• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:...

Ngày giảng:...

Tiết: 4 Bài 4 : BẢO VỆ HOÀ BÌNH

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- HS hiểu được thế nào là hòa bimh và bảo vệ hòa bình.

- Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hòa bình.

- Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới.

- Nêu được các biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hàng ngày.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài học:

- Tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình, chiến tranh do trường, lớp, địa phương tổ chức.

- Biết cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách hoà nhã, thân thiện.

* Kĩ năng sống: Kĩ năng xác định giá trị hòa bình, kĩ năng giao tiếp thể hiện văn hóa hòa bình trong các mối quan hệ hàng ngày, kĩ năng tư duy phê phán và tìm kiếm thông tin…

3. Thái độ

- Yêu hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa.

- Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh 4.

Phẩm chất, năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm - Năng lực:

+ Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lí, hợp tác, giao tiếp, năng lực thẩm mĩ.

- Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội; năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước.

* Tích hợp QPAN: Ví dụ chứng minh có môi trường hòa bình mới phát triển kinh tế để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

II. Tài liệu và phương tiện

- GV: Tranh ảnh, thơ, báo, bài hát về chiến tranh, hoà bình.

- HS: Nghiên cứu bài học.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận, Nêu và giải quyết vấn đề.

- Kỹ thuật dạy học: Động não; bày tỏ thái độ IV. T iến trình bài dạy

(2)

1.

Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ

Nêu tác dụng của dân chủ và kỉ luật ? cần rèn luyện tính dân chủ và kỉ luật như thế nào?

Bài tập: những câu tục ngữ sau, câu nào nói về tính kỉ luật:

a. Ao có bờ, sông có bến.

b. Ăn có chừng, chơi có độ.

c. Nước có vua, chùa có bụt.

d. Đất có lề, quê có thói.

e.Tiên học lễ, hậu học văn 3. Bài mới:

* Hoạt động khởi động - Thời gian: 2 phút

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Trực quan, thuyết trình

- Kĩ thuật: Động não

- GV cho học sinh xem video về hậu quả nặng nề mà chiến tranh để lại, tạo cảm xúc cho học sinh bước vào bài học.

* Hoạt động hình thành kiến thức (25 phút)

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặt vấn đề .

* MT: Nắm được nội dung ý nghĩa 4 thông tin.

* NL: Phân tích, đánh giá, thể hiện thái độ.

* Cách tiến hành: sdpp thảo luận, đvđ.

HS đọc thông tin trong SGK .

? Em có suy nghĩ gì khi đọc các thông tin và xem các bức ảnh trong SGK .

-Sự tàn khốc của chiến tranh. GiḠtrị của hoà bình.

Sự cần thiết phải đẩy lùi chiến tranh và bảo vệ hoà bình.

? Chiến tranh đã gây hậu quả gì cho con người?

- Chiến tranh TG I làm 10 triệu người chết - Chiến tranh TG II làm 60 triệu người chết.

? Chiến tranh đã gây hậu quả gì cho trẻ em?

- Hs dựa vào số liệu trong SGK trả lời.

? Cần phải làm gì để ngăn chặn chiến tranh và bảo vệ hoà bình?

Gv: Nhân loại ngày nay đang đứng trước vấn đề nóng bỏng có liên quan đến cuộc sống của mỗi dân tộc cũng như toàn nhân loại. Đó là bảo vệ hoà bình

I.Đặt vấn đề

*Nhận xét: Chiến tranh đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề về người và của cho mọi người vì vậy chúng ta cần

(3)

chống chiến tranh. Học sinh chúng ta cần hiểu rõ hoà bình đối lập với chiến tranh, thế nào là cuộc chiến tranh phi nghĩa, chính nghĩa.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học

* MT: HS hiểu được thế nào là hòa bimh và bảo vệ hòa bình; Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hòa bình; Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới; Nêu được các biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hàng ngày.

* NL: Độc lập tư duy, lựa chọn và chia sẻ thông tin, hình thành thái độ.

* Cách tiến hành: sdpp đặt vấn đề, thảo luận

? Thế nào là hoà bình?

Gv chốt lại . Thảo luận nhóm

? Nêu sự đối lập của hòa bình và chiến tranh?

- Cử đại diện nhóm trả lời, cả lớp theo dõi nhân xét bổ sung.

Gv đưa ra đáp án:

Hoà binh Chiến tranh

Đem lại cuộc sống bình yên, tự do.

Nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

Là khát vọng của loài người.

Gay đau thương, chết chóc.

Đói nghèo, bệnh

tật, không được học hành. thành phố, làng mạc, nhà máy bị tàn phá.

Là thảm hoạ của loài người.

GV ? Thế nào là bảo vệ hoà bình?

Gv chốt lại.

Thảo luận

? Em hãy phân biệt chiến tranh phi nghĩa và chính nghĩa?

-Cử đại diện lên làm cả lớp theo dõi bổ sung.

Gv đưa ra đáp án.

Chiến tranh chính nghĩa Chiến tranh phi nghĩa Tiến hành đấu tranh

chống xâm lược.

Bảo vệ độc lập tự do.

Bảo vệ hoà bình.

Gây chiến tranh giết người, cướp của.

Xâm lược đất nước khác.

Phá hoại hoà bình.

? Nhân loại nói chung và dân tộc ta nói riêng phải làm gì để bảo vệ hoà bình?

phải bảo vệ hòa bình và ngăn chặn chiến tranh

II.Nội dung bài học

1. Thế nào là hoà bình?

- Là không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.

- Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, giữa con người với con người

- Là khát vọng của toàn nhân loại.

2. Thế nào là bảo vệ hoà bìn

- Giữ cuộc sống bình yên.

- Dùng thương lượng đàm phán để giải quyết mâu thuẫn.

- Không để xảy ra chiến tranh, xung đột.

3. Chúng ta phải làm gì?

(Đọc thêm)

(4)

Gv nhận xét rút ra nội dung chính.

phát phiếu học tập: những hoạt động nào sau đây bảo vệ hoà bình và chống chiến tranh:

a. đấu tranh ngăn ngừa chiến tranh và chiến tranh hạt nhân.

b. xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.

c. Giao lưu văn hoá giữa các nước với nhau.

d. quan hệ tổ chức thân thiện, tôn trọng giữa người với người.

* Hoạt động 3: luyện tập

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Thời gian: (10’)

GV: Hướng dẫn HS làm BT1,2 trang 16

III. Bài tập

Bài 1/16: a,b,d,e,h,i Bài 2/16: a,c

* Tích hợp QPAN: Muốn phát triển kinh tế để xây dựng và bảo vệ tổ quốc phải có môi trường hòa bình.

Sáng 21/5/2014, UBND tỉnh Đồng Nai đã thông báo, 131 doanh nghiệp Đài Loan bị tổn thất, chiếm 83% trong tổng số các doanh nghiệp bị thiệt hại trên địa bàn tỉnh trong vụ lợi dụng tuần hành phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam để kích động gây rối.

Vụ giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam, công nhân chỉ thể hiện lòng yêu nước trước hành động ngang ngược của Trung Quốc.

Bọn cầm đầu đã lợi dụng cuộc tuần hành để kích động và nhắm vào doanh nghiệp Đài Loan phá hoại.

Đài Loan đầu tư vào Việt Nam đã tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, góp phần to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Nhất định, kẻ “giật dây”

cho những vụ phá hoại trên phải có thù oán với Việt Nam và Đài Loan.

* Hoạt động 4: Vận dụng (3 phút)

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Thời gian (3’)

- Vẽ tranh vì hoà bình;

- Viết thư, gửi quà ủng hộ nhân dân, trẻ em những vùng bị ảnh hưởng của chiến tranh.

- Tham gia diễn đàn tuổi trẻ Việt Nam với hòa bình.

- GV nhận xét, sửa chữa.

* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

(5)

- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Thời gian (3 phút)

- Em hãy tìm hiểu thêm những hoạt động ý nghĩa, những câu chuyện thể hiện khát khao mong muốn bảo vệ hòa bình trên thế giới.

- Sưu tầm các câu chuyện, tranh ảnh, báo chí, các hoạt động vì hoà bình.

4. Hướng dẫn học ở nhà - Học bài và làm các bài tập còn lại trong SGK.

- Xem trước bài 5 “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới”.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

K laïi m t caâu chuyeän em ñaõ nghe hay ñaõ ñoïc ca ngôïi ể ộ hoaø bình, choáng chieán tranh..

Nhưng tất cả đều đang sống trong một ngôi nhà chung là trái đất và có chung những việc phải làm. Đó là bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường sống, đấu tranh

Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh1.

Câu hỏi (trang 115 sgk Giáo dục công dân 12) thuộc nội dung Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia,

Hiệp ước Nhâm Tuất đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận quyền cai quản của thực dân Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa)

Em hãy tìm hiểu về môt số hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh do lớp em, trường em, nhân dân địa phương, nhân dân trong cả nước ta cũng như nhân dân các nước

định kẻ thù là chủ nghĩa PX, nhiệm vụ trước mắt là chống PX, đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập mặt trận nhân dân.... Tình

* Bài thơ kêu gọi mọi người hãy sống vì hòa bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc. * Bài thơ kêu gọi mọi người hãy sống vì hòa bình, chống