• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
51
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 27 Ngày soạn: 24/3/2021

Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2021

TOÁN Tiết 131

:

Luyện tập I – MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung:

Giúp học sinh:

- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.

- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.

2.Mục tiêu của Hà Anh: HS thực hiện được một số phép tính đơn giản.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên 1 - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập.

- Gv nhận xét đánh giá.

2- Dạy bài mới (32’)

2.1, Giới thiệu bài: Trực tiếp

2.2, Hướng dẫn học sinh luyện tập SGK.

* Bài tập 1: SGK(139): Một con đà điểu khi cần có thể chạy được 5250m trong 5 phút. Tính vận tốc chạy của đá điểu.

- Gọi hs đọc đề bài.

- Yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Yêu cầu học sinh đổi vở kiểm tra chéo.

- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng phụ.

- Gv nhận xét, chốt lại cách tính vận tốc theo các đơn vị đo.

* Bài tập 2: SGK(140): Viết vào ô trống theo mẫu:

Hoạt động của học sinh Hoạt động của Hà Anh - 1 hs lên bảng làm bài tập 3

- SGK

- HS nhận xét

- 2 học sinh đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm trong SGK.

- 2 học sinh làm bài vào bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở.

- 2 Học sinh đổi chéo vở, nhận xét bài của bạn.

- 2 học sinh nhận xét, chữa bài.

Bài giải:

Vận tốc chạy của đà điểu là:

5250 : 5 = 1050 (m/phút) Đáp số: 1050

m/phút

HS thực hiện phép tính 550 : 5

(2)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu học sinh tự làm bài theo cặp.

- Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng nhóm.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

* Bài tập 3: SGK(140): Quãng đường AB dài 25km. Trên đường đi từ A đến B một người đi bộ 5 km rồi tiêp tục đi ô tô trong vòng nửa giờ thì đến B. Tính vận tốc của ô tô.

- Gọi hs đọc đề bài.

- Yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Yêu cầu học sinh đổi vở kiểm tra chéo.

- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng phụ.

- Gv nhận xét, chốt lại cách tính vận tốc theo các đơn vị đo.

* Bài tập 4: SGK(140) Một ca nô đi từ 6 giờ 30 phút đến 7 giờ 45 phút được quãng đường 30 km. Tính vận tốc của ca nô.

- Gọi hs đọc đề bài.

- Yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Yêu cầu học sinh đổi vở kiểm tra chéo.

- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng phụ.

- 1 học sinh đọc trước lớp.

- 2 học sinh ngồi cạnh nhau trao đổi, làm bài vào vở. 1 cặp học sinh làm bài vào bảng nhóm.

- 1 HS nhận xét, chữa bài.

s 130

km 147

km 210m 1014m t 4 giờ 3giờ 6giây 13phút v 32,5

km/h 49

km/h 35 m/

s 78

m/phút

- 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm trong SGK.

- 1 học sinh làm bài vào bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở ôli.

- 2 Học sinh đổi chéo vở, nhận xét bài của bạn.

- 2 học sinh nhận xét, chữa bài.

Bài giải

Quãng đường đi ô tô là:

25 – 5 = 20 (km) Vận tốc của ô tô là:

20 : 0,5 = 40 (km/giờ)

Đáp số: 40 km/giờ

- 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm trong SGK.

- 1 học sinh làm bài vào bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở

HS thực hiện phép tính 120 : 3; 240 : 6

HS thực hiện phép tính 25 – 5; 20 : 5

HS thực hiện phép tính 7giờ15 phút -

6giờ 30 phút

(3)

- Gv nhận xét, chốt lại cách tính vận tốc theo các đơn vị đo.

3, Củng cố dặn dò (3’)

? Nêu quy tắc và viết công thức tính vận tốc?

- GV nhận xét tiết học

- 2 Học sinh đổi chéo vở, nhận xét

- 1 học sinh nhận xét, chữa bài

Bài giải

Thời gian ca nô đi được 30km là

7 giờ 15 phút - 6 giờ 30 phút

= 1 giờ 15 phút 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ Vận tốc của ca nô đó là:

30 : 1,25 = 24 (km/giờ)

Đáp số: 24 km/giờ

- Muốn tính vận tốc la lấy quãng đường chia cho thời gian.

_____________________________________

Tập đọc

Tiết 53: TRANH LÀNG HỒ I – MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung:

- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng ca ngợi tự hào.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo.

2.Mục tiêu của Hà Anh: HS đọc được 1 đoạn của bài.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trong SGK.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của Hà Anh

(4)

1 - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hs đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi nội dung bài.

- Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu ?

- Qua bài văn, tác giả thể hiên tình cảm gì đối với một nét đẹp cổ truyền trong văn hóa của dân tộc ? - Gv nhận xét và đánh giá.

2 - Dạy bài mới (32’)

2.1, Giới thiệu bài : Trực tiếp 2.2, Luyện đọc và tìm hiểu bài a, Luyện đọc

- Gọi hs đọc toàn bài - GV chia đoạn: 3 đoạn Đ1: từ đầu ... và tươi vui.

Đ2: tiếp ... gà mái mẹ.

Đ3: còn lại .

- Gọi 3 HS đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- Gọi hs đọc phần chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc - GV cho HS giải nghĩa từ khó.

? Thế nào là tinh tế?

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo cặp

- GV nhận xét hs làm việc.

- Gọi hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu lưu ý giọng đọc toàn bài :

b, Tìm hiểu bài

- Gọi HS đọc đoạn 1,2

? Hãy kể tên 1 số bức tranh làng Hồ đã lấy đề tài trong cuộc sống?

- GV: Làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên khắc, vẽ tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ bao đời nay đã kế tục và phát huy truyền thống của

- 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời.

- Hội bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy ngày xưa.

- Tác giả thể hiện tình cảm trân trọng và tự hào với một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

- 1 Hs đọc.

- 3 Hs nối tiếp nhau đọc bài + Lần 1: HS đọc - sửa lỗi phát âm cho hs.

- 1 hs đọc chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ khó

- Tinh tế là kĩ càng, hoàn mỹ.

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.

- 1 hs đọc thành tiếng

- Lắng nghe tìm cách đọc đúng -1 HS đọc, lớp theo dõi

+ Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.

-Lòng biết ơn những nghệ sĩ tạo hình

HS lắng nghe bạn đọc

Luyện đọc theo cặp

(5)

làng.

? Nêu nội dung chính đoạn 1,2?

-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3

? Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?

? Tìm những từ ngữ ở 2 đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ?

?Tại sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ?

? Hãy nêu nội dung chính của đoạn 3?

? Hãy nêu nội dung chính của bài?

- GV chốt lại và ghi bảng: Ca ngợi biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo.

c, Đọc diễn cảm

- Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc toàn bài.

- Tổ chức cho hs đọc diễn cảm đoạn “ Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh... đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh, và vui tươi.”

- Lớp đọc thầm.

+ Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ rất đặc biệt: Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm nếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp được làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp "nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn".

+ Những từ ngữ: phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm, rất có duyên, kĩ thuật đạt tới sự trang trí tinh tế, là 1 sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc văn hoá của dân tộc trong hội hoạ.

+ Vì các nghệ sĩ đã đem vào cuộc sống 1 cái nhìn thuần phác, lành mạnh, hóm hỉnh, tươi vui. Những bức tranh làng Hồ với các đề tài và màu sắc gắn với cuộc sống của người dân VN.

- Kĩ thuật sự sáng tạo của tranh làng hồ.

- HS phát biểu, hs khác bổ sung.

Ca ngợi biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo - Hs nhắc lại

- 3 hs nối nhau đọc từng đoạn của bài. Cả lớp theo dõi.

+ Theo dõi GV đọc mẫu tìm cách đọc hay.

+ Từ ngày còn ít tuổi,/ tôi đã thích những tranh... đậm đà,/

lành mạnh,/ hóm hỉnh,/ và vui tươi.//”

+ 2 hs ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc theo cặp.

HS nhắc lại nội dung bài

(6)

+ Gv đọc mẫu.

? Nêu các từ ngữ nhấn giọng chỗ ngắt nghỉ?

+ Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.

- Gv nhận xét đánh giá.

3, Củng cố dặn dò (3’)

- GV hệ thống lại nội dung bài - Gv nhận xét tiết học

- Dặn dò

- 3 đến 5 tốp hs thi đọc, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất, nhóm đọc hay nhất.

- HS lắng nghe.

HS luyện đọc theo cặp

_____________________________________

Chính tả ( Nhớ - viết) Tiết 27: CỬA SÔNG I – MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung: Giúp học sinh

- Nghe - viết chính xác, đẹp đoạn thơ từ : Nơi biển … đến hết trong bài thơ Cửa sông.

- Tìm được các tên riêng trong hai đoạn trích SGK, củng cố khắc sâu quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài.

2.Mục tiêu của Hà Anh: HS chép được bài chính tả và viết 1 – 2 từ khó.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của Hà Anh 1- Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hs lên bảng viết các tên Ơ - gien Pô - chi – ê, Pi – e Đơ - gây – tê, Công xã Pa – ri, Chi – ca – gô.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2 - Bài mới (32’)

2.1, Giới thiệu bài: Trực tiếp 2.2, Hướng dẫn hs nghe - viết a, Tìm hiểu nội dung bài viết - Gọi hs đọc thuộc lòng đoạn

- 2 hs lên bảng viết, cả lớp viết ra nháp

- 2 hs đọc thành tiếng cho cả

HS viết từ Chi- ca-gô

HS đọc thầm

(7)

thơ.

? Cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào?

b, Hướng dẫn viết từ khó - GV yêu cầu hs viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả:

con sóng, nước lợ, nông sâu, đẻ trứng, tôm rảo, uốn cong, lưỡi sóng, lấp loá, núi non, ...

- Gọi học sinh nhận xét bạn viết trên bảng.

- GV nhận xét, sửa sai cho hs.

C, Viết chính tả

- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận câu cho hs viết.

- GV đọc toàn bài cho học sinh soát lỗi.

d, Chấm, chữa bài

- GV yêu cầu 1 số hs nộp bài - Yêu cầu hs đổi vở soát lỗi cho nhau

- Gọi hs nêu những lỗi sai trong bài của bạn, cách sửa.

- GV nhận xét chữa lỗi sai trong bài của hs.

3,H/d làm bài tập chính tả.

* Bài tập 2: SGK(89): Tìm các tên riêng trong đoạn trích sau và cho biết các tên riêng đó được viết như thế nào?

- Gọi hs đọc yêu cầu và mẩu chuyện.

- Yêu cầu hs tự làm bài. Nhắc hs dùng bút chì gạch chân dưới các tên riêng đó.

- Gọi hs phát biểu.

- Gọi hs nhận xét câu trả lời và bài làm làm của hs.

- GV kết luận về lời giải đúng.

Tên riêng

lớp nghe.

+ Cửa sông là nơi biển tìm về với đất, nơi nước ngọt hoà lẫn nước mặn, nơi cá vào để trứng, tôm búng càng, nơi tàu ra khơi, nơi tiễn người ra biển.

- 3 hs lên bảng viết, cả lớp viết ra nháp.

- HS nhận xét bài trên bảng.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nghe và viết bài.

- Học sinh tự soát lỗi bài viết của mình.

- Những hs có tên đem bài lên nộp

- 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở soát lỗi cho nhau.

- Vài hs nêu lỗi sai, cách sửa.

- Hs sửa lỗi sai ra lề vở.

- 1 hs đọc thành tiếng.

- 2 hs làm bài trên bảng lớp, Hs làm bài cá nhân vào VBT.

- 2 hs nối tiếp nhau nêu các tên riêng và giải thích cách viết các tên riêng có trong bài.

- 1 hs nhận xét, chữa bài của bạn.

Giải thích cách viết

đoạn thơ GV yêu cầu

HS viết từ nước lợ

HS chép bài chính tả vào vở

HS đem bài lên nộp

HS đọc tên người, tên địa lí

trong bài

(8)

+ Tên người: Cri – xtô - phô - rô, Cô - lôm – bô, A – mê – gi – gô, Ve – xpu – xi,

Ten – sinh No – rơ - gay.

+ Tên địa lí: I – ta – li – a, Lo – ren, A – mê – ri – ca, Hi – ma – lay –a, Niu Di – lân.

+ Tên địa lí: Mĩ, ấn Độ, Pháp.

4, Củng cố dặn dò 3’

? Hãy nêu quy tắc viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài?

- GV hệ thống lại nội dung bài - GV nhận xét tiết học, chữ viết của hs.

- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.

Các tiếng trong 1 bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối.

- Viết giống như cách viết tên riêng VN (viết hoa chữ cái đầu của mỗi chữ), vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng âm theo âm Hán Việt

- Khi viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài ta viết hoa chư cái đầu cuẩ mỗi bộ phạn tạo thành tên đó.nếu tên riêng có nhiều bộ phân thì giữa các tiếng trong một bộ phận được nối với nhau bằng dấu gạch nối.

________________________________________

Ngày soạn: 24/3/2021

Thứ ba ngày 30 tháng 3 năm 2021

TOÁN Tiết 132: Quãng đường I – MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung:

Giúp học sinh:

- Biết cách tính quãng đường đi được của 1 chuyển động đều.

2.Mục tiêu của Hà Anh: HS thực hiện được một số phép tính đơn giản.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của Hà Anh 1 - Kiểm tra bài cũ 5’

- Gọi hs lên bảng trả lời câu hỏi

?Muốn tính vận tốc ta làm thế nào? Viết công thức tính vận tốc?

- GV nhận xét, đánh giá.

- 2 hs lên bảng

-HS dưới lớp viết công thức tính vận tốc ra vở nháp

HS nhắc lại công thức

(9)

2 - Dạy bài mới 32’

2.1.Giới thiệu bài.: Trực tiếp 2.2, Hình thành cách tính quãng đường của1 chuyển động đều.

a, Bài toán 1.

- GV nêu bài toán: Một ô tô đi trong 4 giờ với vận tốc 42,5km/giờ. Tính quãng đường đi được của ô tô.

? Em hiểu câu: vận tốc ô tô 42,5 km/ giờ như thế nào?

? ô tô đi trong thời gian bao lâu?

? Biết ôtô mỗi giờ đi được 42,5 km/ giờ và đi trong 4 giờ, em hãy tính quãng đường mà ôtô đi được?

- Gv yêu cầu hs trình bày bài toán.

? Tại sao lại lấy 42,5 4 ?

? 42,5 km/ giờ là là yếu tố nào của ô tô?

? 4 giờ là yếu tố nào của ô tô?

? Từ cách làm trên để tính quãng đường ô tô đi được làm thế nào - GV nêu các kí hiệu và yêu cầu hs viết công thức tính quãng đường

- Gv có thể giới thiệu: vì v = s : t -> s = v t

b, Bài toán 2

- Gv nêu nội dung bài toán: Một người đi xe đạp với vận tốc 12km/giờ trong 2 giờ 30 phút.

Tính quãng đường người đó đi được .

- Gọi HS đọc bài toán

- GV yêu cầu hs tóm tắt bài toán.

? Bài toán cho biết gì?

- 2 hs nêu lại trước lớp.

+ Tức là mỗi giờ ô tô đI được 42,5km.

+ Ô tô đi trong 4 giờ.

+ Quãng đường ôtô đi được là:

42,5 4 = 170 (km) Bài giải

Quãng đường ô tô đi được là:

42,5 4 = 170 (km) Đáp số: 170 km - Vì vận tốc ô tô cho biết trung bình cứ 1 giờ ô tô đi được 42,5 km mà ô tô đi được 4 giờ.

- Là vận tốc của ô tô - Là thời gian ô tô đã đi - Lấy vận tốc nhân với thời gian.

- Hs lắng nghe, 1 hs lên bảng viết cả lớp viết bài ra nháp.

S = v t

- 2 hs đọc cho hs cả lớp cùng nghe.

- 1 hs tóm tắt trước lớp:

- Một người đi xe đạp với

HS thực hiện phép tính 42,5 x 4 ra nháp

HS nhắc lại công thức

(10)

? Bài toán hỏi gì?

? Muốn tính quãng đường người đó đi được ta làm thế nào?

- Nhắc hs nhớ đổi thời gian thành đơn vị giờ, có thể viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân hoặc phân số đều được.

- Yêu cầu HS giải bài toán - GV nhận xét chốt lại

3. Hướng dẫn hs luyện tập SGK

* Bài tập 1: Một ca nô đi với vận tốc 15,2km/giờ. Tính quãng đường ca nô đi được trong 3 giờ.

- Yêu cầu hs đọc đề bài toán.

- GV yêu cầu hs làm bài.

- Gọi hs đọc bài làm của mình.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét, chữa bài.

* Bài tập 2: Một người đi xe đạp trong vòng 15 phút với vận tốc 12,6km/giờ. Tính quãng đường đi được của người đó.

- Yêu cầu hs đọc đề bài toán.

- GV yêu cầu hs làm bài.

- Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét, chữa bài.

* Bài tập 3: Một người đi từ A lúc 8 giờ 20 phút với vận tốc 42km/giờ, đến B lúc 11 giờ. Tính độ dài quãng đường AB.

vận tốc 12km/giờ trong 2 giờ 30 phút.

- Tính quãng đường người đó đi được

- Muốn tính quãng đường người đó đi được ta lấy vận tốc nhân với thời gian.

-HS thực hành giải bài toán Bài giải

2 giờ 30 phút = 2,5 giờ Quãng đường người đó đi

được là:

12 2,5 = 30 (km) Đáp số: 30km

- 1 HS đọc bài toán - Hs làm bài vào vở.

- 3 hs đọc bài làm của mình.

-1 hs nhận xét, chữa bài.

Bài giải

Quãng đường ôtô đã đi là:

15,2 3 = 45,6 (km) Đáp số: 45,6 km

- 1HS đọc bài toán - Hs làm bài vào vở.

- 2 hs đổi vở kiểm tra bài của bạn.

Bài giải 15phút = 0,25 giờ Quãng đường ôtô đã đi là:

12,6 0,25 = 3,15 (km) Đáp số: 3,15 km

- 1 học sinh đọc cho cả lớp

HS thực hiện phép tính

15,2 x 3

HS thực hiện phép tính 12,6 x

25

HS thực hiện phép tính

42 x 8 : 3

(11)

- Yêu cầu hs đọc đề bài toán.

- GV yêu cầu hs làm bài.

- Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét, chữa bài.

3, Củng cố dặn dò 3’

- Yêu cầu hs nêu lại cách tính quãng đường của 1 chuyển động đều.

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS

cùng nghe.

- Hs làm bài

- 2 hs đổi vở kiểm tra bài của bạn.

-1 hs nhận xét, chữa bài.

Bài giải:

Thời gian xe máy đi từ A đến B là:

11 giờ – 8 giờ 20 phút = 2giờ 40 phút

2 giờ 40 phút =

3 8 giờ Quãng đường từ A đến B là:

42 x

3

8 = 112 (km) Đáp số: 112 km -Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian

___________________________________________

Luyện từ và câu

Tiết 53: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG I – MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung:

Giúp học sinh

- Mở rộng và hệ thống hoá vốn Truyền thống trong những câu ca dao tục tục ngữ theo yêu cầu BT1.

- Điền đúng tiếng vào ô từ gợi ý của những câu ca dao tục ngữ.

- HS năng khiếu thuộc một số câu ca dao tục ngữ ở BT1, BT2.

2.Mục tiêu của Hà Anh: HS đọc được một số câu trong bài.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giấy khổ to

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của Hà Anh 1 - Kiểm tra bài cũ 5’

- Gọi hs lên bảng đặt câu có sử - 3 hs lên bảng đặt câu

(12)

dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.

- GV nhận xét, đánh giá cho hs.

2 - Dạy bài mới 32’

2.1, Giới thiệu: trực tiếp 2.2, Hướng dẫn hs luyện tập

* Bài tập 1: SGK(90): Kho tàng ca dao tục ngữ đã ghi lại nhiều truyền thống quý báu của dân tộc ta. Em hãy truyền thống nêu dưới đây bằng một câu ca dao hoặc tục ngữ:

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu hs hoạt động trong nhóm, thảo luận và hoàn thành bài tập. GV giao cho mỗi nhóm làm 1 ý trong bài.

- Gọi nhóm làm bài vào giấy khổ to dán lên bảng, đọc phiếu. Yêu cầu các nhóm khác bổ sung. Gv ghi nhanh lên bảng các câu tục ngữ, ca dao bổ sung.

- GV nhận xét, kết luận các câu tục ngữ, ca dao đúng.

VD:

-Thái sư Trần Thủ Độ là một vị quan. Ông là một vị quan nghiêm minh.

- 1 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

- 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi, thảo luận, viết kết quả thảo luận vào phiếu của nhóm mình (4 nhóm viết vào giấy khổ to).

- 4 nhóm báo cáo kết quả làm bài, cả lớp nhận xét, bổ sung.

a, Yêu nước

+ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh

b, Lao động cần cù

+ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ

+ Có làm thì mới có ăn, Không dưng ai dễ đem phần cho ai

C, Đoàn kết

+ Khôn ngoan đá đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

+ Một cây làm chảng lên non Ba cây chụm lại thành hòn núi cao

d, Nhân ái

+ Thương người như thể thương thân

+ Lá lành đùm lá rách + Máu chảy ruột mềm

HS đọc yêu cầu và nội dung bài

Thảo luận nhóm cùng bạn

(13)

* Bài tập 2: SGK(91): Mỗi câu ca dao tuc ngữ hoặc câu thơ dưới đây đều nói đến một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Hãy điền những tiếng còn thiếu trong các câu ấy vào các ô trống theo hàng ngang để giải ô chữ hình chữ S:

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- Tổ chức cho hs làm bài tập dưới dạng trò chơi hái hoa dân chủ theo hướng dẫn:

+ Mỗi hs xung phong lên bảng trả lời bốc thăm 1 câu ca dao hoặc câu thơ.

+ Đọc câu ca dao hoặc câu thơ.

+ Tìm chữ còn thiếu và ghi vào ô chữ.

+ Trả lời đúng 1 từ hàng ngang được nhận 1 phần thưởng.

+ Trả lời đúng ô hình chữ S là người đạt giải cao nhất.

- Tổ chức cho hs chơi.

- GV nhận xét tuyên dương

3, Củng cố, dặn dò 3’

- Hệ thống lại nội dung bài - Gv nhận xét tiết học - Dặn dò:

- Hs viết vào vở, mỗi truyền thống viết 4 câu.

- 1 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

- Nghe Gv hướng dẫn.

- Giải các câu tục ngữ, ca dao, thơ.

1, Cầu kiều 2, khác giống 3, núi ngồi 4, xe nghiêng 5, thương nhau 6, cá ươn 7, nhớ kẻ cho 8, nước còn 9, lạch nào

10, vững như cây 11, nhớ thương 12, thì nên 13, ăn gạo 14, uốn cây 15, cơ đồ 16, nhà có nóc

* Ô chữ hình chữ S : Uống nước nhớ nguồn

- HS lắng nghe

HS đọc lại từ câu 1 đến câu 5 sau khi các bạn đã điền đúng

Lắng nghe

__________________________________________- Đạo đức

Tiết 27: EM YÊU HOÀ BÌNH ( TIẾT 2) I – MUC TIÊU

1.Mục tiêu chung: Giúp HS :

- Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.

- Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.

(14)

- Yêu hoà bình tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường địa phương tổ chức.

- Biết được ý nghĩa của hoà bình

- Biết trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng.

2.Mục tiêu của Hà Anh: HS

* Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng xác định giá trị. Kĩ năng hợp tác với bạn bè . Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động bảo vệ hoà bình chống chiến tranh ở Việt Nam và trên thế giới. Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng về hoà bình và bảo vệ hoà bình.

*Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống: Bài 7: Nước không được chia: Trân trọng giá trị của hòa bình, thống nhất đất nước. Biến sự trân trọng đó thành hành động cụ thể.

*Giáo dục Quốc phòng & an ninh: Học sinh kể những hoạt động, việc làm thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giấy , màu để vẽ tranh. Băng dính, giấy, bút dạ bảng.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của Hà Anh 1 - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi:

? Thế nào là yêu hoà bình?

? Em đã làm gì để thể hiện tình yêu hoà bình của mình?

- GV nhận xét, đánh giá.

2 - Dạy bài mới (32’) 2.1, Giới thiệu: Trực tiếp 2.2, H/d học sinh hoạt động.

* Hoạt động 1: Triển lãm về chủ đề "Em yêu hoà bình".

*MT: HS biết được các hoạt động để bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.

* Cách tiến hành.

- Yêu cầu hs trưng bày kết quả đã sưu tầm và làm việc ở nhà.

- Căn cứ vào thể loại sản phẩm mà hs tìm được để chia lớp thành các góc:

+ Góc vẽ tranh về chủ đề hoà bình.

- 2 học sinh lần lượt nêu.

- Học sinh nhận xét.

- Các hs trưng bày các kết quả đã làm việc ở nhà.

+ Góc: giới thiệu một số hình ảnh yêu hòa bình.

+ Góc báo chí: Đọc cho cả lớp nghe.

+ Góc âm nhạc: Hát bài hát

(15)

+ Góc hình ảnh.

+ Góc báo chí.

+ Góc âm nhạc.

- Ở mỗi góc gv chọn 3 hs làm người phụ trách: nhận các sản phẩm và trình bày trong góc cho đẹp mắt. GV phát giấy tô ki, bút, băng dính, hồ cho mỗi góc. Các hs khác sẽ đưa sản phẩm đã sưu tầm được đến các nhóm, các góc để trưng bày.

- Sau khi đã hoàn thành sản phẩm Gv mời các trưởng góc lên giới thiệu sản phẩm ở góc của mình.

- Gv theo dõi hướng dẫn sau đó nhận xét sự chuẩn bị và làm việc của hs.

- GV: Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như cả nước đã tiến hành nhiều hoạt động để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.

* Hoạt động 2: Vẽ cây hoà bình.

*MT: Củng cố lại nhận thức về giá trị của hoà bình và những việc làm để bảo vệ hoà bình cho hs.

* Cách tiến hành.

- GV giới thiệu: Chúng ta sẽ xây dựng rễ cây hoà bình là các việc làm, hoạt động để giữ gìn, bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.

Hoa, quả và lá cây là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em nói riêng và mọi người nói chung.

- Yêu cầu vẽ cây hòa bình - Gọi 2 hs lên bảng vẽ.

- Gọi HS nhận xét.

- Gv nhận xét chốt lại.

- GvKL: Hòa bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và mọi người. Song để có được hoà bình, mỗi người chúng ta cần phải thể hiện tinh thần hoà

về hòa bình.

- Hs lắng nghe hướng dẫn.

- Các hs làm việc theo hướng dẫn của gv.

- Đại diện các trưởng nhóm giới thiệu về góc của mình.

- Hs lắng nghe.

- Hs vẽ cây hòa bình:

VD:

+ Đấu tranh chống chiến tranh.

+ Phản đối chiến tranh.

+ Giao lưu với các bạn bè thế giới

+ Kí tên phản đối chiến tranh xâm lược

+ Gửi quà ủng hộ nhân dân các vùng có chiến tranh.

- Đại diện từng nhóm giới thiệu về tranh của mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

(16)

bình trong cách sống và ứng xử hằng ngày; đồng thời tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.

*Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4.

? Em đang được sống trong một đất nước thống nhất. Chia sẻ với bạn những việc làm trong học tập và rèn luyện để góp phần bảo vệ sự thống nhất ấy?

- GV nhận xét – giáo dục HS biết trân trọng giá trị của hòa bình, thống nhất đất nước và hãy biến sự trân trọng đó thành hành động cụ thể như: cố gắng học thật giỏi, trở thành người có ích cho xã hội. Biết giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên...

3, Củng cố, dặn dò (3’)

? Để gìn giữ và bảo vệ nền hoà bình chúng ta cần phải làm gì?

*GDQP&AN:

?Em hãy kể những hoạt động, việc làm thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam

GV nhận xét tiết học, tuyên dương hs tích cực trong học tập.

- HS thảo luận theo nhóm 4 trả lời câu hỏi.

+ Đấu tranh chống chiến tranh. Phản đối chiến tranh.

Giao lưu với các bạn bè thế giới. Kí tên phản đối chiến tranh xâm lược. Gửi quà ủng hộ nhân dân các vùng có chiến tranh

- ...có ý thức học tập rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, sức khỏe để góp phần xây dựng đất nước. Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng nhau phát triển, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, Có ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên...

HS thảo luận nhóm 4

_________________________________________

Lịch sử

Tiết 27: LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA – RI

I – MỤC TIÊU

(17)

1.Mục tiêu chung:

Biết ngày 27 – 1 – 1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam:

+ Những điểm cơ bản của Hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; rút toàn bộ quan Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt nam; có trách nhiệm về hàn gắn về thương chiến tranh ở Việt Nam.

+ Ý nghĩa Hiệp định Pa-ri: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt nam tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.

*HS năng khiếu: Biết lí do Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam: thất bại nặng nề ở hai miền Nam – Bắc trong năm 1972.

2.Mục tiêu của Hà Anh: HS biết ngày 27 – 1 – 1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa- ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam:

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình minh hoạ trong SGK.

- Phiếu học tập.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của Hà Anh 1 - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hs lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ.

? Tại sao Mĩ ném bom hòng hủy diệt Hà Nội?

? Tại sao ngày 30-12-1972, Tổng thống Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc

- Gv nhận xét, đánh giá 2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu bài.(3’)

- Gv trình bày về việc dẫn đến việc kí Hiệp định Pa – ri.

- GV nêu nhiệm vụ bài học:

+ Tại sao Mĩ phảI kí Hiệp định Pa – ri?

+ Lễ kí Hiệp định Pa – ri diễn ra như thế nào?

+ Nội dung chính của Hiệp định.

+ Việc kí kết đó có ý nghĩa gì?

2. 2, Hướng dẫn học sinh hoạt động(30’)

- 2 hs lên bảng lần lượt trả lời.

- Mĩ ném bom hòng hủy diệt Hà Nội với âm mưu khuất phục nhân dân ta.

- Ngày 30-12-1972, biết không thể khuất phục nhân dân ta bằng bom đạn, Tổng thống Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc.

- Hs nhận xét.

- HS lắng nghe

(18)

* Hoạt động 1: Vì sao Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa - ri? Khung cảnh lễ kí Hiệp định Pa - ri.

- Gv yêu cầu hs làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi sau:

? Hiệp định Pa - ri được kí ở đâu?

vào ngày nào?

?Vì sao từ thế lật lọng không muốn kí Hiệp định Pa - ri, nay Mĩ lại buộc phải kí Hiệp định Pa - ri về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở VN?

? Em hãy mô tả sơ lược khung cảnh lễ kí Hiệp định Pa - ri.

? Hoàn cảnh của Mĩ năm 1973, giống gì với hoàn cảnh của Pháp năm 1954?

- GV chốt lại: VN với tư thế là người chiến thắng.

* Hoạt động 2: Nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định Pa - ri.

- GV tổ chức cho hs làm việc theo nhóm:

? Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa - ri?

? Nội dung Hiệp định Pa - ri cho ta

- HS đọc SGK, rút ra câu trả lời.

+ Hiệp định Pa - ri được kí tại Pa - ri vào ngày 27 - 1 - 1973.

+ Vì Mĩ vấp phải những thất bại nặng nề trên chiến trường cả 2 miền Nam, Bắc (Mậu Thân 1968 và ĐBP trên không 1972). Âm mưu kéo dài chiến tranh xâm lược VN của chúng bị ta đập tan nên Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa - ri về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở VN.

- Hs mô tả như SGK.

+ TDP và đế quốc Mĩ đều bị thất bại nặng nề trên chiến trường VN.

- Hs làm việc theo nhóm như hướng dẫn của GV để hoàn thành phiếu.

+ Hiệp định Pa - ri quy định:

- Mĩ phải tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ VN.

- Phải rút toàn bộ quân Mĩ, quân đồng minh ra khỏi lãnh thổ VN.

- Phải chấm dứt dính líu quân sự ở VN.

- Phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương ở VN.

+ Nội dung Hiệp định Pa -

HS lắng nghe

HS làm việc theo nhóm

(19)

thấy Mĩ đã thừa nhận điều quan trọng gì?

? Hiệp định Pa - ri có ý nghĩa thế nào với lịch sử dân tộc ta?

- GV yêu cầu hs trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

3, Củng cố dặn dò(2’)

- GV tổng kết bài học: mặc dù lật lọng, kéo dài thời gian đàm phán nhưng cuối cùng ngày 27 - 1 - 1973, đế quốc Mĩ vẫn phải kí Hiệp định Pa - ri, công nhận độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của VN, cam kết rút quân và chấm dứt chiến tranh tại VN.

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS

ri cho ta thấy Mĩ đã thừa nhận sự thất bại của chúng trong chiến tranh ở VN;

công nhận hoà bình và độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ VN.

+ Hiệp định Pa - ri đánh dấu bước phát triển mới có ý nghĩa chiến lược mới của cách mạng VN: chúng ta đã

“đánh cho Mĩ cút” khỏi miền Nam Việt Nam ( Như lời trong bài thư chúc tết của Bác).

- 3 nhóm hs cử đại diện lần lượt trình bày về các vấn đề trên (mỗi nhóm trình bày về 1 vấn đề. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến) - HS lắng nghe.

Theo dõi các bạn trả lời

__________________________________

Bồi dưỡng Tiếng việt

Tiết 25: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI I - MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung:

Giúp HS

- Rèn kĩ năng viết lời đối thoại cho đoạn văn cho trước . - Biết phân vai đọc hoặc diễn lại một đoạn kịch.

- HS có ý thức tự giác học và làm bài.

2.Mục tiêu của Hà Anh: HS đọc được đoạn văn trong bài.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV : Bảng phụ

(20)

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của Hà Anh 1. Bài mới. 1’

1.1, Giới thiệu bài: Trực tiếp 2, Hướng dẫn HS làm bài tập.35’

Đề bài:

a, Em hãy chuyển đoạn văn sau thành một đoạn đối thoại :

Bố cho Giang một quyển vở mới.

Giữa trang bìa là một chiếc nhãn vở trang trí rất đẹp. Giang lấy bút nắn nót viết tên trường, tên lớp, họ và tên em vào nhãn vở.

Bố nhìn những dòng chữ ngay ngắn, khen con gái đã tự viết được nhãn vở.

b, HS năng khiếu : Cho tình huống:

Bố (hoặc mẹ) em đi công tác xa.

Bố (mẹ) gọi điện về. Em là người nhận điện thoại. Hãy ghi lại nội dung cuộc điện thoại bằng một đoạn văn hội thoại.

- GV cho HS đọc kĩ đề bài.

- Cho HS làm bài tập theo cặp.

- GV giúp đỡ HS còn lúng túng.

- Gọi HS lần lượt lên chữa bài

- HS đọc kĩ mẩu chuyện rồi tìm câu đối thoại.

- - Đại diện báo cáo kết quả.

Ví dụ:

- Bố: Giang ơi! Bố mua cho con một cuốn vở mới đây này. Giang giơ hai tay cầm cuốn vở bố đưa : - Giang: Con cảm ơn bố!

- Bố: Con tự viết nhãn vở hay bố viết giúp con?

- Giang: Dạ! Con tự viết được bố ạ!

Giang nắn nót viết tên trường, tên lớp, họ và tên của mình vào nhãn vở.

Nhìn những dòng chữ ngay ngắn Giang viết, bố khen:

- Bố: Con gái bố giỏi quá!

Ví dụ:

Reng! Reng! Reng!

- Minh: A lô! Bố đấy ạ!

HS đọc mẩu chuyện

(21)

- Yêu cầu HS đóng vai thể hiện lại đoạn đối thoại trên

- GV nhận xét tuyên dương cặp làm tốt

3, Củng cố - dặn dò.3’

- GV hệ thống lại nội dung bài

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tiến bộ

- Dặn dò HS :

Dạ! Con là Minh đây bố.

- Bố Minh: Minh hả con?

Con có khỏe không? Mẹ và em thế nào?

- Minh: Cả nhà đều khỏe bố ạ! Chúng con nhớ bố lắm!

- Bố Minh : Ở nhà con nhớ nghe lời mẹ, chăm ngoan con nhé! Bố về sẽ có quà cho hai anh em con.

- Minh: Dạ! Vâng ạ!

- Bố Minh: Mẹ có nhà không con? Cho bố gặp mẹ một chút!

- Minh: Mẹ có nhà bố ạ!

Mẹ ơi! Mời mẹ lên nghe điện thoại của bố!

- Đại diện các cặp đóng vai thể hiện lại

- Lớp nhận xét bình chon cặp thể hiện tốt nhất - Lắng nghe

HS quan sát các bạn đóng vai

__________________________________

Ngày soạn : 25/3/2021

Thứ tư ngày 31 tháng 3 năm 2021

Toán

Tiết 133: LUYỆN TẬP I – MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung:

Giúp học sinh:

- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.

2.Mục tiêu của Hà Anh: HS thực hiện được một số phép tính đơn giản.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(22)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của Hà Anh 1 - Kiểm tra bài cũ 5’

- Gọi hs lên bảng

?Muốn tính quãng đường ta làm thế nào? Viết công thức tính quãng đường?

- GV nhận xét, đánh giá.

2 - Dạy bài mới 32’

2.1, Giới thiệu bài: Trực tiếp

2.2, Hướng dẫn học sinh luyện tập SGK

* Bài tập 1: Tính độ dài quãng đường đi được với đơn vị km rồi viết vào ô trống

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Gv nhắc hs: Đổi đơn vị thời gian ở trường hợp thứ nhất, thứ tư từ đơn vị phút ra đơn vị giờ , trường hợp thứ ba từ hỗn số ra phân số.

- Yêu cầu học sinh làm bài.

- Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo.

- Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng.

- GV chữa bài và đánh giá học sinh.

v 32,5 km/giờ 210m/phút

t 4 giờ 7phút

s 130 km 1,47 km

* Bài tập 2: Một ô tô đi từ A lúc 7 giờ 30 phút, đến B lúc 12 giờ 15 phút với vận tốc 46km/giờ. Tính độ dài quãng đường AB.

- Gọi hs đọc đề bài.

- Yêu cầu hs tóm tắt bài toán - Gv yêu cầu học sinh làm bài.

- Gọi hs đọc kết quả bài của mình.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài, đánh giá hs.

- 2 hs lên bảng - HS nhận xét

- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài trước lớp.

+ Tính độ dài quãng đường với đơn vị là km.

- 1 hs lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp thực hiện làm bài vào vở.

- 2 Học sinh đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài của bạn.

- 3 học sinh nhận xét, chữa bài.

36 km/giờ 40phút 24 km

- 1 hs đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.

- 1 hs tóm tắt trước lớp.

- 1 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, học sinh cả lớp làm bài vào

HS thực hiện phép tính 32,5 x 4; 210 x 7; 36

x 40

HS thực hiện phép tính 46 x

75

(23)

* Bài tập 3: Ong mật có thể bay được với vận tốc 8 km/giờ. Tính quãng đường bay được của ong mật trong vòng 15 phút.

- Gọi hs đọc bài toán.

- Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp làm bài.

- Gọi hs báo cáo kết quả thảo luận.

- GV chữa bài và đánh giá cho học sinh.

* Bài tập 4: Kang – gu – ru có thể di chuyển với vận tốc 14m/ giây.

Tính quãng đường di chuyển được của Kang – gu – ru trong 1 phút 15 giây.

- Gọi hs đọc đề bài.

- Yêu cầu hs tóm tắt bài toán - Gv yêu cầu học sinh làm bài.

- Gọi hs đọc kết quả bài của mình.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài, đánh giá cho hs.

3, Củng cố dặn dò 3’

? Hãy nêu cách tính quãng đường của 1 chuyển động đều?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò:

vở

- 3 hs đọc, hs nhận xét.

- 1 học sinh nhận xét, chữa bài.

Bài giải

Thời gian ô tô đi từ A đến B là:

12giờ 15 phút - 7giờ 30 phút

= 4 giờ 45 phút 4 giờ 45 phút = 4,75 giờ Quãng đường người đó đi là:

46 x 4,75 = 218,5 (km) Đáp số:

218,5km

- 1 hs đọc bài toán.

- HS làm bài, 1cặp hs làm bài vào bảng nhóm.

- Đại diện HS báo cáo , các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bài giải

Đổi: 15phút = 0, 25 giờ Quãng đường ong mật bay trong 15 phút là:

8 x 0,25 = 2 (km) Đáp số: 2 km

- 1 hs đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.

- 1 hs tóm tắt trước lớp.

- 1 học sinh lên bảng làm bài vào cả lớp làm bài vào vở .

- 3 hs đọc, hs nhận xét.

HS thực hiện phép tính 8 x

25

HS thực hiện phép tính

14 x 75

(24)

- 1 học sinh nhận xét, chữa bài.

Bài giải

Đổi 1 phút 15 giây = 75 giây

Quãng đường đi được của Kăng – gu – ru là:

14 x 75 = 1050 (m) Đáp số:

1050 m

-Muốn tính quãng đường ta lấy lấy vận tốc nhân với thời gian

_______________________________________

Kể chuyện

Tiết 27: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I – MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung:

Giúp học sinh

- Tìm và kể lại câu chuyện có thật trong cuộc sống nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc kỉ niệm với thầy cô giáo.

- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

2.Mục tiêu của Hà Anh: HS nói được một kỉ niệm với thầy cô giáo.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên

1 - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hs lên bảng kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc.

- Gv nhận xét đánh giá.

2 - Dạy bài mới (32’)

2.1, Giới thiệu bài: Trực tiếp 2.2, Hướng dẫn kể chuyện a, Tìm hiểu đề bài

Hoạt động của học sinh Hoạt động của Hà

Anh - 2 Học sinh lên bảng tiếp

nối nhau kể chuyện

(25)

- Gọi hs đọc đề bài:

1, Kể một câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ta

2, Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em , qua đó thể hiện lòng biêt ơn với thầy giáo và cô giáo.

? Đề bài yêu cầu gì?

- Gv phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: trong cuộc sống, tôn sư trọng đạo, kỉ niệm, thầy giáo, cô giáo, lòng biết ơn.

- GV giảng: Câu chuyện mà các em kể là những câu chuyện có thật. Nhân vật trong truyện là người khác hay chính là em. Khi kể nhớ nêu cảm nghĩ của mình về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hay tình cảm của em đối với thầy cô giáo như thế nào?

- Yêu cầu hs đọc phần gợi ý trong SGK.

- GV hỏi: Em hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe về câu chuyện mình định kể.

- GV treo bảng phụ ghi tiêu chí đánh giá lên bảng. Yêu cầu hs đọc.

b, Kể trong nhóm

- GV chia hs thành nhóm, tổ chức cho hs kể chuyện trong nhóm.

- GV đi giúp đỡ từng nhóm, yêu cầu hs chú ý lắng nghe bạn kể và tự đánh giá cho từng bạn trong nhóm.

* Câu hỏi gợi ý:

? Câu chuyện em kể xảy ra ở đâu?

Vào thời gian nào?

? Tại sao em lại chọn câu chuyện đó để kể?

? Câu chuyện bắt đầu như thế nào?

? Diễn biến của câu chuyện ra sao?

? Em có suy nghĩ gì qua câu chuyện?

c, Kể trước lớp.

- Tổ chức cho hs kể chuyện trước lớp - Gọi hs nhận xét truyện kể của bạn

- 2 hs đọc đề bài

1, Kể một câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ta 2, Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em , qua đó thể hiện lòng biêt ơn với thầy giáo và cô giáo - Học sinh: Quan sát lắng nghe.

- 4 Học sinh tiếp nối nhau đọc thành tiếng

- Hs tiếp nối nhau giới thiệu về câu chuyện mình sẽ kể.

- 1 hs đọc

- Mỗi bàn hs tạo thành 1 nhóm cùng kể chuyện nhận xét, bổ sung cho nhau, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- Các nhóm nêu câu hỏi nhờ GV giải đáp khi có khó khăn.

HS lắng nghe bạn đọc đề bài

HS kể trong nhóm

(26)

theo các tiêu chí đã nêu.

- Gv tổ chức cho hs bình chọn.

+ Bạn có câu chuyện hay nhất + Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.

3, Củng cố dặn dò (3’)

- GV liên hệ mở rộng: ở trường, địa phương em, có những hoạt động nào để thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ

? Em đã tham gia vào các hoạt động đó như thế nào?.

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò

- 5 đến 7 HS thi kể, hs khác lắng nghe để hỏi lại bạn. HS thi kể cũng có thể hỏi lại bạn về ý nghĩa câu chuyện tạo không khí sôi nổi hào hứng.

- HS nhận xét - Hs bình chọn

- Học sinh nêu 1 số hoạt động: Thăm hỏi tặng quà cho mẹ liệt sĩ, viếng tượng đài nghĩa trang liệt sĩ.

HS lâng nghe

________________________________________

Ngày soạn: 25/3/2021

Thứ năm ngày 1 tháng 4 năm 2021

Toán Tiết 134: THỜI GIAN I – MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung:

Giúp học sinh:

- Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.

2.Mục tiêu của Hà Anh: HS biết thực hiện các phép tính đơn giản II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của Hà Anh 1 - Kiểm tra bài cũ 5’

- Gọi hs lên bảng

?Muốn tính vận tốc ta làm thế - 2 hs lên bảng

(27)

nào? Muốn tính quãng đường ta làm thế nào? Nêu công thức tính vận tốc, quãng đường.

- GV nhận xét, đánh giá 2 - Dạy bài mới( 32’)

2.1, Giới thiệu bài: Trực tiếp 2.2, Hình thành cách tính thời gian của 1 chuyển động.

a, Bài toán 1

- Gv nêu bài toán: Một ô tô i được quãng đường 170km với vận tốc 42,5km/giờ. Tính thời gian ô tô đi quãng đường đó.

- Gv hướng dẫn hs phân tích bài toán.

? Em hiểu câu: vận tốc ôtô 42,5km/giờ như thế nào?

? Ô tô đi được quãng đường dài bao nhiêu km?

? Em hãy tính thời gian để ô tô đi hết quãng đường đó?

- Yêu cầu hs trình bày bài toán.

- GV nhận xét bài làm của hs, sau đó hướng dẫn hs nhận xét để rút ra quy tắc tính quãng đường.

? Muốn tính thời gian ta làm thế nào?

- Gv nêu các kí hiệu, yêu cầu hs viết công thức tính thời gian.

- Gv có thể giảng :Vì v = s : t -> t = s : v

b, Bài toán 2

- Gv nêu bài toán: Một ca nô đi với vận tốc 36km/giờ trên quãng đường sông dài 42km. Tính thời gian ca nô đi trên quãng đường đó.

- Yêu cầu hs tóm tắt bài toán.

- GV hướng dẫn hs phân tích bài toán để tìm phép tính.

- Yêu cầu hs tự làm bài. Nhắc các em khi tính được thời gian của ca nô đi, nhớ đổi thời gian

- HS nhận xét

- hs nêu lại đề bài cho cả lớp cùng nghe.

+ Tức là mỗi giờ ôtô đi được 42,5km.

+ Ôtô đi được quãng đường dài 170km.

+ Thời gian để ôtô đi hết quãng đường đó là:

170 : 42,5 = 4 (giờ)

- 1 hs lên bảng làm bài, hs cả lớp làm bài ra nháp.

- Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.

- 1 hs lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp.

t = s : v

- 2 hs nêu lại đề toán cho cả lớp nghe.

- 1 hs tóm tắt trước lớp.

- 2 hs ngồi cạnh nhau cùng trao đổi, thảo luận tìm cách tính

HS lắng nghe

HS lắng nghe

HS thảo luận cùng bạn

(28)

thành đơn vị giờ, phút như cách nói trong cuộc sống hàng ngày.

- Gọi hs nhận xét bài bạn làm trên bảng.

3, Luyện tập SGK

* Bài tập 1: Viết số thích hợp vào ô trống

- Gọi hs đọc bài toán

- Yêu cầu học sinh làm bài.

- Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo.

- Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng.

? Hãy nêu cách tính thời gian trong chuyển động?

* Bài tập 2:

a, Trên quãng đường 23,1km một người đi xe đạp với vận tốc 13,2km/giờ. Tính thời gian người đó đi.

b, Trên quãng đường 2,5km, một người chạy với vận tốc 10km/giờ. Tính thời gian chạy của người đó.

- Gọi hs đọc đề bài toán.

- GV yêu cầu học sinh làm bài.

- Gọi hs đọc kết quả bài của mình.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài, đánh giá

? Muốn tính thời gian của chuyển động ta làm như thế nào?

- 1 Hs lên bảng làm bài, hs cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Thời gian đi của ca nô là:

42 : 36 =

6

7 (giờ)

6

7giờ = 1

6

1giờ=1giờ10 phút Đáp số: 1 giờ 10 phút - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài trước lớp.

- 1 hs lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp thực hiện làm bài vào vở.

- 2 Học sinh đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài của bạn.

- 1 học sinh nhận xét, chữa bài.

- Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.

- 1 hs đọc bài trước lớp.

- 1 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, học sinh cả lớp làm bài vào vở.

- 2 hs đọc, hs nhận xét.

Bài giải

a,Thời gian người đó đi là:

23,1 : 13,2 = 1,75 (giờ) b, Thời gian chạy của người đó là:

2,5 : 10 = 0,25(giờ) Đáp số: a, 1,75 giờ b, 0,25 giờ - Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận

Hs thực hiện phép tính 35 x

14; 10,35 x 4;

108 x 6

Hs thực hiện phép tính 23,1

x 13

(29)

* Bài tập 3: Một máy bay bay với vận tốc 860km/giờ được quãng đường 2150km . Hỏi máy bay bay đến nơi lúc mấy giờ, nếu nó khởi hành lúc 8 giờ 45 phút.

- Gọi hs đọc đề bài toán.

- Yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm.

- Gọi hs báo cáo kết quả thảo luận.

- Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng.

- GV chữa bài và đánh giá.

3, Củng cố dặn dò (3’)

? Hãy nêu cách tính thời gian của chuyển động?

- GV nhận xét tiết học

tốc.

- 1 hs đọc bài toán.

- 2 bàn hs tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi làm bài vào vở, 1 nhóm hs làm bài vào bảng nhóm.

- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bài giải

Thời gian máy bay bay được quãng đường 2150 km là:

2150 : 860 = 2,5 giờ 2,5 giờ = 2 giờ 30 phút

Máy bay đến nơi lúc:

8 giờ 45 phút + 2 giờ 30 phút

= 11 giờ 15 phút Đáp số: 11 giờ 15 phút - 2 hs tiếp nối nhau nêu

Thảo luận

nhóm cùng các bạn

______________________________

Tập đọc Tiết 54: ĐẤT NƯỚC I – MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung:

- Biết đọc diễn cảm nài thơ với giọng ca ngợi tự hào.

- Hiểu nội dung bài: Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do.

- Học thuộc lòng 3 khổ thơ cuối.

2.Mục tiêu của Hà Anh: HS đọc được một đoạn trong bài.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trong SGK.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của

(30)

1 - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 2 hs lên đọc và trả lời các câu hỏi về nội dung bài Tranh làng Hồ.

? Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam.

? Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ ?

- GV nhận xét đánh giá.

2 - Dạy bài mới (32’)

2.1, Giới thiệu bài:Trực tiếp 2.2, Luyện đọc và tìm hiểu a, Luyện đọc

- Gọi hs đọc toàn bài

- GV chia đoạn: 5 đoạn (Mỗi khổ thơ là 1 đoạn)

- Gọi 5 HS đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- Gọi hs đọc phần chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc - GV cho HS giải nghĩa từ khó.

? Thế nào là phù sa?

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo cặp

- GV nhận xét hs làm việc.

- Gọi hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu, nêu giọng đọc toàn bài: Toàn bài thơ đọc với giọng trầm lắng, cảm hướng ca ngợi, tự hào về đất nước.

b, Tìm hiểu bài

-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1,2

? "Những ngày đẹp mà buồn được tác giả tả trong khổ thơ nào?

Hà Anh - 2 hs lên bảng thực hiện yêu cầu.

- Tranh vẽ lợn gà, chuột ếch, cây dừa, tranh tố nữ.

- Vì những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi. / Vì họ đã đem vào tranh những cảnh vật “càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi.

- 1 Hs đọc.

- 5 Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - sửa lỗi phát âm.

- 1 hs đọc chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ khó - Phù sa là Đất mịn, nhiều chất màu được cuốn theo dòng nước, hoặc lắng đọng lại ven sông.

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.

- 1 hs đọc thành tiếng

- Lắng nghe tìm cách đọc đúng

-HS đọc thầm

- Những ngày đẹp mà buồn được tác giả tả trong khổ thơ đầu.

+ Những ngày thu đã xa đẹp: sáng mát trong, gió thổi ... hương cốm mới. Những ngày thu đã xa buồn:

Sáng chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi may, thềm nắng, lá rơi đầy, người ra đi đầu không ngoảnh lại

HS lắng nghe

HS luyện đọc theo

cặp

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- GD đạo đức: + Biết được giá trị của hòa bình, hậu quả của chiến tranh đối với cuộc sống con người. + Biết được sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống – Bảng phụ ghi mẫu và trò chơi ô chữ- Các câu hỏi ghi trên giấy. CÁC HOẠT ĐỘNG

Liên hệ: Chúng ta có quyền được sống trong hoà bình, được bảo vệ khi xung đột chiến tranh, có quyền được kết bạn, được yêu thương, chia

Thái độ: Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức ; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án

1/ Giáo viên: - Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống 2/ Học sinh:- Bảng phụ ghi mẫu Phiếu học tập (theo mẫu trong tài liệu) III/ CÁC HOẠT

- GV kể lại câu chuyện “Tấm lòng của Bác với thương binh, liệt sĩ”(Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống  lớp 3– Trang 22) ... + Em ghi lại những từ

- GV kể lại câu chuyện “Tấm lòng của Bác với thương binh, liệt sĩ” (Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 3– Trang 22).. + Em ghi lại những từ

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 3 - Bảng phụ III. Phẩm chất tốt đẹp nào của Bác được xem là “ giá trị vĩnh cửu” của người Việt Nam?..