• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

TIẾT 4

BÀI 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH

I /MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1. Kiến thức:

- HS hiểu được giá trị của hoà bình và bảo vệ hòa bình.

- Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hòa bình.

- Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình..

- Giảm tải: Mục I đặt vấn đề hướng dẫn học sinh tự đọc;Mục 3 phần nội dung bài học k dạy

2. Kĩ năng:

- HS tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình chống chiến tranh do lớp, trường, địa phương tổ chức.

- HS biết cách cư xử với mọi người xung quanh hoà nhã thân thiện 3. Phẩm chất, năng lực:

* Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm

- HS biết sống thân thiện, nhân ái với mọi người; có trách nhiệm trong việc xây dựng bầu không khí hòa bình với mọi người xung quanh

* Năng lực cần đạt:

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực đặc thù: Điều chỉnh hành vi; phát triển bản thân

+ Sống hòa bình với mọi người ; lên án những hành vi gây xích mích, mâu thuẫn…

+ Tự rèn luyện lối sống hòa nhã, thân thiện

* Nội dung tích hợp:

- GD đạo đức: + Biết được giá trị của hòa bình, hậu quả của chiến tranh đối với cuộc sống con người.

+ Biết được sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.

+ Phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người.

+ Trách nhiệm của nhân loại nói chung và HS nói riêng trong việc ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình.

- GD kĩ năng sống: xác định giá trị, giao tiếp, tìm và xử lí thông tin, tư duy phê phán.

- AN QP: VD chứng minh có môi trường hòa bình mới phát triển kinh tế để xây dựng và bảo vệ tổ quốc

II. CHUẨN BỊ

* Giáo viên:

- SGK, SGV GDCD 9

-Tranh ảnh, các bài báo, bài thơ, bài hát về chiến tranh và hòa bình hay về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.

(2)

* Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi /sgk, sưu tầm tranh ảnh, các bài báo, bài thơ, bài hát về chiến tranh và hòa bình hay về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh; những tấm gương, ví dụ thực tế tham tham gia đẫu tranh vì một thế giới hào bình.

III PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp:

- Đàm thoạt, nêu vấn đề, nhóm, động não, nghiên cứu trường hợp điển hình, trực quan

2. Kĩ thuật dạy học

- Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, trình bày một phút, chia nhóm IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

*/Ổn định tổ chức:

Kiểm tra sĩ số: 9A:...

*/Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi:

? Thế nào là dân chủ, kỉ luật? Ý nghĩa của dân chủ, kỉ luật?

? Em hãy kể lại một việc làm thể hiện tính dân chủ, kỉ luật? Để thực hiện tốt dân chủ, kỉ luật ta cần phải làm gì?

Gợi ý: * Dân chủ là mọi người được làm công việc của tập thể, xã hội, mọi người phải được biết, được bàn bạc, thực hiện và giám sát những công việc chung có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.

- Kỉ luật là tuân theo những qui định chung của cộng đồng, của tổ chức xã hội, nhằm tạo sự thống nhất hánh động để đạt hiệu quả cao trong công việc.

* Ý nghĩa :

- Thực hiện tốt dân chủ, kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí hành động của mọi người, tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng được mối quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc.

*Trách nhiệm của công dân:

- Mọi người cần tự giác chấp hành kỉ luật. Cán bộ, lãnh đạo, các tổ chức xã hội phải tạo điều kiện để mọi người phát huy dân chủ.

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

* Mục đích:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp

- Tạo tình huống có vấn đề để dẫn vào bài.

- Hình thành năng lực tư duy và năng lực cảm thụ, năng lực hợp tác và kĩ năng trình bày ván đề.

* Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp: động não, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật: trình bày một phút

*Thời gian: 2 phút

* Cách thức tiến hành:

GV chiếu 1 đoạn video bài hát “ Em như chim câu trắng” của nhạc sĩ Trần Ngọc.

? Nội dung bài hát nói lên điều gì ?

(3)

HS: Bồ câu là biểu tượng của hòa bình, mong muốn được hòa bình.

GV: Vậy hòa bình là gì, vì sao lại bảo vệ hòa bình, và chúng ta làm gì để bảo vệ hòa bình, tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu vấn đề đó.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Phân tích thông tin của phần đặt vấn

đề

Hoạt động 2: Nội dung bài học

*Mục đích:

- HS hiểu được thế nào là hòa bình

- HS thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ hòa bình trên thế giới hiện nay.

- Hình thành năng lực tự tin, hợp tác, giao tiếp, kĩ năng trình bày…

* Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Phương pháp: động não, trải nghiệm và khám phá - Kĩ thuật dạy học: giao nhiệm vụ, trình bày một phút

*Thời gian: 10 phút

* Cách thức tiến hành: Giáo viên cho học sinh thảo luận để tìm ra vấn đề nội dung bài học.

- GV chia lớp làm 6 nhóm theo dãy bàn thảo luận trả lời 3 câu hỏi trong thời gian 3 phút.

- Các nhóm thảo luận trả lời nhận xét chéo, đánh giá lẫn nhau.

- GV chốt đưa ý kiến đáp án đúng trên máy chiếu và rút ra nội dung bài học.

Câu 1 ( nhóm 1 + 2) : Nêu sự đối lập giữa hòa bình với chiến tranh ?

Hòa bình Chiến tranh - Đem lại cuộc sống bình

yên, tự do

- Nhân dân được no ấm , hạnh phúc.

- Là khát vọng của loài người.

- Gây đau thương, chết chóc.

- Đói nghèo, bệnh tật, không được học hành.

- Thành phố, làng mạc, nhà máy bị tàn phá.

- Là thảm họa của loài người.

? Qua việc so sánh, em hiểu hòa bình là gì ? - Học sinh trả lời

- GV chốt kiến thức như bảng chính

I. ĐẶT VẤN ĐỀ (HS TỰ ĐỌC)

II.NỘI DUNG BÀI HỌC :

1. Khái niệm:

- Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới, giữa con người với con

(4)

C âu 2 ( Nhóm 3 + 4 ) : Em hãy phân biệt cuộc chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa ?

Chiến tranh chính nghĩa Chiến tranh phi nghĩa - Tiến hành đấu tranh

chống xâm lược

- Bảo vệ độc lập, tự do.

- Bảo vệ hòa bình

- Gây chiến tranh, giết người, cướp của.

- Xâm lược đất nước khác.

- Phá hoại hòa bình.

? Biểu hiện hòa bình trong cuộc sống hằng ngày ?( Kĩ năng giao tiếp thể hiện lối sống văn hóa )

- Học sinh trả lời

- GV chốt như bảng chính

? Vì sao phải bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh -Học sinh trả lời => GV chốt kiến thức

? ( Kĩ năng xác định giá trị )

Nhấn mạnh : Chiến tranh chỉ đem lại đau thương chết chóc, đói khát, thảm họa, còn hòa bình mang lại cuộc sống thanh bình, hạnh phúc ấm no, học tập …

Câu 3 ( nhóm 5 + 6 ) : Cách bảo vệ hòa bình vững chắc là gì ?

(Cách bảo vệ hòa bình - Học sinh đưa ra các ý kiến

=> GV chốt đánh giá.

- Xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hữu nghị, hợp tác

người, là khát vọng của toàn nhân loại .

- Biểu hiện của bảo vệ hòa bình: Là giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột, giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang .

2. Ý nghĩa của việc bảo vệ hòa bình:

- Vì hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người. Còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học gia đình li tán …

- Hiện nay chiến tranh xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới..

3.Trách nhiệm của công dân:

- Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình.

- Lòng yêu hòa bình thể hiện mọi lúc, mọi nơi,

(5)

các quốc gia

- Đấu tranh chống xâm lược bảo vệ độc lập tự do.)

? Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của ai ?Chúng ta phải làm gì để bảo vệ hòa bình ?

- Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, các dân tộc và của toàn nhân loại.

- Ý thức bảo vệ hòa bình, lòng yêu hòa bình cần được thể hiện ở mọi lúc mọi nơi, trong các mối quan hệ và giao tiếp hàng ngày giữa con người với con người.

* Tích hợp giáo dục quốc phòng: Ví dụ chứng minh có môi trường hòa bình mới phát triển kinh tế để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

VD: Nếu đất nước hòa bình phát triển thịnh vượng thì các nước sẽ đầu tư vốn phát triển kinh tế.

GV mở rộng: Nhiều nước hiện nay trên thế giới nhận định rằng : “Không có một nước nào như nước Việt nam liên tiếp chống chiến tranh suốt ngàn thế kỉ và cũng không có dân tộc nào như dân tộc Việt Nam có cách đánh sáng tạo mưu trí” đó là một lính Mĩ đã nhận xét .

? Với thành quả đã giành lại được dân tộc ta vẫn luôn làm gì ? (Kĩ năng giao tiếp văn hóa )

- Kiên quyết bảo vệ nền độc lập, hào bình của dân tộc.

? Hãy chứng minh việc làm trên ?

HS: Mĩ đánh Irac Việt Nam lên tiếng phản đối.( Giáo dục thái độ )

? Để bảo vệ hòa bình, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải làm gì? (Giáo dục đạo đức) HS: Đi bộ vì hòa bình.

- Viết thư cho bạn bè quốc tế những vùng có chiến tranh.

- Cư xử thân thiện với bạn bè, và mọi người xung quanh một cách thân thiện.

- Có ý thức tìm hiểu, tôn trọng văn hóa các dân tộc và các quốc gia…

GV cho HS liên hệ bản thân, lớp, trường.

giữa con người với con người .

- Tham gia đấu tranh vì hòa bình và công lí trên thế giới.

3 HOẠT ĐỘNG 3.LUYỆN TẬP + VẬN DỤNG:

*Mục đích:

- Học sinh vận dụng làm các bài tập trong SGK 16 - Hình thành năng lực tự tin, hợp tác, giao tiếp, kĩ năng trình bày…

*Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Phương pháp:động não, neeu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật dạy học: giao nhiệm vụ, trình bày một phút

*Thời gian: 8 phút

III.BÀI TẬP :

(6)

* Cách thức tiến hành: Giáo viên cho học sinh nắm được yêu cầu từng bài tập trong SGK rồi làm.

GV chiếu nội dung yêu cầu học sinh xác định nội dung bài tập 1

? Em hãy cho biết những hành vi sau đây biểu hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hằng ngày?

GV cho HS làm bài tập SGK – hoạt động cặp đôi chia sẻ 2 phút

Gv gọi HS khác nhận xét => GV chốt đánh giá.

GVgọi học sinh xác định nhiệm vụ bài tập 2

? Em có tán thành từng ý kiến dưới đây không?

- Học sinh hoạt động cặp đôi trả lời - Học sinh khác nhận xét

- GV chốt ý kiến

a.Mọi người đều có quyền được sống trong hòa bình.

Đồng ý vì hòa bình là khát vọng của toàn nhân loại, ai cũng có quyền được sống trong hòa bình, hạnh phúc.

b. Chỉ có các nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh.

Không đồng ý vì: Tất cả các nước trên thế giới từ nước nhỏ đến nước lớn đều có thể chung tay đoàn kết góp sức giữ gìn, bảo vệ hòa binhg, ngăn chặn các cuộc chiến tranh phi nghĩa trên thế giới.

c. Bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại.

- Đồng ý: Vì đây là trách nhiệm chung của mọi công dân trên toàn thế giới.

- Ủng hộ nhân dân Cu-ba vượt qua khó khăn trước âm mưu cấm vận của Mĩ.

Nối các ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp

Cột A Cột B

1.Tiến hành đấu tranh chống xâm lược nhằm bảo vệ độc lập, tự do, chủ quyền lãnh thổ.

a.Hòa bình

2.Mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc là khát vọng của toàn nhân loại.

b.Chiến tranh chính nghĩa 3. Gây chiến tranh xâm lược, cướp c. Chiến tranh

1.Bài tập 1 SGK 16 Cho biết những hành vi biểu hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hằng ngày

- Đáp án : a, b, d, e, h, i, là biểu hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.

2. Bài tập 2: Tán thành ý kiến, giải thích

a.Đồng ý

b.Không đồng ý

*Bài thêm

(7)

bóc tài nguyên, phá hoại nền độc lập các nước.

phi nghĩa

? Em hãy cùng các bạn trong nhóm lập kế hoạch và thực hiện một hoạt động bảo vệ hòa bình?

GV hướng dẫn HS lập kế hoạch:

- Tên hoạt động:

- Thời gian - Địa điểm

- Người tham gia

- Nội dung, hình thức hoạt động - Ý nghĩa của hoạt động.

Gv yêu cầu các nhóm thảo luận lập kế hoạch trên rồi báo cáo.

- Các nhóm trao đổi chéo => GV chốt

4. Bài tập 4: SGK 16

GV chiếu video 1 đoạn phim vedeo về đại thắng mùa xuân 1975

? Em có suy nghĩ gì về chiến thắng mùa xuân năm 1975 thống nhất đất nước - Chiến thắng oanh liệt nhất đi đến thống nhất đất nước hai miền Nam Bắc sum họp một nhà sau bao năm trời đấu tranh gian khổ của dân tộc Việt Nam.

* Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau Bài cũ:

- Học bài, làm bài tập/ sgk.

- Sống thân thiện với mọi người và yêu chuộng hoà bình.

Bài mới:

- Đọc bài 5,6:

- Chú ý: Sưu tầm tư liệu về tình hữu nghị của thiếu nhi và nhân dân ta với thiếu nhi và nhân dân thế giới. Tìm hiểu mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới đặc biệt gần đây với các nước khu vực Trung Đông.

- Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời phần gợi ý SGK trang 17,18.

- Xem phần nội dung bài học, bài tập và tư liệu tham khảo SGK trang 18,19.

5: Rút kinh nghiệm:

- Kế hoạch và tài liệu dạy học:………...

- Tổ chức hđ học cho học sinh:………

- Học sinh học tập:………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trước sự xâm lược của thực dân Pháp nhân dân miền Bắc đã ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân.. miền Nam như

* MT: HS hiểu được thế nào là hòa bimh và bảo vệ hòa bình; Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hòa bình; Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa

Là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, nhân dân Việt Nam luôn sát cánh cùng nhân dân tiến bộ trên thế giới trong việc bảo vệ hòa bình, chống

bình trong cách sống và ứng xử hằng ngày; đồng thời tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.. *Bác Hồ và những bài học

K laïi m t caâu chuyeän em ñaõ nghe hay ñaõ ñoïc ca ngôïi ể ộ hoaø bình, choáng chieán tranh..

Vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi dùng kit Globin Strip ssay để xác định đột biến gen globin cho 3 nhóm đối tượng có khả năng mang gen bệnh

Nhưng tất cả đều đang sống trong một ngôi nhà chung là trái đất và có chung những việc phải làm. Đó là bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường sống, đấu tranh

Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh1.