• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn:...

Giảng:... Tiết 92

CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG

THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Giúp HS nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động.

- Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

2. Kĩ năng

- Nhận biết được câu chủ động và câu bị động.

- Kĩ năng sống: kĩ năng nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng lắng nghe tích cực.

3. Thái độ

- Có ý thức chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động khi cần thiết.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực phân tích, trình bày.

II. Chuẩn bị

- GV: sgk, bài soạn, bảng phụ.

- HS : sgk, vở soạn.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, quy nạp, thảo luận.

- KT động não, chia nhóm.

IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’)

? Công dụng của trạng ngữ là gì? Khi nào thì tách trạng ngữ thành câu riêng? Có phải trường hợp nào cũng có thể tách trạng ngữ thành câu riêng không? Vì sao?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1 (10’)

- PP vấn đáp, thảo luận, phân tích, quy nạp - KT hỏi trả lời, chia nhóm

- Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ - Cách tiến hành

GV treo bảng phụ -> Gọi 1 HS đọc VD Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi hai câu hỏi

? Hãy xác định chủ ngữ của các câu trên?

? Nghĩa của chủ ngữ trong 2 câu trên khác nhau như thế nào?

- Các nhóm thảo luận báo cáo kết quả C1. - Mọi người/ yêu mến em.

- Em/ được mọi người yêu mến.

C2. - Câu a: chủ ngữ biểu thị người thực hiện một hành động hướng đến người khác (chủ thể của hành động)

- Câu b: chủ ngữ biểu thị người được hành động của người khác hướng đến (chủ ngữ biểu thị đối tượng của hành động)

I. Câu chủ động và câu bị động

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- Chủ ngữ biểu thị người thực hiện hành động hướng đến người khác (chủ thể của hành động) -> câu chủ động

- Chủ ngữ biểu thị người

(2)

? Câu a là câu chủ động, câu b là câu bị động. Vậy em hiểu như thế nào về 2 kiểu câu này?

- 2 HS nêu -> GV chốt - 1 HS đọc ghi nhớ

...

...

Hoạt động 2 (14’) việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

- HS nắm được mục đích của

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp, thảo luận - KT động não, chia nhóm, trình bày 1 phút - Phương tiện SGK, SGV, bảng phụ

- Cách tiến hành

- GV treo bảng phụ chép VD 2 -> HS đọc - Y/c hs thảo luận theo nhóm bàn (2’)

- Các nhóm thảo luận, chọn đáp án phù hợp nhất và đại diện trình bày kết quả.

? Chọn câu a hay b ở VD 2 để điền vào dấu 3 chấm? Vì sao?

- Câu b: vì nó giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn văn được tốt hơn. Chủ ngữ trong câu trước là Thuỷ (em tôi) ->

Hợp logic và dễ hiểu hơn khi tiếp tục nói về Thuỷ

? Qua ví dụ trên, hãy cho biết tác dụng của việc chuyển câu chủ động thành câu bị động?

- Thay đổi cách diễn đạt, tránh lặp mô hình câu và liên kết các câu trong đoạn.

* HS chuyển các câu sau và so sánh 1. Thầy giáo/phạt học sinh.

-> HS bị thầy giáo phạt.

* Giống: cùng nói về việc phạt mà chủ thể hành động

“phạt” là thầy giáo và người chịu tác động là học sinh ->

nội dung tương ứng

* Khác: về chủ đề (câu 1: nói về thầy; câu 2: Học sinh) 2. Nó rời sân ga.

Nó vào nhà. không đổi thành câu bị động được Nhà gần hồ. => tuỳ thuộc vào văn cảnh

* HS đọc ghi nhớ

...

...

Hoạt động 3 (12’)

- Mục tiêu học sinh vận dụng lí thuyết để làm bài tập - PP nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận

- KT động não, chia nhóm

- Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo

được hành động khác hướng đến (đối tượng của hành động) -> câu bị động

2. Ghi nhớ 1- sgk

II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu.

- Chọn câu b vì nó giúp liên kết câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.

* Lưu ý:

- Nội dung biểu thị của câu chủ động và bị động đồng nhất với nhau.

- Không phải mọi câu chủ động đều biến đổi thành câu bị động được.

2. Ghi nhớ 2 sgk (58)

III. Luyện tập

(3)

- Cách tiến hành Bài 1

- Gv chia lớp 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận bài tập trong sgk (3’)

- Các nhóm thảo luận, đại diện trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét.

- Gv sửa chữa, bổ sung, chốt.

Bài tập vận dụng

Đặt 2 câu chủ động rồi biến đổi thành câu bị động

1. BT 1 (58): Câu bị động - Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê

- Tác giả “Mấy vần thơ” liền được...thi sĩ

* Tránh lặp lại kiểu câu, tạo liên kết câu

2. BT 2: Đặt 2 câu chủ động rồi biến đổi thành câu bị động

- Cô giáo khen Lan.

-> Lan được cô giáo khen.

- Cơn bão làm cho khu vườn tan hoang.

-> Khu vườn bị cơn bão làm cho tan hoang.

4. Củng cố (2’)

- Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Có phải trong bất cứ trường hợp nào cũng có thể chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động k? vì sao?

5. Hướng dẫn về nhà (2’)

- Học bài, tập viết đoạn văn có câu chủ động và câu bị động.

+ Đặt câu có sử dụng câu chủ động chuyển thành câu bị động và ngược lại

+ Tìm trong các đoạn trích các văn bản trong SGK có sử dụng câu chủ động, em sẽ chuyển thành câu bị động.

- Ôn tập lại toàn bộ phần tiếng Việt đã học trong chương trình kì II (rút gọn câu, câu đặc biệt, thêm trạng ngữ cho câu, chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động).

+ Ôn tập lí thuyết + Đặt câu

+ Viết đoạn văn theo chủ đề

+ Chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra 45’ phần tiếng Việt.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

...

Duyệt ngày…./…/2018 Tổ trưởng

Nguyễn Thị Bích

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

B.Phân tích cho Hà thấy việc làm của Hoa thể hiện bạn quan tâm và sống chan hòa với mọi người, biết giúp đỡ người khác, việc làm đó cần phải được nêu gương trước tập

- Vì suy nghĩ và việc làm của H cho thấy bạn chưa có đức tính tự tin trong học tập, mà đó là biểu hiện của sự nhút nhát, thụ động, thiếu tính tự tin, thiếu tinh thần tham

Câu 14: Ý kiến nào sau đây đúng về tôn trọng và học hỏi các dân tộc khácC. Chỉ những nước kinh tế phát triển mới đáng

Trong buổi thảo luận chủ đề về học tập, các bạn lớp 9A tranh nhau phát biểu ý kiến.. Mạnh dạn suy nghĩ tìm cách làm bài tập

Nguyªn nh©n chÝnh lµ do viÖc lµm cña con ng êi t¸c

Câu 1/ Hành vi nào sau đây thể hiện lối sống chưa chan hòa với mọi người a.. Vui vẻ, cởi mở với

Dựatrên định nghĩa về MO và tổng kết lý thuyết, công tác MO trong nghiên cứu này được hiểu như sau: “Công tác MO được định nghĩa là tập hợp các hoạt động và hành vi cần thiết

Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn nói về một Viết một đoạn văn ngắn nói về một người do có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua người do có ý chí, nghị lực nên đã vượt