• Không có kết quả nào được tìm thấy

Mức độ biết: Câu 1: Đặc điểm của giống thuần chủng là A

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Mức độ biết: Câu 1: Đặc điểm của giống thuần chủng là A"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGÂN HÀNG CÂU HỎI SINH 9 CHƯƠNG: THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN.

Mức độ biết:

Câu 1: Đặc điểm của giống thuần chủng là A. dễ gieo trồng B. có khả năng sinh sản mạnh.

C. có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước.

D. nhanh tạo ra kết quả trong thí nghiệm.

Câu 2: Biến dị tổ hợp được tạo ra nhiều ở hình thức sinh sản nào?

A. Hữu tính B. Sinh sản sinh dưỡng C. Vô tính. D. Nảy chồi.

Câu 3: Trong chu kì tế bào sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở kì nào?

A. Kì cuối B. Kì giữa C. Kì sau. D. Kì trung gian.

Câu 4: Thể đồng hợp là kiểu gen chứa A. cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau.

B. cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau.

C. nhiều gen tương ứng giống nhau.

D. 3 gen tương ứng khác nhau.

Câu 5: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1

A. phân li theo tỉ lệ 1 : 1. C. đồng tính

B. phân li theo tỉ lệ 3 : 1. D. phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.

Câu 6. Tính trạng là gì?

A. Những biểu hiện của kiểu gen thành kiểu hình.

B. Các đặc điểm bên trong cơ thể sinh vật.

C. Kiếu hình bên ngoài cơ thể sinh vật.

D. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý, sinh hóa, di truyền... bên ngoài, bên trong cơ thể, mà nhờ đó sinh vật phân biệt giữa cá thể này với cá thể khác.

Câu 7. Thế nào là tính trạng tương phản ?

A. Các tính trạng cùng một loại nhưng biểu hiện trái ngược nhau.

B. Những tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng, C. Các tính trạng khác biệt nhau.

D. Tính trạng do một cặp alen quy định.

Câu 8. Tính trạng trội là tính trạng A. xuất hiện ở F2 với tỉ lệ 3/4

B. biểu hiện ở cá thể đồng hợp trội hay dị hợp.

C. có thể trội hoàn toàn hoặc trội không hoàn toàn.

D. luôn luôn biểu hiện ở F1

Câu 9. Tính trạng lặn là tính trạng A. bị tính trạng trội lấn át.

B. không được biểu hiện ở F1

C. được biểu hiện ở kiểu gen đồng hợp lặn.

D. xuất hiện ở F2 với tỉ lệ 1/4 Câu 10. Dòng thuần là dòng

A. mang tất cả các cặp gen đồng hợp.

B. đồng hợp về kiểu gen và cùng biểu hiện 1 kiểu hình, C. mang các cặp gen đồng hợp trội.

D mang các cặp gen đồng hợp lặn.

(2)

Mức độ hiểu

Câu 1: Để xác định độ thuần chủng của giống cần thực hiện phép lai nào ? A. Lai với cơ thể đông hợp trội. B. Lai với cơ thể dị hợp.

C. Lai phân tích . D. Lai hai cặp tính trạng.

Câu 2. Ở thực vật, ngoài phép lai phân tích còn có phương pháp nào khác để phân biệt kiểu gen của cá thể đồng hợp trội và dị hợp?

A. Tự thụ phấn. B. Lai xa.

C. Lai thuận nghịch. D. Quan sát bằng kính hiển vi

Câu 3: Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ:

A. 3A:1a. B. 2A:1a. C. 1A:1a. D. 1A:2a.

Câu 4: Theo Menđen, các tổ hợp nào sau đây đều biểu hiện kiểu hình trội?

A. AA, aa. B. Aa, aa. C. AA, Aa. D. BB, aa.

Câu 5: Hình thức sinh sản tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở sinh vật là sinh sản

A. vô tính. B. hữu tính. C. sinh dưỡng. D. nảy chồi.

Câu 6: Kiểu gen nào tạo được một loại giao tử?

A. AaBB. B. Aabb. C. AABb. D. AAbb.

Vận dụng thấp:

Câu 1: Vì sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loại đậu Hà lan?

+ Cây đậu Hà lan tự thụ phấn nghiêm ngặt nên dễ tạo dòng thuần chủng.

+ Dễ tiến hành lai giữa các cặp bố mẹ theo mong muốn. Nếu các thế hệ giao phấn ngẫu nhiên thì khó có thể ngăn cản sự phát tán hạt phấn giữa các cá thể làm cho phép lai không có kết quả chính xác.

Câu 2: Những định luật của Menđen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không?

Các định luật di truyền của Menđen còn áp dụng cho nhiều loài sinh vật khác. Vì mặc dù thường tiến hành thí nghiệm trên đậu Hà lan, nhưng để có thể khái quát thành định luật Menđen phải lập lại các thí nghiệm đó trên nhiều đối tượng khác nhau và khi các kết quả thu được đều cho thấy ổn định ở nhiều loài khác nhau. Menđen mới dùng toán thống kê để khái quát định luật.

Câu 3: Vì sao nói phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen là một phương pháp độc đáo?

- Chọn đối tượng là đậu Hà lan: tự thụ phấn nghiêm ngặt, dễ tạo dòng thuần, thời gian sinh trưởng ngắn ( 3 tháng), có nhiều tính trạng tương phản dẫn đến dễ theo dõi kết quả.

- Phương pháp phân tích cơ thể lai:

+Tạo các cơ thể thuần chủng.

+Lai các cơ thể thuần chủng đối lập nhau về từng cặp tính trạng.

+Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng trên con cháu của từng cặp bố mẹ.

+Dùng toán thống kê phân tích số liệu thu được, rút ra quy luật di truyền.

+Việc tìm ra phép lai phân tích để kiểm tra tính thuần chủng của giống lai cũng là điểm đặc biệt trong phương pháp của Men đen.

Vận dụng cao:

(3)

Câu 1: Cho cà chua thuần chủng quả đỏ lai với cà chua quả vàng, thu được F1. Tiếp tục cho cây F1

giao phấn với nhau thu được F2.

a. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2?

b. Nếu cho F1lai phân tích thì kết quả thu được như thế nào?

( Biết rằng tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng ).

Đáp án: a. Gọi gen A : quả đỏ, gen a : quả vàng Quả đỏ thuần chủng có kiểu gen: AA

Quả vàng thuần chủng có kiểu gen: aa

P : AA x aa G: A a

F1: Aa ( toàn quả đỏ) GF1: A, a A, a F2: 1AA : 1Aa : 1aa Vậy F2 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng.

b. F1 lai phân tích: P: Aa x aa G: A, a a F: 1Aa : 1aa.

( 1 quả đỏ : 1 quả vàng ) .

Câu 2: Cho Đậu Hà lan thuần chủng thân cao lai với thân thấp, thu được F1. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thu được F2.

a. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2?

b. Nếu cho F1lai phân tích thì kết quả thu được như thế nào?

( Biết rằng tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp ).

a. Gọi gen A : thân cao, Gen a : thân thấp Thân cao thuần chủng có kiểu gen: AA Thân thấp thuần chủng có kiểu gen: aa

P : AA x aa G: A a

F1: Aa ( toàn đậu thân cao) GF1: A, a A, a F2: 1AA : 1Aa : 1aa

Vậy F2 có tỉ lệ kiểu hình là 3 thân cao : 1 thân thấp.

b. F1 lai phân tích: P: Aa x aa G: A, a a F: 1Aa : 1aa.

( 1 thân cao : 1 thân thấp ) ---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Thí nghiệm : Lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản. * Phân tích kết

b) Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của Đội ta... Đọc các

Hậu quả của sóng thần : chúng có thể quăng những con tàu lớn lên bờ, phá hủy nhà cửa và cuốn cả người và vật ra biển.. 3 điểm 1 đ 1

Tất cả thí sinh đã đăng kí dự thi tuyển sinh sau đại học của Trường Đại học Y Hà Nội (dù có đến Trường nộp hồ sơ chính thức hay không) hoặc người đại diện thí sinh đến

- Làm quen với việc ghi lại các kết quả có thể xảy ra trong một số trò chơi, thí nghiệm đơn giản (ví dụ: ở trò chơi tung đồng xu thì có hai kết quả ứng với mặt của đồng

Câu 8 (0,3 điểm): Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menden, khi lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng có hạt vàng, vỏ trơn với cây hạt xanh, vỏ nhăn thì kiểu hình

cho thấy các thời điểm phun GA 3 khác nhau trong thí nghiệm có ảnh hưởng tương tự nhau tới số lượng quả trên cây của cam Sành.. Các nồng độ phun GA 3 có ảnh

Do sự phân ly đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp.. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp