• Không có kết quả nào được tìm thấy

(2)Tổng quan nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng ở tỉnh Ninh Thuận và thực trạng khai thác … 2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "(2)Tổng quan nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng ở tỉnh Ninh Thuận và thực trạng khai thác … 2"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 1 (2016)

TỔNG QUAN NGUỒN NGUYÊN LIỆU LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG Ở TỈNH NINH THUẬN VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC SỬ DỤNG CHÚNG

Hoàng Hoa Thám1*, Nguyễn Quang Tuấn1, Nguyễn Văn Phương2

1 Khoa Địa lý - Địa chất, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế

2 Sở Tài Nguyên – Môi trường, tỉnh Ninh Thuận

*Email:thamdc77@gmail.com

TÓM TẮT

Ninh Thuận là tỉnh không đa dạng về các loại hình khoáng sản, chúng phát triển chủ yếu là nhóm khoáng sản phi kim loại, với nhiều nguồn gốc và loại hình khác nhau. Trong đó, một số loại khoáng sản có chất lượng tốt, trữ lượng lớn được sử dụng làm vật liệu xây dựng như đá xây dựng, đá ốp lát, cát xây dựng, sét gạch ngói,… có giá trị kinh tế cao, chúng không chỉ đáp ứng nhu cầu cho tỉnh mà còn cung cấp cho các khu vực lân cận.

Từ khóa: Ninh Thuận, nguyên liệu, vật liệu, xây dựng,…

1. MỞ ĐẦU

Ninh Thuận là tỉnh nằm ở khu vực Nam Trung Bộ, không đa dạng về các loại hình khoáng sản, chủ yếu là khoáng sản phi kim loại, chúng phân bố rộng khắp trên toàn bộ diện tích của tỉnh với quy mô, chất lượng, trữ lượng khác nhau. Bên cạnh đó, Ninh Thuận còn chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên có điều kiện thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế,… Hàng năm nhu cầu về nguồn vật liệu phục vụ nhu cầu xây dựng trên địa bàn của tỉnh cũng như vùng lân cận ngày một tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.

Tuy nhiên, thực trạng khai thác sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh còn rất nhỏ, tăng trưởng chậm, không xứng tầm với nguồn nguyên liệu dùng sản xuất vật liệu xây dựng cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa của tỉnh. Trong đó cần chú trọng đến công tác điều tra, thăm dò khai thác các nguồn nguyên liệu có trên địa bàn của tỉnh, để từng bước đưa ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng trở thành một ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh đến năm 2020 là cần thiết.

Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu đã được công bố, kết hợp với các đợt khảo sát thực địa của nhóm tác giả, bài báo sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về nhu cầu, thực trạng sản suất nguồn vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch, quản lý, khai thác và sử dụng chúng một cách hiệu quả.

(2)

Tổng quan nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng ở tỉnh Ninh Thuận và thực trạng khai thác …

2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Vị trí khu vực nghiên cứu

Ninh Thuận nằm ở khu vực Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 11018’14” đến 12009’15” vĩ độ Bắc và 108009’08” đến 109014’25” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp biển Đông [6].

Hình 1. Sơ đồ hành chính tỉnh Ninh Thuận

2.2. Đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu

Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu đã được công bố cho thấy cấu trúc địa chất khu vực nghiên cứu có những đặc điểm chủ yếu sau [1,2]:

2.2.1. Địa tầng

Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận xuất hiện chủ yếu các đá trầm tích cát kết, bột kết, cát bột kết, sét kết hệ tầng La Ngà (J2 ln), các đá phun trào và trầm tích phun trào andesit, dacit, ryolit, ryodacit, tuf, tuf ryolit, tufit, tufogen của hệ tầng Đèo Bảo Lộc (J3 đbl), hệ tầng Nha Trang (K

(3)

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 1 (2016)

nt), hệ tầng Đơn Dương (K2 dd) và các thành tạo trầm tích Kainozoi chủ yếu là cuội kết, sạn kết, bazan olivin, bazan tholeit, bazan đặc sit hệ tầng Túc Trưng (N2-Q1

1tt), hệ tầng Xuân Lộc (Q11

xl) và các thành tạo trầm tích bở rời khác (hình 2)

a. b.

c. d.

e. f.

Hình 2. Ảnh vết lộ các đá trầm tích khu vực nghiên cứu

a. Trầm tích bột, sét kết; b. Các thấu kính andezit; c. Trầm tích cát màu đỏ;

d. Bazan bọt; e,f. Trầm tích hỗn hợp.

2.2.2. Các thành tạo magma

Chủ yếu là các thành tạo magma trung tính đến axit gồm các đá diorit, gabrodiorit phức hệ Định Quán (Di-GDi-G K1đq), granodiorit, granosyenit, granit biotit, aplit phức hệ Đèo Cả (GDi-G-Gsy K2đc) và các đá granit biotit hạt đều, granit alaskit, granit porphyr, granit aplit,…

phức hệ Cà Ná (G-GDi K2 cn), phức hệ Phan Rang (Gp/Epr) (hình 3a,b).

(4)

Tổng quan nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng ở tỉnh Ninh Thuận và thực trạng khai thác …

a.

b.

Hình 3. Ảnh vết lộ các đá magma khu vực nghiên cứu

a. Đá diorit thạch anh phức hệ Định Quán; b. Đá granosyenit phức hệ Đèo Cả.

2.2.3. Đặc điểm kiến tạo

Trên bình đồ cấu trúc hiện tại của tỉnh Ninh Thuận chỉ lộ các thành tạo cấu trúc lớp phủ và các hệ thống đứt gãy phát triễn theo các phương khác nhau, trong đó chủ yếu là các hệ thống đứt gãy phát triển theo phương Đông Bắc-Tây Nam, Tây Bắc-Đông Nam và hệ thống đứt gãy á vĩ tuyến và á kinh tuyến

3. TỔNG QUAN NGUỒN VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Ninh Thuận là một tỉnh không phong phú về các loại hình khoáng sản, nhưng dựa vào các công trình nghiên cứu đã được công bố cho thấy Ninh Thuận có tiềm năng rất lớn về một số loại nguyên liệu dùng làm vật liệu xây dựng có chất lượng tốt và trữ lượng lớn như đá xây dựng, đá ốp lát, cát xây dựng, sét gạch ngói, sét gốm sứ,…

Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu đã được công bố từ các nguồn khác nhau cho thấy trên địa bàn tình Ninh Thuận đã khoanh định được khoảng 85 mỏ và điểm mỏ với các loại hình nguyên liệu khác nhau [7]:

(5)

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 1 (2016)

- Đá xây dựng có 22 mỏ, với tổng tài nguyên dự báo khoảng 2.828,6 triệu m3. - Sét gạch ngói có 11 mỏ, với tổng tài nguyên dự báo khoảng 25 triệu m3. - Sét gốm sứ có 1 mỏ, chưa xác định trữ lượng.

- Fenspat có 1 mỏ, chưa xác định trữ lượng.

- Đá ốp lát có 5 mỏ, với tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo khoảng 25,388 triệu m3. - Cát xây dựng có 18 mỏ, với tổng tài nguyên dự báo khoảng 5,57 triệu m3.

- Đá chẻ xây dựng có 16 mỏ, với tổng tài nguyên dự báo khoảng 28,7 triệu m3. - Đất san lấp có 11 mỏ, với tổng tài nguyên dự báo khoảng 275,2 triệu m3.

Các loại hình khoáng sản này phân bố ở các khu vực khác nhau, với quy mô và khả năng khai thác cũng khác nhau, cụ thể như sau [3, 4]:

3.1. Đá xây dựng

Đây là nguồn nguyên liệu có trữ lượng lớn, chúng phân bố trên toàn bộ diện tích của tỉnh Ninh Thuận. Đá xây dựng ở đây chủ yếu là đá magma xâm nhập, phun trào và một ít là các đá trầm tích bị sừng hóa,… Đá có đặc điểm là cứng, chắc phù hợp để sử dụng làm vật vật liệu xây dựng như cốt liệu bê tông và rải đường giao thông,…

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã phát hiện, điều tra khảo sát khoảng 22 mỏ và điểm mỏ đá xây dựng với tổng tài nguyên dự báo vào khoảng 2.828,6 triệu m3, trên tổng diện tích phân bố khoảng 43,3 km2. Nguồn nguyên liệu này được phân bố ở các khu vực khác nhau (xem bảng 1)

3.2. Sét gạch ngói

Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nguồn nguyên liệu này không phát triển, chúng chỉ tập trung một số nơi với quy mô nhỏ nên chưa được đầu tư tìm kiếm thăm dò để đánh giá chất lượng cũng như trữ lượng của chúng.

Cho đến hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã phát hiện và khảo sát được 11 điểm mỏ, với tổng trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 25 triệu m3, phân bố trên diện tích 14,3 km2, cụ thể xem bảng 2 dưới đây.

Bảng 1. Diện tích phân bố và TNDB của đá xây dựng tỉnh Ninh Thuận [4].

Stt Vị trí Diện tích (ha) TNDB (triệu m3) Ghi chú

1 Huyện Thuận Bắc 8.900 1.059

2 Huyện Ninh Hải 1.900 182,2

3 Huyện Bác Ái 5.600 338,6

4 Huyện Ninh Sơn 16.600 908,6

5 Huyện Ninh Phước 880 18,4

6 Huyện Thuận Nam 10.360 314,8

(6)

Tổng quan nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng ở tỉnh Ninh Thuận và thực trạng khai thác …

Bảng 2. Diện tích phân bố và TNDB của sét gạch ngói tỉnh Ninh Thuận [4].

Stt Vị trí Diện tích (ha) TNDB (triệu m3) Ghi chú

1 Huyện Thuận Bắc 1.800 3,10

2 Huyện Bác Ái 2.200 3,20

3 Huyện Ninh Sơn 1.900 3,00

4 Huyện Ninh Phước 4.320 8,92

5 Huyện Thuận Nam 4.080 6,78

3.3. Đá ốp lát

Nguồn nguyên liệu sử dụng để sản xuất đá ốp lát trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận là rất lớn. Các đá granit có chất lượng tốt, màu sắc đẹp,… chúng phân bố tập trung chủ yếu ở huyện Ninh Hải, Thuận Nam và Ninh Sơn. Bên cạnh đó, có một số mỏ đá có chất lượng tốt, trữ lượng lớn, độ nguyên khối cao sử dụng làm đá ốp lát lại nằm trong các khu vực cấm hoạt động thăm dò và khai thác khoáng sản như khu vực quốc phòng, rừng phòng hộ, khu di tích lịch sử,…

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chỉ mới phát hiện và thăm dò 5 khu vực khai thác đá ốp lát, với tổng trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 25.388.254 m3 có thể đưa vào thăm dò và khai thác.

3.4. Cát xây dựng

Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nguồn nguyên liệu sử dụng sản xuất vật liệu cát xây dựng phân bố chủ yếu trên sông Cái và sông Dinh với trữ lượng lớn, trong đó tập trung nhiều nhất là ở khu vực huyện Ninh Sơn.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 18 mỏ, điểm mỏ cát, phân bố trên diện tích khoảng 5.860 ha, với tổng tài nguyên dự báo khoảng 5,57 triệu m3, cụ thể xem bảng 3 dưới đây.

Bảng 3. Diện tích phân bố và TNDB của cát xây dựng tỉnh Ninh Thuận [4].

Stt Vị trí Diện tích (ha) TNDB (triệu m3) Ghi chú

1 Huyện Thuận Bắc 60 0,07

2 Huyện Ninh Hải 500 0,6

3 Huyện Bác Ái 200 0,1

4 Huyện Ninh Sơn 3.300 2,6

5 Huyện Ninh Phước 20 0,02

6 Huyện Thuận Nam 230 0,19

7 TP. Phan Rang 1.600 2,0

3.5. Đá chẻ xây dựng

Nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất đá chẻ xây dựng ở Ninh Thuận có trữ lượng lớn, chúng phân bố hầu hết trên diện của tỉnh, trong đó tập trung với số lượng lớn nhất là khu vực huyện Thuận Bắc, Ninh Hải, Ninh Sơn,… đá được khai thác từ các khối tảng lăn xung quanh đá magma nên có chất lượng tốt, sử dụng nhiều trong xây dựng,…

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã phát hiện được 16 điểm khai thác đá chẻ xây dựng, phân bố trên diện tích 9.200 ha, với tổng tài nguyên dự báo khoảng 28,7 triệu m3, chúng phân bố như sau (xem bảng 4).

(7)

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 1 (2016)

3.6. Vật liệu san lấp

Đây cũng là nguốn nguyên liệu khá phong phú trên địa bàn tỉnh, chúng phân bố đều khắp trên địa bàn các huyện dưới dạng các lớp phủ bở rời,… với trữ lượng lớn.

Hiện nay đã phát hiện được 11 điểm mỏ vật liệu san lấp, phân bố trên diện tích khoảng 38.600 ha, với tổng tài nguyên dự báo khoảng 275,2 triệu m3, cụ thể như sau (xem bảng 5).

Bảng 4. Diện tích phân bố và TNDB của đá chẻ xây dựng tỉnh Ninh Thuận [4].

Stt Vị trí Diện tích (ha) TNDB (triệu m3) Ghi chú

1 Huyện Thuận Bắc 3.300 11,2

2 Huyện Ninh Hải 1.500 4,3

3 Huyện Ninh Sơn 1.200 3,4

4 Huyện Ninh Phước 2.470 7,4

5 Huyện Thuận Nam 770 2,4

Bảng 5. Diện tích phân bố và TNDB của vật liệu san lấp tỉnh Ninh Thuận [4].

Stt Vị trí Diện tích (ha) TNDB (triệu m3) Ghi chú

1 Huyện Thuận Bắc 5.800 23,5

2 Huyện Ninh Hải 3.300 19,8

3 Huyện Bác Ái 4.800 24,2

4 Huyện Ninh Sơn 4.300 28,5

5 Huyện Ninh Phước 16.200 162,36

6 Huyện Thuận Nam 4.200 16,84

4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC CHÚNG

Trong những năm vừa qua, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ngành sản xuất vật liệu xây dựng rất phát triển nhưng vẫn còn chậm, chưa xứng tầm với nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn hiện có [3, 4].

4.1. Khái quát tình hình sản xuất vật liệu xây dựng ở Ninh Thuận đến hiện nay

Cho đến hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã sản xuất được một số chủng loại vật liệu xây dựng như xi măng, gạch nung, gạch không nung, đá chẻ, đá ốp lát, đá xây dựng, cát xây dựng,… Hàng năm công tác khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng không chỉ tăng về quy mô khai thác mà chất lượng cũng được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, công nghệ khai thác và sản xuất chưa được cải thiện nhiều, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất gạch và khai thác cát,…

Từ các nguồn tài liệu đã được công bố [3, 4] đến hiện này số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có khoảng trên 150 cơ sở sản xuất và khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, số cơ sở có quy mô vừa và lớn rất ít, chủ yếu là các cơ sở có quy mô nhỏ, cụ thể:

- Xi măng có 02 cơ sở nghiền clanhke với sản lượng xi măng đạt trên 850.000 tấn.

- Gạch đất sét nung có 19 cơ sở, trong đó có 04 cơ sở lò nung tuynen, 15 cơ sở sản xuất thủ công bằng lò nung đứng, với sản lượng trên 125 triệu viên. Trong đó 04 cơ sở sản xuất

(8)

Tổng quan nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng ở tỉnh Ninh Thuận và thực trạng khai thác …

tuynen sản xuất hàng năm đạt 105 triệu viên, chúng tập trung ở huyện Thuận Bắc, Thuận Nam và huyện Ninh Sơn.

- Đá chẻ có 69 hộ cá thể khai thác và sản xuất với sản lượng 20 triệu viên và chủ yếu là khai thác thủ công.

- Đá ốp lát có 04 cơ sở khai thác và sản xuất với sản lượng đạt khoảng 322 nghìn m3. - Đá xây dựng có 16 cơ sở khai thác và sản xuất, với sản lượng 1.197 nghìn m3. - Cát xây dựng có 40 cơ sở khai thác nhỏ lẻ, với công suất 450 nghìn m3,…

4.2. Thực trạng công tác khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng 4.2.1. Sản xuất gạch Tuynen

Hiện nay nhu cầu sản xuất gạch tuynen ở tỉnh Ninh Thuận là rất lớn, với công suất đạt 105 triệu viên/năm, tập trung cho 4 cơ sở sản xuất phân bố ở các khu vực khai thác các mỏ sét khác nhau (xem bảng 6):

Bảng 6. Hiện trạng khai thác sét sản xuất gạch tuynen ở Ninh Thuận [4, 5].

Stt Vị trí mỏ TLDB ( m3) Cấp phép Công suất thiết

kế (triệu viên) Tên nhà máy 1 Mỏ sét Công Hải,

huyện Thuận Bắc 844.600 Đã cấp phép 50 Nhà máy gạch

tuynen Du Long 2 Mỏ sét Phước Nam,

huyện Ninh Phước

Đang đánh giá trữ lượng

Đã cấp phép

khai thác 15 Nhà máy gạch

tuynen Phước Nam 3 Mỏ sét Mỹ Sơn,

huyện Ninh Sơn

Đang đánh giá trữ lượng

Đã cấp phép

khai thác 25 Nhà máy gạch

tuynen Mỹ Sơn 4 Mỏ sét Phước Tiến,

huyện Bác Ái 65.734 Khảo sát 15 Nhà máy gạch

tuynen Quảng Sơn 4.2.2. Sản xuất đá chẻ

Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nguồn đá granit rất phong phú và phân bố đều dưới dạng những khối tảng lăn nên rất thuận lợi cho công tác khai thác. Mặt khác đá ché là nguồn vật liệu được sử dụng nhiều trong xây dựng, sản lượng hàng năm rất lớn. Đến hiện nay, trên toàn tình Ninh Thuận có đến khoảng 69 cơ sở sản xuất đá chẻ xây dựng này, thu hút một số lượng nhân công khá lớn, cụ thể (xem bảng 7).

4.2.3. Đá xây dựng

Hiện nay, trên toàn tỉnh có 28 cơ sở khai thác, chế biến đá xây dựng với tổng công suất khoảng 2.732.300 m3/năm. Tuy nhiên, theo giấy phép thì nguồn đá xây dựng này có công suất khai thác rất lớn, nhưng do dây chuyên khai thác không đồng bộ, kèm theo một số mỏ mới được cấp phép nên công suất khai thác hàng năm không lớn lắm (xem bảng 8).

(9)

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 1 (2016)

Bảng 7. Hiện trạng khai thác đá chẻ trên địa bàn Ninh Thuận [4, 5]

Stt Khu vực Số cơ sở sản xuất cấp phép

Công suất khai thác

(viên)

Sản lượng hàng năm

(viên)

Cơ sở khai thác và vị trí các mỏ

1

Huyện Thuận Bắc

10 cơ sở đã được

cấp phép 652.000 425.000

Núi Bà Râu, núi Kiền Kiền, núi Ông Ngài, núi Đá Cao xã Lợi Hải, núi Một xã Công Hải (có 10 cơ sở có giấy phép khai thác)

2 Huyện Bác Ái

20 cơ sở chưa

được cấp phép 1.200.000 1.200.000

Xã Phước Hòa, Phước Tiến, Phước Đại, Phước Trung (với khoảng 20 cơ sở chưa có giấy phép khai thác)

3

Huyện Thuận Nam

6 cơ sở đã được cấp phép, hiện đang làm thủ tục

cấp lại

600.000 600.000

Có 6 cơ sở khai thác tại khu vực núi Chà Bang, Bàu Ngứ, Tây núi Gió thuộc các xã Phước Nam, Phước Minh, Phước Dinh.

4

Huyện Ninh Sơn

25 cơ sở đã được cấp phép, hiện đang làm thủ tục

cấp lại

1.000.000 1.000.000

Xã Tân Sơn (5 cơ sở); xã Lâm Sơn (12 cơ sở); xã Nhơn Sơn (5 cơ sở) và xã Lương Sơn (3 cơ sở).

5

Huyện Ninh Phước

6 cơ sở chưa

được cấp phép 1.500.000 1.500.000

Có 6 cơ sở khai thác tại xã Phước Hữu, Phước Vinh, Phước Thái tại núi Hòn Bằng, núi Gộp Dài.

6 Huyện Ninh Hải

5 cơ sở đã được

cấp phép 510.000 510.000 Xã Nhơn Hải (2 cơ sở); Tri Hải (2 cơ sở) và Thanh Hải (1 cơ sở).

Bảng 8. Hiện trạng khai thác của các cơ sở sản xuất đá xây dựng trên địa bàn Ninh Thuận [4, 5].

Stt Khu vực

Công suất thiết kế

(m3)

Công suất khai thác

(m3)

Cơ sở khai thác và vị trí các mỏ

Tổng trữ lượng và cấp phép thăm dò, khai thác

1

Huyện Thuận Bắc

860.000 228.950

Có 6 cơ sở khai thác tại các mỏ Giác Lan, Cô Lô, Tây Kà Rôm thuộc xã Công Hải và xã Lợi Hải.

4.668.600 m3, các mỏ đã được cấp phép thăm dò, khai thác từ năm 2009.

2 Huyện

Bác Ái 165.000 14.677

Có 4 cơ sở khai thác tại mỏ đá Tà Liên-xã Phước Đại; mỏ Ma Tú-xã Phước Thành.

Đang thăm dò, chưa rõ trữ lượng.

3

Huyện Thuận Nam

1.183.400 323.400

Có 11 cơ sở khai thác tại mỏ đá đồi Mộng Liêm, mỏ JaTy xã Phước Nam, mỏ Núi Giăng, mỏ Lạc Tiến xã Cà Ná và mỏ núi Mavieck xã Phước Dinh.

15.064.890 m3, đã thông qua hội đồng trữ lượng năm 2011.

4

Huyện Ninh Sơn

486.000 23.313

Có 6 cơ sở khai thác đá tại mỏ đá Núi Tiếng xã Mỹ Sơn; mỏ Hòn Giài và mỏ núi Ngỗng xã Nhơn Sơn.

15.918.493 m3, các mỏ đã được cấp phép thăm dò từ 2009 và thông qua hội đồng trữ lượng năm 2012.

5

Huyện Ninh Hải

38.000 38.000

Có 1 cơ sở khai thác tại mỏ núi

Ông Câu xã Thanh Hải. Đang xin giấy phép thăm dò, chưa rõ trữ lượng

(10)

Tổng quan nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng ở tỉnh Ninh Thuận và thực trạng khai thác …

4.2.4. Cát xây dựng

Đối với nguồn nguyên liệu sản xuất cát xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có khoảng 34 cơ sở khai thác cát, với công suất khoảng 460.300 m3/năm, phân bố trên các huyện với công suất khác nhau (xem bảng 9)

Bảng 9. Hiện trạng khai thác và sử dụng cát ở Ninh Thuận [4].

Stt Khu vực

Công suất thiết kế

(m3)

Công suất khai thác

(m3)

Cơ sở khai thác và vị trí khu vực khai thác

Tổng trữ lượng và cấp phép thăm dò,

khai thác

1 Huyện

Ninh Sơn 136.800 63.425

Có 9 cơ sở khai thác trên sông Dinh, sông Cái và sông Dầu thuộc xã Nhơn Sơn, Mỹ Sơn và Hòa Sơn.

136.800 m3, các khu vực khai thác đã hết hạn, đang chờ cấp phép lại

2

Huyện Ninh Phước

170.500 110.353

Có 11 cơ sở khai thác trên sông Dinh, tại xã Phước Sơn và Phước Thuận.

170.500 m3, các khu vực khai thác đã hết hạn, đang chờ cấp phép lại

3

TP. Phan Rang - Tháp Chàm

135.000 85.000

Có 7 cơ sở khai thác trên sông Dinh thuộc phường Phước Mỹ, Tấn Tài, Đo Vinh, Mỹ Đông.

135.000 m3, các khu vực khai thác đã hết hạn, đang chờ cấp phép lại

4 Huyện

Thuận Bắc 14.000 52.450

Có 4 cơ sở khai thác tại suối Lớn, Xóm Đèn-xã Công Hải;

sông Bà Rầu-xã Lợi Hải và suối Đồng Nha-xã Bắc Sơn.

Đang làm thủ tục thăm dò và khai thác.

5 Huyện Bác

Ái 4.000 8.000 Có 1 cơ sở khai thác tại sông Sắt- xã Phước Đại.

Đang làm thủ tục thăm dò và khai thác.

4.2.5. Đá ốp lát

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 4 cơ sở khai thác và chế biến đá ốp lát với công suất thiết kế khoảng 672.000 m2/năm, khai thác nguyên liệu tại các mỏ khác nhau (xem bảng 10).

Bảng 10. Hiện trạng khai thác và sử dụng đá ốp lát [4, 5].

Stt Cơ sở khai thác Vị trí mỏ khai thác Trữ lượng (m3) Công suất khai thác (m3/năm)

1 Công ty CP Địa chất khoáng sản Việt Nam

Mỏ đá granit Từ Thiện 1, xã

Phước Dinh, huyện Thuận Nam 112.000 60.000 Mỏ đá granit Từ Thiện 2, xã

Phước Dinh, huyện Thuận Nam 318.000 12.000 Mỏ đá gabrodiorit núi Một, xã

Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn 317.000 12.000 2

Công ty CP khai thác và chế biến khoáng sản Phan Rang

Mỏ đá granit núi Chà Bang, xã

Phước Nam, huyện Thuận Nam 8.989 2.4000

3 Công ty TNHH Thuận Thành

Mỏ đá granit núi Tà Lăng, huyện Bác Ái

Đang chờ cấp

phép 120.000

4

Công ty TNHH thương mại và sản xuất Tân Sơn Hoa Cương

Mỏ đá granit Hòn Giồ, xã Nhơn

Hải, huyện Ninh Hải Đang chờ cấp

phép 240.000

(11)

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 1 (2016)

4.2.6. Đất san lấp

Do nhu cầu đô thị hóa ngày càng nâng cao, cho đến nay trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 12 cơ sở khai thác đất san lấp, với tổng công suất đạt khoảng 523.800 m3/năm, phân bố trên các khu vực khác nhau (xem bảng 11)

Bảng 11. Hiện trạng khai thác và sử dụng đất san lấp ở Ninh Thuận [4].

Stt Khu vực Công suất thiết

kế (m3) Vị trí các cơ sở khai thác

1 Huyện Ninh Sơn 380.000 Có 5 cơ sở khai thác tại Núi Ngỗng-xã NHơn Sơn, Hòn Lúp-xã Lâm Sơn, Hòn Giài-xã Mỹ Sơn.

2 Huyện Thuận Bắc 75.000 Có 2 cơ sở khai thác tại núi Ông Ngài-xã Lợi Hải 3 Huyện Ninh Hải 20.000 Có 1 cơ sở khai thác tại núi Hòn Dung-xã Nhơn Hải 4 Huyện Ninh Phước 32.000 Có 3 cơ sở khai thác tại các xã An Hải, Phước Hải 5 Huyện Thuận Nam 48.800 Có 1 cơ sở khai thác tại núi Mavieck-xã Phước Dinh

KẾT LUẬN

Trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã được công bố cho thấy:

- Ninh Thuận là tỉnh có nguồn nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng phong phú và đa dạng, với nhiều chủng loại khác nhau đáp ứng nhu cầu phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng và khả năng cạnh tranh trên thị trường để từng bước đưa ngành sản xuất vật liệu xây dựng phát triển toàn diện và đồng bộ hơn.

- Nhu cầu về nguồn nguyên liệu khoáng sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh là rất lớn, năm sau cao hơn năm trước rất nhiều. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay và những năm tới, tỉnh Ninh Thuận còn có những công trình trọng điểm Quốc gia nên việc sử dụng nguồn vật liệu xây dựng là rất lớn. Tuy nhiên, các cơ sở khai thác trên địa bàn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Các cơ sở sản xuất chưa khai thác hết theo công suất thiết kế nên phần nào đã làm giảm giá trị sử dụng của nguồn nguyên liệu khoáng này.

- Cần phải đầu tư mở rộng hoặc xây dựng mới các cơ sở khai thác và chế biến nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có giá trị kinh tế cao không chỉ nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh, cũng như tránh lãng phí về nguồn nguyên liệu tự nhiên hiện có trên địa bàn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Văn Cường (1994). Bản thuyết minh Bản đồ Địa chất Khoáng sản tỉnh Ninh Thuận, Phần I.

Báo cáo Địa chất, Liên đoàn Địa chất 6 - Sở Công nghiệp Ninh Thuận.

[2]. Võ Văn Vấn (1994). Bản thuyết minh Bản đồ Địa chất Khoáng sản tỉnh Ninh Thuận, Phần II. Báo cáo Khoáng sản, Liên đoàn Địa chất 6 - Sở Công nghiệp Ninh Thuận.

(12)

Tổng quan nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng ở tỉnh Ninh Thuận và thực trạng khai thác …

[3]. Sở Xây dựng (2007). Bản đồ Địa chất Khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Ninh Thuận và Hiện trạng khai thác năm 2006, tỷ lệ 1.50.000, Liên Đoàn Bản đồ địa chất Miền Nam, Ninh Thuận.

[4]. Sở Xây dựng (2012). Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, Ninh Thuận.

[5]. Sở Tài Nguyên và Môi trường. Các báo cáo tìm kiếm thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, Ninh Thuận.

[6]. Cục Thống kê Ninh Thuận (2013). Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận, Ninh Thuận.

[7]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011). Tài nguyên Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.

OVERVIEW OF BUILDING MATERIALS IN NINHTHUAN PROVINCE AND REALITY OF ITS EXPLOITING-UTILIZING

Hoang Hoa Tham1*, Nguyen Quang Tuan1, Nguyen Van Phuong2

1 Department of Geography and Geology, Hue University College of Sciences

2 Department of Natural Resources - Environment , Ninh Thuan province

*Email:thamdc77@gmail.com

ABSTRACT

Mineral resources in Ninh Thuan province are not diverse in genre. Most of them belong to nonmetal group, which have varied origins and categories. Some of the nonmetal groups have been estimated to be a good quality and large reservesused as building materials such as building stone, ashlar paving stone, sand, brick clay and so on. The resources have brought high economic benefits and to some extent satisfy the needs of the province as well as neighboring areas.

Keywords: Construction, materials, Ninh Thuan.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phương pháp định tính: được sử dụng để xây dựng thang đo đo lường Thích hợp của CLTT BCTC.. Phương pháp định lượng: được sử dụng để đo lường tính Thích

Đề tài thực hiện đã khắc phục được những khó khăn và hạn chế của việc lưu trữ và quản lý dữ liệu tài nguyên nước hiện nay bằng việc kết nối và tận dụng phần mềm WRDB

Thông qua việc thực hiện một nhiệm vụ cấp nhà nước, các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và Công ty Cổ phần công nghệ và phân tích chất lượng

động đã được các cơ quan đo đạc bản đồ quốc gia ở một số nước phát triển áp dụng vào thực tế sản xuất. Các công cụ này tương đối nghèo nàn, chủ yếu dành

Với sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ thông tin [Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt

Xây dựng các cơ sở dự liệu về: các nguồn tài nguyên, đa dạng sinh học; Chất lượng MT nước, đất; Bản đồ đất ngập nước; Các vùng dân cư, khu phát triển kinh tế - xã hội;

Tận dụng nguồn tài nguyên thông tin GIS được xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An, nghiên cứu đã phân tích và xây dựng công cụ phần mềm giải mã số liệu báo toàn

công tác điều tra, thống kê về nhà ở phục vụ công tác quản lý nhà nước về nhà ở; tổng hợp, công bố định kỳ năm năm và hàng năm thông tin về nhà ở trên phạm vi cả nước”