• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 4/10/2020 Ngày dạy: 8/10/2020

Tiết 8

Bài 9: ĐA DẠNG CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- HS nắm được sự đa dạng của ngành ruột khoang được thể hiện ở cấu tạo cơ thể, lối sống, tổ chức cơ thể, di chuyển.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức học tập, thái độ yêu thích môn học.

4. Năng lực

- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo II. Chuẩn bị bài học

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh hình SGK.

- Sưu tầm tranh ảnh về sứa, san hô, hải quỳ, các động vật nguyên sinh.

- Chuẩn bị xi lanh bơm mực tím, 1 đoạn xương san hô.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Kẻ phiếu học tập vào vở.

- Sưu tầm tranh ảnh về sứa, san hô, hải quỳ.

III. Phương pháp

- Vấn đáp, thuyết trình, dạy học nhóm...

IV. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của thuỷ tức.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B1: GV chia nhóm học sinh đưa cho các nhóm các hình ảnh về các động vật nguyên sinh và động vật ruột khoang, yêu cầu chũng sắp xếp thành hai nhóm.

sau đó yêu cầu 4 nhóm dán kết quả lên bảng và GV kiểm tra đánh giá kết quả

các nhóm

(2)

B2: Yêu cầu: học sinh phân biệt được nhóm DVNS và nhóm Ruột khoang B3: GV Như vậy ngành ruột khoang rất đa dạng, chúng ta tìm hiểu các ruột khoang khác trong bài hôm nay.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng của ruột

khoang

Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo, hình thức di chuyển của sứa, hải quỳ và san hô.

B1: GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu các thông tin trong bài, quan sát tranh hình trong SGK trang 33, 34, trao đổi nhóm và hoàn thành phiếu học tập.

B2: GV kẻ phiếu học tập lên bảng để HS chữa bài.

- GV gọi nhiều nhóm HS để có nhiều ý kiến và gây hứng thú học tập.

B3: GV nên dành nhiều thời gian để các nhóm trao đổi đáp án.

B4: GV thông báo kết quả đúng của các nhóm, cho HS theo dõi phiếu chuẩn.

- Sứa có cấu tạo phù hợp với lối sống bơi tự do như thế nào?

- San hô và hải quỳ bắt mồi như thế nào?

- GV giới thiệu cách hình thành đảo san hô ở biển.

1. Sứa

- Có cấu tạo thích nghi với nối sống bơi lội:

- Cơ thể sứa hình dù.

- Đối xứng tỏa tròn.

- Có lỗ miệng ở dưới.

- Di chuyển bằng dù.

2. Hải quỳ và San hô - Cơ thể hải quỳ và san hô thích nghi với lối sống bám.

riêng san hô còn phát triển khung xương bất động và tổ chức cơ thể kiểu tập đoàn.

- Dạng ruột túi.

- San hô có ruột thông với nhau.

- Có giá trị kinh tế về du lịch.

TT Đại diện Đặc điểm

Thuỷ

tức Sứa Hải quỳ San hô

1

Hình dạng Trụ nhỏ Hình cái dù có khả năng xoè, cụp

Trụ to, ngắn Cành cây khối lớn.

2

Cấu tạo - Vị trí - Tầng keo - Khoang miệng

- Ở trên - Mỏng - Rộng

- Ở dưới - Dày - Hẹp

- Ở trên

- Dày, rải rác có các gai xương - Xuất hiện vách ngăn

- Ở trên

- Có gai xương đá vôi và chất sừng

- Có nhiều ngăn thông nhau giữa các cá thể.

3 Di chuyển - Kiểu sâu đo, lộn đầu

- Bơi nhờ tế bào có khả năng co rút

- Không di chuyển, có đế bám.

- Không di

chuyển, có đế

bám

(3)

mạnh dù.

4

Lối sống - Cá thể - Cá thể - Tập trung một số cá thể

- Tập đoàn nhiều các thể liên kết.

Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK, đọc kết luận cuối bài.

Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút) - Mục tiêu:

+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

Vận dụng: san hô có vai trò gì đối với biển?

Mở rộng: Sau khi nghiên cứu bộ gen của san hô, các nhà khoa học từ Đại Học Penn State, Cơ quan nghề cá Hoa Kỳ và công ty dịch vụ Dial Cordy &

Associates, cho thấy chúng có khả năng sống đến hàng nghìn năm. Từ đó, san hô trở thành loài động vật sống thọ nhất trên thế giới.

4.Dặn dò (1 phút)

- Đọc và trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc mục “Em có biết”.

- Tìm hiểu vai trò của ruột khoang.

- Kẻ bảng trang 42 vào vở.

V. Rút kinh nghiệm

(4)

Ngày soạn: 4/10/2020 Ngày dạy: 9/10/2020

Tiết 10:

Bài 10: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ

VAI TRÒ CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- HS nắm được những đặc điểm chung nhất của ngành ruột khoang.

- HS chỉ rõ được vai trò của ngành ruột khoang trong tự nhiên và trong đời sống.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm kiến thức.

- Kĩ năng hoạt động nhóm, phân tích, tổng hợp.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức học tập, thái độ yêu thích môn học, bảo vệ động vật quý, có giá trị.

4. Năng lực

- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo II. Chuẩn bị bài học

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình 10.1 SGK trang 37.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Kẻ bảng: Đặc điểm chung của một số đại diện ruột khoang, chuẩn bị tranh ảnh về san hô.

III. Phương pháp

- Vấn đáp, thuyết trình, dạy học IV. Tiến trình bài học

1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày cấu tạo và cách di chuyển của sứa?.

- Sự khác nhau giữa san hô và thuỷ tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B1:GV: chia lớp thành 4 nhóm và chơi trò chơi " nhóm nào nhanh nhất" nhóm nào nhanh nhất được thưởng 1 tràng pháo tay tuyên dương.

B2:GV treo tranh các đại diện của ngành ruột khoang yêu cầu các nhóm trong 3 phút các nhóm sẽ liệt kê ra các điểm chung nhất của các đại diện trên. nhóm nào liệt kê nhiều đặc điểm chung nhất và nhanh nhất nhóm đó thắng cuộc.

B3:GV dẫn dắt: những đặc điểm các em vừa nêu là đặc điểm chung của ngành ruột khoang, vậy ngoài những đặc điểm mà các bạn tìm được ngành ruột khoang còn đặc điểm nào nữa, ngành ruột khoang có vai trò gì chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.

(5)

B4:Chúng ta đã học một số đại diện của ngành ruột khoang, chúng có những đặc điểm gì chung và có giá trị như thế nào?

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu

cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của ngành ruột khoang

Mục tiêu: HS nêu được những đặc điểm cơ bản nhất của ngành.

B1:GV Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ, quan sát H 10.1 SGK trang 37 và hoàn thành bảng “Đặc điểm chung của một số ngành ruột khoang”.

B2: GV kẻ sẵn bảng này để HS chữa bài.

B3: GV quan sát hoạt động của các nhóm, giúp đỡ nhóm yếu và động viên nhóm khá.

- GV gọi 1 số nhóm lên chữa bài.

B4: GV cần ghi ý kiến bổ sung cảu các nhóm để cả lớp theo dõi và có thể bổ sung tiếp.

- Tìm hiểu một số nhóm có ý kiến trùng nhau hay khác nhau.

- Cho HS quan sát bảng chuẩn kiến thức.

1. Đặc điểm chung của ngành ruột khoang

- Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.

- Dạng ruột túi.

- Thành cơ thể có 2 lớp TB.

- Tự vệ và tấn công bằng TB gai

Đặc điểm của một số đại diện ruột khoang TT Đại diện

Đặc điểm

Thuỷ tức Sứa San hô

1 Kiểu đối xứng Toả tròn Toả tròn Toả tròn

2 Cách di chuyển Lộn đầu, sâu đo

Lộn đầu co bóp dù Không di chuyển

3 Cách dinh dưỡng Dị dưỡng Dị dưỡng Dị dưỡng

4 Cách tự vệ Nhờ tế bào

gai Nhờ tế bào gai, di

chuyển Nhờ tế bào gai

5 Số lớp tế bào của thành

cơ thể 2 2 2

6 Kiểu ruột Ruột túi Ruột túi Ruột túi

7 Sống đơn độc, tập đoàn. Đơn độc Đơn độc Tập đoàn

- GV yêu cầu từ kết quả của bảng trên cho biết đặc điểm chung của ngành ruột khoang?

- HS tự rút ra kết luận.

Hoạt động 2: Tìm hiểu vài trò của ngành ruột khoang Mục tiêu: HS chỉ rõ được lợi ích và tác hại của ruột khoang.

B1: Gv Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

- Ruột khoang có vai trò như thế nào trong tự nhiên và đời sống?

- Nêu rõ tác hại của ruột khoang?

Lợi ích:

+ Trong tự nhiên:

- Tạo vẻ đẹp thiên nhiên - Có ý nghĩa sinh thái đối với biển

+ Đối với đời sống:

- Làm đồ trang trí, trang sức:

san hô

(6)

B2: GV tổng kết những ý kiến của HS, ý kiến nào chưa đủ, GV bổ sung thêm.

B3: Yêu cầu HS rút ra kết luận.

- Hoá thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.

Tác hại:

- Một số loài gây độc, ngứa cho người: sứa.

- Tạo đá ngầm, ảnh hưởng đến giao thông.

Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK.

Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút) - Mục tiêu:

+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

-Biển nước ta rất giàu San hô, nhất là vùng biển phía Nam. Dọc từ lăng cô đến ven biển phía đông và phía nam Nam Bộ. Đâu đâu cũng gặp các vũng san hô điển hình.

Quần đảo hoàng sa và trường sa của VN là các đảo san hô tiêu biểu.

4.Dặn dò (1 phút)

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc mục “Em có biết”

- Kẻ phiếu học tập vào vở bài tập:

Đặc điểm

Đại diện Cấu tạo Di chuyển Sinh sản Thích nghi

Sán lông Sán lá gan

V. Rút kinh nghiệm

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đặc điểm đối tượng nghiên cứu được biểu diễn theo trung bình ± độ lệch chuẩn đối với các biến định lượng hoặc tần số (%) đối với các biến định tính.. Tần số các alen

- GV treo tranh: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lý Tự Trọng, Trần Quốc Toản lên bảng gọi đại diện các nhóm lên trình bày - GV tóm tắt lại gương chiến đấu hi sinh của các

Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần cung cấp bằng chứng cho các nhà quản lý đào tạo sau đại học của nhà trường về thực trạng chất lượng luận văn cao học và bác sĩ nội

Dựa vào tranh kể lại câu chuyện Nhà ảo thuật bằng lời của Xô-phi (hoặc của Mác).... Trường tôi tổ chức cho học sinh

Giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu giúp cho bộ phận ngoài của cơ quan được sạch sẽ, không bị hôi, không bị ngứa và không bị nhiễm trùng.... Để bảo vệ và giữ vệ

Bụng đói mà không có cơm ăn, Trần Quốc Khái lẩm nhẩm đọc ba chữ trên bức trướng, rồi mỉm cười.. Ông bẻ tay pho tượng

- Chia thành các nhóm và phổ biến cách chơi: Trong 1 khoảng thời gian quy định, các nhóm phải liệt kê các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ra giấy.. Nhóm

Tính đa dạng thực vật có mạch tại khu vực nghiên cứu khá phong phú và đa dạng, vì vậy kết quả nghiên cứu này là cơ sở để đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm bảo