây rụng trứng.

Trong vỉ thuốc tránh thai có 28 viên thì chỉ có 21 viên (từ số 1 đến 21) là có progesteron và ostrogen, 7 viên còn lại chỉ là thuốc bổ. Muốn tránh thai thì uống một ngày một viên, bắt đầu từ ngày sạch kinh đến ngày thứ 21 trong chu kỳ kinh thì chuyển sang viên thứ 22 (viên thuốc bổ) cho đến viên thứ 28. Uống liền 1 mạch, hết vỉ này sang vỉ khác đến khi không có nhu cầu tránh thai nữa. Còn đối với vỉ thuốc tránh thai gồm 21 viên thì uống thứ tự theo mũi tên in trên vỉ, hết vỉ thì nghỉ 7 ngày rồi uống vỉ tiếp theo [4; tr 179].

Nghiên cứu các thông tin trên để trả lời các câu

hỏi sau: 1/ Tại sao uống thuốc tránh thai lại kìm hãm sự phát triển của trứng và không gây rụng trứng?. 2/

Chị của Lan đang thực hiện kế hoạch hóa gia đình bằng cách sử dụng thuốc tránh thai loại 28 viên và uống theo sự chỉ dẫn trên vỉ thuốc. Tuy nhiên, chị rất lo lắng không hiểu vì sao uống thuốc tránh thai, ngăn không cho trứng rụng nhưng chị vẫn hành kinh. Lan cho rằng loại thuốc tránh thai chị mua không đảm bảo chất lượng. Theo bạn, ý kiến của Lan có đúng không? Tại sao? 3/ Trong đợt vận động kế hoạch hóa gia đình của Hội phụ nữ xã, có một chị thắc mắc vì sao ngoài vỉ thuốc tránh thai 28 viên còn có vỉ thuốc tránh thai chỉ có 21 viên, phải chăng cơ chế tác dụng của hai loại này là khác nhau? Bạn hãy giải đáp cho chị ấy nhé!

Bước 5: Thiết kế kế hoạch bài học của chủ đề Sinh sản. Khi thiết kế bài học, GV sử dụng các BT này trong hoạt động vận dụng hay hoạt động tìm tòi, mở rộng. Ngoài ra, có thể sử dụng các BT này trong khâu kiểm tra đánh giá của chủ đề.

3. Kết luận

Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn giảng dạy, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng BT PTNL VDKT, KN trong dạy học phần Sinh học cơ thể là một trong những biện pháp dạy học tích cực và khả thi. Thông qua việc giải BT, HS không những PTNL VDKT, KN mà còn PTNL giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc phân tích các tình huống thực tiễn, phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề, vận dụng trong tình huống mới. Vì vậy, việc nắm vững kĩ thuật thiết kế BT PTNL VDKT, KN trong dạy học phần Sinh học cơ thể là rất cần thiết, giúp GV vận dụng vào quá trình dạy học, góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Sinh học ở trung học phổ thông.

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Giáo dục & Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông-môn Sinh học, Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT.

[2]. Đặng Thị Dạ Thủy, Trương Đình Dũng (2016), Sử dụng bài tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở khâu củng cố, hoàn thiện kiến thức trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật (Sinh học 10), Tạp chí Giáo dục, số 374, kì 2 (1/2016), tr 43-45.

[3]. Vũ Văn Vụ (tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu (chủ biên), (2006), Sinh học 11, Sách giáo khoa, NXB. Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Vũ Văn Vụ, Nguyễn Quang Vinh (2008), Tư liệu Sinh học 11, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khám phá trang 138 Công nghệ 10: Theo em, những loại chất thải trồng trọt nào có thể sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh.. Quá trình sản xuất

- Nhờ đặc tính tổng hợp nên cơ thể mới nhờ vào hệ gen của mình và lấy nguyên liệu từ tế bào chủ, thời gian sinh trưởng ngắn, đời sống kí sinh bắt buộc của virut mà con

Những yêu cầu cụ thể tùy thuộc vào loại thiết bị, đối với cấu hình máy tính chủ, máy trạm, các phần mềm chuyên nghiệp trong thư viện số,… Những thiết bị này

Tài liệu này có tác dụng hướng dẫn học sinh tự học, tự kiểm tra đánh giá kiến thức đồng thời giúp giáo viên có những định hướng mới khi thiết kế bài giảng trên lớp;

Nhằm tận dụng loại vật liệu này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành kết hợp giữa nhựa nền có nguồn gốc sinh học và sợi xơ dừa ở các tỷ lệ sợi khác nhau nhằm chế tạo vật

Tích hợp GDSKSS thông qua các hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong dạy học Sinh học nói chung, phần Sinh học cơ thể nói riêng vừa giúp học sinh (HS) tiếp

Do đó việc dạy học phần Thống kê toán học ở trường đại học phải gắn liền với ngành nghề đào tạo, sinh viên học xong môn học phải có kĩ năng xử lý số liệu và phân tích

Bài báo đã thu được kết quả sau khi ứng dụng công nghệ quét Laser 3D: (1) Hiển thị mô hình 3D của thửa đất cần cấp giấy phép xây dựng trên bản đồ quy hoạch; (2)