• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa | Giải Tập bản đồ 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa | Giải Tập bản đồ 12"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 9 – THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

Bài 1 trang 15 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Dựa vào bảng số liệu

“Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm” trong SGK Địa lí 12 (trang 44), em hãy nêu nhận xét về:

* Sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam:

* Giải thích rõ nguyên nhân:

Lời giải:

Dựa vào bảng số liệu “Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm” trong SGK Địa lí 12 (trang 44), nhận xét:

* Sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam:

- Nhiệt độ trung bình tháng I tăng dần từ Bắc vào Nam: Lạng Sơn 13,3oC, Huế 19,7oC, TP. Hồ Chí Minh 25,8oC.

- Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở miền Trung (Huế 29,4oC), miền Bắc và miền Nam nhiệt độ thấp hơn (Lạng Sơn 27,0oC, TP. Hồ Chí Minh 27,1oC).

(2)

- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam: Hà Nội 23,5oC, Huế 25,1oC, TP. Hồ Chí Minh 27,1oC.

* Nguyên nhân:

- Nhiệt độ trung bình tháng I và nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì:

+ Càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn nên nhận được lượng nhiệt lớn hơn, nhiệt độ tăng dần.

+ Tháng I ở miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên có nhiệt độ thấp, miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

- Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở miền Trung vì vào thời điểm này là mùa hè, lại chịu ảnh hưởng mạnh của hiệu ứng phơn, gió tây khô nóng khiến nhiệt độ cao

- Nền nhiệt độ trung bình tháng VII từ Bắc vào Nam đều cao trên 27oC vì đây là thời kì mùa hè ở nước ta.

Bài 2 trang 15 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Dựa vào bảng số liệu

“Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm” trong SGK Địa lí 12 (trang 44), em hãy:

* Vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm.

(3)

* Nhận xét lượng mưa, lượng bốc hơi của các địa điểm trên.

* Nhận xét về cân bằng ẩm của các địa điểm nêu trên.

Lời giải:

* Vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm.

* Nhận xét lượng mưa, lượng bốc hơi của các địa điểm trên.

- Lượng mưa: cả ba địa điểm đều có lượng mưa lớn >1500mm, trong đó Huế có lượng mưa lớn nhất (2868mm), tiếp theo là TP. Hồ Chí Minh (1931mm), Hà Nội (1167 mm).

- Lượng bốc hơi: tăng dần từ Bắc vào Nam, Hà Nội là 989mm, Huế là 1000mm, TP. Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi lớn nhất 1686mm.

* Nhận xét về cân bằng ẩm của các địa điểm nêu trên.

(4)

- Cân bằng ẩm luôn dương tại cả ba địa điểm tuy nhiên có sự chênh lệch: Huế có cân bằng ẩm cao nhất +1868mm, cao gấp gần 3 lần so với Hà Nội (+678) và cao gấp hơn 7 lần so với TP. Hồ Chí Minh (245mm).

Bài 3 trang 16 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Vẽ mũi tên chỉ hướng bão di chuyển và tần suất (cơn bão/tháng) vào lược đồ bên.

* Cho biết sự di chuyển theo thời gian (theo tháng) của các cơn bão đổ bộ vào dọc bờ biển nước ta từ Bắc xuống Nam.

(5)

Lời giải:

* Sự di chuyển theo thời gian (theo tháng) của các cơn bão đổ bộ vào dọc bờ biển nước ta từ Bắc xuống Nam.

- Trên cả nước bão thường xuất hiện từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11. Tuy nhiên có năm bão sớm từ tháng 5 và kết thúc muộn vào tháng 12.

- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam

(6)

- Các cơn bão tập trung nhiều vào tháng 9, sau đó là các tháng 10, 8. Tổng số cơn bão trong các tháng này chiếm đến 70% bão cả năm.

- Miền Trung là nơi thường xuyên phải hứng chịu nhiều bão, bão mạnh, miền Bắc và miền Nam ít chịu ảnh hưởng hơn.

Bão hình thành ở Biển Đông di chuyển vào nước ta

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mang lại một mùa đông không thuần nhất: đầu mùa đông khí hậu lạnh khô, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt.. Nhiệt độ trung

- Khí hậu gió mùa bị biến tính do độ cao và hướng núi: Tính chất nhiệt tăng dần, gió mùa Đông Bắc bị suy yếu và biến tính, chịu hiệu ứng phơn Tây Nam khô nóng, bão lũ,

Bài 3 Trang 24 Tập Bản Đồ Địa Lí: Trình bày những thuận lợi và khó khăn về dân cư, xã hội đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng. + Đây là địa bàn cư trú của các

❖ (2)Ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ, đó là………..... Apatit

b) Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ. - Nhà máy nhiệt điện Uông Bí. - Cảng xuất khầu

+ Giữa và cuối mùa hạ: gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động. Vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây

+ trên các sườn đất dốc, mất lớp phủ thực vật, bè mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng đá lở, đất trượt. + vùng núi đá

Là một vùng biển rộng, nguồn nước dồi dào, tương đối kín, có đặc tính nóng ẩm, và chịu ảnh hưởng của gió mùa.. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản, các bãi