• Không có kết quả nào được tìm thấy

GA Địa lý 9 HK2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "GA Địa lý 9 HK2"

Copied!
55
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 1 Ngày giảng: 10/1/2019

Tiết 39 - Bài 31 VÙNG ĐÔNG NAM BỘ A. Mục tiêu bài học

1.Kiến thức

-Hiểu được Đông nam bộ là vùng kinh tế phát triển rất năng động, là kết quả khai thác tổng hợp lợi thế về vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiấn và tài nguyên thiên nhiên trên đất liền, trên biển cũng như đặc điểm dân cư xã hội

-Giải thích một số đặc điểm tự nhiên kinh tế, xã hội của vùng đặc biệt là trình độ đô thị hoá và một số chỉ tiêu dân cư xã hội cao nhất trong cả nước.

2.Kỹ năng

-Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích bảng số liệu, đọcc lược đồ.

3/ Thái độ

- Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lí

B. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài

- Biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

C. Phương tiện– Phương pháp

1/ Phương tiện: Bản đồ tự nhiên VN; Máy chiếu, bảng thông minh 2/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận

D.Tiến trình bài giảng

1.Tổ chức: 9A1...9A2...9A3...

2.Kiểm tra bài cũ

Nêu tình hình sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ. Giải thích tại sao có sự khác biệt về cây công nghiệp ở 2 vùng?

3.Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1:Tìm hiểu vị trí, giới hạn

của vùng

+Quan sát hình 13.1 SGK xác định quy mô của vùng?

+Xác định vị trí dịa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng?

-ý nghĩa của vị trí địa lí đó?

*Quy mô: gồm các tỉnh, thành phố:TP Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình

Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu

-Diện tích: 23500 km2

-Dân số: 10,9 triệu người (2002) I.Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ -Phía Bắc giáp Tây Nguyên vàDHNTB -Phía Nam giáp đồng bằng sông cửu

(2)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 2 Long

-Phía Tây giáp Campuchia

-Phía đông giáp Biển Đông, đảo Côn Đảo (Bà Rịa -Vũng Tàu)

-> ý nghĩa tiềm năng khai thác dầu khí, nuôi trồng đánh bắt hải sản, phát triển du lịch, dịch vụ, kinh tế biển, giao lưu với đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ, Campuchia.

Hoạt động 2:Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế của vùng Đông Nam Bộ

II. Điềù kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Vùng Điều kiện tự nhiên Thế mạnh kinh tế Đất liền - Địa hình thoải, đất bagian, đất

xám

- Khí hậu nóng ẩm nguồn sinh thủy tốt

- Mặt bằng xây dựng CN – Hình thành vùng

chuyên canh cây CN:

cao su, hồ tiêu, điều, lạc, đậu tương, mía, thuốc lá, hoa quả

Biển -Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế. Thềm lục địa nông, rông, giàu tiềm năng dầu khí

-Khai thác dầu khí ở thềm lục địa

-Đánh bắt hải sản , giao thông,

-Dịch vụ, du lịch biển -Vì sao Đông Nam Bộ có điều kiện

phát triển mạnh kinh tế biển?

-Qua sát hình 31.2-> xác định sông ngòi Đông Nam Bộ?

-Vì sao phải bảo vệ phát triển rừng đầu nguồn hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ?

-Khó khăn: ít khoáng sản trên đất liền, diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng

=>Việc bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng

Hoạt động 3: Tìm hiểu dân cư- xã hội

+Quan sát hình 31.2-> nhận xét tình hình dân cư xã hội của Đông Nam Bộ so với cả nước?

III.Đặc điểm dân cư- xã hội -Số dân: 10,9 triệu người

- Đông Nam Bộ là vùng đông dân, lực lượng lao động dồi dào, nhất là lao động lành nghề ,thị trường tiêu thụ rộng lớn

(3)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 3 (ví dụ tỉ lệ dân thành thị chiếm 55%->

sự hấp dẫn nguồn lao động từ nhiều vùng của đất nước tới đây tìm việc làm)

->Tác động của đô thị công nghiệp tới môi trường?

-Xác định một số di tích lịch sử?

-Đông Nam Bộ ( đặc biệt là TP Hồ Chí Minh) có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước

-Người dân năng động, sáng tạo -Có nhiều di tích lịch sử, văn hoá ( bến cảng Nhà Rồng, địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo)->có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch

4/ Củng cố

- GV gọi HS đọc kết luận SGK trang 115

-Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế xã hội của vùng Đông Nam Bộ

-Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước 5/ Hướng dẫn học bài

- Học thuộc bài

- Làm ?1,2,3 SGK trang 116

- N/D bài 32: Vùng Đông Nam Bộ Tiếp

(4)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 4 Ngày giảng:17/1/2019

Tiết40 - Bài 32

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ( tiếp theo) A. Mục tiêu bài học

1.Kiến thức: Sau bài học học sinh cần biết

-Hiểu được Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế phát triển nhất cả nước, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP, sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng. Bên cạnh những thuận lợi những ngành này cũng có những khó khăn hạn chế nhất định

2.Kỹ năng:

-Rèn kỹ năng phân tích nhận xét một số vấn đề quan trọng của vùng 3/ Thái độ

- Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lý

B. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài Hình thành các kỹ năng sống :

- Biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

C. Phương tiện

1/ Phương tiện: Lược đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ; Máy chiếu, bảng thông minh 2/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận

D.Tiến trình bài giảng

1.Tổ chức: 9A1...9A2...9A2...

2.Kiểm tra bài cũ:

? ĐKTN và TNTN ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở ĐNB.

? Vì sao ĐNB có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước.

3.Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1:Tìm hiểu tình hình phát

triển kinh tế của ngành công nghiệp

? Cho biết đặc điểm cơ cấu sản xuất CN trước và sau giải phóng ( 1975) ở ĐNB có thay đổi gì?

IV/ Tình hình phát triển kinh tế 1/ Công nghiệp

* Trước 1975

- CN phụ thuộc nước ngoài

- Cơ cấu ngành nhỏ hẹp, phân bố đơn giản

* Sau 1975

- Khu vực CN – XD tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của vùng 59,3%

- Cơ cấu sản xuất cân đối gồm: CN nặng; CN nhẹ; CN CBLTTP

(5)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 5

? Dựa vào H32.2 hãy nhận xét sự phân bố sản xuất CN ở ĐNB gồm những ngành công nghiệp quan trọng nào?

? Cho biết những khó khăn trong phát triển công nghiệp vùng ĐNB?

- Các ngành CN quan trọng: dầu khí, điện tử, công nghiệp công nghệ cao - CN tập trung chủ yếu ở 3 trung tâm lớn: TPHCM (50%); Biên Hoà; Bà rịa vũng tàu

* Khó khăn

- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất

- Chất lượng môi trường đang bị suy giảm

Hoạt động 2:Tìm hiểu tình hình phát triển ngành nông nghiệp ở ĐNB QS bảng 32.2 và lược đồ H32.2 nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm ở ĐNB?

? Xác định tên, địa bàn phân bố các cây công nghiệp lâu năm?

? Xác đinh các cây công nghiệp hàng năm và địa bàn phân bố dựa trên lược đồ?

? Cho biết tình hình phát triển chăn nuôi của vùng?

? QS H32.2 xác định vị trí hồ Dầu Tiếng, hồ thuỷ điện Trị An? Nêu vai trò của 2 hồ chứa nước này với sự phát triển nông nghiệp của vùng ĐNB

2/ Nông nghiệp a/ Trồng trọt

- ĐNB là vùng trồng cây công nghiệp lâu năm quan trọng của cả nước

+ Cây công nghiệp lâu năm: Cao su, hồ tiêu, cà phê, điều. Trong đó cao su chiếm diện tích lớn nhất

+ Cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả cũng là thế mạnh nông nghiệp của vùng

b/ Chăn nuôi

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp

- Nuôi trồng thuỷ sản được chú trọng c/ Thuỷ lợi có tầm quan trọng hàng đâu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp

4/ Củng cố

Chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp của ĐNB và xác định cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi trung tâm

5/ Hướng dẫn học bài - Làm bài tập 3

+ Vẽ biểu đồ tròn + Nhận xét

- Đọc trước nội dung tiếp theo vùng ĐNB

(6)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 6 Ngày giảng:24/1/2019

Tiết41 - Bài 33

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ ( tiếp theo) A. Mục tiêu bài học

1.Kiến thức

Sau bài học học sinh cần biết

-Hiểu được dịch vụ là lĩnh vực phát triển mạnh và đa dạng góp phần thúc đẩy sản xuất và giải quyết nhiều vấn đề xã hội trong vùng. Các TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà, vũng Tàu, và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tấm quan trọng đối với Đông Nam Bộ và cả nước

-Tìm hiểu khái niện về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 2.Kỹ năng

-Rèn luyện kĩ năng phân tích và giải thích một số vấn đề bức xúc của vùng Đông Nam Bộ

3. Thái độ

- Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lý

B. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài Hình thành các kỹ năng sống :

- Biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

C. Phương tiện

1/ Phương tiện: Lược đồ kinh tế Đông Nam Bộ; Máy chiếu, bảng thông minh 2/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận

D.Tiến trình bài giảng

1.Tổ chức: 9A1...9A2...9A3...

2.Kiểm tra bài cũ

Tình hình phát triển sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào khi thống nhất đất nước?

3.Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1:HD tìm hiểu tình hình phát

triển ngành dịch vụ ĐNB

- GV giới thiệu các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ

( tiêu dùng: thương nghiệp, khách sạn), sản xuất( GTVT, tài chính), công

cộng(KHCN, GD,ytế, văn hóa...) - Dựa vào bảng 33.1, hãy nhận xét một số chỉ tiêu dịch vụ của vùng so với cả

IV. Tình hình phát triển kinh tế(tt) 3. Dịch vụ

- Dịch vụ ở Đông Nam Bộ là lĩnh vực kinh tế phát triển mạnh và năng động nhất cả nước.

- Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu

(7)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 7 nước?

- Vì sao TPHCM là đầu mối giao thông hàng đầu của vùng và cả nước?

- Dựa vào hình 14.1, hãy cho biết từ TPHCM có thể đi đến các thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông nào?

* Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam gọi tắt là FDI

- Căn cứ vào hình 33.1 và kiến thức đã học, cho biết vì sao ĐNB có sức hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài?

( VTĐL, số dân, nguồn lao động, thị trường, cơ sở hạ tầng phát triển, chính sách thông thoáng...)

- Hoạt động xuất khẩu của TPHCM có những thuận lợi gì?

Hoạt động 2:HD tìm hiểu các TTKT của ĐNB

- Vùng Đông Nam Bộ có những địa điểm nào thu hút khách du lịch?

- Xác định các trung tâm kinh tế lớn của vùng ĐNB trên lược đồ.

- Dựa vào bảng 32.2, hãy nhận xét vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước.

của ĐNB và cả nước.

- Đông Nam Bộ là vùng có sức hút mạnh nhất nguồn vốn đầu tư nước ngoài

- Xuất khẩu: dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, giày dép...

- Nhập khẩu: máy móc thiết bị, nguyên liệu, hàng tiêu dùng cao cấp

- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước.

V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

- TPHCM, Biên Hòa, Vũng Tàu là ba trung tâm kinh tế lớn của vùng.

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng không chỉ với ĐNB mà còn đối với các tỉnh phía Nam và cả nước.

4/Củng cố

- Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ?

- Tại sao tuyến du lịch từ TPHCM đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp ( dân số, thu nhập, cơ sở hạ tầng phát triển du lịch, khí hậu thuận lợi, khách du lịch đông...

5/ Hướng dẫn học bài - Học bài

- Làm bài tập 3 trang 123( vẽ biểu đồ hình tròn) - Chuẩn bị “ Thực hành”

(8)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 8 Ngày giảng: 31/1/2019

Tiết 42- Bài 34

THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Ở ĐÔNG NAM BỘ

A. Mục tiêu bài học

1.Kiến thức: Sau bài học học sinh cần biết

-Củng cố kiến thức đã học về những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội của vùng, làm phong phú hơn về vai trò vùng kinh tế trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

2.Kỹ năng

-Rèn luyện kĩ năng xử lí phân tích số liệu thống kê về một số ngành công nghiệp trọng điểm, lựa chọn biểu đồ thích hợp vận dụng trả lời câu hỏi và liên hệ thực tiễn tốt

3/ Thái độ

- Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lý

B. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài

- Biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

C. Phương tiện

1/ Phương tiện: Bản đồ khoáng sản Việt Nam, bản đồ kinh tế Việt Nam; Máy chiếu, bảng thông minh

2/ Phương pháp

Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận D.Tiến trình bài giảng

1.Tổ chức: 9A1...9A2...9A2...

2.Kiểm tra bài cũ

-Một Hs làm bài tập 3 SGK trang 123

-Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành dịch vụ?

3.Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1:HD HS vẽ biểu đồ

-Yêu cầu:

+Vẽ lược đồ +Chọn biểu đồ gì?

+HS vẽ, GV theo dõi nhắc nhở Gọi 1 học sinh lên vẽ trên bảng, HS khác vẽ ra nháp: Biểu đồ hình cột -Giáo viên giao cho các nhóm thảo

1. Vẽ biểu đồ

- Dựa vào bảng 34.1, HS đọc bảng 34.1 SGK

- HD HS vẽ biểu đồ vào vở

2. HDHS trả lời câu hỏi

(9)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 9 luận SGK mục 2

-Nhóm 1: câu a -Nhóm 2: câu b -Nhóm 3: câu c -Nhóm 4: câu d

=>Yêu cầu các nhóm thảo luận đại diện nhóm báo cáo kết quả

-Nhóm khác nhận xét, bổ xung -GV kết luận

-Yêu cầu Hs hoàn thành vào vở

a.Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng:

-Năng lượng: nhiên liệu, dầu khí: Bà Rịa Vũng Tàu

-Điện

-Hoá chất, dệt may

-Chế biến lương thực, thực phẩm b.Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều lao động: chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may, hoá chất, vật liệu xây dựng…

c.Những ngành công nghiệp trọng điểm đòi hỏi kĩ thuật cao: khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí điện tử, hoá chất

d.Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp cả nước:

Vai trò lan toả của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam-> vị trí thuận lợi -Dân số đông thị hiếu thay đổi, cơ sở hạ tầng rất phát triển

-Lao động có kĩ thuật tay nghề cao, linh hoạt cơ chế thị trường

-Hoạt động xuất nhập khấu phát triển:

cảng Sài Gòn

-Thu hút vốn đầu tư nước ngoài rất lớn

4/ Củng cố

- Nhận xét rút kinh nghiệm giờ thực hành - Cho điểm những Hs thực hành tốt

5/ Hướng dẫn học bài

- Hoàn thành bài thực hành vào vở - Học bài

- Nghiên cứu bài 35: vùng Đồng Bằng sông Cửu Long

(10)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 10 Ngày giảng: 14/2/2019

Tiết43 - Bài 35

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG A. Mục tiêu bài học

1.Kiến thức: Sau bài học học sinh cần biết

-Hiểu được đồng bàng Sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước, vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên đất, khí hậu, nước phong phú, đa dạng, người dân cần cù, năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hoá kinh tế thị trường. Đó là điều kiện quan trọng để xây dựng đồng bằng sông Cửu Long (miền Tây Nam Bộ thành vùng kinh tế động lực)

2.Kỹ năng

Vận dụng thành thạo phương pháp kết hợp kênh chữ với kênh hình để giải thích một số vấn đề bức xúc ở ĐBSCL

3/ Thái độ

- Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lý

B. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài Hình thành các kỹ năng sống :

- Biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

C. Phương tiện

1/ Phương tiện: Bản đồ tự nhiên VN; Máy chiếu, bảng thông minh 2/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận

D.Tiến trình bài giảng

1.Tổ chức: 9A1...9A2...9A2...

2.Kiểm tra bài cũ

Xác định vị trí địa lí của Đông Nam Bộ, nêu rõ ý nghĩa của vị trí địa lí?

3.Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (cá nhân)

Xác định quy mô của vùng ? diện tích, dân số, các tỉnh?

-Xác định vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

-Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí của vùng?

+Khí hậu cận xích đạo có mùa mưa, mùa khô rõ rệt, nhiệt độ bức xạ trung bình năm cao, lượng mưa khá lớn điều kiện tốt để phát triển nông nghiệp (lúa nước)

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:

-Diện tích: 39734 km2

-Dân số: 16,7 triệu người (năm 2002) Gồm các tỉnh TP: Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà vinh, Hậu Giang, Sóc trang, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau

*Đồng bằng sông Cửu Long là phần hạ lưu của sông Mê Công liền kề với Đông Nam Bộ

(11)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 11 +Sát Đông Nam Bộ dược sự hỗ trợ

nhiều mặt: ccông nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ, xuất khẩu…

+Giáp Campuchia qua đường thuỷ sông Mê Công (cảng Cần Thơ) +Bờ biển dài, thềm lục địa rộng, dầu khí tác động mạnh đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thuỷ sản dồi dào, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản thuận lợi

Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng

?Đánh giá vai trò của sông Mê Kong?

? Nhận xét thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở đồng bàng sông cửu long để phát triển LTTP?

? Nêu 1 số những khó khăn chính ở

-Phía Tây Bắc giáp Cămpuchia -Phía tây nam giáp vịnh Thái Lan -Phía đông Nam giáp Biển Đông

=> ý nghĩa của vị trí địa lí

2.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

-ý nghĩa của sông Mê Công: nguồn nước dồi dào, thuỷ sản phong phú, bồi đắp phù sa hàng năm, phát triển du lịch là tuyến giao thông thuỷ quan trọng của các tỉnh phía Nam và giữa Việt Nam với các nước trong tiểu vùng sông Mê Công

*Tài nguyên và tiềm năng phát triển nông nghiệp

-Đất rừng: diện tích đất= 4 triệu ha, gấp 3 lần đồng bằng Sông Hồng (trong đó đất phà sa ngọt 1,2 triệu ha, đất phèn, đất mặn 2,5 triệu ha)

-Rừng ngập mặn ven biểm chiếm diện tích lớn trên bán đảo Cà Mau, tài nguyên sinh vật phong phú

-Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, tổng lượng bức xạ>140 Kcalo/cm2/năm.

Tổng nhiệt độ hoạt động 100000c/năm, lượng mưa dồi dào.

-Nước: kênh rạch chằng chịt, nguồn nước dồi dào, nước sông Mê Công -Vùng nước mặn, lợ, cửa sông ven biển rộng lớn -> sản xuất lúa gạo, cây công nghiệp hàng năm, hoa quả, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản

-Khoáng sản: đá vôi, than bùn

*Khó khăn: do thiên tai, diện tích đất

(12)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 12 đồng bằng sông Cửu Long?

? Nêu biện pháp cải tạo của đồng bằng sông Cửu Long?

phèn, mặn nhiều

*Biện pháp:

-Sống chung với lũ, khai thác những lợi thế kinh tế chính do lũ đem lại -Dự án thoát nước ra biển trong mùa lũ -Cải tạo đất phèn và đất mặn, cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô Hoạt động 2: Dựa vào bảng 35.1 SGK

-> hãy rút ra nhạn xét về một số chỉ tiêuphát triển kinh tế xã hội của đồng bằng sông Cửu Long năm 1999

III.Đặc điểm dân cư, kinh tế xã hội -Số dân: 16,7 triệu người năm 2002, vùng đông dân sau đồng bằng sông Hồng

-Thành phần dân tộc: ngoài người kinh còn có người Khơme, người chăm, người Hoa

-Một số chỉ tiêu còn thầp hơn trung bình cả nước do nền kinh tế của vùng chủ yếu là nông nghiệp

-> Phải xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp cho đồng bằng sông Cửu Long

4/ Củng cố

- GV gọi HS đọc kết luận SGK trang 128 - Làm Bài tập 1,2,3 SGK trang 128 5/ Hướng dẫn học bài

- Học thuộc bài - N/D bài 36 tiếp

(13)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 13 Ngày giảng: 21/2/2019

Tiết44 - Bài 36

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG( tiếp theo) A. Mục tiêu bài học

1.Kiến thức Sau bài học học sinh cần biết

- Hiểu ĐBSCL là vùng trọng điểm LTTP, đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản lớn nhất cả nước

- Công nghiệp, dịch vụ bắt đầu phát triển. Các thành phố Cần Thơ, Mĩ Tho, Long Xuyên, Cà Mau đang phát huy vai trò TT kinh tế vùng

2.Kỹ năng

Phân tích dữ liệu trong sơ đồ kết hợp với lược đồ để khai thác kiến thức 3/ Thái độ

- Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lý

B. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài

- Biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

C. Phương tiện

1/ Phương tiện: Lược đồ kinh tế vùng ĐBSCL; Máy chiếu, bảng thông minh 2/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận

D.Tiến trình bài giảng

1.Tổ chức:9A1...9A2………9A3………

2.Kiểm tra bài cũ

- Nêu thế mạnh về một số TNTN để phát triển kinh tế-xã hội ở ĐBSCL - ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở ĐBSCL

3.Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1:Tìm hiểu tình hình phát

triển kinh tế ở ĐBSCL HĐ 1.1: Nông nghiệp

?QS lược đồ kinh tế ĐBSCL em có nhận xét gì về diện tích đất nông nghiệp của ĐBSCL?

? Cho HS đọc kỹ bảng 36.1 Căn cứ vào bảng 36.1 hãy tính tỷ lệ % diện tích và sản lượng lúa của ĐBSCL so với cả nước ( cả nước = 100%)

? ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở vùng này? ( Giải quyết được vấn đề an ninh LT và XK LT)

IV/ Tình hình phát triển kinh tế 1/ Nông nghiệp

a/ Trồng trọt

- Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước

+ DT: 51,1%

+ SL: 51,5%

(14)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 14

? QS lược đồ cho biết lúa được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào?

? QS lược đồ cho biết ngoài DT trồng lúa ĐBSCL còn trồng những loại cây gì?

? ĐBSCL có thế mạnh phát triển những ngành chăn nuôi nào?

? Tại sao ĐBSCL có thế mạnh nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản?

HĐ 1.2: công nghiệp

? Dựa vào bảng 36.2 cho biết vì sao ngành chế biến LTTP chiếm tỉ trọng cao hơn cả ( vì là vùng trọng điểm sản xuất LTTP => nguồn nguyên liệu cho CNCB dồi dào

? QS H36.2 hãy XĐ các thành phố, thị xã có cơ sở công nghiệp CBLTTP?

HĐ 1.3: Dịch vụ

+ Lúa trồng chủ yếu ở : Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc

Trăng, Tiền Giang

+ BQLT đầu người 1066,3 kg gấp 2,3 lần TB cả nước (2002)

=> Trở thành vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta

- Ngoài ra còn là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước: xoài, dừa, cam, bưởi b/ Chăn nuôi

-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh -Phát triển mạnh nuôi trồng, khai thác thuỷ sản

=> Do ĐBSCL

+ Có nhiều DT mặt nước

+ Khí hậu ấm áp, thức ăn cho tôm cá dồi dào

+ Biển rộng, ấm quanh năm

+ Rừng ngập mặn ven biển cung cấp tôm giống và thức ăn cho các vùng nuôi tôm

+ Lũ sông Mê Kông => nguồn lợi thuỷ sản lớn

-Nghề rừng giữ vị trí quan trọng đặc biệt là vùng rừng ngập mặn ven biển trên bán đảo cà mau

2/công nghiệp

- Tỉ trọng sản xuất công nghiệp thấp so với nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 20%

GDP toàn vùng (2002)

- Hầu hết các cơ sở công nghiệp tập trung tại các thành phố – thị xã đặc biệt là TP Cần Thơ

3/ Dịch vụ: Gồm hoạt động XNK, vận tải thuỷ, du lịch

- XK chủ lực là gạo, thuỷ sản đông lạnh, hoa quả

(15)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 15

? Nêu ý nghĩa của vận tải thuỷ trong sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng?

- Giao thông thuỷ là đặc điểm nổi bật trong hoạt động dịch vụ ở ĐBSCL - Du lịch sinh thái được khởi sắc: Du lịch trên sông nước, miệt vườn, biển đảo, tham quan các thắng cảnh và di tích lịch sử

Hoạt động 2:tìm hiểu về các trung tâm kinh tế của vùng

? QS lược đồ kinh tế XĐ các trung tâm kinh tế của vùng

? TP Cần Thơ có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành TT kinh tế lớn nhất ở ĐBSCL?

- Cách TPHCM 200 km

- TP công nghiệp, dịch vụ quan trọng - TT đào tạo, nghiên cứu khoa học - Cảng Cần Thơ vừa là cảng nội địa vừa là cảng cửa ngõ của tiểu vùng Mê Kông

- Hiên Cần Thơ là thành phố trực thuộc TƯ ds > 1 triêu ( 2003)

V/ Các trung tâm kinh tế

- Các TP: Cần Thơ, Mĩ Tho, Long Xuyên là những trung tâm kinh tế của vùng. Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất

4/ Củng cố

- ĐBSCL có những điều kiện gì để trở thành vùng SXLTTP lớn nhất cả nước 5/ Hướng dẫn học bài

- Làm bài tập 3

+ Xử lý số liệu: tính ra đơn vị % ( cả nước = 100%) + Vẽ cột: - Trục tung thể hiện SL thuỷ sản (%)

- Trục hoành thể hiện các năm ( mỗi năm 1 cột)

(16)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 16 Ngày giảng: 28/2/2019

Tiết45 - Bài 37

THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NGÀNH THỦY SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

A. Mục tiêu bài học

1.Kiến thức:Sau bài học học sinh cần biết

-Hiểu được đầy đủ hơn ngoài thế mạnh lương thực, vùng còn thế mạnh về thuỷ hải sản

-Biết phân tích tình hình phát triển ngành thuỷ sản, hải sản vùng đồng bằng sông Cửu Long

-Rèn kĩ năng xử lí số liệu và vẽ biểu đồ so sánh số liệu để so sánh kiến thức. Liên hệ thực tế của 2 vùng đồng bằng lớn nhất đất nước

2.Kỹ năng

-Rèn kĩ năng xử lí số liệu và vẽ biểu đồ so sánh số liệu để so sánh kiến thức. Liên hệ thực tế của 2 vùng đồng bằng lớn nhất đất nước

3/ Thái độ

- Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lý

B. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài Hình thành các kỹ năng sống :

- Biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

C. Phương tiện

1/ Phương tiện: Bản đồ tự nhiên Việt Nam; Máy chiếu, bảng thông minh 2/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận

D.Tiến trình bài giảng

1.Tổ chức: 9A1………..9A2………

2.Kiểm tra bài cũ

Hãy xác định các ngư trường ven biển thuộc vùng đồng bằng sông cửu Long 3.Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1:Yêu cầu Hs dựa vào

bảng 37.1 SGK-> lập bảng số liệu %, HS xử lí số liệu và điền vào bảng

-Gọi HS vẽ biểu đồ trên bảng

-Hướng dẫn HS tuỳ chọn biểu đồ hình cột họăc thanh ngang và hướng dẫn HS vẽ

Bài 1: Dựa vào bảng 37.1:

Sản lượng thuỷ sản ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng so với cả nước năm 2002 (cả nước bằng 100%)

Sản lượng ĐBS CL

ĐBSH Cả nước Cá biển khai 41,5 4,6 100

(17)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 17 thác

Cá nuôi 58,4 22,8 100 Tôm nuôi 76,7 3,9 100 Vẽ biểu đồ; HS vẽ

Hoạt động 2:GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận câu hỏi SGK

-Nhóm 1: Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thuỷ sản?

-Nhóm 2: Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu?

-Nhóm 3:

+Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long?

+Mọt số biện pháp khắc phục?

-Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày

-Nhóm khác nhận xét bỏ xung -GV bổ xung yêu cầu hs làm hoàn thiện vào vở

Bài 2: Căn cứ vào biểu đồ các bài 35,36 hãy cho biết:

a.Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thuỷ hải sản -Điều kiện tự nhiên: diện tích vùng nước rộng lớn (sông ngòi, biển)

-Nguồn cá tôm dồi dào các bãi cá tôm rộng lớn

-Nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm, tay nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản đông đảo, năng động, phương tiện đánh bắt được trang bị tốt.

-Có thị trường tiêu thụ rộng lớn -Nhiều cơ sở chế biến thuỷ hải sản

b.Thế mạnh trong tay nghề nuôi tôm xuất khẩu:

-Về điều kiện tự nhiên -Lao động

-Cơ sở chế biến -Thị trường tiêu thụ c.Khó khăn:

-Vấn đề đầu tư cho đánh bắt xa bờ 4/ Củng cố

-Nhận xét rút kinh nghiệm giờ thực hành -Cho điểm những học sinh làm thực hành tốt 5/ Hướng dẫn học bài

-Làm lại bài thực hành, học bài

-Ôn tập: vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long

(18)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 18 Ngày giảng: 7/3/2019

TIẾT 46: ÔN TẬP A. Mục tiêu bài học

1.Kiến thức: Sau bài học học sinh cần biết

-Nhằm hệ thống hoá và củng cố những kiến thức cơ bản cho HS về 2 vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long

2.Kỹ năng

-Rèn luyện kĩ năng vẽ, phân tích tổng hợp các kiến thức địa lí 3/ Thái độ

- Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lý

B. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài Hình thành các kỹ năng sống :

- Biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

C. Phương tiện

1/ Phương tiện: Bản đồ tự nhiên Việt Nam- bản đồ kinh tế chung Việt Nam; Máy chiếu, bảng thông minh

2/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận D.Tiến trình bài giảng

1.Tổ chức: 9A1……….9A2………

2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức vùng

ĐNB

-Xác định vị trí địa lí và giới hạn vùng Đông Nam Bộ?

-Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?

-Nhận xét về đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên vùng đất liễn của vùng Đông Nam Bộ?

-Tại sao Đông Nam Bộ có điều kiện để phát triển kinh tế biển?

-Nêu đặc điểm dân cư xã hội của vùng Đông Nam Bộ?

I.Vùng Đông Nam Bộ

1.Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ -Vị trí địa lí giới hạn

-ý nghĩa của vị trí địa lí

2.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

-Vùng đất liền -Vùng biển

-Tiềm năng kinh tế

-Khó khăn. biện pháp khắc phục 3.Đặc điểm dân cư, kinh tế xã hội -Có cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội tương đối tốt có sức thu hút đầu tư nước ngoài

-Có thị trường rộng lớn

-Lao động dồi dào đặc biệt là lao động

(19)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 19 -Xác định sự phân bố dân cư của Đông

Nam Bộ trên bản đồ?

-Nhận xét sự phân bố công nghiệp ở Đông Nam Bộ?

-Tại sao công nghiệp tập trung ở TP Hồ Chí Minh?

-Khó khăn, biện pháp?

-Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ?

-Nêu các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

có kĩ thuật lành nghề, khoảng 80% lao động thành thị và lao động có tay nghề tập trung ở TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.

-Khó khăn: quy mô dân số lớn đến mức báo động

4.Tình hình phát triển kinh tế:

a.Công nghiệp: trước giải phóng và sau giải phóng

-Các trung tâm công nghiệp lớn: Tp Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu (TP Hồ Chí Minh 50% giá trị sản xuất công nghiẹp toàn vùng, Bà Rịa- Vũng Tàu:

trung tâm công nghiệp, dầu khí

-Khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất chát lượng môi trường suy giảm, chậm đổi mới về công nghệ -Biện pháp:

b.Nông nghiệp: cây công nghiệp, cây ăn quả

-Chăn nuôi: gia súc, gia cầm, đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản

-Biện pháp:

c.Dịch vụ: đa dạng: thương mại, vận tải, bưu chính viễn thông

5.Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

- Ba trung tâm kinh tế lớn: TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu-> tam giác công nghiệp

Hoạt động 2: Ôn lại kiến thức vùng ĐBSCL

-Xác định trên bản đồ: vị trí địa lí giới hạn vùng đồng bằng sông Cửu Long -ý nghĩa của vị trí địa lí của vùng?

-Nhận xét tiềm năng kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long?

II.Vùng đồng bằng sông Cửu Long 1.Vị trí và giới hạn lãnh thổ:

-Vị trí, giới hạn đồng băng sông Cửu Long

-ý nghĩa

2.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

-Đất rừng: bảng 35.1

-Khí hậu, nước: bảng 35.2SGK

(20)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 20 -Nêu đặc điểm dân cư kinh tế xã hội

của đòng bằng sông Cửu long? Cho ví dụ người dân có hình thức sống chung với lũ hàng năm?

-nêu tình hình sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long?

-Nêu đặc điểm tình hình sản xuất công nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long?

-Xác định các trung tâm kinh tế củ đồng bằng sông Cửu Long?

-Tại sao Cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long?

3.Đặc điểm dân cư- xã hội:

-Số dân trên 16,7 triệu người năm 2002 -> đông dân

-Thành phần dân tộc: ngoài người kinh còn có người Khơ Me, Chăm, Hoa (Bảng 35.2; 35.3 SGK nhận xét -Khó khăn biện pháp khắc phục 4.Tình hình phát triển kinh tế -Nông nghiệp: cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, rau đậu, chăn nuôi vịt đàn nghề rừng

-Công nghiệp ngành chế biến nông sản xuát khẩu chiếm tỉ trọng cao

-Dịch vụ: giao thông vận tải, xuất hập, khảu, du lịch..

5.Các trung tâm kinh tế:

TP Cần thơ, Mỹ Tho, Cà Mau, Long Xuyên (TP Cần Thơ -> trung tâm kinh tế mạnh nhất của vùng)

4/ Củng cố

- GV củng cố kiến thức cơ bản thông qua nội dung ôn tập - HD HS vẽ sơ đồ củng cố phần kiến thức đó học

5/ Hướng dẫn học bài

Học thuộc bài: Chuẩn bị kiểm tra một tiết

(21)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 21 Ngày giảng : 13/3/2019

TIẾT 47: KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT A. Mục tiêu bài học

1.Kiến thức

-Kiểm tra nhằm đánh giá chất lượng học tập của Hs thông qua nội dung học tập về vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, khắc sâu kiến thức cơ bản cho HS

2.Kỹ năng

-Rèn luyện thói quen độc lập suy nghĩ khi kiểm tra, rèn kỹ năng vẽ biểu đồ nhận xét giải thích các đối tượng địa lí

3/ Thái độ: Cú thỏi độ làm bài nghiêm túc B. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài Hình thành các kỹ năng sống :

- Biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

C. Phương tiện -Phô tô dề kiểm tra D.Tiến trình bài giảng

1.Tổ chức: 9A1………9A2………..

2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới

A.Sơ đồ ma trận Mức độ Nhận

Thức

Nhận biết Thông hiểu Vận

dụng

TN TL TN TL

Vùng Đông Nam Bộ

- Nhận biết vị trí, giới hạn của vùng kinh tế trọng điểm phía nam

- Nêu được 3 trung tâm tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía nam

Hiểu được ở ĐNB chiếm tỉ trọng lớn nhất là khu vực CN-XD

Giải thích được vì sao ĐNB có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển

.

45%TSĐ=4,5đ 1,0đ 0,5 đ 3,0đ

(22)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 22 Vùng Đồng

bằng Sông Cửu Long

- Nhận biết vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ - Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn - Biết được Bến Tre là tỉnh có sản lượng thủy sản nước ngọt lớn hơn cả

Hiểu được -Trở ngại lớn nhất về ĐKTN đối với sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL -Ý nghĩ của rừng ngập mặn

Chứng minh được ĐBSCL là vùng trọng điểm LTTP lớn nhất của cả nước

40%TSĐ=4đ 1,5đ 1,0đ 3,0 đ

100%TSĐ=10đ 2,5đ 1,5đ 6,0đ

ĐỀ BÀI A.Phần I: Trắc nghiệm khách quan(2 điểm)

Hãy khoanh tròn một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1: Những tỉnh( thành phố) nào dưới đây không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam;

A-TP Hồ Chí Minh, Bình Dương B - Cần Thơ, An Giang

C -Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh D -Đồng Nai, Long An, Bình Phước Câu 2: Tam giác công nghiệp mạnh của vùng Đông Nam Bộ là:

A- Thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Bà Rịa

B- Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Tây Ninh C- Thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu D- Thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Thủ Dầu Một

Câu 3: Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của Đông Nam Bộ là khu vực:

A- Công nghiệp – xây dựng B- Dịch vụ C-Nông-lâm-ngư nghiệp D- Cả 3 khu vực trên

Câu 4: Phía Tây Nam của Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với:

A- Vùng Đông Nam Bộ B- Cam-Pu-Chia C- Vịnh Thái Lan D- Biển Đông

Câu 5: Trở ngại lớn nhất về ĐKTN đối với sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL là:

A- Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn B- Mùa khô sâu sắc và kéo dài 5-6 tháng

C- Lũ ngập sâu trên diện rộng vào cuối mùa mưa D- Xâm nhập mặn vào sâu trong mùa khô

Câu 6: Ý nghĩa lớn nhất của rừng ngập mặn ở ĐBSCL là:

(23)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 23 A- Cung cấp gỗ và chất đốt

B- Bảo tồn nguồn gen sinh vật C- Chắn sóng, chắn gió, giữ đất D- Du lịch sinh thái.

Câu 7: Trung tâm kinh tế lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long:

A- Cần Thơ B- Long Xuyên C- Mỹ Tho D- Cà Mau Câu 8: Có sản lượng thủy sản nước ngọt lớn hơn cả là tỉnh:

A-Kiên Giang B-Bến Tre C-Long An D- Trà Ving Phần II: Tự luận(6đ)

Câu 1:(2đ) Giải thích vì sao ĐNB có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển?

Câu 2: (3đ)Chứng minh rằng đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất LTTP lớn nhất nước ta.

ĐÁP ÁN Phần I: Trắc nghiệm khách quan(2 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

Đáp án B C A C B C A B

Phần II: Tự luận( 6 điểm) Câu 1( 2 điểm)

Do bờ biển và vùng biển có nhiều tiềm năng

*Bờ biển

- Có nhiều địa điểm thích hợp để xây dựng cảng - Có nhiều bãi tắm tốt( Vũng Tàu, Long Hải) -Có rừng ngập mặn và nhiều của sông

*Vùng biển

- Nguồn lợi hải sản phong phú, ngư trường rộng - Gần các tuyến đường biển quốc tế

- Thềm lục địa rộng và nông, giàu tiểm năng dầu khí - Có Côn Đảo với nhiều cảnh quan du lịch

Câu 3:(3đ)

ĐBSCL là vùng sản xuất LTTP lớn nhất nước ta a/ Sản xuất LT: (1,5đ)

+ ĐBSCL chiếm hơn 50% diện tích và sản lượng lúa của cả nước

+ BQLT đầu người của vùng đạt 1066,3kg/người, gấp 2,3 lần cả nước( 2002) + ĐBSCL là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta

b/ Sản xuất thực phẩm:(1,5đ)

-ĐBSCL là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới:Xoài, dừa, cam, bưởi...

(24)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 24 - Nghề chăn nuôi vịt cũng được phát triển mạnh

- Sản lượng thủy sản của vùng chiếm hơn 50% tổng sản lượng thủy sản của cả nước. Nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang được phát triển mạnh.

Hết

(25)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 25 Ngày giảng: 20/3/2019

TIẾT 48- BÀI 38

PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO

A. Mục tiêu bài học

1.Kiến thức Sau bài học học sinh cần biết

-Thấy được nước ta có vùng biển rộng lớn trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo

-Năm được đặc điểm của các ngành kinh tế biển. Thấy được sự cần thiết phải phát triển kinh tế biển một cách tổng hợp

-Thấy được sự giảm sút cuả tài nguyên biển, ven bờ nước ta và các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển

2.Kỹ năng

-Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích sơ đồ, bản đồ, lược dồ.

-Có niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển ở nước ta, có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo

3/ Thái độ

- Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lý

B. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài

- Biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

C. Phương tiện

1/ Phương tiện: Bản đồ tự nhiên Việt Nam; Bản đồ hành chính Việt Nam; Máy chiếu, bảng thông minh

2/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận D.Tiến trình bài giảng

1.Tổ chức: 9A1………9A2………9A3……….

2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1:Quan sát hình 38.1 SGK

nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta?

Xác định trên bản đồ tự nhiên Việt Nam?

I.Biển và đảo Việt Nam 1.Vùng biển nước ta:

-Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km, vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2, là một bộ phận của biển Đông -Gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa

-Cả nước có 28 tỉnh thành phố giáp

(26)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 26 -Tìm trên bản đò tự nhiên Việt Nam

các đảo và quần đảo nước ta?

-Xác định trên bản đồ hệ thống đảo ven bờ, xa bờ? Một số đảo có diện tích khá lớn? Một số đảo có số dân khá đông?

Một số đảo nhỉ không có dân sống thường xuyên

-Các đảo xa bờ?

biển

2.Các đảo và quần đảo

-Có trên 3000 đảo lớn nhỏ được chia thành các đảo ven bờ và đảo xa bờ-Hệ thống đảo ven bờ: có khoảng 2800 đảo, phân bố tập trung nhát ở vùng biển thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Khành Hoà, Kiên Giang

+Một số đảo có diện tích khá lớn như Phú Quốc: 567km2, Cát Bf 100km2, có dáan số đông như: Phú Quốc, Cái Bầu, Phú Quý…

+Còn lại phần lớn là các đảo nhỏ, rất nhỏ không có dân dân sống thường xuyên

-Các đảo xa bờ: Bạch Long Vĩ, Phú Quý, 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Hoạt động 2:Quan sát sơ đồ trang 137 kết hợp với kiến thức đã học hãy nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển ở Việt Nam?

-Dựa vào nội dung kiến thức mục 1:

+Cho biết hoạt động khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản của nước ta?

+Quan sát hình 38.1 SGK nhận xét tại sao phải ưu tiên đánh bắt hải sản xa bờ?

-Công nghiệp chế biến hải sản có tác động như thế nào đối với hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản?

II.Phát triển tổng hợp kinh tế biển:

-Sơ đồ SGK

1.Khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản

-Vùng biển có trên 2000 loài cá, trong đó 110 loài có giá trị kinh tế

-Có trên 100 loài tôm một số loài có giá trị xuất khẩu cao như: Tôm He, Tôm Hùm, Tôm Vỗ..

-Ngoài ra có nhiều đặc sản, hải sản, bào ngư, sò huyết

-Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn

(trong đó 95,5 là cá biển )

Khai thác hàng năm 1,9 triẹu tấn trong đó vùng biển gàn bờ chỉ có thể cho khai thác 500000 tấn/ năm còn lại là vùng biển xa bờ

-Ngành thuỷ sản đang được ưu tiên phát triển khai thác xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ hải sản trên biển, ven

(27)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 27 -Dựa vào điều kiện nào đề phát triển du

lịch biển đảo?

-Xcá diịnh một ssố bãi biển đẹp có ý nghĩa du lịch?

biển và ven các đảo (đặc biệt là phát triển nuôi cá và nuôi đặc sản theo hướng công nghiệp ở Vịnh Hạ Long, đàm phá ở Trung Bộ…)Phát triển đồng bộ và hiện đại hoá công nghiệp chế biến hải sản

2.Du lịch biển đảo:

-Việt Nam có tài nguyên du lịch biển phong phú dọc từ Bắc vào Nam có trên 120 bãi cát nông dài, phong cảnh đẹp, thuận lợi xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng

-Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú hấp dẫn khách du lịch như Vịnh Hạ Long, Sầm Sơn…

-Một số trung tâm du lịch đang phát triển nhanh thu hút khách du lịch trong và ngoài nước

4/ Củng cố

-Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?

-Công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển có tác động như thế nào 5/ Hướng dẫn học bài

- Học thuộc bài

- Làm ?1,2,3 SGK trang 139 - N/D bài 39 tiếp.

*******************************************************

(28)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 28 Ngày giảng: 28/3/2019

TIẾT 49- BÀI 39

PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO( TIẾP THEO)

A. Mục tiêu bài học

1.Kiến thức: Sau bài học học sinh cần biết

-Việc khai thác thế mạnh tài nguyên khoáng sản biển. Phát triển giao thông vận tải biển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo

2.Kỹ năng

-Rèn luyện kĩ năng phân tích và giải thích bản đồ 3/ Thái độ

- Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lý

B. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài Hình thành các kỹ năng sống :

- Biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

C. Phương tiện

1/ Phương tiện: Bản đồ tự nhiên Việt Nam; Máy chiếu, bảng thông minh 2/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận

D.Tiến trình bài giảng

1.Tổ chức: 9A1... 9A2………9A3………

2.Kiểm tra bài cũ

Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển của nước ta?

3.Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1:Kể tên một số khoáng

sản chính ở vùng biển nước ta mà em biết

+Dỗu mỏ, khí đốt,

+Muối, cát thuỷ tinh và ti tan

->Phát triển những ngành kinh tế nào?

-Tại sao nghề muối ở ven biển Nam Trung Bộ lại phát triển mạnh?

-Trình bày tiềm năng để phát triển ngành dầu khí của nước ta?

3.Khai thác và chế biến khoáng sản biển

-Biển là nguồn muối vô tận nghề muối phát triển ở nhiều vùng từ Bắc vào Nam (đặc biẹt ở ven biển Nam Trung Bộ, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận)

-Nhiều bãi cát có chứa ôxit ti tan có giá trị xuất khẩu. Cát trắng là nguồn nguyên liệu cho nagnhf công nghiệp thuỷ tinh, pha lê ở Vân Hải (Quảng Ninh), ở Cam Ranh (khánh Hoà)

-Khoáng sản quan trọng nhất dầu khí ở

(29)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 29 thềm lục địa thuốc các bể trầm tích

*Dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn chiếm vị trí hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, Hiện đại hoá +Được khai thác từ năm 1986 sản lượng liên tục tăng qua các năm

*Công nghiệp hoá dầu đang dần được hình thành, xây dựng các nhà máy lọc dầu và cơ sở hoá dầu khác để sản xuất chất dẻo, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp và các loại hoá chất cơ bản

+Công nghiệp ché biến khí phục vụ cho phát điện, sản xuất phâm đạm, chế biến khí công nghệ cao và xuất khẩu khí tự nhiêm, khí hoá lỏng

Hoạt động 2: Tìm hiểu phát triển giao thông vận tải biển

GV chia lớp 4 nhúm thảo luận theo ND sau:

N1: Tiềm năng phát triển của ngành N2: Sự phỏt triển của ngành

N3: Những hạn chế

N4: Phương hướng phát triển

4.Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển

-Việt Nam nằn gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng

-Ven biển có nhiều vũng vịnh xây dưng các cảng nước sâu một số cửa sông thuận lợi để xây dựng cảng=> Phát triển giao thông vận tải biển, phát triển giữa các địa phương ven biển với nhau, giữa nước ta và các nước khác

-Hiện nay cả nước 90 cảng biển lớn nhỏ, cảng có công suúat lớn nhát là cảng Sài Gòn: 12 triệu tấn/Năm, phấn đấu đến năm 2010 công suất đạt 240 triệu tấn

-Giai đoạn tới phát triẻn nhanh đội tàu trở Công ten nơ, tàu chở dầu và các tàu chuyên dùng khác

-Cả nước hình thành 3 cụm cơ khí đóng tàu ở Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ đẻ tạo bước phát triển nhanh trong ngành đóng tàu ở Việt Nam

-Dịch vụ hàng hải được phát triển toàn diện (dịch vụ ở cảng, dịch vụ trên

(30)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 30 bờ…) Đáp ứng nhu cầu kinh tế và nhu cầu quốc phòng

Hoạt động 3:Bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo

III.Bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo

1.Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo

-Do diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh, nguồn lợi hải sản giảm, lượng đánh bắt giảm một số loài có nguy cơ tuyệt chủng

4/ Củng cố

- GV gọi HS đọc kết luận SGK trang 89

-Những thành tựu và khó khăn trong phát triển nông nghiệp, công nghiệp BTB?

5/ Hướng dẫn học bài Làm các bài tập 1,2,3

Nghiên cứu trước nội dung bài thực hành

*******************************************************

(31)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 31 Ngày giảng: 4/4/2019

TIẾT 50- BÀI 40

THỰC HÀNH: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KINH TẾ CỦA CÁC ĐẢO VEN BỜ VÀ TÌM HIỂU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ

A. Mục tiêu bài học 1.Kiến thức

- XĐ được mối quan hệ giữa các đối tượng Địa Lý 2.Kỹ năng:

HS rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp kến thức 3. Thái độ:

Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lý

B. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài Hình thành các kỹ năng sống :

- Biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

III Phương tiện

1/ Phương tiện: Máy chiếu, bảng thông minh 2/ Phương pháp

Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận D.Tiến trình bài giảng

1.Tổ chức:9A1...9A2……….9A3………

2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1:GV giới thiệu nội dung

thực hành

A. Nội dung thực hành Hoạt động 2:GV hướng dẫn HS làm

bài tập 1

- Chia lớp 4 nhóm

- Các đảo có điều kiện phát triển những ngành KT nào?

? XĐ vị trí các đảo đó trên lược đồ H39.1

GV hướng dẫn HS qs bẩn đồ Việt Nam H39.1 nêu những điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển của từng đảo đó

B. Tiến hành 1/ Bài tập 1

* Các đảo lớn : Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc, Phú Quý

* Các ngành kinh tế ở mỗi đảo :

- Cát Bà, Nông - lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển.

- Côn đảo : Nông - lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển.

- Phú Quốc: Nông - lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển.

(32)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 32 Hoạt động 3:GV hướng dẫn HS cách

phân tích biểu đồ để ra kết luận cần thiết

+ Phân tích diễn biến của từng đối tượng qua các năm

+ Phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng

2/ Bài tập 2

- Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn, và dầu mỏ là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm qua.

Sản lượng dầu mỏ không ngừng tăng . - Hầu như toàn bộ lượng dầu khai thác được, xuất khẩu dưới dạng dầu thô

 Điều này cho thấy công nghiệp chế biến dầu khí chưa phát triển. Đây là điểm yếu của ngành công nghiệp dầu khí của nước ta.

-Trong xuất khẩu dầu thô thì nước ta vẫn phải nhập khẩu xăng dầu đã chế biến với số lượng ngày càng lớn. Tuy nhiên lượng dầu thô xuất khẩu nhiều hơn nhập xăng dầu, nhưng xăng dầu đã chế biến giá cao hơn nhiều lần dầu thô.

4/ Củng cố

-GV củng cố lại cách phân tích biểu đồ 5/ Hướng dẫn học bài

- Sưu tầm tài liệu về địa lý tỉnh Vĩnh Phúc chuẩn bị cho tiết học sau

(33)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 33 Ngày giảng: 11/4/2019

ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG TIẾT 51- BÀI 41

ĐỊA LÝ TỈNH( THÀNH PHỐ) A. Mục tiêu bài học

1.Kiến thức: Sau bài học HS cần

- Bổ sung và nâng cao những kiến thức về địa lý tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội.của tỉnh Vĩnh Phúc

2.Kỹ năng

- Phát triển năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức vào thực tế 3. Thái độ

- Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lý

B. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài Hình thành các kỹ năng sống :

- Biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

C. Phương tiện

1/ Phương tiện: Bản đồ tự nhiên, hành chính VN; Lược đồ hành chính Vĩnh Phúc;

Máy chiếu, bảng thông minh 2/ Phương pháp

Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận D.Tiến trình bài giảng

1.Tổ chức:9A1………9A2……….

2.Kiểm tra bài cũ

- Chỉ trên bản đồ tự nhiên VN tên các đảo có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển

3.Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1:Làm việc cá nhân

? Cho biết VP thuộc vùng KT nào?

tiếp giáp với những tỉnh, TP nào?

? ý nghĩa của vị trí địa lý với phát triển kinh tế – xã hội?

? GV nêu quy trình hình thành và phát triển tỉnh VP về mặt hành chính?

I. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính

1. Lịch sử hình thành

-Vĩnh Phúc là cái nôi của người Việt cổ, với di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu .

-Tỉnh Vĩnh Phúc thành lập vào năm 1950, do sự kết hợp của hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên.

(34)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 34

? Kể tên các đơn vị hành chính của tỉnh?

- Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được tái lập vào năm 1997.

-Tính đến năm 2015 Vĩnh Phúc có diện tích 1.235,13 km2 , dân số khoảng

1.054.492 người, mật độ dân số khoảng 854 người/km2.

2/ Vị trí và lãnh thổ

-Vĩnh Phúc thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Vùng Thủ đô

- Giới hạn: phía Bắc giáp Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội.

-Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2, đường sắt Hà Nội – Lào Cai và đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai – Vân Nam (Trung Quốc), là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân.

 Những lợi thế kể trên đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam.

2/ Các đơn vị hành chính

Vĩnh Phúc có 2 thành phố, 7 huyện - Thành phố: Vĩnh Yên , Phúc Yên - Huyện : Bình Xuyên , Lập Thạch , Sông Lô , Tam Dương , Tam Đảo , Vĩnh Tường ,

(35)

Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 35 Yên Lạc

Hoạt động 2:Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

? Nêu những đặc điểm chính của địa hình?

? Nêu các nét đặc trưng về khí hâu?

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1/ Địa hình

- Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng: địa hình thấp dần từ Tây Bắc - Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi.

+ Vùng núi có diện tích tự nhiên 65.500 ha + Vùng trung du kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam có diện tích tự nhiên khoảng 25.100ha

+ Vùng đồng bằng có diện tích 33.500ha.

2/ Khí hậu

-Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm.

+ Nhiệt độ TB năm 23,20C– 250C, số giờ nắng trong năm 1.400 – 1.800 giờ.

+ Lượng mưa 1.500 – 1.700 mm; độ ẩm trung bình 84 – 85%

+ Hướng gió thịnh hành là Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông – Bắc thổi từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau.

-Riêng vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 18oC) cùng với cảnh rừng núi xanh tươi, phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí

Tài liệu tham khảo

Đề cương

Tài liệu liên quan

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô vừa của vùng

Câu 8:Vùng nào sau đây là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm đồng thời là vùng xuất khẩu nông phẩm hàng đầu của cả nước: (0,5 điểm).. Đông Nam Bộ. Đồng Bằng sông

Bài 2 Trang 50 Tập Bản Đồ Địa Lí 9: Dựa vào kiến thức đã học, cho biết vì sao Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm về lương thực, thực phẩm và là vùng xuất khẩu

* Ý nghĩa: Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Công, có 3 mặt giáp biển, có nhiều quan hệ với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Công, gần với

Câu 22: Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là ngành.. chế biến lương thực

Câu hỏi trang 103 sgk Địa lí 12: Nhờ các điều kiện thuận lợi nào mà Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi cá và nuôi tôm lớn nhất nước

Câu 10: Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta. Câu 11: Chứng minh Đồng bằng sông Cửu Long là

Chứng minh đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta. Nhờ những điều kiện nào mà ngành thủy sản đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng chiếm